Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

 

Người dự kiến xuất bản Hồi kư Lư Bằng xác nhận bị chính quyền Trung Quốc đe dọa

Người dự kiến xuất bản Hồi kư Lư Bằng

xác nhận bị chính quyền Trung Quốc đe dọa

 

Lê Phước / Trọng Thành

Ông Bào Phác từng xuất bản quyển hồi kư của cựu tổng bí thư Triệu Tử Dương (DR)

Ông Bào Phác từng xuất bản quyển hồi kư của cựu tổng bí thư Triệu Tử Dương (DR)

Báo Le Monde hôm nay nói về việc cuốn Hồi kư của Lư Bằng ("The Critical Moment – Li Peng Diaries") bị Bắc Kinh ngăn không cho xuất bản tại Hồng Kông. Đặc phái viên của Le Monde đă trực tiếp gặp ông Bào Phác (Bao Pu), là người có dự định xuất bản cuốn hồi kư này. Ông Bào Phác là con trai của ông Bào Đồng, thư kư riêng của cố tổng bí thư Triệu Tử Dương.

Một thông tin mới được ông Bào Phác cho biết là một số nhân viên an ninh ch́m của Trung Quốc đă tới gặp ông để đe dọa, nếu ông vẫn cố t́nh cho xuất bản cuốn sách. Hiện tại, người lấy trộm cuốn hồi kư đang ẩn náu và xin tỵ nạn chính trị. T́nh huống trở nên càng phức tạp hơn, v́ bản thảo đă được đưa lên mạng, rồi được những người sử dụng Internet lưu truyền với lời b́nh luận "để đùa vui". Tuy nhiên, Bắc Kinh không hề muốn nói đùa. Hai người tham gia vào chuyện này đă bị bắt.

Le Monde b́nh luận, một khi vấn đề liên quan đến việc vén lên bức màn che phủ bí ẩn lịch sử của đảng Cộng sản, chính quyền Bắc Kinh hoàn toàn không thích đùa. Chính ông Bào Phác cũng ngạc nhiên về dự định xuất bản cuốn hồi kỳ đă gặp phải rất nhiều áp lực từ phía chính quyền.

Trang b́a cuốn Nhật kư Lư Bằng do nhà xuất bản New Century Press dự kiến phát hành

Le Monde nhận xét, số phận cuốn hồi kư của Lư Bằng đang biến thành cốt truyện của một bộ phim lịch sử ly kỳ. Cựu thủ tướng Trung Quốc, được mệnh danh là « tay đồ tể » Thiên An Môn, v́ được coi là chủ tŕ cuộc thảm sát sinh viên tháng 6 năm 1989, viết hồi kư ; con trai của một nhà cải cách Trung Quốc, bị quản thúc tại gia ở Bắc Kinh từ 20 năm nay, phụ trách một nhà xuất bản tại Hồng Kông ; bản thảo cuốn hồi kư của Lư Bằng bị đánh cắp ; nhà xuất bản Hồng Kông nhận được bảo thảo, đă có dự định, nhưng cuối cùng đă quyết định không xuất bản.

Xin nhắc lại là, câu chuyện bắt đầu vào đầu tháng 6, khi tờ The South China Morning Post tiết lộ việc nhà xuất bản New Century Press chuẩn bị xuất bản cuốn hồi kư này. Một chi tiết đặc biệt trong cuốn sách là việc Lư Bằng khẳng định chính Đặng Tiểu B́nh, nguyên lănh đạo số một của Trung Quốc vào thời điểm đó, đă đưa ra quyết định đàn áp những người biểu t́nh ngay từ đầu. Khẳng định này đi ngược lại hoàn toàn với quan điểm phổ biến từ lâu nay là « người cầm lái bé nhỏ », biệt danh của Đặng Tiểu B́nh, đă lưỡng lự giữa hai giải pháp, đàn áp hay thương thuyết với sinh viên.

Đến giữa tháng 6, ông Bào Phác, giám đốc nhà xuất bản, cho biết ông sẽ không xuất bản cuốn sách, v́ có liên quan đến vấn đề quyền tác giả. Tuy nhiên, vài hôm sau, người ta thấy, cuốn sách, có tên "Nhật kư của Lư Bằng", đă có mặt tại một số hiệu sách tại Los Angeles (Mỹ). Một trong những người đă lănh đạo phong trào sinh viên Thiên An Môn, ông Zheng Cunzhu (Trịnh Tồn Trụ), khẳng định chính ông là người đă tiến hành xuất bản trái phép này.

Giải thích tại sao lại làm như thế, ông Zheng Cunzhu nói một cách hóm hỉnh : nếu như Lư Bằng yêu cầu quyền tác giả, th́ điều này sẽ khẳng định chắc chắn ông ta chính là người viết, c̣n trên thực tế, không bao giờ một cuốn sách như vậy lại được quyền xuất bản tại Hồng Kông, v́ Hồng Kông dù sao cũng chính là Trung Quốc.

