Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

 

Thử bàn về sự thành công của đội bóng Đức trong trận tứ kết Giải Túc Cầu Thế Giới Africa 2010

Thử bàn về sự thành công của đội bóng Đức

trong trận tứ kết Giải Túc Cầu Thế Giới Africa 2010

 

Ngọc Châu

 

Trong kỳ tranh Giải Vô Địch Túc Cầu Thế Giới 2006, có thể nói tôi đă tường thuật hầu hết các trận đấu. Tương tự trong Giải Túc Cầu Âu Châu 2008, cũng có viết nhưng ít hơn v́ thời giờ không cho phép. Năm nay th́ hoàn toan im lặng nên bạn bè hỏi thành ra tôi suy nghĩ đặt bút viết bài này, như thường lệ cũng tài tử thôi …

Như chúng ta biết, mối quan hệ giữa chính trị và truyền thông, giữa chính trị và thể thao hoặc giữa truyền thông và thể thao có thể nói khá mật thiết. Chúng ta cũng thường nghe, tôn giáo không làm chính trị, đừng đem chính trị vào học đường hay phải tách rời chính trị ra khỏi thể thao v.v… V́ không là một chính trị gia, chưa bao giờ học một khoá chính trị học nào cả nên tôi chẳng dám lạm bàn đến hai chữ "chính trị". Tuy nhiên theo tôi nghĩ, chính trị không đơn thuần là chỉ hiểu theo yếu tố quyền lực hay cai trị và ở đây có lẽ chúng ta nên cố gắng hiểu chính trị ở khiá cạnh sâu rộng khác của nó, bao gồm những tương quan ảnh hưởng của "chính trị" trên địa hạt tư tưởng, văn hóa, lịch sử, kinh tế, giáo dục, thông tin, thể thao ..., nói chung là các vấn đề liên quan đến xă hội. Truyền thông, như báo chí , truyền thanh, truyền h́nh và bây giờ là In-Tờ-Nét đóng vai tṛ không kém quan trọng trong tất cả các lănh vực nói trên.

 

 

Riêng về thể thao, truyền thông Đức cũng đă viết những bài tường thuật, nhận xét đội bóng quốc gia Đức qua những trận đấu giao hữu với các quốc gia bạn trong thời gian chuẩn bị tranh giải Túc Cầu Thế Giới, đôi khi phê b́nh chẳng nhân nhượng, ảnh hưởng ít nhiều đến huấn luyện viên và tuyển thủ quốc gia nhưng nói cho cùng đều mang ẩn ư xây dựng. Những người trách nhiệm không lấy đó làm phiền, bực tức mà ngược lại qua đó họ cố gắng để chứng minh ngược lại bằng hành động, việc làm rất cụ thể: tập luyện về mọi phương diện liên quan đến „bóng đá“ mục đích quyết giành phần thắng về cho đội nhà!

Ngay từ năm 2006, truyền thông Đức đă phê b́nh thậm tệ đội bóng quốc gia Đức, lúc đó do Klinsmann làm huấn luyện viên. Họ đă bảo đội Đức không qua khỏi ṿng loại nhưng Klinsmann & Co vẫn kiên tŕ tập dượt để rồi chính họ lại viết bài khen khi Đức về hạng ba.

Tương tự, truyền thông Đức cũng đánh giá đội banh Đức hiện nay do ông Joachim Loew làm huấn luyện viên là khó có thể đi vào những ṿng quan trọng như tứ kết, bán kết … viện dẫn nào là đội bóng Đức phần đông toàn là những cầu thủ trẻ, những cầu thủ tham dự năm 2006 chỉ c̣n lại có Friedrich, tân thủ quân Lahm, Podowski, Schweinsteiger hay trung phong Klose …. nên thiếu kinh nghiệm trên sân cỏ so với những đội bóng lừng danh của Hoà Lan, Pháp, Ư, Á Căn Đ́nh, hay Ba Tây ….

Qua trận đầu tiên của Đức đấu với Úc, người ta đă ngạc nhiên khá nhiều khi đội bóng trẻ chiến thắng Úc với tỷ số cao là 4:0. Truyền thông Đức bắt đầu viết bài khen đội tuyển quốc gia. Sang trận thứ hai Đức thua Serbien làm dân Đức lo sợ (trận này chúng tôi được phép xem trực tiếp ngay tại hăng, trong giờ làm việc!), điều này tôi đă chứng kiến khi nh́n bộ mặt x́u lơ x́u lắc của các đồng nghiệp. Đến trận kế tiếp đấu với Ghana, trận quyết định th́ Đức thắng và đứng đầu bảng nhóm D, vào đá ṿng loại theo kiểu K.O, đụng với đội tuyển Anh quốc.

Lại lần nữa, báo chí truyền thông viết rất nhiều bài b́nh luận trên báo trước khi trận đấu giữa Anh-Đức chính thức xảy ra trên sân cỏ, nơi quyết định thắng thua. Đem chuyện từ 1954 cho đến ngày nay ra phân tích, b́nh phẩm. Kẻ lo sợ bị Anh loại, người lạc quan hơn nói, đừng ngại ǵ hết thế nào Đức cũng thắng Anh, một đội được giới chuyên gia thể thao đánh giá cao, có thể đoạt giải Túc Cầu Thế Giới 2010. Tuy nhiên theo sự nhận xét của riêng tôi, người xưa rất thích xem đá bóng và biết chút ít dân tộc tính của xứ ḿnh đang chọn làm quê hương thứ hai cho kiếp đời tỵ nạn có thể nói mà không sợ sai lầm nhiều là khi lâm trận, Đức sẽ tranh đấu cho đến cùng, không đầu hàng vô điều kiện một cách nhanh chóng đâu, cho dù bị đối thủ dẫn trước. Đây là ưu điểm của Đức, luôn cố gắng hết sức để giành chiến thắng.

Và người ta đă ngạc nhiên khi thấy Đức thắng Anh (tuy may mắn v́ trái lọt lưới để thành 2:2 trọng tài không thấy, nếu không biết đâu kết quả sẽ khác!) với tỷ số cao 4:1. Sau Ư, Pháp và ngay cả Ba Tây bị loại người ta mới thấy đội trẻ Đức có nhiều ưu điểm. Đội Ư, Pháp già chậm chạp không theo kịp sự nhanh nhẹn, bền sức của các cầu thủ trẻ và xin đừng khinh thường kỹ thuật đá bóng rất cao theo nhận xét riêng tôi từ kỹ thuật nhồi bóng cho đến giữ banh hay chêm banh cho đồng đội … cuả các cầu thủ trẻ này. Pháp, Ư sau khi bị loại, nhận thức được sự phủ phàng mới lên tiếng sẽ cải tổ lại "hệ thống bóng đá" hầu theo kịp đà tiến triển của các quốc gia khác. Tuy trể nhưng c̣n kịp chán cho kỳ tranh giải 4 năm sau, 2014!


<< trở về đầu trang >>
free counters