Fax: +493046795841 Email: thongtinberlin@gmail.com Tel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

Vai trò của Việt Nam trong quan hệ quốc tế

Vai trò của Việt Nam trong quan hệ quốc tế

 

    Vũ Hoàng,

phóng viên RFA

 

Lănh đạo các nước thành viên khối ASEAN tại lễ khai mạc Hội nghị thượng đỉnh ASEAN 16 hôm 08/4/2010.

Năm 2010, báo chí Việt Nam cho rằng Nhà nước Hà Nội đã có nhiều thành tựu trên mọi lĩnh vực, nổi bật hơn cả là lĩnh vực quốc tế với việc hoàn thành tốt vai trò chủ tịch của ASEAN.

Vũ Hoàng đã có buổi trao đổi với ông Earnest Bower, Cố vấn cao cấp và là Giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược, chương trình Đông Nam Á về những hoạt động đối ngoại của Việt Nam và đặc biệt là trong khu vực ASEAN.
 

Chủ tịch ASEAN

Vũ Hoàng: Ông đánh giá ra sao về vai trò chủ tịch ASEAN của Việt Nam năm vừa rồi?
Earnest Bower: “Việt Nam đã làm rất tốt vai trò chủ tịch ASEAN của mình, những thành tựu nổi bật mà Việt Nam đạt được, phải kể đến là những tiến triển về hội nhập an ninh chính trị. Đó là việc tổ chức thành công hai kỳ họp Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN lần 2 và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN cộng 8, mà bao gồm Trung Quốc, Nga, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, New Zeland, Nga. Đây có thể được xem là kết quả hàng đầu cho vai trò làm chủ tịch của Việt Nam.”
 

Vũ Hoàng: Việt Nam đã áp dụng phương thức làm việc như thế nào để đạt những kết quả như ông vừa nói?

Earnest Bower: “Tôi nghĩ rằng Việt Nam là một nước chủ tịch làm việc rất có tổ chức. Việt Nam lên kế hoạch từ sớm và liên kết với các nước thành viên. Việt Nam là một thành viên c̣n khá mới, dù mới gia nhập hồi năm 1997, trong khi ASEAN đă thành lập từ năm 1967 tại Bangkok, Thái Lan. Các nước thành viên trước đó cũng đánh giá cao vai tṛ lănh đạo của Việt Nam: làm việc có tổ chức, đáp ứng trước thời hạn các yêu cầu và chú trọng đến kết quả của các phiên họp. Như vậy, chiến lược mà Việt Nam áp dụng là đầu óc tổ chức, quan tâm đúng mức đến các ưu tiên và tôi nghĩ là tất cả các nước thành viên đều đồng ư rằng Việt Nam đă rất hiệu quả trong vai tṛ làm chủ tịch ASEAN nhiệm kỳ vừa xong.”
 

Vũ Hoàng: Ngoài những kết quả khả quan đạt được với vai trò là chủ tịch của ASEAN, ông thấy Việt Nam còn gặp những khó khăn nào?

Earnest Bower: “Về bản chất thì khối ASEAN không phải là một nhóm các quốc gia đồng nhất vì mỗi quốc gia thành viên có một đặc điểm an ninh chính trị khác nhau, cũng như mỗi quốc gia lại có những quy mô khác nhau về kinh tế, đặc điểm văn hoá và nhất là ASEAN lại bao gồm các quốc gia với rất nhiều các loại tôn giáo khác nhau. Thực sự là một nhóm các quốc gia rất đa dạng. Và khi Việt Nam lên nắm giữ vai trò chủ tịch ASEAN thì đó là một khó khăn cho Việt Nam trong việc tìm ra một điểm chung để điều hoà sự khác biệt ấy giữa 10 quốc gia.

Trung Quốc hiện là một đối tác rất quan trọng của ASEAN về mặt kinh tế. Trung Quốc cũng tạo điều kiện để ASEAN như một khối thống nhất về các vấn đề an ninh, chính trị thành một nhóm tại vùng Biển Đông. Tuy nhiên, các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á thì cảm thấy lo ngại  về ý định của Trung Quốc, điều mà họ gọi “lợi ích cốt lõi ở Biển Đông” và chính điều này đã thúc đẩy các quốc gia thành viên phải xích lại gần nhau về mặt an ninh và chính trị và kết quả là những cuộc họp cấp bộ trưởng quốc phòng của ASEAN thống nhất và chặt chẽ hơn.Về mặt kinh tế, ASEAN biết rằng bản thân mình phải hội nhập thông qua những khu vực tự do hoá hoặc chính sách một cửa ASEAN (các thông tin về hoạt động thương mại được các cơ quan hải quan của các nước thành viên cùng chia sẻ), bởi vì ASEAN muốn trở thành một thị trường chung, để từ đó, nhóm này mới có thể hi vọng cạnh tranh được đầu tư trực tiếp nước ngoài với các nước lớn láng giềng như: Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc và Nhật Bản.”
 