Tuần trước, tại Hồng Kông, đặc phái viên Le Monde đă gặp ông Bào Phác trong một quán cà phê. Ông tỏ ra thất vọng trước việc cuốn hồi kư đă được đưa lên mạng. Đối với ông, xuất bản một cuốn sách như vậy, không phải chỉ để kinh doanh. Năm ngoái, chính người con trai của Bào Đồng, thư kư riêng của nguyên tổng bí thư Triệu Tử Dương, đă xuất bản cuốn Hồi kư của nhà lănh đạo cải cách họ Triệu.

Thông qua các chuyên gia, có thể khẳng định các chi tiết trong cuốn sách này là đáng tin cậy. Ông Bào Phác nhận xét : « đảng không muốn cuốn sách này ra mắt, v́ nó cho thấy cơ chế hoạt động bên trong của đảng. Nó cho thấy, người ta không c̣n có thể đặt niềm tin vào đảng này nữa ».

Đoạn băng video thầy Yuan Tengfei (Viên Đằng Phi) nói về trách nhiệm của Mao Trạch Đông trong nạn đói khiến 30 triệu người chết

 

Một giáo viên muốn kết tội Mao Trạch Đông

Cũng liên quan đến Trung Quốc, nhật báo Le Figaro hôm nay, trên trang nhất, có đưa tin Một giáo viên trung học Trung Quốc muốn kết tội Mao Trạch Đông. Tại đất nước nơi «nền kinh tế thị trường theo định hướng chủ nghĩa xă hội» ngự trị, nói đến việc đưa Mao Trạch Đông ra khỏi lăng là một việc không dễ. Yuan Tengfei (Viên Đằng Phi), một giáo viên dạy sử, tại một trường trung học ở Bắc Kinh, đă nêu ra gợi ư như vậy. Các phát biểu của ông trong giờ giảng, do học sinh thu lại, đă được truyền đi trên mạng.

Theo Le Figaro, đă có đến 30 triệu lần truy cập vào các trang mạng có các phát biểu của người giáo viên này. Trong đó, Mao Trạch Đông, người sáng lập nước Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa, đă bị kết án là « tên đồ tể khát máu », « bạo chúa số một » của hành tinh. Ông Yuan Tengfei so sánh lăng của Mao với đền thờ Yasukuni, nơi tôn thờ vong linh các tội phạm chiến tranh Nhật Bản.

Trên thực tế, những sai lầm của Cách mạng Văn hóa đă được chính thức công nhận. Nhưng nếu đặt lại vấn đề về toàn bộ « sự nghiệp của Mao » th́ chế độ Trung Quốc hiện nay có nguy cơ bị lay động tận nền móng. Nhà giáo này nói thêm trong các sách dạy môn sử của Trung Quốc, chỉ có 5% sự thật. Ngược lại với các lời đồn đại, người giáo viên này không bị bắt, tuy nhiên, mọi cố gắng bắt liên lạc với ông Yuan đều không thành công.

Tổng thống Pháp trả lời truyền h́nh về cải tổ hưu trí và vụ Bettencourt

Tối qua, tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy xuất hiện trên kênh truyền h́nh France 2 để trả lời các câu hỏi liên quan đến chính sách cải cách chế độ hưu trí và vụ bê bối Bettencourt. Báo chí Pháp hôm nay tập trung thông tin và b́nh luận sự kiện chính trị này.

Trên trang nhất nhật báo les Echos có bài viết : « Sarkozy : « Cải cách, tức là động chạm đến lợi ích ». Tờ báo dẫn lời tổng thống Sarkozy khẳng định tin tưởng vị bộ trưởng Lao Động, khi cho rằng : « Eric Woerth là một người luơng thiện, vừa phải chịu sự vu khống … ». Ông cũng cho hay đă khuyên ông Woerth từ chức thủ quỷ Đảng UMP. Liên quan đến nghi vấn bà Bettencourt tài trợ bất hợp pháp cho chiến dịch bầu cử 2007, tổng thống Sarkozy phủ nhận đă từng là người thân thiết của gia đ́nh Bettencourt và cho rằng đó là sự vu khống. Tổng thống Sarkozy cũng nói rơ là sự vu khống này nhắm vào chính sách cải cách chế độ hưu trí vốn đụng chạm đến quyền lợi của nhiều người. Ông tái khẳng định lập trường nâng độ tuổi nghỉ hưu lên 62 tuổi và nhấn mạnh các cuộc biểu t́nh sẽ không làm ông chùn bước và cũng thông báo sẽ tiến hành cải tổ nội các sau cải cách chế độ hưu trí.

