Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

 

Nói với Gm Nguyễn Chí Linh

 

Trần Phong Vũ

Vài điều bộc trực nói với Giám Mục Nguyễn Chí Linh
Nhân đọc quan điểm của ông trong bài phỏng vấn trên Eglises d’Asie ngày 08-7-2010
(Phần chuyển ngữ trích dẫn từ trang web của HĐGMVN)
Bỏ qua nội dung những câu trả lời liên quan tới giáo phận Thanh Hóa, người viết tự giới hạn trong mấy chủ đề sau đây trong cuộc phỏng vấn của phái viên Eglises d’Asie:

1. Sự ra đi của TGM Ngô Quang Kiệt
Gm Linh: Nhiều người đă đặt câu hỏi:“Tại sao Tổng Giám mục Kiệt ra đi?”. Đó có phải là do ư muốn của cá nhân Tổng? Ngài có bị áp lực của Ṭa Thánh, của Hội đồng Giám mục, hoặc chính phủ Việt Nam không? Nhiều người nghĩ rằng sự ra đi của TGM Ngô Quang Kiệt là một sự kiện mà Giáo Hội của Việt Nam phải lấy làm buồn. Tổng Giám mục Kiệt đă là một lư do để Giáo Hội được hy vọng, là biểu tượng của ḷng can đảm chống lại chế độ cộng sản. Theo tôi, trong những nhận định thuộc nhiều khuynh hướng khác nhau này, có một phần của sự thật, nhưng cũng có phần sai lầm…”
“Một phần của sự thật” Gm Linh không cho biết. Riêng phần gọi là “sai lầm”, ngài đi xa hơn lần trả lời cuộc phỏng vấn của Mặc Lâm chẵn một tuần sau buổi lễ nhận chức TGM Phó của ĐC Nhơn ở Hà Nội. Gm tiết lộ “sức khoẻ” Tổng Kiệt “ngày một xấu đi” v́ “đă bị mất ngủ và không thể nào chữa khỏi” ngay “khi c̣n ở Lạng Sơn” và do đó “ngài đă viết đơn xin từ nhiệm, một sự từ nhiệm do chính lương tâm ngài quyết định” (sic!)
Luận điểm kể trên không ngoài mục tiêu thuyết phục dư luận tin rằng TGM Giuse tự ư từ nhiệm v́ lư do sức khoẻ mà không do một áp lực nào hết!
Kể cũng lạ. Một người như TGM Kiệt, trong nhiều năm trời cai quản TGP Hà Nội luôn tỏ ra năng động, vui tươi, khí sắc hồng hào, giọng nói sang sảng, mới ở tuổi 56, cứ tạm coi như mang bệnh mất ngủ v́ quá ưu tư lo lắng cho đàn chiên trước bày sói dữ, thật khó thuyết phục trước luận cứ cho rằng ngài đă mất khả năng làm việc đến nỗi phải từ nhiệm để nhường chỗ cho một vị sắp tới tuổi hồi hưu với phong cách bề ngoài chậm chạp, lụ khụ như TGM Nhơn! Thử hỏi trong hàng ngũ GM –kể cả những người tương đối trẻ như Gm Linh, Gm Khảm– đă có ai xắn quần lội nước lên tới đầu gối rảo qua những khu nhà ổ chuột trong những ngày băo lụt để đến từng nhà thăm nom, an ủi giáo dân của ḿnh như TGM Giuse? Đă có ai vào những phút giây căng thẳng, đối mặt trước cường quyền bạo lực, trước dùi cui, súng đạn, mà tinh thần vẫn vững vàng, dám dơng dạc nói lên tiếng nói Ngôn sứ của ḿnh và đă mấy ai có được khả năng bén nhạy khi ứng khẩu lên tiếng giới thiệu vị TGP Phó trong Thánh lễ ngày 07-5-2010 bằng những lời lẽ ràng buộc, rắn rỏi đầy tinh thần trách nhiệm như ngài? Rồi