Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650 www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de
|
Tuyên bố của bà Clinton về Biển đông: Hoa Kỳ làm Trung Quốc phát cáu
Greg Torode
– Nguyên Hân lược dịch
|
Lời tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Hillary Rodham Clinton ở diễn đàn ASEAN, Hà Nội làm Bắc Kinh phát cáu. |
Hoa Thạnh Đốn đưa ra một sự thách thức mới mẽ cho Bắc Kinh
hôm thứ Sáu ngày 23 tháng Bảy khi tuyên bố rằng giải quyết
việc tranh chấp ở vùng biển Nam Hải là một “quan tâm mang
tầm quốc gia” cho Hoa Kỳ, lời tuyên bố làm Bộ trưởng Ngoại
giao Trung Quốc ông Yang Jiechi phát cáu.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ bà Hillary Rodham Clinton nói
với các đối tác trong vùng ở Diễn đàn Á châu rằng những
tranh chấp ở vùng biển mang tính chiến lược đă từng là một
mối “ưu tiên ngoại giao hàng đầu” và giờ đây là “cốt lơi cho
nền an ninh trong vùng.”
Lời tuyên bố của bà như là sự gợi ư muốn giúp đỡ tạo điều
kiện cho cuộc thương thảo được tiến hành tốt đẹp hơn; thế
nhưng, điều bà nói cũng khẳng định sự tham dự trực tiếp của
Hoa Thạnh Đốn vào một vấn đề liên quan đến tính chủ quyền
của Trung Quốc -- một vấn đề mà Bắc Kinh vừa mới cảnh cáo
Hoa Thạnh Đốn, đó là “mối quan tâm chủ yếu” của Trung Quốc,
cùng với Tây Tạng và Đài Loan.
Trung Quốc và Việt Nam cho rằng họ có chủ quyền toàn bộ trên
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, trong lúc Phi Luật Tân,
Mă Lai Á và Brunei cho rằng họ có chủ quyền một phần của
Trường Sa. Đài Loan đ̣i chủ quyền giống đúc Trung Quốc. Cả
hai quần đảo này có tiềm năng chứa nhiều dầu và khí đốt, nằm
trải dài những tuyến đường hàng hải nối liền Á châu đến Âu
châu, Trung Đông và Phi Châu.
“Hoa Kỳ có mối quan tâm mang tầm quốc gia đối với sự tự do
giao thông trên biển, không bị hạn chế trong vùng biển chung
của Á châu và Hoa Kỳ tôn trọng luật quốc tế ở biển Nam Hải,”
bà Clinton nói. Bà nhấn mạnh nhiều lần nhu cầu cần giải
quyết những tranh chấp lănh hải dựa vào luật biển quốc tế --
bao gồm Công ước về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc – và “những
nguyên tắc Á châu đang hiện hữu”.
Một nhà ngoại giao thâm niên của Hiệp hội các Nước Đông Nam
Á châu nói vấn đề tranh chấp chủ quyền ở quần đảo Trường Sa
đă được các thành viên của diễn đàn an ninh cao cấp Á châu
nêu lên một cách dứt khoát, cũng như mối quan tâm của họ đối
với sự xây dựng sức mạnh quân sự của Trung Quốc, được đánh
dấu qua sự hiện đại hóa nhanh chóng ngành hải quân của Trung
Quốc.
“Có lúc cuộc thảo luận rất căng thẳng. Trung Quốc ở
trong thế bị động,” theo nhà ngoại giao này, ông xin
được dấu tên. Ông nói thêm là ông Bộ trưởng Ngoại giao
Trung Quốc Yang Yiechi “rơ ràng bực tức, cáu kỉnh.”
Một nhà ngoại giao thứ nh́ biết rơ cuộc thảo luận nói
rằng ông Yang đáp ứng với “lời tuyên bố rất cứng rắn và
tức giận gợi ư rằng thực chất, đây là điều đă được giàn
dựng trước để đưa vấn đề này ra. Ông ta rơ ràng không
mấy vui.”
Ông Yang từ chối thảo luận chi tiết về buổi họp với giới
báo chí. “Tôi đă bày tỏ quan điểm, một quan điểm trước
sau như một, của Trung Quốc,” ông nói.
Ông Yang gặp bà Clinton bên lề cuộc họp, nhưng một bài
tường thuật của báo Xinhua về buổi họp này đă không nhắc
nhở ǵ về Biển Nam Hải. Thái độ của Hoa Thạnh Đốn nhấn
mạnh sự mong muốn của họ thiết lập sự liên minh an ninh
mới trong vùng để đối phó với tầm hoạt động quân sự và
ngoại giao đang phát triển của Trung Quốc.
Một dấu hiệu khác trong nỗ lực chơi tṛ cút bắt của Hoa
Thạnh Đốn, bà Clinton cũng đă chuyển lời mời của Tổng
thống Barack Obama đến các vị nguyên thủ quốc gia của
các nước trong vùng Đông Nam Á châu, mời họ đến dự cuộc
họp thượng đỉnh ở Hoa Thạnh Đốn.
Người ta nghĩ rằng Bắc Kinh xem sự dự phần bất ngờ, chưa
từng có này như một sự khiêu khích, xảy ra sau nhiều
tháng Trung Quốc áp lực trong bóng tối nhằm ngăn chận nỗ
lực từ phía Việt Nam quốc tế hoá vần đề tranh chấp lănh
hải này, đặc biệt là qua khối ASEAN.
