Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

 

Thực Dân Mới Trung Quốc Tại Angola

Thực Dân Mới Trung Quốc Tại Angola

 

Phương Tôn

 

 „Thực Dân Mới“ thật sự không phải là một khái niệm xa lạ đối với người Việt chúng ta. Trong thời gian chiến tranh Việt Nam các nước phương Tây và đặc biệt là Hoa Kỳ đă từng được các nước thuộc khối Xă Hội Chủ Nghĩa gọi là Thực Dân Mới. Ngày hôm nay, một trong những nước đó là Trung Quốc lại đang bị thế giới gay gắt lên án đang thực hiện chủ nghĩa Thực Dân Mới tại lục địa châu Phi, rơ ràng nhất là tại Angola. Kể từ năm 2008 đến nay Angola được xem là đối tác buôn bán quan trọng nhất thuộc lục địa châu Phi với Trung quốc.

Để có thể đi đến kết luận nghiêm túc khi cho rằng Trung quốc là một Thực Dân Mới tại Angola, chúng ta cần định nghĩa rơ ràng Thực Dân Mới là ǵ và xem xét những hoạt động của Trung quốc hiện nay tại Angola liệu có phù hợp với bộ mặt của một Thực Dân Mới hay không và nếu thật sự như vậy th́ Việt Nam chúng ta, một đất nước nhỏ bé có nhiều kinh nghiệm lịch sử xương máu với anh hàng xóm khổng lồ mang nhiều tham vọng này, nên có thái độ như thế nào khi thực tế cho thấy chúng ta ngày càng bị Trung quốc khuynh đảo hiếp đáp.

 

Chủ nghĩa Thực Dân Mới là ǵ?

Thực Dân Mới (TDM) là khái niệm chung tổng hợp về những dạng thức và những phương pháp bóc lột, áp bức của các đế quốc về mặt kinh tế đối với những nước yếu kém và những khu vực trấn chiếm trong thời đại mới này. Dù cùng tham vọng đến bóc lột các nước kém mở mang nhằm kiếm lợi nhuận nhưng TDM tỏ ra khôn ngoan qủy quyệt hơn các chế độ thực dân cũ. Chúng không tỏ ra lộ liễu đi xâm chiếm, dùng vơ lực trấn áp dă man mà ngược lại, TDM đến với một bộ mặt „nhân đạo“, núp bóng dưới chiêu bài trợ giúp phát triển.

Song song với chương tŕnh trợ giúp phát triển không hoàn lại, TDM c̣n đưa ra nhiều dự án đầu tư hấp dẫn nhằm chiêu dụ giới lănh đạo các nước bị trị này cũng như nhằm loại bỏ các đối thủ TDM khác cũng muốn gây ảnh hưởng nhằm tạo thế đứng trên đất nước bị trị. Khác với trước đây, dư luận quốc tế ngày nay không chấp nhận một loại Thực dân „độc quyền“ trên một đất nước nào đó v́ vậy các thế lực TDM thường phải ra sức cạnh tranh cùng nhau ḥng chiếm thế thượng phong. Lối cạnh tranh này không mang ư nghĩa tích cực đem lại lợi ích cho đất nước bị trị mà trái lại chỉ gây nghèo đói thêm mà thôi. Trong trường hợp sức cạnh tranh quá mănh liệt, các thế lực TDM đành phải ngầm chấp nhận cùng nhau để dễ dàng bóc lột. Đây là thế „chia để trị“ không khác thời xưa bao nhiêu.

Mục tiêu đầu tiên của TDM khi nhắm vào một nước kém mở mang nào đó là giới lănh đạo độc tài tham lam. Dùng tiền bạc, vật chất mua chuộc nhằm đánh gục sức kháng cự của giới lănh đạo. Thủ thuật mua chuộc của TDM cũng trăm cách ngàn kế như từ những cách cổ điển đút lót trực tiếp đến việc cung cấp tiền viện trợ, lập những dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất nhưng lại cố t́nh không kiểm soát nhằm tạo cơ hội cho giới lănh đạo móc rút. Song song vào đó do nghèo đói không có vốn cũng như không cố tâm và không có khả năng nhằm giữ vững những cơ cấu hạ tầng cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng giao thông, giữ vững sức cạnh tranh cùng thế giới v.v… đất nước bị trị ngày càng lún sâu lệ thuộc vào mặt kinh tế cũng như nhằm giữ vững cơ cấu cai trị ḥng tiếp tục thu lợi cho cá nhân giới lănh đạo, các nước thuộc địa mới không c̣n cách nào khác đành phải nhắm mắt giao quyền lợi đất nước cho các TDM. Quyền tự trị quốc gia khi đó chỉ c̣n là h́nh thức trên giấy tờ mà thôi. Từ lệ thuộc kinh tế bước sang lệ thuộc chính trị chỉ là một vói tay ngắn. Từ sau hậu trường các thế lực TDM giật dây điều hành quốc gia bị trị. Tài sản đất nước dần dần được chuyển về đế quốc mẹ.