Tờ báo cho hay, tổng thống Sarkozy xuất hiện trên truyền h́nh trong bối cảnh chỉ số được ḷng dân của ông chỉ c̣n 33%. Ông cố tỏ ra là một người biết giữ b́nh tĩnh, tránh dùng lời lẽ quá khích, cố xây dựng cho ḿnh một h́nh ảnh kép « tổng thống - người bảo vệ nền cộng ḥa». Tờ báo dẫn lời bà Martine Aubry cho rằng vị tổng thống đă « tự thỏa mản » và « quá tự tin ».

Les Echos đánh giá tổng thống Sarkozy xem việc cải tổ nội các như một loại vũ khí tấn công, mà ông sử dụng nó tùy hoàn cảnh. Ông Sarkozy không thích việc này v́ lo ngại « sự đổ vỡ » và cũng v́ trong mắt ông, chính phủ chỉ là thứ yếu so với Điện Élysée. Tờ báo cho rằng, sở dĩ ông chấp nhận cải tổ nội các vào tháng 10 tới v́ muốn mở ra một giai đoạn mới cho nhiệm kỳ này, và mở đường cho cuộc bầu cử tổng thống năm 2012.

Cũng liên quan đến vấn đề này, nhật báo Liberation có bài « Ngài tổng thống, nạn nhân khó tin cậy ». Tổng thống Sarkozy cho rằng sự vu khống ông là một âm mưu có tổ chức, nhằm mục đích tấn công kế hoạch cải cách chế độ hưu trí mà ông đang tiến hành. Tác giả cho rằng « lư thuyết âm mưu » là một sự viện dẫn xưa cũ mà các chính phủ gặp khó khăn thường sử dụng. Tổng thống Sarkozy tối qua cũng đă sử dụng lư thuyết này để lấp liếm vụ tai tiếng Bettencourt. Về đạo đức, tổng thống Sarkozy đă thừa nhận một số thói xấu trong cuộc sống của các bộ trưởng.

Tác giả kết luận, khi mà tỷ lệ người ủng hộ tổng thống đang giảm th́ vụ bê bối chính trị Bettencourt lại đến. Bởi thế, lần xuất hiện truyền h́nh này của tổng thống Sarkozy cũng sẽ không cho kết quả kỳ diệu như điện Élysée mong muốn.

Nhật báo Le Monde cũng có bài phân tích : « Trong giai đoạn cao trào của chính sách cải cách chế độ hưu trí, Ông Sarkozy lại phải trả giá đắt cho vụ Bettencourt ». Tác giả cho rằng, hiện tại, chính sách cải cách chế độ hưu trí gần như là con bài duy nhất c̣n nằm trong tay tổng thống Sarkozy. Nếu chính sách này được thông qua, th́ ông có thể củng cố lại vị thế tổng thống của ḿnh trong lúc cánh tả c̣n yếu thế. C̣n nếu chính sách này không tđược thông qua vào tháng 9, th́ tổng thống Sarkozy sẽ gặp nhiều khó khăn to lớn. Trong t́nh cảnh đó, mắc xích trọng yếu là bộ trưởng Eric Woerth, v́ ông này đảm trách chính sách cải cách chế độ hưu trí. Thế nhưng, các cáo buộc ông này cứ dai dẳng và có khuynh hướng gia tăng. Nếu Tổng thống Sarkozy bắt ông Woerth từ chức, th́ có nghĩa là thừa nhận ông này có tội. Đó chính là cái hóa đơn đắc đỏ của vụ Bettencourt.

Số người béo ph́ gia tăng tại các nước đang trỗi dậy

Nhật báo Le Monde hôm nay có bài phản ánh căn bệnh béo ph́ đang bùng nổ ở các nước đang trỗi dậy. Tờ báo cho hay, theo Tổ chức y tế Thế giới, năm 2005, thế giới có 1.6 tỷ người bị béo ph́. Đứng đầu là Mỹ. Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng nặng nề với ¼ dân số thừa cân. Béo ph́ không chỉ hoành hành ở các nước giàu, mà đă bắt đầu xâm nhập vào các nước đang phát triển.

Nguyên nhân chính là do sự thay đổi mạnh mẻ chế độ ăn uống ở các thành phố lớn của các nước đang phát triển và sự giảm đáng kể việc tập thể dục thể thao. Các chuyên gia cho biết trước kia, ở Châu Á, thành thị hay nông thôn ǵ cũng vậy, người ta ăn uống rất đơn giản, chỉ có gạo, rau, đậu, cá là chủ yếu. C̣n ngày nay, bữa ăn cầu kỳ và phức tạp. Tờ báo cũng nhắc rằng béo ph́ kéo theo nhiều bệnh nguy hiểm như tiểu đường, bệnh tim mạch, ung thư…


<< trở về đầu trang >>
free counters