Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

 

Làn sóng Dân Chủ

Làn sóng Dân Chủ

 

Ngô Nhân Dụng

Số quốc gia mà người dân được tự do bầu cử đă tăng lên thành 122 nước, so với năm 2004 chỉ có 119 nước hồi 5 năm trước đây. Ba nước mới được lên bảng vàng đều ở Phi Châu, là Burundi, Liberia và Cộng Ḥa Trung Phi. Nước sau cùng này th́ nhiều người Việt ḿnh đă biết, đó là quê hương của ông Bokassa, một cựu trung sĩ trong quân đội thuộc địa Pháp. Ông đă có một bà vợ Việt Nam, đă đảo chính, lên làm tổng thống năm 1965 rồi sau đó tự xưng là hoàng đế! Tuy Cộng Ḥa Trung Phi đă trở lại với một hiến pháp dân chủ từ năm 1979, nhưng đến năm nay mới được vô bảng vàng, v́ nước họ chứng tỏ đă có bầu cử tự do thật, chính quyền chấp nhận các hoạt động chính trị đối lập.

Bảng danh sách của Freedom House phân biệt ba loại chế độ: Tự do, Hơi Tự do, và Không Tự do. Có 89 quốc gia được coi là tự do thật, người dân trong các nước đó có đủ các quyền tự do dân sự, chính trị. Có 58 nước được xếp hạng hơi tự do. Việt Nam và Trung Quốc đều thuộc loại thứ ba, thiếu tự do, nhưng không đến nỗi đứng cuối sổ như Cuba, Bắc Hàn, Miến Điện.

Freedom House nâng điểm hai nước, Indonesia và Ukraina, từ “hơi tự do” lên “tự do” nhờ các cuộc bầu cử tự do và hoạt động của báo chí, đảng đối lập mạnh hơn trước.

Tổ chức Freedom House cũng khắt khe bầy tỏ sự quan ngại đối với các chế độ dân chủ ở Mỹ và Pháp. Nhược điểm được nêu lên ở Mỹ là chính sách cho phép các Quốc Hội tiểu bang chia khu vực, địa giới đơn vị bầu cử. Các đại biểu đă lợi dụng chính sách này mà cắt xén, xoay sở, bóp méo ranh giới, bảo vệ đủ số cử tri ủng hộ cho họ hoặc đảng của họ. V́ thế phần lớn các đại biểu Quốc Hội Mỹ tái tranh cử đều thắng. Freedom House phê b́nh là chính sách này, gọi là gerrymandering, làm giảm tính cách đại diện của người dân trong Quốc Hội, nhận xét đó rất đúng. Nước Pháp cũng bị phê b́nh là không hội nhập được những công dân gốc ngoại quốc, nhất từ là Phi Châu.

Nói chung, mỗi năm thế giới vẫn tiến thêm trên con đường dân chủ hóa. Từ những năm cuối thế kỷ 20 đến nay, có rất nhiều quốc gia đă chuyển từ chế độ độc tài sang lối sống dân chủ, giống như một cơn sóng tự do lan tràn trên mặt trái đất.

Có thể coi như phong trào này bắt đầu từ bán đảo Iberia, Âu Châu, từ 30 năm trước đây. Nước Bồ Đào Nha, sau nhiều năm sống dưới chế độ độc tài của Antonio Salazar (1932-1968) và các tướng lănh, đă thiết lập một bản hiến pháp mới theo chế độ dân chủ đại nghị vào năm 1976, và hai năm sau Tây Ban Nha cũng theo gót, nhờ nhà độc tài Franco đă chết từ năm 1975. Từ khi dân chủ hóa, đời sống kinh tế hai quốc gia này đă tiến triển để theo kịp các nước khác ở Tây Âu. Những năm sau đó, loài người đă chứng kiến luồng sóng dân chủ tự do tràn qua các nước Cộng Sản Đông Âu, Châu Mỹ La tinh, và cơn sóng càng lên mạnh hơn trong số các nước phía Đông Châu Á, nơi người dân đấu tranh cho dân chủ liên tục từ thập niên 1960. Trong ba chục năm qua, làn sóng dân chủ tự do đă lên, hiện nay 43% nhân loại đang được sống trong tự do dân chủ đầy đủ, và 30% hơi tự do dân chủ.