Hkg1498109-250.jpg

Cờ các quốc gia ASEAN.

Những thách thức

Vũ Hoàng: Và một trong những thách thức mà VN đã trải qua là việc thực hiện Hiến chương ASEAN và điều đó cũng liên quan đến vấn đề Biển Đông, ông đánh giá thế nào về chuyện này?

Earnest Bower: “Hiến chương ASEAN tạo ra tầm nhìn bởi các nhà lãnh đạo để hoà nhập một cách đáng kể 10 quốc gia thành viên về các mặt kinh tế, an ninh chính trị, văn hoá xã hội vào năm 2015. Khi nói về vấn đề Biển Đông, thì Việt Nam đã tổ chức Diễn Đàn ASEAN khu vực rất hiệu quả. Mặc dù gặp phải sức ép mạnh của Trung Quốc là tránh thảo luận các vấn đề về Biển Đông tại diễn đàn khu vực, nhưng Việt Nam với vai trò lãnh đạo đã bảo đảm rằng các vấn đề cần thiết được nêu lên. Và Ngoại trưởng Hoa Kỳ Clinton đã rất hài lòng hợp tác với các quốc gia, để cùng chia sẻ những quan ngại cũng như yêu cầu tất cả các bên cố gắng giải quyết các vấn đề xung đột bằng các biện pháp đa phương.”
 

Vũ Hoàng: Liên quan đến chuyện quân sự, thì VN đã quyết định chính thức đầu tư khoảng 2 tỷ đô cho lĩnh vực quân sự trong năm tài khoá 2011, ông có nhận xét gì về điều này không thưa ông?

Earnest Bower: “Việt Nam rất chú trọng đến an ninh quốc gia và quốc phòng, và mức phân bổ này chứng tỏ các nhà lãnh đạo Việt Nam rất quan tâm đến những khoản đầu tư này, vì không chỉ là cho riêng an ninh quốc gia và quốc phòng mà còn để tương xứng đối tác với các nước thành viên trong khu vực.

Cấu trúc về an ninh được xây dựng từ Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á và Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng + 8. Vì thế khoản đầu tư của Nhà nước vào Quốc phòng là con số hợp lý. Việc Việt Nam bình thường hoá quan hệ quân sự và quốc phòng an ninh với Hoa Kỳ thì Hoa Kỳ cũng có điểm lợi trong đó. Tôi nghĩ rằng trong khoảng 5 năm tới, chúng ta sẽ nhìn thấy mối quan hệ về an ninh và quốc phòng giữa Mỹ và Việt Nam sẽ được đẩy mạnh hơn nhiều. Và để trở thành một đối tác tốt, thì Việt Nam cũng cần phải đầu tư để củng cố lực lượng quốc phòng và an ninh quốc gia.”
 

Vũ Hoàng: Câu hỏi cuối cùng, thưa ông, trước đây, ông cũng đã từng làm Chủ tịch 10 năm Hội đồng Doanh nghiệp Mỹ – ASEAN, thì ông có thể dành lời khuyên gì cho các DN VN khi làm ăn với các đối tác trong và ngoài ASEAN. Có điều gì khác biệt mà VN cần phải chú ý?

Earnest Bower: “Tôi nghĩ rằng các doanh nghiệp VN sẽ phải trải qua những giai đoạn rất khó khăn trước mắt. Vì trước đây, nhiều DNNN cỡ lớn đang trong quá trình chuyển đổi sang tư nhân hoá và điều đó sẽ là những thách thức. Chúng ta hiện đang thấy nhiều những công ty kiểu Vinashin đang gặp khó khăn khi chuyển đổi từ NN sang cổ phần hoá. Nhưng khó khăn thì Việt Nam vẫn phải làm. Vì vậy, Việt Nam cần phải có những đối tác tốt và xây dựng một nền kinh tế mạnh dựa trên các công ty từ ASEAN và mua các sản phẩm khác từ các công ty của ASEAN chẳng hạn như: ngân hàng, tài nguyên thiên nhiên.

Tuy nhiên, tôi nghĩ điều trước tiên, mà các doanh nghiệp Việt Nam nên làm là phải có một hệ thống kế toán theo tiêu chuẩn và Việt Nam phải theo hệ thống kế toán chuẩn quốc tế, để từ đó mới hiểu được các chuẩn mực về quản lý quốc tế và như vậy mới ngang hàng đối tác với các nước thành viên ASEAN khác. Các công ty trong ASEAN đã bắt đầu xây dựng các nền tảng cạnh tranh hơn các nước bạn láng giềng, chẳng hạn như: Malaysia, Singapore và Phillipines.”


<<trở về đầu trang>>
free counters