Fax: +493046795841 Email: thongtinberlin@gmail.com Tel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

Đường Lối Ngoại Giao Của Hoa kỳ Tại Châu Á Thái B́nh dương

ĐƯỜNG LỐI NGOẠI GIAO CỦA HOA KỲ TẠI CHÂU Á THÁI B̀NH DƯƠNG

 

Gần đây, tại thủ đô nước Thụy sỹ, vào mùa thu vừa qua, ông Henry Kissinger, cựu Cố vấn An ninh, cựu Ngoại trưởng, người được coi như đại diện cho Trường phái ngoại giao thực tiễn của Hoa Kỳ, có tuyên bố rằng: «Ngày hôm nay Hoa Kỳ sẽ đảm nhận hoàn toàn vai tṛ đại cường quốc của ḿnh ở châu Á Thái b́nh dương» (Theo cultuturepolitique.com). Đồng thời năm vừa qua có nhiều cuộc viếng thăm châu Á của những chính khách Hoa Kỳ, từ Tổng thống, tới ngoại trưởng, Bộ trưởng Quốc pḥng. Từ đó có nhiều người cho rằng có một chính sách ngoại giao mới của Hoa kỳ ở châu Á Thái b́nh dương, đặc biệt là đối với vùng Đông Nam Á.

Thế kỷ 21 là thế kỷ châu Á Thái B́nh dương của nền ngoại giao Hoa Kỳ, như nhiều người nghĩ?

Có phải thế không?

Và nếu có th́ chính sách ngoại giao này nhằm những mục đích ǵ?

 

Có một đường lối ngoại giao mới

Thât vậy, sau khi Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam năm 1975, chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ đặt trọng tâm đến Liên sô và Đông Âu; sau khi chế độ cộng sản Liên Sô và Đông Âu sụp đổ vào cuối năm 1989 đầu năm 1990, th́ Hoa kỳ chú trọng đến Trung Đông, tạo nên 3 cuộc chiến tại Trung Đông, 2 lần đánh Irak, lần đầu với Georges Bush cha, lần sau với Georges Bush con, và chiến tranh A phú hăn, rồi chú trọng đến Bắc Á và Đông Á, gần như quên vùng Đông Nam Á. Chính v́ vậy mà nhiều lần cựu Thủ tướng Lư quang Diệu của nước Singapour lên tiếng cảnh cáo và khuyên Hoa kỳ nên trở lại vùng Đông Nam Á. Nay Hoa kỳ trở lại th́ đă là một điều mới lạ rồi. Ngoài việc Ngoại trưởng, Bộ trưởng Quốc pḥng và nhiều cựu chính khách viếng thăm nhiều vùng này hiện nay, vào ngày 24/09/2010, tại New York, Hoa Kỳ, có tổ chức Hội Nghị Thượng Đỉnh Hoa Kỳ và các nước trong Hiệp Hội Đông Nam Á (ASEAN), Tổng thống Obama tuyên bố:

«Với tư cách là Tổng thống Hoa Kỳ, tôi đă bày tỏ minh bạch rằng Hoa kỳ có mục đích đóng vai tṛ lănh đạo ở châu Á.», ông nói tiếp, «V́ vậy chúng tôi đă tăng cường các liên minh cũ, chúng tôi đă làm đậm đà sâu sắc hơn quan hệ đối tác mới, như chúng tôi đang làm với Trung quốc, và chúng tôi đă tái cam kết với những tổ chức khu vực, trong đó có tổ chức các nước Đông Nam Á (ASEAN).»

Người Hoa Kỳ có câu châm ngôn: «Người đúng vào chỗ đúng và đúng lúc, đúng thờ» (The right man at the right place, in the right time).

Xét trong lich sử cận đại, chính sách ngoại giao Hoa Kỳ thường được áp dụng đúng lúc, đúng thời và vào đúng những quốc gia  hay liên minh, khi họ thấy cần thiết.

V́ vậy, Hoa Kỳ chỉ có đồng minh chứ không có bạn; và thay đổi đồng minh một cách dễ dàng tùy theo từng hoàn cảnh có lợi cho ḿnh.

Đường lối ngoại giao của Hoa kỳ chỉ là bản cũ soạn lại.

V́ Hoa Kỳ trở lại vùng Đông Nam Á, nên nhiều người cho rằng đương lối ngoại giao của Hoa Kỳ là mới. Nhưng nếu xét kỹ, th́ nó chỉ là bổn cũ soạn lại và nó có một sự tiếp nối. Nó bị ảnh hưởng sâu đậm bởi ba trường phái ngoại giao và bởi chính lịch sử của Hoa Kỳ, mặc dầu lịch sử này c̣n rất mới so với những nước khác.