nội dung lá thư mấy trang để nói lời giă biệt như một áng văn thâm trầm, súc tích, cân nhắc từng chữ, từng câu, chứa đựng cả một trời tâm sự! Rồi liên tiếp 6 chuyến bay xuyên lục địa tổng cộng hàng chục ngàn cây số kể từ chuyến viếng thăm Ad Limina tới phi vụ bất đắc dĩ nửa khuya 12 rạng 13-5-2010 từ Hà Nội qua Hoa Kỳ! Đấy có phải khả năng chịu đựng b́nh thường của một người đang đau bệnh đến phải từ nhiệm ở lứa tuổi 56 không?
“Ngài (Tổng Kiệt) có bị áp lực của Ṭa Thánh, của Hội đồng Giám mục, hoặc chính phủ Việt Nam không?” Gm Linh không trực tiếp trả lời có hay không cho câu hỏi. Nhưng khi nêu lên bệnh mất ngủ của TGM Giuse, ngài Gm hàm ư gián tiếp phủ nhận điều này.
Trước khi mạo muội góp ư cho câu hỏi trên, v́ mối liên hệ nhân quả, người viết xin phép được thay đổi thứ tự những thế lực có khả năng tạo áp lực lên TGM Giuse Ngô Quang Kiệt.
Đầu tiên là áp lực của đảng và nhà nước CSVN
(người viết không muốn dùng từ “chính phủ Việt Nam”, v́ cơ cấu này không hề đại diện cho dân chúng VN. Nó chỉ là một tập đoàn thống trị dưới sự lèo lái của đảng “cướp ngày” cộng sản mà thôi).
Đây là điều hiển nhiên không ai có thể phủ nhận. Nhiều chứng cớ cho thấy chế độ độc tài CSVN không hề che dấu thái độ căm thù có thể coi là “bất cộng đái thiên” của họ đối với nguyên TGM Giuse. Nó thể hiện trong văn thư của Nguyễn Thế Thảo chủ tịch UBND Hà Nội gửi HĐGMVN đ̣i phải có biện pháp trừng phạt nghiêm khắc đối với ngài. Trước đó là không khí căng thẳng, sát phạt diễn ra trong cuộc cuộc gặp gỡ ở trụ sở UBND Hà Nội sau khi người cầm đầu TGP Hà Nội công khai nói thẳng vào mặt những tai mắt chế độ rằng, “Tự do Tôn giáo là Quyền chứ không là Ân Huệ để phải Xin rồi được Cho”. Cũng trong cuộc gặp gỡ này, TGM Giuse c̣n thẳng thắn bày tỏ tâm trạng tủi hổ trước cặp mặt khinh khi của các viên chức phi trường quốc tế khi nh́n vào tấm Hộ Chiếu do nhà nước Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam cấp. Nó càng bộc lộ rơ ràng hơn khi các lực lượng an ninh đội lốt quần chúng đột nhập khuân viên giáo xứ Thái Hà lớn tiếng đ̣i “giết” TGM Ngô Quang Kiệt và các linh mục Ḍng Chúa Cứu Thế (DCCT)!
Dù ngờ nghệch đến mấy, ai cũng phải nh́n ra một sự thật hiển nhiên là chế độ độc tài độc đảng CSVN sẽ không thể nào chấp nhận một con người cương nghị, bất khuất có khả năng vận dụng hàng trăm ngàn giáo chúng theo ngài như nguyên TGM Hà Nội Ngô Quang Kiệt, nhất là lúc họ đang nỗ lực chuẩn bị mừng cái gọi là “kỷ niệm một ngàn năm Thăng Long” thật “hoành tráng”, một cơ hội bằng vàng giúp họ tô son vẽ phấn cho chế độ trước công luận quốc tế. Họ không thể chấp nhận sự hiện diện đầy bất trắc (1) của một khuôn mặt như ngài.
Thứ đến là “áp lực” từ phía HĐGMVN”