Nhằm xây dựng thế lực trên quốc gia bị trị TDM thường dùng những phương cách như sau:

- Gây nợ quốc gia cho các đất nước bị trị như cho vay dễ dàng với lăi suất cao hầu gây lệ thuộc kinh tế tài chánh. Hàng năm các thuộc địa mới phải vay nợ mới để có thể trả tiền lời và một phần tiền vốn. Càng vay nợ th́ sức ép càng cao, mức lệ thuộc vào TDM lại càng nặng nề hơn.

- Tạo áp lực kinh tế lên giới lănh đạo bị trị một khi cần thiết như đe dọa tẩy chay cấm vận, không cho vay tiếp, v.v…

- Tự quyết định giá bán xuất khẩu hàng từ đế quốc mẹ và giá mua sản phẩm từ quốc gia bị trị. Tận dụng thu mua, tự đề ra giá rẻ các sản phẩm và nhất là nguyên nhiệt vật liệu như dầu hỏa, nguồn sắt thép v.v… Bán hàng từ đế quốc mẹ với giá cao (cũng do tự đề ra giá) qua đó TDM thu được mối lợi khổng lồ.

- Đầu tư, giúp quốc gia bị trị khai khoáng sản xuất nguyên vật liệu bất kể đến việc tác hại môi trường. Trong lănh vực này TDM chiếm độc quyền cung cấp Kỹ thuật Công nghệ cao gây ảnh hưởng độc tôn trong các lănh vực khoa học kỹ thuật. Thu lợi qua việc thu dụng nhân tài đem về sử dụng tại đế quốc mẹ. Đây là h́nh thức mà chúng ta thường gọi là „Chảy máu chất xám“.

- Những h́nh thức đầu tư trợ giúp đứng đắn của quốc tế dành cho các đất nước kém mở mang thường dùng đến nhân công của đất nước sở tại nhằm giúp chận đứng nạn thất nghiệp, chuyển giao công nghệ đến người địa phương v.v… Trong khi đó các thế lực TDM thường đem lực lượng lao động bất kể tay nghề cao hay thấp từ đế quốc mẹ sang thuộc địa mới của họ để làm việc. Xâm chiếm thị trường lao động, cố t́nh cho lai giống với người địa phương, tạo nên một lực lượng quần chúng hổ trợ dần dần tạo nên một quốc gia trong một quốc gia. Khi cần thiết dùng lực lượng này gây bất ổn, tạo áp lực lên giới lănh đạo thuộc địa mới. Trầm trọng hơn nữa, TDM sẽ thúc đẩy người của họ gây rối để bị đàn áp để từ đó TDM kéo quân sang thuộc địa mới dưới chiêu bài bảo vệ người dân của họ nhưng thực chất chính là để có cớ xâm chiếm nước khác.

- Một khi không c̣n cách nào khác phải dùng đến lao động của thuộc địa mới, TDM trả mức lương bóc lột sức lao động người địa phương. Trong hăng xưởng cấp chỉ huy là người từ đế quốc mẹ đưa sang điều hành được toàn quyền nhục mạ, đàn áp hành hạ lực lượng lao động. Trong tiến tŕnh thu tóm thuộc địa TDM không những chỉ nuôi dưỡng giới lănh đạo mà c̣n cố t́nh tạo nên một tầng lớp người dân thuộc địa có đời sống sung túc. V́ quyền lợi riêng tư, tầng lớp này rất trung thành ủng hộ những chính sách do TDM ngấm ngầm đưa ra dù đi ngược lại với quyền lợi của Tổ quốc. Điển h́nh cho thấy tại những quốc gia kém mở mang hiện nay trong khi đại đa số quần chúng vẫn đang c̣n trong cảnh lầm than th́ cuộc sống của người dân tại một vài thành phố lớn phát triển ở mức độ chóng mặt. Hố sâu cách biệt giàu nghèo thăm thẳm không nh́n thấy đáy. Tầng lớp nhỏ sung túc này chính là chỗ dựa vững chắc của TDM.