Theo nhiều nhà nghiên cứu, trong lịch sử thế giới có nhiều cơn sóng dân chủ tự do nổi lên rồi bị đẩy lùi, lần này là lần thứ ba đang lên và hy vọng sẽ không lùi nữa. Cơn sóng dân chủ đầu tiên diễn ra vào cuối thế kỷ 18 sang thế kỷ 19 ở Âu Châu và Mỹ Châu. Đợt sóng này lan ra rất chậm, bắt đầu từ những cuộc cách mạng ở Hoa Kỳ, ở Pháp, dần dần tới những nước Âu Châu khác. Cơn sóng dân chủ đó đă gặp phải nhiều tảng đá ngầm cản trở, đôi lúc phải dội lại và thoái trào. Có những quốc gia trở thành dân chủ rồi lại thụt lùi trở lại chế độ quân chủ hoặc đế quốc, như ở Pháp, Ư, Đức, vân vân. Điều này chứng tỏ việc thiết lập thể chế dân chủ h́nh thức, bằng cách thông qua một bản hiến pháp dân chủ, không đủ bảo đảm cho người dân được sống tự do thật sự và lâu bền. Trong một bài khác chúng ta sẽ coi những điều kiện nào cần thiết để chế độ dân chủ có thể bền vững.

Đợt sóng dân chủ tự do thứ nh́ lan ra trên thế giới sau cuộc đại chiến thứ nhất vào đầu thế kỷ trước, kéo dài cho tới một phần ba thế kỷ. Một khẩu hiệu đầu tiên được nêu lên là đ̣i hỏi quyền tự quyết dân tộc. Những nước mới giành được độc lập sau các cuộc đại chiến đă quyết định thiết lập thể chế dân chủ, tự do. Đợt sóng dân chủ tự do thứ nh́ cũng gặp những chướng ngại và thoái trào. Chúng ta đă thấy những quốc gia như Đức, Ư, có lúc đă quay trở lại chế độ độc tài đảng trị, và ở Nga th́ cuộc cách mạng dân chủ chưa được một năm đă rơi vào nội chiến để tiến tới một thể chế độc tài kéo dài hơn 70 năm, với một đảng duy nhất cai trị, trong thực tế là chỉ có một nhóm hay một người thao túng. Sau Thế Chiến Thứ Hai, nhiều nước cựu thuộc địa đă giành được cũng thiết lập các chế độ dân chủ. Tuy nhiên, sau đó thế giới bước ngay vào thời kỳ chiến tranh lạnh khiến cho trong cả hai khối tư bản và Cộng Sản người ta có khuynh hướng duy tŕ các chế độ độc tài để dễ đối phó với khối bên kia. Những nước đứng giáp đường giới tuyến của hai khối càng khó thay đổi v́ bị gây nội chiến hoặc chia rẽ. Bên khối tư bản, các nước như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Thái Lan, Phi Luật Tân, Indonesia vân vân, khó tiến nhanh trên đường dân chủ hóa v́ họ bị họ đe dọa trực tiếp với những phong trào nổi dậy ngay ở trong nước họ. Các chính quyền độc đoán viện lư do an ninh mà ḱm hăm sự phát triển của các quyền tự do chính trị và tự do dân sự. Các nước bên giới Cộng Sản th́ không để cho các quyền tự do phát triển v́ các đảng Cộng Sản chủ trương chuyên chính vô sản.

Cơn sóng dân chủ tự do thứ ba trong lịch sử chỉ khởi sự trào lên khi Chiến Tranh Lạnh bắt đầu bớt căng thẳng. Lúc đầu là Liên Xô và Mỹ thương thuyết chính sách ḥa dịu, giảm bớt vũ khí hạt nhân. Rồi Mỹ với Trung Quốc gặp gỡ bắt tay nhau. Thế giới chung quanh dần dần cảm thấy bớt bị đe dọa nên nhu cầu thay đổi chính trị dâng lên trong hàng chục năm. Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha có thể xóa bỏ chế độ độc tài v́ cả hai nước nằm trong khối tư bản nhưng không bị đe dọa bởi những phong trào nổi dậy theo chủ nghĩa Cộng Sản. Dân chúng ở những nước Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Phi Luật Tân, nhất là giới sinh viên, thanh niên đă từng đấu tranh quyết liệt đ̣i dân chủ từ thập niên 1970, nhưng họ cũng chỉ bắt đầu được hưởng tự do từ giữa thập niên 70, sau khi t́nh h́nh thế giới biến chuyển ḥa dịu hơn và mối đe dọa của khối Cộng Sản giảm bớt. Nhiều quốc gia khác phải đợi cho tới khi gặp khủng hoảng kinh tế mới thật sự bước vào quá tŕnh dân chủ hóa. Ở Trung Âu và Đông Âu trong những năm 1980, đó là t́nh h́nh kinh tế tŕ trệ trong khối Xô Viết v́ quản lư không hiệu quả. Phong trào Công Đoàn Đoàn Kết ở Ba Lan, các nhà trí thức đ̣i phát triển xă hội công dân ở Tiệp Khắc, người dân Đông Đức và Hungary cũng đứng dậy, đưa tới sự sụp đổ của bức tường Berlin. Ở Á Đông, những cải thiện chính trị đă bắt đầu và cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997 thúc đẩy thêm cho tiến tŕnh dân chủ hóa những bước nhanh chóng và vững vàng. Sau năm 1997, các chế độ c̣n vết tích độc đoán ở Hàn Quốc, Đài Loan, Indonesia bị lật đổ bằng lá phiếu. Các biến cố đó xẩy ra được cũng là nhờ lúc đó Chiến Tranh Lạnh giữa hai khối tư bản và Cộng Sản đă chấm dứt.