Gm Nguyễn Chí Linh kính mát và dù che

Với tư cách phó chủ tịch HĐGMVN, hơn ai hết, hẳn GM Nguyễn Chí Linh biết rơ nội dung lá thư của Nguyễn Thế Thảo gửi HĐ đ̣i các GM phải có biện pháp kỷ luật đối với TGM Kiệt, hàm ư chuyển ngài ra khỏi địa bàn Hà Nội. Và hẳn GM Linh cũng chia sẻ quan điểm và trách nhiệm về nội dung văn thư GM Nhơn nhân danh chủ tịch HĐ trả lời cho ông Thảo. Các diễn đàn của người CG trong ngoài nước, các giáo sĩ trong nhóm Lm Nguyễn Kim Điền, Lm Nguyễn Ngọc T́nh Ḍng Anh Em Hèn Mọn VN đă hơn một lần lên tiếng về tính dị thường của văn thư hồi âm này. Ở đây người viết chỉ xin nêu lên một câu hỏi điển h́nh của tác giả Bảo Giang trong bài “Hà Nội và cuộc hôn nhân dị mộng” được trích đăng trên Diễn Đàn Giáo Dân (DĐGD) số 103 phát hành tháng 6/2010:
“HĐGMVN trả lời thư của Nguyễn Thế Thảo yêu cầu thuyên chuyển TGM Ngô Quang Kiệt ra khỏi Hà Nội bằng một h́nh thức vô thưởng vô phạt, ‘TGM Ngô Quang Kiệt không làm điều ǵ trái Giáo Luật.’ Lạ thật, Nguyễn Thế Thảo có khiếu nại TGM Kiệt vi phạm điều khoản nào của Giáo Luật đâu mà trả lời như thế nhỉ?”
Ư ở ngoài lời. Rơ ràng, người tín hữu này muốn nói thẳng với Gm Nhơn và cả Gm Linh, hai khuôn mặt lớn nhất trong HĐGMVN rằng: trước hành vi trịch thượng, kẻ cả của giới cầm quyền CSVN đối với người cầm đầu TGP Hà Nội khi ngài thẳng thắn nói lên lời Ngôn Sứ, th́ lẽ ra nội dung lá thư hồi âm của HĐ phải khác: Thứ nhất phải công khai bày tỏ t́nh liên đới, hiệp thông với người anh em của ḿnh trong Hội Thánh và thứ hai phải có thái độ can đảm, quyết liệt của những người thay mặt Chúa Kitô đối với những thế lực trần gian muốn thi hành thủ đoạn âm độc là dùng “cành đậu làm củi” để đun “hạt đậu”!
Cũng trong bài viết, tác giả Bảo Giang c̣n nêu lên nhiều chi tiết khác cho thấy thái độ bàng quan, tọa thị thật khó hiểu của các GM mà cụ thể là Gm Nhơn với tư cách chủ tịch HĐGMVN:
• “Giữ yên lặng tuyệt đối trước cuộc tranh đấu đ̣i công lư của giáo dân trong vụ việc đ̣i Công Lư và Sự Thật ở TKS, Thái Hà, Tam Ṭa, Loan Lư…
• “Giữ yên lặng tuyệt đối khi tám giáo dân Thái Hà bị bắt và bị dưa ra trước ṭa án bất lương tại Hà Nội.
• “Hoàn toàn giữ yên lặng khi hai vị Linh Mục bị đánh bất tỉnh trong vụ nhà thờ Tam Ṭa.
• “Chủ xướng hoặc ra lệnh cho ban biên tập Web HĐGM viết bài: “Lên tiếng hay không lên tiếng“ như là tiếng nói chính thức của HĐGMVN trong vụ Thánh Giá Đồng Chiêm. Bài viết này được đánh gíá như một quả bom nguyên tử dội xuống trên cánh Đồng Chiêm, nơi Thánh Gíá bị nhà nước đập phá và con chiên bổn đạo v́ Thánh Gía mà bị đánh đập tàn nhẫn. Nó đă kết thúc sự mong chờ được HĐGM hỗ trợ trong việc đi t́m Công Lư của đàn chiên. Nó cũng được coi là trái bom cuối cùng thả xuống Hà Nội để báo cho vị TGM ở đây biết rằng: Đừng chờ Hội Đồng sẽ lên tiếng và đứng về phía Ngài…
Người viết muốn nêu lên một câu hỏi với Gm Nguyễn Chí Linh: Không kể những tiếng nói uất nghẹn do nhiều mục tử và tín hữu trong và ngoài nước cất lên, liệu những nhận định mang dư vị đắng đót trên đây của tác giả Bảo Giang, một tín hữu giáo dân trong nước nêu lên, đă đủ để có câu trả lời rằng: HĐGMVN, do sự thao túng của một số nhân vật có quyền có thế, đă cúi đầu trước áp lực của đảng và nhà nước CSVN để dồn áp lực tinh thần lên TGM Giuse?
Chót hết là “áp lực” từ Vatican
Giống như trường hợp cả cơ cấu HĐGMVN bị mang tiếng là dồn áp lực tinh thần lên Tổng Kiệt v́ sự thao túng của một số vị có quyền, có thế bị nhà nước mua chuộc, nh́n vào trường hợp Ṭa Thánh cũng không khác. Chỉ cần đọc lại những lời lẽ bộc trực của Lm Đỗ Xuân Quế trong bài “Một vài mối lo ngại” được công bố rộng răi trên các trang mạng trong ngoài nước (kể cả trên nguyệt san DĐGD số 103, phát hành tháng 6-2010), người ta sẽ t́m được câu trả lời.
Sau khi bày tỏ thái độ không tin là Vatican thấu hiểu t́nh h́nh Việt Nam, Lm Quế viết:

“Họ (Chú thích của người viết: quần chúng tín hữu CG) rất hoang mang lo lắng khi được biết hiện có một “Vũ ngọc Nhạ” ngay tai Vatican. Người ta nghi ngại rằng các sự việc đang xẩy ra cho Giáo Hội Việt Nam là do viên chức này xếp đặt và đạo diễn.
“Rồi từ đó người ta lại nghi ngại thêm là trong HĐGMVN có một “Tam Ca Áo Tím”. Bộ Ba này rất ăn ư với nhau, có uy lực trong HĐGM và đă ảnh hưởng nhiều đến các suy nghĩ và quyết định của Hôi Đồng”.

Cho nên, nếu có dư luận là có áp lực của Vatican đối với trường hợp Tổng Kiệt bị tống xuất cũng không hoàn toàn sai. Có điều nó đă xảy ra v́ Ṭa Thánh, mà tiêu biểu là ĐGH, thiếu sự hiểu biết tường tận t́nh h́nh GHVN. Giản dị v́ TT đă bị bao vây, bị bịt mắt bới một nhân vật bí ẩn nào đó bên cạnh, nhất là những lời “sám tấu” của một số những chức sắc lớn trong HĐGM.