Ba trường phái ngoại giao của Hoa Kỳ là:

1) Trường phái Tự Cô lập (isolationnisme) cho rằng Hoa kỳ là một quốc gia lớn, có đầy đủ tài nguyên, nên chỉ cần lo cho chính Hoa Kỳ cũng đủ lắm rồi. Trường phái này tiêu biểu bởi James Monroe (1758-1831), Tổng Thống thứ 5, qua câu nói: “Châu Mỹ là của người Mỹ“ (L’Amérique pour les Américains).

2) Trường Phái Can Thiệp (Interventionnisme ) cho rằng Hoa Kỳ có một mô h́nh tổ chức xă hội tốt đẹp, dân chủ, tự do; v́ vậy Hoa Kỳ nên mang quảng bá mô h́nh này trên toàn thế giới; chính v́ vậy nên đưa đến đường lối ngoại giao can thiệp.

3) Đường lối ngoại giao thực tiễn, thường được áp dụng bởi những tổng thống và ngoại trưởng, tức những người có quyền, và tùy theo hoàn cảnh lịch sử của Hoa Kỳ và thế giới mà áp dụng, lúc này cần phải chính sách cô lập, nhưng lúc khác lại cần chính sách can thiệp.(1)

Người ta nghĩ là 2 trường phái Tự Cô lập và Can thiệp chống đối nhau; nhưng thưc tế là bổ xung nhau. Hoa Kỳ can thiệp ra ngoài nếu thấy cần và một khi nhận thấy cần phải lui về lo việc nội bộ, đặt ưu tiên cho chính sách quốc nội, th́ lại lui về. Tôi lấy thí dụ gần là ngay trong 2 nhiệm kỳ Tổng thống Bill Clinton, nhiệm kỳ đầu ông chủ trương lui về lo nội bộ. Ông đă đưa ra khẩu hiệu: “Hiểm họa của Hoa Kỳ không đến từ nước ngoài, mà đến từ trong nước Hoa Kỳ“, để tranh cử với ông G. Bush cha, người vừa chiến thắng chiến tranh Irak. Sau nhiệm kỳ nh́, khi t́nh h́nh quốc nội đă ổn, th́ ông lại chủ trương can thiệp ra ngoài.

Ngoài việc bị ảnh hưởng bởi 3 trường phái trên, người ta c̣n có thể nói chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ bị ảnh hưởng bởi chính lịch sử Hoa Kỳ, mặc dầu lịch sử của nước này rất ngắn so với nhiều nước khác.

Thật vậy, lịch sử Hoa Kỳ, nếu tính xa là từ ngày chiếc tàu Mayflower chở 102 người theo đạo Khắc Kỷ (Puritains), bị chính quyền Anh và Âu châu bạc đăi, một trường phái tôn giáo, chính trị, trong đạo Tin Lành Anh-Đức (Anglo – saxon) theo khuynh hướng Calvin (1509-1564), người Thuỵ Sỹ, chủ trương cải cách Tôn giáo. Họ đi từ đảo Southampton, ngày 16/9/1620 và tới Plymouth ngày 16/12/1620. Trong cuộc hành tŕnh đầy gian khổ đi t́m tự do này, 41 người chủ gia đ́nh đă cùng nhau làm một khế ước được gọi là Khế Ước Mayflower, cương quyết và cam đoan thành lập một nền cộng ḥa dân chủ, tôn trọng mọi quyền tự do căn bản của con người. Ngày hôm nay dân Hoa Kỳ làm Ngày Lễ Tạ Ơn (Thanking giving Day) là ư nghĩa từ đó.

Nếu tính gần, th́ lịch sử Hoa Kỳ bắt đầu từ Ngày Độc lập 1776.

Trong suốt thời kỳ từ đó đến nay, ngoài việc bị ảnh hưởng bởi ư muốn thành lập một nền cộng ḥa, như một trong những người chính soạn thảo ra bản Hiến pháp Hoa kỳ, ông Alexander Hamilton (1757-1804), người đă từng là Bộ Trưởng Tài Chánh và kinh tế của Whashington, đă lập ra Quĩ Tiền tệ Liên bang. Khi soạn thảo bản hiến pháp, ông có tuyên bố: “Nếu Quí Vị muốn, và cảm thấy có khả năng và tinh thần trách nhiệm để duy tŕ nó th́ Quí Vị lập nên một nền cộng ḥa!“