Về mặt chính trị TDM đặc biệt chú ư đến các khu vực, các quốc gia bất ổn kém mở mang, các chế độ nhà nước độc tài quân phiệt. Những đất nước nào càng bị cộng đồng quốc tế lên án, cô lập v́ vi phạm nhân quyền trầm trọng th́ đó lại chính là miếng mồi ngon cho TDM. Không những chỉ dành riêng cho nhà nước lănh đạo mà TDM c̣n t́m cách giúp đỡ những lực lượng đối lập vơ trang chống đối nhằm gây áp lực lên nhà nước bị trị hoặc giữ mối quan hệ tốt một khi t́nh h́nh biến chuyển.

 

Những hoạt động của Trung quốc tại Angola

Ngay giữa thập kỷ 50 trong thời gian chiến tranh giải phóng thuộc địa giành lại độc lập Trung quốc đă sớm có mối liên hệ cùng với Angola. Vào thời đó Bắc kinh công khai ủng hộ ba phong trào giải phóng thuộc địa UNITA, FLNA và MPLA chống lại đế quốc Bồ Đào Nha. Năm 1975 Angola tuyên bố độc lập dưới sự lănh đạo của Phong trào giải phóng dân tộc MPLA. Mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Luanda bị „đóng băng“ do MPLA ngă vào ṿng tay của Liên Xô. Chẳng bao lâu sau khi giành được độc lập, ba tổ chức bị ngoại bang chi phối UNITA được Mỹ hậu thuẫn, MPLA từ Liên Xô và FLNA được chính quyền phân biệt chủng tộc da trắng Nam Phi ủng hộ lao vào cuộc nội chiến tương tàn đẫm máu kéo dài hơn ba thập kỷ. Liên hệ ngoại giao giữa Trung quốc và Angola được b́nh thường hóa vào năm 1983 sau khi thành tŕ xă hội chủ nghĩa Liên xô bị sụp đỗ. Năm 1994 ḥa b́nh được xem như trở lại tại Angola, một chính quyền được gọi là dân chủ được lập ra dưới sự lănh đạo của MPLA. Gọi là dân chủ v́ chính quyền được lập nên qua một cuộc tuyển cử nhưng thật ra đây chỉ là một chính quyền độc tài trá h́nh. Sau một thời gian dài hy sinh cho độc lập dân tộc, người dân Angola lại một lần nữa bị tước đoạt tự do, nhân quyền tiếp tục bị chà đạp.

Cũng trong thời gian này Trung quốc lại trên đà phát triển kinh tế nhảy vọt, sức tiêu thụ nguyên nhiên vật liệu vượt qua những ǵ Bắc Kinh có thể dự trù trước. Do nhu cầu chiến lược mang tính sinh tử, bằng mọi giá để đảm bảo nguồn cung cấp nguyên nhiên vật liệu nhằm phục vụ nhu cầu kinh tế nội địa Trung quốc bắt đầu ḍm ngó đến tài nguyên thiên nhiên của những nước lân bang trong đó vùng Biển Đông của Việt Nam là một trong những tầm ngắm của Trung quốc. Một châu Phi nói chung và một Angola tiềm tàng nguyên nhiên vật liệu chưa được khai thác do những bất ổn trong quá khứ là miếng mồi ngon mà Bắc kinh thèm muốn không dễ dàng bỏ qua. Kể từ năm 2002 sau khi cuộc nội chiến tại Angola được xem là chấm dứt, một phần do các nước phương Tây không ngó ngàng đến vùng đất nhiều tai ương này v́ không muốn mang tiếng tiếp xúc làm ăn với một thể chế chuyên quyền tham nhũng mặt khác do không bằng ḷng v́ những đ̣i hỏi tôn trọng nhân quyền của các nước phương Tây đưa ra được Angola xem là „can thiệp vào nội bộ“, chính quyền Luanda liền mở cửa thân thiện đón chào anh bạn hàng dễ tánh Bắc Kinh.