2. Phát biểu và lắng nghe
Trả lời câu hỏi của Eglises d’Asie là ngài có c̣n giữ nguyên quan điểm trong diễn từ nhân buổi lễ đón ĐC Nhơn ở nhà thờ Chính Ṭa Hà Nội hôm 07-5-2010 khi cho rằng: “đây là cơ hội để Hội đồng Giám mục lắng nghe tiếng nói của cộng đồng Dân Chúa được diễn tả chân thực và đầy đủ” hay không, câu trả lời của Gm Linh tỏ ra rất tích cực. Ông nói:

“Từ đó tôi thường được hỏi, “ cha tiếp tục nghĩ như vậy chứ?”. Tôi trả lời đúng như vậy, bởi hai lư do. Trước hết, v́ chúng ta đă bước vào thời đại mới trong đó các phương tiện truyền thông và Internet ngày càng đóng một vai tṛ quan trọng. Có thể nghe được tiếng nói của các tín hữu và phát biểu của họ trong các điều kiện thuận lợi nhất, từ cả hai phía, từ những nhà lănh đạo Giáo Hội cũng như từ ư kiến của công chúng. Hiện tượng này đặt ra yêu cầu cho các nhà lănh đạo bất kỳ tổ chức nào, trong xă hội cũng như Giáo Hội, là phải biết lắng nghe và chăm chú lắng nghe. Lư do thứ hai, thực tế trong thời đại chúng ta, các tín hữu có tŕnh độ cao hơn về văn hoá, và qua các phương tiện truyền thông, họ có thể theo sát các tin tức, tiếp nhận nhiều thông tin về Giáo Hội. Cũng vậy, họ sẽ dễ dàng bày tỏ ư kiến. V́ hai lư do này, sẽ không có ǵ phải ngạc nhiên về các giám mục, tại Việt Nam và các nơi khác trên thế giới, đang quan tâm hơn việc lắng nghe tiếng nói của các tín hữu.”

Khi xác quyết như trên h́nh như Gm Linh đă quên khuấy phần trả lời đầy mâu thuẫn (2) của ngài với phái viên Mặc Lâm của đài Á Châu Tự Do trong cuộc phỏng vấn ngày 13-5-2010!
Ở vị thế nhân vật thứ hai trong cơ chế HĐGMVN, hẳn ngài không thể không ghé mắt tới những phát biểu chân thành qua nhiều bài viết của các thành phần tín hữu, bao gồm các giáo sĩ uy tín đạo hạnh như các Lm DCCT (Từ Lm Giám Tỉnh Phạm Trung Thành tới các Lm Vũ Khởi Phụng, Nguyễn Văn Khải, Lê Quang Uy…) Ḍng Phanxicô (Lm Nguyễn Ngọc Tỉnh), Ḍng Đa Minh (Lm Đỗ Xuân Quế). Câu hỏi đặt ra là HĐGMVN mà điển h́nh là hai Gm chủ tịch và phó chủ tịch có “lắng nghe và chăm chú lắng nghe” không? Nếu có th́ tại sao gần đây lại xuất hiện trên mạng lưới WHD của HĐGMVN những bài viết đầy giọng điệu khích bác, thiếu tinh thần bác ái, tôn trọng sự thật và xem thường công luận nhự “Sự kiện, Thông Tin và Những Góc Nh́n”. “HĐGMVN: Lên Tiếng Hay Không Lên Tiếng”, nhất là những lời kết án hàm hồ, găy gắt của Gm Nguyễn Văn Khảm. Chưa nói đến sự kiện mạng lưới chính thức của Ủy Ban Kinh Thánh do Gm Vơ Minh làm chủ tịch c̣n ngang nhiên đăng bài viết xuyên tạc, đầy những ngôn từ bất xứng dài 25 trang của cậu bé tên Nguyễn Minh Trung. Và khi anh Nguyễn Hữu Vinh lên tiếng vạch trần sự thật –một sự thật 100% làm hoen ố khuôn diện của các ṭa Giám Mục Sàigon, Nha Trang, Đà Lạt và chủ nhân những nơi này– trang mạng của UBTK đă phải công khai xin lỗi?

3. Chia rẽ, phân hóa
Trong câu trả lời kế tiếp, Gm Linh nói: “Vẫn c̣n câu hỏi đặt ra, liệu sự ra đi của Tổng có gây chia rẽ trong hàng giáo sĩ, giáo dân và ngay cả hàng giáo phẩm của Giáo Hội tại Việt Nam. Tôi cho rằng cần phải phân biệt, làm rơ và trước hết phải đồng ư với nhau về nghĩa của từ “chia rẽ”. Nếu hiểu chia rẽ là chia thành vị trí đối lập, phe nọ phe kia trong nội bộ Giáo Hội, th́ đó không phải là trường hợp xảy ra với chúng tôi.”
Để “phân biệt” và “làm rơ”, xin mời Gm Linh đọc lại những nhận định sau đây của Lm Đỗ Xuân Quế, người mục tử trí thức già Ḍng Thánh Đa Minh, người đă cống hiến quá nửa đời cho công việc dịch Thánh kinh thuộc nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ trong bài viết “Một Thoáng Nh́n Vào GHVN” từng được phổ biến rộng răi trên các mạng lưới của DCCT, VietCatholic, Nữ Vương Công Lư và đăng trải trên nguyệt san DĐGD số 104 phát hành tháng 7-2010:

“…vụ “thay bậc đổi ngôi” ở toà Tổng Giám mục Hà Nội, khiến một vị Tổng Giám mục đang được giáo dân yêu mến kính nể phải đột ngột ra đi không hẹn ngày về. Chính biến cố đó đă và đang gây ra sóng gió và t́nh trạng “rắm rối” cho Giáo hội Việt Nam.
“Đứng trước t́nh trạng này, người th́ chê trách thở than, người th́ buồn phiền bực bội. Người chê trách th́ nói rằng tại sao lại đổ thêm dầu vào lửa bằng những bài báo tỏ rơ sự thật hay bạch hoá một nửa sự thật chưa được nói tới, tại sao “vạch áo cho người xem lưng”, tại sao gây chia rẽ bằng cách viết lách không theo “lề phải”, v.v…
“Thiết tưởng phải thành thật nói rằng không cần những bài báo như đă nêu trên, những người hiểu biết, bên trong cũng như bên ngoài công giáo, cũng thấy là Giáo hội đang phân hoá. Cứ nh́n vào các biểu ngữ trong ngày lễ Đức Cha Phê-rô Nguyễn văn Nhơn được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục phó Tổng Giáo phận Hà nội cũng đủ biết, khỏi cần phải nói năng hay viết lách ǵ.
Vậy thử hỏi từ đâu có sự phân hoá?
Rồi tiếp đến là sự ra đi âm thầm tủi nhục như một kẻ phạm pháp của Đức Nguyên Tổng Giám mục Ngô quang Kiệt. Nhiều người v́ bức xúc đến tột độ, nên đă không cầm nổi ḿnh mà phát ra những lời lẽ quá ư bực bội đến như lỗ măng.
Sự phân hoá là có thật và không thể che giấu được.”
Sau khi nhấn mạnh là: “Phải nói sự thật th́ lời nói mới đáng tin. Có thể sự thật làm cho nhức nhối và gây ra khó chịu. Nhưng một khi chấp nhận sự thật th́ sự thật có sức giải thoát. Ai không nói sự thật và làm chứng cho sự thật th́ lời nói của người ấy không có giá trị. Mà đă không có giá trị th́ cũng không có sức thuyết phục và giải toả được dư luận”, linh mục Đỗ Xuân Quế viết tiếp:
“Nh́n từ bên trong th́ dù muốn dù không phải công nhận là có sự nứt rạn (…). Không ai muốn cho Giáo hội lâm vào t́nh trạng này, nhưng đă lỡ th́ mọi người phải chung vai gánh vác. Người công giáo chúng ta không muốn cho người ngoài “xem lưng”. Nhưng người ta đă xem thấy rồi th́ làm sao giấu giếm và che đậy nổi. Chắc có người sẽ nói vết thương ở đâu mà bảo đem ra chữa trị.
“Thưa vết thương ở chỗ các tín hữu Bắc Nam, các vi giám mục trong HĐGM không đồng thuận với nhau. Hầu hết các vị giám mục miền Bắc đồng ư với lập luận tôn giáo là quyền chứ không phải cơ chế xin-cho, c̣n phần đông các vi giám mục c̣n lại trong Hội Đồng Giám Mục th́ chủ trương đối thoại, hiệp thông cho yên chuyện, miễn sao xây được nhà thờ, tổ chức được những buổi lễ thật linh đ́nh ấn tượng và không bị làm khó dễ ǵ là được.
Mấu chốt của sự rạn nứt là ở chỗ đó và cũng từ đây đưa tới sự bất b́nh của người công giáo ở khắp nơi, làm nổ tung ra những sự phản kháng”.
 

4. Hiểu lầm, căng thẳng & hiểu biết lẫn nhau
Trong phần cuối cuộc phỏng vấn của bản tin Eglises d’Asie về mối quan hệ giữa CGVN và nhà nước CS, Gm Linh nói:

“Ở giai đoạn đầu tiên, đă tích tụ nhiều hiểu lầm giữa Công giáo và Cộng sản v́ những lư do ư thức hệ và tiếp theo là hoàn cảnh lịch sử. Sau một thời gian sống cạnh nhau, người Công giáo và Cộng sản đă có những hiểu biết nhất định về nhau, mặc dù sự hiểu biết này vẫn chưa thật trọn vẹn, đặc biệt là ở các vùng nông thôn.”