Người ta c̣n có thể nói lịch sử Hoa Kỳ là lịch sử một chuỗi dài chiến tranh: chiến tranh với người Da Đỏ, Nội Chiến, Đệ Nhất, Đệ Nhị Thế Chiến, Chiến tranh Lạnh, Chiến Tranh Hàn quốc, Chiến tranh Việt Nam, và gần là Chiến tranh A phú Hăn, Irak. Hoa Kỳ đă lớn mạnh nhờ chiến tranh. Hoa kỳ đă thủ lợi trong chiến tranh với người Da Đỏ, để mở mang bờ cơi về phía tây, thủ lợi với Đệ Nhất, Đệ Nhị và Chiến tranh Lạnh. Kinh tế Hoa Kỳ một phần không nhỏ là nhờ vào chiến tranh, sản xuất vũ khí. Ngay cả ngày hôm nay, việc bán vũ khí dễ dăi cho dân, ngoài việc theo triết lư của những người lập quốc là tại sao chính quyền có quyền vũ trang, mà người dân lại không có quyền vũ trang để tự vệ. Việc này đă xảy ra những vụ bắn, giết những người vô tội v́ hành động bất thường của một vài người tâm thần bất ổn, nhiều người đề nghị cấm bán vũ khí dễ dăi cho dân. Tuy nhiên nó đụng chạm đến kinh tế, nên dự án không thành luật.

Hai cuộc chiến chính ra là có hại cho Hoa Kỳ là cuộc nội chiến 1860-1865 và chiến tranh Việt Nam 1954-1975. Nhưng giới lănh đạo Hoa Kỳ đă biến thế bất lợi thành thế có lợi.

Nội chiến là anh em nhà đánh nhau, nồi da xáo thịt, thật là đau thương. Nhưng những người lănh đạo Hoa Kỳ, đặc biệt là Tổng thống Abraham Lincolt (1809-1865) đă biết dùng nội chiến để nhấn ch́m tất cả những bất đồng nội bộ và sau đó chủ trương hoà hợp ḥa giải thật sự giữa 2 phe, phe Bắc và phe Nam, những quân đội phe Nam, nếu muốn giăi ngũ, th́ giải ngũ, nếu muốn ở lại trong quân đội, th́ vẫn được giữ chức tước cũ, không có một tư ǵ phân biệt kẻ thắng người thua. Chính nhờ vậy mà đă có thể dễ dàng kiến thiết quốc gia và trở thành một cường quốc sau 35 năm, khi Hoa Kỳ tham gia bát quốc liên quân đánh thành Bắc kinh vào năm 1900.

Ở điểm này, những giới lănh đạo cộng sản, từ Lénine, Trotski, Staline qua Mao Trạch Đông, Hồ chí Minh và con cháu như Lê Duẫn không thể nào sánh được với Lincolt. Chính Lénine và Trotski, thường tuyên bố: “Chúng ta phải cần đến nội chiến để nhấn ch́m tất cả những ḱnh chống nội bộ“ (La guerre civile pour noyer toutes les contradictions internes). Nhưng sau đó không biết ḥa hợp, ḥa giải, vẫn chủ trương chia rẽ, lấy lư thuyết đấu tranh giai cấp làm phương châm hành động, một lời kêu gọi và một hành động đưa đến nội chiến triền miên. Nên một trong những nguyên do chính làm cho tất cả những chế độ cộng sản không phát triển mạnh được là v́ nguyên do này.

Lincolt đă ư thức rơ câu của Tôn Tử, và tôi không biết ông có đọc hay không, hay những tư tưởng lớn thường gặp nhau:

“Chiến tranh như lửa, dùng lửa lâu ngày sẽ có hại vào thân. Trong lịch sử, chưa có một chiến quốc nào dùng chiến tranh lâu dài mà có lợi cả.”, khác hẳn với những người cộng sản lúc nào cũng hô hào đấu tranh giai cấp, tức chủ trương nội chiến kéo dài.(2)

Nhưng tai sao từ ngày lập quốc đến nay, Hoa kỳ là quốc gia tham dự nhiều cuộc chiến nhất mà vẫn có lợi. Câu trả lời đó là Hoa kỳ tham dự nhiều cuộc chiến, nhưng Hoa Kỳ tham dự không lâu, và cứ đợi gần ngă ngũ rồi mới nhảy vào. Đây là đường lối ngoại giao cố hữu của Hoa Kỳ. Một bằng chứng rơ ràng là hai Trận Thế Chiến, Hoa Kỳ tham chiến muộn màng, đến nỗi vào Đệ Nhất Thế Chiến, người lănh đạo Pháp đương thời và cũng là một trong những người lănh đạo cuộc chiến, có tuyên bố: “Nước Pháp và Anh trông đợi người Hoa Kỳ như con trông mẹ về chợ.” Đệ Nhị Thế chiến cũng vậy, măi đến năm 1941 Hoa Kỳ mới tham chiến.