Angola vui mừng đón nhận những tài trợ hào phóng, những khoản cho vay không điều kiện từ Bắc kinh. Trong khi Ngân Hàng Thế Giới WBG và quỹ tiền tệ thế giới IWF từ chối không cho giới lănh đạo Luanda vay tiền v́ t́nh trạng tham nhũng tại đây ngày càng tồi tệ, Trung quốc lập tức ch́a ra 5 tỷ Dollar cho Luanda vay không điều kiện. Bù lại nhà nước Luanda hầu như dành độc quyền đầu tư, thiết lập và thi hành các dự án cho các nhà thầu Trung quốc. Hàng chục ngàn cây số đường xá đang được các công ty của Trung quốc thi công với giá mỗi cây số đường vào khoăng 400.000 Dollar. Tiền đổ ra rất cao nhưng chất lượng lại rất kém. Người dân Angola than phiền „Chỉ cần một cơn mưa lớn đường nhựa của Trung quốc đă bị cuốn trôi“. Mọi công tŕnh xây dựng lớn nhỏ trường học, bệnh viện, phi trường… những dự án về hạ tầng cơ sở điện nước, về hệ thống truyền thông liên lạc, về hạ tầng cơ sở giao thông cầu đường hệ thống đường xe hỏa, khai thác mỏ nguyên vật liệu như nhôm, đồng, vàng, gỗ và đặc biệt về dầu hỏa hầu như đều nằm trọn trong tay các tập đoàn của Trung quốc.

Sau cuộc nội chiến kéo dài 35 năm giới quân đội Angola lên nắm quyền lănh đạo. Các công ty thuộc nhà nước trước đây được tư nhân hóa bằng cách giao trọn vào tay các lănh tướng. Thiếu trí tuệ cần thiết để quản trị, các lănh tướng cho Join Ventur đại đa số công ty trong nước với người ngoại quốc đặc biệt với các công ty hào phóng Trung quốc.

Vào đầu năm nay tập đoàn lănh đạo Luanda chấp nhận nhường 50% cổ phần từ công ty chuyên khai thác dầu khí ngoài biển sâu Angola thuộc khu vực khai thác dầu lô số 18 cho công ty Sonangol Sinopec International Trung quốc, đây là một công ty con của China Petroleum & Chemical Corp (Sinopec). Sau khi nhảy vào Sinopec liền lập tức tăng lượng dầu hút thêm 8,8% tương đương với 72.520 Barrel mỗi ngày. Hiện nay 40% lượng dầu hút lên trong tổng số hai triệu thùng dầu hàng ngày của Angola chảy sang Trung quốc. Tổng doanh thu của Sonangol vào năm 2007 lên đến 17 tỷ Dollar chiếm 1/3 tổng doanh thu trên toàn nước. Nhằm trấn an quốc tế Sinopec biện minh cho hành động mua gọn công ty chuyên khai thác dầu khí ngoài biển sâu Angola là để giữ vững giá dầu thô trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên không ai lại không hiểu Trung quốc chỉ muốn thu góp dầu hỏa của Angola với giá cực rẻ trong thời gian lâu dài.

Sau khi gặp khó khăn hạng ngạch xuất cảng hàng vải vóc sang hai thị trường quan trọng EU và Mỹ, Trung quốc làm áp lực mua toàn bộ các công ty may mặc quốc doanh của Angola để từ đó hàng vải của Trung quốc dưới danh nghĩa hàng của Phi châu lại được ưu đăi nhập vào hai thị trường khổng lồ này. Hàng chất lượng thấp giá rẻ của Trung quốc ngày nay đang bị các nước phương Tây dần dần tẩy chay th́ nay lại tràn ngập thị trường Phi châu. Tại Angola khó kiếm một mặt hàng tiêu dùng nào từ cái tô nhựa cho đến hệ thống điện thoại cầm tay với trên 5 triệu người sử dụng, đến 2000 chiếc xe hơi cập cảng Luada hàng tuần, mà lại không có xuất xứ từ Trung quốc.

T́m hiểu Angola người ta mới thực sự hiểu được danh từ mới được dành riêng cho Phi châu là „China-Africa“, lại càng thấy mức độ xâm nhập của Trung quốc vào đất nước giàu có về tài nguyên này. Tất cả mọi công tŕnh xây dựng, mọi dự án thi công lớn nhỏ hầu như đều do nhân công người Tàu được đưa sang thực hiện. Đối với một cơ chế viện trợ phát triển đúng nghĩa, các chuyên gia kỹ thuật cần thiết được đưa đến để hổ trợ thực hiện dự án. Qua đó nhân viên người bản xứ không có tay nghề được huấn luyện, công nghệ được truyền tải v.v… Trái lại, tại Angola hiện nay, khi đến đầu tư các công ty Trung quốc đều đi theo cùng một sách lược „Tiền của người Tàu dùng để nuôi người Tàu“, qua đó từ nhân viên bảo vệ cho đến chuyên gia kỹ thuật đều là người Tàu. Với dân số 14 triệu và sau chưa đầy một nữa thập kỷ dành ưu tiên cho Trung quốc hiện nay Angola có tối thiểu chừng hơn 100 000 công nhân viên người Tàu được các công ty đưa sang làm việc và một số lớn người Tàu di dân khác. Quyền lợi của người Tàu tại đây được nâng cao trong khi người dân địa phương bị chính nhà nước của họ bóc lột th́ việc tranh chấp giữa người dân Tàu và người dân Angola là điều không thể tránh khỏi và đó cũng chỉ là vấn đề thời gian mà thôi. Trong ṿng vài thập kỷ đến liệu Angola có trở thành một Nam Phi thứ hai với nhóm thiểu số cầm quyền là người Tàu da vàng đầy mánh khóe?