Làn sóng dân chủ hóa thứ ba này đi đôi với hiện tượng kinh tế toàn cầu hội nhập với nhau chặt chẽ hơn, đưa tới việc cải thiện mức sống và giảm bớt nạn nghèo đói trên thế giới. Một thước đo của sự cải thiện này là tỷ lệ những người c̣n sống với lợi tức dưới 2 đô la Mỹ một ngày, khoảng 30 ngàn đồng Việt Nam cho mỗi người, theo giá tiền năm 2005. Vào năm 1980 trên thế giới có 56% nhân loại c̣n sống trong cảnh nghèo như vậy, đến năm 2000 tỷ số đó chỉ c̣n 23%. Nếu nhớ rằng dân số trên trái đất luôn luôn gia tăng chúng ta càng thấy sự cải thiện trên là rất đáng kể. Vào năm 1980 thế giới có 1.9 tỷ người sống trong cảnh nghèo, năm 1990 chỉ c̣n 1 tỷ 7, đến năm 2000 chỉ c̣n một tỷ mốt. Một điều đáng chú ư nữa là trước năm 1980, trước khi làn sóng dân chủ lan tràn, số người sống trong cảnh nghèo theo định nghĩa trên chỉ tăng thêm chứ không giảm. Sự cải thiện trong đời sống kinh tế đi đôi với phong trào dân chủ hóa cho thấy khi người dân được tự do hơn, trong đó được hưởng những quyền tự do kinh tế, th́ loài người cũng được no ấm nhiều hơn. Từ năm 1980, theo báo cáo của Ủy Hội Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, có 81 quốc gia đă tiến bước trên đường dân chủ hóa đáng kể, trong đó có 33 nước đổi từ chế độ quân phiệt sang chế độ dân chủ. Theo Liên Hiệp Quốc, có 140 quốc gia trong số khoảng 200 nước trong thế giới hiện đă có bầu cử tương đối tự do, và 81 quốc gia trong số đó thực sự có tự do, tức là khoảng 60% nhân loại. Bản xếp loại này lạc quan, rộng răi hơn Freedom House, cũng dễ hiểu v́ các quốc gia trên đều nằm trong tổ chức Liên Hiệp Quốc.

Cơn sóng dân chủ hóa thứ ba cũng gặp những trở ngại, có lúc quay ngược chiều và không lan rộng đồng đều. Có những quốc gia đă thiết lập thể chế dân chủ sau đó lại rơi xuống, trở về sống dưới một chính quyền độc tài, như ở Peru, Pakistan. Điều này cho thấy những điều kiện thúc đẩy một quốc gia tiến tới chế độ dân chủ khác với những điều kiện để nôi dưỡng cho chế độ dân chủ được vững bền. Làn sống dân chủ cũng bị ngăn lại ở nhiều nơi không vào được. Trong số những nước thuộc Liên Bang Xô Viết cũ, nhiều nước vẫn c̣n giữ chế độ độc tài, như Ukraina và Georgia đến năm ngoái mới tự giải thoát; nhưng Kyrgyzstan vẫn là một nước độc tài hủ lậu hạng nhất. Ở Á Đông th́ Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Miến Điện vẫn chưa có tự do tuyển cử. Lại có những quốc gia thiết lập một chế độ dân chủ h́nh thức nhưng người dân vẫn chưa được tự do, như ở nhiều nước Trung Á khác. Chúng ta thấy dân chủ h́nh thức, tức là có hiến pháp, có tuyển cử không nhất thiết đưa tới có dân chủ tự do thật sự nếu người dân chưa được hưởng những quyền tự do chính trị và tự do dân sự. Mà điều người dân cần là được sống tự do, không phải chỉ là được đi bầu hay ứng cử. Chúng ta cần phân biệt tự do và dân chủ, không phải lúc nào cũng đi đôi.


<< trở về đầu trang >>
free counters