Chi có chiến tranh Việt Nam và ngày hôm nay chiến tranh Irak và A Phú Hăn là Hoa Kỳ tham chiến hơi lâu.

Riêng chiến tranh Việt Nam, một khi Hoa Kỳ không c̣n thấy có thể chiến thắng quân sự được, phải rút quân, th́ biến nó thành một con bài để trao đổi trên b́nh diện chiến lược ngoại giao quốc tế với Liên sô và Tàu.

Về chiến tranh A Phú Hăn và Irak: Có người cho rằng ở 2 nước này Hoa Kỳ không có lợi chi, hàng năm phải tiêu sài hàng chục tỷ và đă có hàng ngàn quân đội Hoa Kỳ chết ở Irak. Chúng ta đừng quên Irak là nước sản xuất và xuất cảng thứ nh́ dầu hỏa trên thế giới. A phú hăn là nước có nhiều ống dẫn dầu xuyên qua dẫn tới các nước khác hay ra biển. Ngày hôm nay dầu hỏa vẫn là nhiên liệu chiến lược hàng đầu. Mất cả ngàn người để có 2 quốc gia chiến lược này, đây là giá cũng cần nên trả; mặc dầu chính giới Hoa Kỳ không dám nói thẳng ra điều này. Hơn thế nữa như trên chúng ta đă nói, kinh tế Hoa Kỳ  lệ thuộc một phần không nhỏ vào nền kinh tế sản xuất súng đạn, vơ khí, nên Hoa Kỳ cần có chiến tranh để tiêu thụ.

Chiến tranh gần như lúc nào cũng đi kèm với chính sách ngoại giao Hoa Kỳ, v́ từ chiến tranh với người Da Đỏ, qua Nội Chiến, tới Chiến Tranh Lạnh và ngày hôm nay chiến tranh Irak, phần nhiều Hoa Kỳ thủ lợi.

Chính v́ vậy mà khi nhận Giải Nobel Ḥa B́nh, mặc dầu là ḥa b́nh, ông Obama, thản nhiên tuyên bố, nhắc lại câu nói của một chính khách trước đó: “Nếu Quí Vị muốn có ḥa b́nh, th́ Quí Vị cần phải sửa sọan chiến tranh!“

Đường lối ngoại giao của Hoa Kỳ nhắm những ǵ ở châu Á Thái b́nh dương?

Nhiều người cho rằng Hoa Kỳ trở lại Đông Nam Á là kết thúc móc xích bao vây Trung Cộng. Điều này không sai, v́ trước đây Hoa Kỳ đă tạo ra những móc xích với Ấn Độ, Nam Hàn, Nhật, Úc, vùng Bắc Á và Đông Á, nay với Nam Á. Từ đó có người bảo rằng Hoa Kỳ sẽ có chiến tranh với Trung Cộng. Không nhất thiết như vậy, ít nhất là trong ngắn hạn. Hoa Kỳ trở lại là để ngăn chặn sự bành trướng của Trung Cộng xuống các nước Đông Nam Á. Với Nga và Ấn độ, Hoa Kỳ đă ngăn chặn vùng Bắc Á; với Nhật và Úc, Hoa Kỳ ngăn chặn vùng Đông Á. Nay tới Nam Á. Thêm vào đó Hoa Kỳ không thể để Trung Cộng t́m cách qua những cuộc họp song phương, khống chế biển Đông Nam Á, Hoa Kỳ yêu cầu phải giải quyết những tranh chấp trên biển Đông Nam Á qua những hội nghị đa phương và sẵn sàng giúp các nước Đông Nam Á đi vào con đường này. Chính v́ vậy mà trong Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Nam Á, họp ở New York ngày 24/9/10, Tổng Thống Hoa Kỳ tuyên bố, đă nêu ở trên, nay nhắc lại:

“Với tư cách là Tổng Thống Hoa Kỳ, tôi đă bày tỏ minh bạch rằng Hoa Kỳ có mục đích đóng vai tṛ lănh đạo ở châu Á.”