 

Ai là người hưởng lợi với một nền kinh tế bùng phát tại Angola?

Từ một đất nước bị tàn phá v́ chiến tranh những năm gần đây mức phát triển kinh tế của Angola tăng nhanh với chỉ số trên 20% hàng năm. Thủ đô Luanda nay biến thành một công trường xây cất khổng lồ. Người dân đổ về Luanda để t́m cách sinh sống. Một thủ đô từng có 500 000 dân nay dân số lại nhảy vọt lên xấp mười lần. Hệ thống giao thông tồi tệ làm thủ đô Luanda „chết cứng“ v́ nạn kẹt xe. Nhà cửa mọc lên như nấm, xe hơi kẹt cứng ngoài đường có ai lại không bảo nhóm lănh đạo tài ba đưa đất nước tiến lên sánh mặt cùng nước người?

Sự thật nhóm lănh đạo Luanda không làm ǵ hơn là „cho rừng chảy máu“, phá rừng bán gỗ, đào đất bán nguyên vật liệu và nhất là hút dầu bán rẻ cho Trung quốc. Tài sản quốc gia nằm sâu trong ḷng đất nay chảy vào túi của một nhóm nhỏ được xem là „ưu tú“, các lănh tướng và nhất là Bắc Kinh.

Khuôn mặt Luanda thay đổi nhưng đại đa số dân chúng th́ vẫn sống lầm than. Trong khi giá thuê một mét vuông văn pḥng nằm trên đường ven biển lên đến 9000 Dollar mỗi tháng th́ 2/3 số dân sống dưới mức nghèo đói tuyệt đối một Dollar mỗi ngày. Trong khi những căn nhà tại Luanda có giá hàng triệu Dollar là chuyện b́nh thường th́ cứ mỗi bốn đứa trẻ lại có một đứa sống không đến năm tuổi. Trong khi giới thống trị nhà nước Angola thu lợi từ tiền vay nợ đầu tư của Trung quốc th́ người dân lại phải hối lộ tiền cho bệnh viện một khi muốn được chữa trị. Những nghịch lư nêu trên chỉ có thể xảy ra tại một đất nước bị cai trị dưới một tập đoàn chuyên quyền được sự tiếp tay của Thực Dân mà thôi.

 

Việt Nam học được ǵ qua bài học Angola?

Không phải là vô t́nh khi vừa qua, để trả lời lối tuyên truyền từ Bắc kinh đưa ra „xây dựng quan hệ đối tác chiến lược” với từng nước châu Phi, hoặc „Trung Quốc rất vui khi trở thành bạn bè tốt, đối tác tốt, anh em tốt” của các nước châu Phi, Thabo Mbeki, Tổng Thống Nam Phi trong một dịp nói chuyện cùng với sinh viên tại Kapstadt về đề tài „Trung quốc, người bạn mới của Phi châu“ tỏ ư lo ngại về một Trung quốc hùng mạnh về kinh tế nhưng lại là mối nguy đáng ngại để Phi châu biến thành một loại thuộc địa mới, trở thành người phục vụ cho người bạn mới, là nơi chuyên cung cấp nguyên liệu dầu thô, sắt thép, cà phê v.v…Phi châu là kho dự trữ nguyên liệu của Trung quốc. Thabo Mbeki nhấn mạnh „Qua đó khốn nạn thay, Phi châu lại càng kém phát triển. Có nguy cơ, phát triển bang giao với Trung quốc để rồi tiếp tục bị lệ thuộc như một loại thuộc địa.“

Xét đến những hoạt động đầy tham vọng về kinh tế nhằm thu hút nguồn nguyên liệu, chiếm lĩnh thị trường, những mưu mô nuôi dưỡng tầng lớp lănh đạo chuyên quyền tham nhũng, việc đưa người dân sang tràn ngập Phi châu nói chung và Angola nói riêng v.v… người ta không c̣n ngần ngại để đi đến kết luận Trung quốc là một Thực Dân Mới gian ngoa nguy hiểm.