Đặc sứ Bắc Kinh đă khăng khăng cho rằng chuyện tranh
chấp ở Biển Nam Hải nên được giải quyết một cách song
phương giữa Trung Quốc và các nước cho rằng ḿnh có chủ
quyền trên những quần đảo này một cách riêng lẽ -- một
t́nh huống Trung Quốc có điều kiện lấn lướt đối phương.
Thế nhưng, Hà Nội đă kín đáo vận động chuyện này trong
những tháng qua, cùng lúc với nhiều nước trong vùng âm
thầm kêu gọi Hoa Thạnh Đốn có thái độ đối với sự quả
quyết ngày càng quá của Trung Quốc, từ chuyện bắt buộc
các nước láng giềng phải tuân thủ lệnh cấm đánh cá của
Bắc Kinh, cho đến việc thao diễn quân sự cấp quy mô và
áp lực họ về mặt ngoại giao.
Việt Nam đă cũng cố căn cứ trên 25 đảo nhỏ cũng như vùng
đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa. Trung Quốc đă chiếm
toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Căng thẳng giữa hai bên đă nổ
ra trong trận hải chiến năm 1988, và âm thầm sủi bọt mặc
dù có những tiến bộ trong việc giải quyết những tranh
chấp khác giữa Trung Quốc và Việt Nam trong những năm
gần đây.
Hà Nội đă nhanh chóng phát triển mối quan hệ quân sự với
Hoa Kỳ, kẻ cựu thù của ḿnh, và đă kư hợp đồng lớn mua
tàu ngầm từ Nga, một đồng minh của họ thời chiến tranh
lạnh.
Bà Clinton không hết lời ca ngợi mối quan hệ với Hà Nội,
khen ngợi Việt Nam như là một đất nước độc đáo và sinh
động. “Sự đối tác và hợp tác với Việt Nam đang gia tăng
từng ngày,” bà nói.
|
Đường chấm xanh như lưỡi ḅ là vùng Trung Quốc cho ḿnh có chủ quyền, "liếm" đẹp cả Hoàng Sa và Trường Sa. |
Ngũ Giác Đài cũng đă ghi nhận những hành động của
Trung Quốc với cảnh giác, đặc biệt là lời cảnh báo
nhiều lần dành cho Hoa Kỳ và các công ty khai thác
dầu trên thế giới phải rút lui những hợp đồng khai
thác dầu khí với Hà Nội ở vùng biển nằm phía nam của
Việt Nam. Giám đốc điều hành hăng ExxonMobil -- một
công ty dầu lớn nhất thế giới -- được đặc sứ Trung
Hoa tiếp xúc và hăm dọa chuyện làm ăn của ExxonMobil
ở Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng ngoại trừ công ty này
phải chấm dứt hợp đồng làm ăn với Việt Nam. Giáo sư
Jin Canrong, khoa trưởng đại học quan hệ quốc tế của
trường Đại học Renmin nói rằng lời tuyên bố của bà
Clinton sẽ không được giới lănh đạo Trung Quốc hoan
nghênh.
“Chính sách xưa nay của Trung Quốc là giải quyết
chuyện tranh chấp lănh hải với các nước láng giềng
từng nước một như là chuyện giữa hai nước. Vậy th́,
những tranh chấp như thế nên được giải quyết bởi
những nước liên quan,” ông Jin nói.
Mặc dù hiểu được quyền lợi của Hoa Kỳ trong vùng,
ông Jin nói rằng đây không là chuyện cho Hoa Thạnh
Đốn dây dưa vào. “Trung Quốc sẽ làm ngơ trước lời
kêu gọi của bà Clinton và phủ nhận vai tṛ tham vấn
của Hoa Kỳ để giải quyết chuyện tranh chấp lănh hải
với các nước lân bang.”
Một cách có ư nghĩa, Biển Nam Hải cho hải quân Trung
Quốc sự đi lại ở một số khu vực duy nhất trong vùng
biển có độ sâu họ có được - một yếu tố giờ đang được
phát huy bởi số lượng tàu ngầm của Quân đội Giải
phóng Nhân dân Trung Quốc đang hoạt động xuất phát
từ căn cứ nằm ở đảo Hải Nam.
Tiến sĩ Carlyle Thayer, một chuyên gia chuyên nghiên
cứu Việt Nam của Đại học New South Wales ở Sydney,
nói rằng sự việc có quá nhiều nước cùng đưa vấn đề
chủ quyền ra trong buổi họp hôm qua cùng lúc Hoa Kỳ
đă lên tiếng mạnh mẽ, là một sự kiện lớn lao cho
diễn đàn ASEAN; mà sự thường, bị chế nhạo như là một
diễn đàn miệng, nói nhiều mà làm chẳng bao nhiêu.
“Đây là một sự thách đố ngoại giao cho Trung Quốc,”
ông Thayer nói. “Trung Quốc trong quá khứ đă có thể
dùng diễn đàn này để hậu thuẫn cho chính sách của
họ, có thể nói hầu như không gặp trở ngại nào, và
giờ đây có lẽ họ nh́n lại và ư thức được rằng cái
diễn đàn này nguy hiểm dường nào.”