Xin thưa ngay: giữa Giáo hội Thiên Chúa Giáo (GHTCG) và CS, trước cũng như sau, không hề có chuyện “hiểu lầm” nhau. Theo quan điểm bất di dịch của cộng sản chủ nghĩa, Công Giáo và các tôn giáo, nói chung là kẻ thù, cần phải triệt tiêu, không h́nh thức này th́ h́nh thức khác. Tận diệt là thượng sách nếu điều kiện cho phép. Nhược bằng không th́ đi đường ṿng bằng cách mua chuộc, hủ hóa, “leo cao lặn sâu” vào nội bộ, dùng “cành đậu làm củi” để đun “hạt đậu” trong cái nồi gọi là “đối thoại” và “hợp tác” nơi đầu môi chót lưỡi. Trong khi ấy, GHTCG được nh́n qua ánh sáng Tin Mừng của Chúa Giêsu luôn coi “Con Người” là đường đi là đích điểm phục vụ hàng đầu của ḿnh th́ làm sao có sự hiểu lầm đối với một chủ nghĩa đă và đang dùng những thủ đoạn tàn độc nhất nhằm bóp chết những quyền năng thiêng liêng và nền tảng của con người như chủ nghĩa cộng sản?
Gm Linh nói là “Sau một thời gian sống cạnh nhau, người Công giáo và Cộng sản đă có những hiểu biết nhất định về nhau.” Hiểu biết nhất định về nhau ra sao không thấy ngài cho biết. Có điều thực tế cho thấy càng ngày những ǵ gọi là tinh túy là cốt lơi của Tin Mừng như việc tuyển sinh, đào tạo, phong chức linh mục, bổ nhiệm GM càng bị nhà nước thọc sâu bàn tay can thiệp cách thô bạo. Người mục tử chỉ được phép rao giảng những chuyện chung chung trong nhà thờ, không được lên tiếng trước những tệ đoan xă hội, không được công khai bênh đỡ những thành phần thấp cổ bé miệng, nhất là khi họ bị chèn ép, bắt bớ, giết chóc man rợ. Đến những lănh vực mà GHTCG sở trường nhất như xă hội, y tế, giáo dục cũng bị nhà nước tước bỏ gần như trắng tay. Riêng giáo dục, cho đến nay –tức là sau 35 năm kể từ ngày CS thôn tính được miền Nam- GHTCG mới chỉ chính thức chen chân tới Lớp Mầm (chưa tới cấp Mẫu Giáo!). Như thế, những “hiểu biết nhất định” theo ĐC Linh phải chăng là những “hiểu biết” theo tinh thần “biết điều” với nhau, biết xếp hàng theo “lề phải”, biết sống theo chủ nghĩa “thực dung”, “duy lợi” để sẵn sàng khép ḿnh theo quy luật Xin/Cho?
Ngài nói tiếp: “Đối với người Công giáo, họ cũng cùng chia sẻ mảnh đất và cùng sống dưới bầu trời giống như những người cộng sản đồng bào của ḿnh. V́ tinh thần Tin Mừng và cũng v́ tinh thần Việt Nam, nên họ luôn t́m cách làm giảm bớt căng thẳng, chung sống thoải mái với nhau, trên cơ sở nhận ra thiện chí của nhau.”
Ở điểm này, Gm Linh nói đúng: mọi người Việt Nam, dù là CS vẫn là “đồng bào của ḿnh”. Và không chỉ người Công giáo, ngót 90 triệu công dân Việt Nam đương nhiên cùng chia sẻ một “mảnh đất” và một “bầu trời” với họ. Với tinh thần liên đới yêu thương, chúng ta luôn “t́m cách giảm bớt căng thẳng” để người người có thể sống hài ḥa với nhau, cùng nhau xây dựng phúc lợi cho dân cho nước. Vấn đề ở đây là ai, kẻ nào là căn nguyên tạo nên bầu khí căng thẳng nếu không phải là tập đoàn tham nhũng, thối nát, những tên đồ tể, ḷng lang dạ sói cộng sản, những kẻ xem thường sinh mạng chính đồng bào ruột thịt của ḿnh, công khai có những hành vi bán đứng đất đại và biển đảo của tiền nhân cho kẻ thù truyền kiếp là Trung Cộng đến nỗi cả những thành phần cốt cán trong đảng, trong guồng máy cai trị, trong thời gian vài năm gần đây, cũng đă phải công khai lên tiếng phản kháng?
Chia sẻ hoàn cảnh khốn khó của tuyệt đại đa số đồng bào đang phải sống trong cảnh nhục nhằn, đói khổ ở những vùng sâu, vùng xa, đă phải để cho chồng, cho con trai đi lao động ở xứ người với đồng tiền rẻ mạt, bán con gái đi làm những việc không hợp với nhân phẩm cho ngoại nhân; cảm thông với t́nh huống của hàng trăm hàng ngàn dân oan ngày ngày kéo về vườn hoa Mai Xuân Thưởng ở Hà Nội, văn pḥng 2 Quốc hội ở Sàig̣n để khiếu nại đ̣i đất đại, ruộng vườn, tài sản bị bọn tham quan ăn cướp; nghĩ tới biết bao nhà tranh đấu cho nhân quyền nhân phẩm hiện đang bị cộng sản cầm tù, xách nhiễu: nhất là nhớ về cảnh ngộ của tập thể giáo dân Thái Hà, Tam Ṭa, đặc biệt Đồng Chiêm sau vụ Thánh Giá bị đập nát… quả thật người viết những gịng này thật khó đồng ư với Gm phó chủ tịch HĐGMVN khi ngài hàm hồ cho rằng: “V́ tinh thần Tin Mừng và cũng v́ tinh thần Việt Nam, nên họ (người CG) luôn t́m cách làm giảm bớt căng thẳng, chung sống thoải mái với nhau, trên cơ sở nhận ra thiện chí của nhau.”
Xin ngài Gm phó chủ tịch chỉ giúp cái gọi là “chung sống thoải mái” và “cơ sở thiện chí” của đảng và nhà nước CSVN. Phải chăng nó gói ghém trong những lời lẽ huênh hoang của Nguyễn Thế Thảo khi kênh kiệu nói với nguyên TGM Giuse là nhà nước luôn tạo cơ hội thuận tiện cho mọi công dân có tín ngưỡng tôn giáo? Nếu như thế th́ hẳn Gm Linh chưa quên câu trả lời đă đi vào lịch sử của người cầm đầu TGP Hà Nội lúc ấy: “Tự do tôn giáo là Quyền chứ không phải là Ân huệ để phải Xin rồi được Cho.”