Không riêng tại Angola mà ngay chính Việt Nam chúng ta cũng đang trải nghiệm với những ư đồ của tên TDM này. Chúng ta nên gọi Trung quốc là ǵ khi Bắc Kinh có ư đồ dùng cái lưỡi ḅ liếm hết 90% vùng biển Đông giàu tài nguyên? Phải chăng Trung quốc không phải là một TDM khi chúng dùng mọi áp lực từ ngoại giao đến quân sự, dùng tiền bạc mua chuộc để hầu chiếm trọn Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam? Ư đồ của Trung quốc là ǵ khi đưa toàn bộ nhân công và gia đ́nh của họ đến sống và làm việc tại các khu vực khai mỏ và nhất là tại vùng Cao nguyên chiến lược? Sống bên cạnh một TDM gian ngoa như vậy mà lănh đạo Hà Nội vẫn một mực giữ đúng phương châm ngoại giao „mười sáu chữ vàng“ do Trung quốc đề ra „Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai„ là một chuyện lạ cần nghiên cứu để biết những khúc mắc, những mưu toan ở trong chưa được phơi bày.

Riêng người dân Việt Nam thấy rơ ràng làm sao có thể có được một „Láng giềng hữu nghị“ khi hàng năm người Láng Giềng này ra lệnh cấm ngư dân người Việt đánh cá ngay trong vùng biển Việt Nam, những ai không tuân lệnh sẽ bị đâm ch́m tàu hoặc bị bắt chuộc tiền như những tên cướp biển? Hăy nh́n vào bản đồ thế giới và đọc lại lịch sử để thấy mười sáu chữ vàng „Láng giềng hữu nghị…„  không đáng một xu khi mới đây nhất Trung quốc chính thức tuyên bố cùng Mỹ, chúng xem Biển Đông rộng lớn thuộc vào vùng „Quan tâm Chủ chốt“ như Tân Cương, Đài Loan, Tây Tạng. Điều này cùng nghĩa Biển Đông thuộc chủ quyền lănh thổ của Trung quốc và đây là điều không ǵ để tranh căi. Không thể nào có được „Láng giềng hữu nghị“ một khi cao điểm 1.500m nằm trong huyện Vị Xuyên thuộc tỉnh Hà Giang, một nửa thác Bản Giốc thuộc tỉnh Cao Bằng hoặc Ải Nam Quan vẫn c̣n bị Trung quốc chiếm đoạt.

Không thể nào có được một loại „Hợp tác toàn diện“ một khi „…lúc mới lập lại quan hệ ngoại giao (1991), xuất và nhập khẩu giữa hai nước hầu như tương đương, nhất là từ những năm đầu của thế kỷ này, hàng hóa Trung Quốc ồ ạt tràn vào Việt Nam. Năm 2008 xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc chỉ bằng 29% kim ngạch nhập khẩu từ nước này và riêng nhập siêu với Trung Quốc chiếm 60% tổng nhập siêu của Việt Nam, một yếu tố gây bất ổn định kinh tế vĩ mô từ nhiều năm nay. Cơ cấu mậu dịch giữa hai nước cũng đáng quan ngại. Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu là hàng công nghiệp trong khi xuất khẩu phần lớn nguyên liệu thô hoặc sơ chế, riêng than đá và dầu thô chiếm 42% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc trong năm 2008. Mậu dịch biên giới phát triển mạnh nhưng chưa được kiểm soát chặt chẽ, hàng xuất và nhập lậu c̣n nhiều nên nếu các con số phản ảnh đầy đủ thực trạng có lẽ t́nh h́nh c̣n đáng quan ngại hơn nữa…“ [1]

Trải qua những kinh nghiệm xương máu do Cha Ông để lại, học được bài học của Phi châu cũng như những sự kiện hiện đang xảy ra trước mắt, người dân Việt Nam khẳng định dù bị bất kỳ một áp lực nào đi chăng nữa, không bao giờ chúng ta chấp nhận  „Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai„ với một Thực dân Mới Trung Quốc nham hiểm.

 

Phương Tôn

Tháng 7.2010

 

[1] Theo „Trung Quốc nh́n từ Nhật Bản và Việt Nam Trần Văn Thọ, Thời báo Kinh tế Sài G̣n


<< trở về đầu trang >>
free counters