5. Chung sống ḥa b́nh, một ảo tưởng? – Bức tranh xă hội VN hôm nay
Kết thúc phần trả lời cuộc phỏng vấn của Eglises d’Asie ngày 08-7-2010, Gm Linh nói:

“Người dân tin rằng cứ măi xung đột với nhau th́ chỉ làm cho cuộc sống khó khăn hơn mà thôi. V́ vậy ngày càng thêm hiểu biết lẫn nhau, khắc phục những trở ngại gây khó khăn cho mối quan hệ giữa hai bên. Đến nay chưa phải là đă hoàn toàn hiểu nhau. Tuy nhiên cũng đă mở ra một triển vọng mới. Giữa người Việt Nam với nhau, vẫn c̣n nhiều xung khắc và khác biệt do ư thức hệ và quan điểm chính trị. Nhưng cũng đă có thể hiểu nhau, hướng đến việc cùng nhau xây dựng một tương lai chung. Tôi căn cứ vào thiện chí của mỗi bên, bên nào cũng muốn sống ḥa hợp, thống nhất, đoàn kết, bằng cách loại bỏ căn nguyên tạo ra chia rẽ và hạn chế những lư do gây bất đồng chia cắt chúng tôi. Tôi không rơ ư kiến của tôi, ở một mức độ nào đó, có ảo tưởng không, nhưng đó là ư kiến của cá nhân tôi, và cuối cùng, tôi lạc quan về mối quan hệ tôi vừa đề cập. Ngoài ra, chung sống hoà b́nh là một phần của các giá trị Tin Mừng. Để kết luận, tôi chỉ có thể kêu gọi tất cả mọi người thiện chí hăy xây dựng cách thức cùng nhau chung sống ḥa b́nh, theo tinh thần của Phúc âm”. >

Trên nguyên tắc và trên lư thuyết, toàn là những nhận định chính đáng: “xung đột với nhau chỉ làm khó khăn hơn cho cuộc sống”, cần “hiểu biết lẫn nhau, khắc phục những trở ngại gây khó khăn cho mối quan hệ giữa hai bên”. Vấn đề then chốt là thực tế trong mối quan hệ tương tác giữa nhà nước CSVN và các tôn giáo, cách riêng Công giáo, có được xây dựng trên cơ sở b́nh đẳng, thiện chí , lành mạnh và tôn trọng lẫn nhau thật sự như hai vị Giáo hoàng Gioan Phaolô II và Biển thường nhắc nhở trong những văn kiện gửi HĐGMVN? Hay vẫn nằm trong cơ chế XIN/CHO như nội dung lá thư cảnh giác của HĐGMVN gửi nhà nước CSVN năm 2002?
Đọc lời kêu gọi của Gm Linh trước khi kết thúc phần trả lời phỏng vấn: “…tôi chỉ có thể kêu gọi tất cả mọi người thiện chí hăy xây dựng cách thức cùng nhau chung sống ḥa b́nh, theo tinh thần của Phúc âm” người viết những gịng này không thể không liên tưởng tới những nhóm từ hoa mỹ “Chung Sống Ḥa B́nh”, “Sống Phúc Âm Giữa Ḷng Dân Tộc”, “Đồng Hành Với Dân Tộc” từng là chủ đề trong Thư Chung của HĐGMVN năm 1980 khi mà những danh xưng cao quư như “Dân Tộc”, “Quốc Gia”, “Đất Nước” từ 35 năm qua luôn bị họ đồng hóa trước sau như một với danh xưng “Đảng” và “Nhà Nước Cộng Sản Xă Hội Chủ Nghĩa”! Điều đáng phàn nàn là một số các Đấng Bậc Làm Thày trong HĐGMVN vẫn giả ngây, giả điếc để tiếp tục “đồng hành” theo kiểu “mặc áo giấy” để “đi với ma quỷ”!
V́ Gm phó chủ tịch HĐGMVN khiêm tốn nêu câu hỏi là không biết ư kiến của ngài “có ảo tưởng không?” th́ với tinh thần đối thoại thẳng thắn giữa những chi thể trong Giáo hội, người viết xin trả lời là nó không chỉ ảo tưởng mà c̣n cho thấy là ngài đă vô t́nh (hoặc cố ư) bưng tai bịt mắt để không nghe không thấy những hiện tượng phản Tin Mừng đang bày ra từng phút từng giây trong xă hội Việt Nam hôm nay.
Là người sống ở trong nước hẳn Gm Linh không thể không biết tới những nhận định không khoan nhượng và cũng không úp mở về thực trạng bê bối, bệ rạc trong xă hội Việt Nam hiện nay của những nhà văn, nhà báo, những nhà dân chủ đang kiên tŕ đấu tranh cho một nước Việt Nam thật sự ḥa b́nh, dân chủ, tự do, trong đó có tự do tôn giáo, ngay trong ḷng dất nước. Xin được nêu lên đây một trường hợp điển h́nh và cũng rất thời sự. Đó là những câu trả lời về những “vấn nạn xă hội” của nhà văn Vơ Thị Hảo với phái viên đài BBC tuần đầu tháng 7 vừa qua.
Trên mạng của đài BBC, trước khi mở đầu cuộc phỏng vấn là những liệt kê tóm tắt những tin thời sự cho thấy t́nh trạng suy đồi, băng hoại trong xă hội Việt Nam:

“Đó là những vụ chủ tịch tỉnh bị cáo buộc mua dâm ở Hà Giang;
Hai vợ chồng bị kết án 20 năm tù mỗi người v́ hành hạ một bé trai tại Cà Mau;
Một nữ sinh cứa cổ người t́nh;
Một thanh niên chặt đầu người yêu cũ;
Bên cạnh đó là tệ trạng hàng ngàn phụ nữ và trẻ em bị buôn lậu với giá nhiều khi chỉ một triệu đồng Việt Nam (tương đương khoảng 50 MK) một người…”

Phái viên BBC tự hỏi:
“Nhưng liệu đây có phải là những vấn đề mới hay vẫn là những chuyện thường xảy ra mà trước đây ít được báo chí đưa tin?”.
Tiếp theo là những câu trả lời của nhà văn Vơ Thị Hảo có thể được tóm gọn như sau:

Vơ Thị Hảo

* Xă hội Việt Nam hôm nay, từ trên xuống dưới, chỉ toàn gương xấu, không có gương lành, nên con người dễ ngả theo cái ác.
* Cái quan trọng nhất là những tấm gương, những nhà quản lư xă hội, những người lănh đạo… cho đến những người như thầy cô giáo, thầy thuốc... những người ít ra phải sống đàng hoàng, đáng tin cậy, có đạo nghĩa… th́ thấy là ít người sống như vậy quá!
* Để giải trừ tận gốc rễ những nan đề hiện nay ở Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là: dân chủ, đa nguyên đa đảng, tự do –nhất là tự do ngôn luận-.

Trước khi chấm dứt bài góp ư này, người viết không thể xóa bỏ trong tâm trí ư nghĩ rằng: khi đề cập “những người lănh đạo… cho đến những người như thầy cô giáo, thầy thuốc... những người ít ra phải sống đàng hoàng, đáng tin cậy, có đạo nghĩa… th́ thấy là ít người sống như vậy quá!” hẳn nhà văn nữ này cũng muốn bao hàm luôn cả những nhà lănh đạo các tôn giáo, trong đó có những “Đấng Bậc làm Thày” trong Giáo hội Công giáo. Với ư nghĩ này, chúng tôi xin mạn phép có một câu hỏi chót với GM Nguyễn Chí Linh: với lương tâm và trách nhiệm của một Giám Mục, ngài nghĩ ǵ khi nghe những câu trả lời của một nhà văn ngoại đạo với phái viên đài BBC? Và nếu có một cuộc phỏng vấn khác của bản tin Các Giáo Hội Châu Á, GM sẽ trả lời ra sao? Nó có khác với những điều ngài trả lời trong cuộc phỏng vấn ngày 08-7-2010 không?

Nam California, Thứ Sáu ngày 16-7-2010
------------------------------------

chú thích.

(1) “Bất trắc” v́ khả năng một cuộc tập họp cả chục hay cả trăm ngàn giáo dân có thể xảy ra ở thủ đô Hànội dù chỉ đề cầu nguyện, hát Kinh Ḥa B́nh vào giữa thời điểm đang diễn ra biến cố kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, nếu người cầm đầu TGP Hànội vẫn là Tổng Kiệt.
(2) Xin đọc lại hai ư tưởng sau đây:
Trong diễn từ ngày 07-5, Gm Linh nh́n nhận: “Mọi thành phần dân Chúa đă có cơ hội nói lên nguyện vọng của ḿnh một cách chân thành, đồng thời cũng có kinh nghiệm sâu sắc hơn về vai tṛ và sứ mệnh của các phương tiện truyền thông hiện đại”, và rằng: “Dù khác biệt, thậm chí có khi là đối lập, nhưng tất cả mọi quan điểm đều có một mẫu số chung là ḷng yêu mến Giáo Hội. Suy nghĩ và cách biểu hiện khác nhau, nhưng ḷng yêu mến vẫn là một”.
Nhưng chỉ một tuần sau, khi trả lời Mặc Lâm, ngài nói: “Giáo dân nói chung th́ họ không nắm vấn đề lắm. Họ bị chi phối bởi truyền thông rất nhiều. Truyền thông có khi chỉ một chiều, ngay cả giới linh mục người ta cũng hoang mang, không biết thật hư như thế nào. Nó tạo ra sự phân hóa hay hận thù nào đó với những nhân vật đang c̣n phục vụ Giáo Hội VN…”, “Có nhiều cái chúng tôi không thể hiểu được, ở sau lưng ai là người đang có ư đồ chia rẽ Giáo Hội VN?”.


<< trở về đầu trang >>
free counters