Không ai chối căi rằng Hoa Kỳ đă trở lại châu Á Thái b́nh dương, nhất là Đông Nam Á. Và cũng không ai chối căi rằng Hoa Kỳ vẫn là đệ nhất cường quốc trên thế giới về nhiều phương diện, từ kinh tế, chính trị, khoa học đến kỹ thuật.

Từ đó có nhiều người, nhiều nhà lănh đạo châu Á, nhất là của những nước nhược tiểu, bi quan cho rằng số phận của ḿnh lại bị định đoạt bởi những cường quốc.

Không hoàn toàn như vậy. Tùy theo tài ngoại giao của những người lănh đạo, dù là một tiểu nhược quốc.

Thời này không c̣n là thời của thế kỷ 20, không c̣n những hiện tượng vào năm 1900, năm Canh Tư, liên quân liệt Cường gồm 8 nước Anh, Pháp, Đức, Hoa kỳ, Nhật, Nga, Ư, Áo, dưới sự chỉ huy của Tướng Đức Von Waldersee, tiến đánh Bắc Kinh, khiến Triều đ́nh Măn Thanh, dưới triều vua Quang Tự, qua sự nhiếp chính của bà Từ Hi Thái hậu, đă phải kư Hiệp ước Tân Sửu nhục nhă ( mùa thu năm 1901), không c̣n là thời của sau Đệ Nhị Thế Chiến, của Hội Nghị Yalta chia cắt thế giới, chỉ cần Roosevelt, Staline, Churchill đặt bút kư, là có những vùng đất bị chia cắt.

Ngoại giao thời này là ngoại giao tương thuộc, lưỡng lợi, tùy vào trí khôn của những nhà ngoại giao, của giới lănh đạo. Một nước nhỏ như Singapour, diện tích là 620 Km2, dân số là 5.090.200 người, tổng sản lượng quốc gia 166,52 tỷ $, sản lượng tính theo đầu người là 32.713 $, đứng hàng thứ 39 trên 231 quốc gia, so với Việt Nam, dân số là 87.266.700 người, diện tích là 331.690 Km2, tổng sản lượng là 90,20 tỷ $, sản lượng tính theo đầu người là 1.034 $, đứng hàng thứ 191 trên 231 quốc gia,  (Theo Robert và Atlaseco 2011 – Le nouvel Observateur), thế mà trước đây mấy năm, Singapour đă kư một hiệp ước kinh tế thương mại với Hoa kỳ. Hiệp ước này, nhiều chính khách, nhiều nhà ngoại giao coi như là một hiệp ước khung, không những đặt Singgapour ngang hàng với Hoa Kỳ, mà c̣n mang lại lưỡng lợi cho cả 2 quốc gia.

Một câu hỏi nữa đến với chúng ta là để đương đầu với chính sách ngoại giao châu Á Thái B́nh Dương của Hoa Kỳ, những nhà lănh đạo cộng sản Việt Nam có tài cán như Lư quang Diệu của Singapour hay không?

Câu trả lời gần như không, nếu chúng ta xét về quá khứ để lấy căn bản trả lời.

Thật vậy, Việt Nam dưới thời nhà Nguyễn, trong khi nước Nhật với Minh Trị Thiên Hoàng đă t́m cách canh tân sứ sở, th́ vua Tự Đức vẫn bế quan tỏa cảng. Vào thời cận đại, ít nhất là từ lúc Hồ chí Minh được Đệ Tam quốc tế đưa về cướp chính quyền, giới lănh đạo cộng sản Việt Nam hoàn toàn theo ngoại bang. Họ Hồ thản nhiên tuyên bố: «Tôi không có tư tưởng ǵ cả. Tư tưởng của tôi là do Staline và Mao trạch Đông nghĩ hộ.» Trước đây th́ Đảng Cộng Sản Việt Nam, độc đảng nắm quyền, hoàn toàn theo Liên Sô, lớn tiếng chửi và ngay cả gây ra chiến tranh với Trung Cộng vào năm 1979; nay th́ hoàn toàn theo Trung Cộng, hiệp ước được kư với Trung Cộng, mệnh danh là hiệp ước Thành Đô, vào tháng 3/1990, giới lănh đạo Trung Cộng đă không thèm tiếp phái đoàn cộng sản Việt Nam ở thủ đô, một điều sỷ nhục cho dân Việt Nam; mới đây, cộng sản Việt Nam làm lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng long, đă lấy ngày khai mạc là ngày 1/10, ngày Quốc khánh Trung Cộng; và ngày bế mạc 10/10, ngày Quốc Khánh của Đài Loan.

Ngày nào đảng cộng sản Việt Nam c̣n cầm quyền, ngày đó, để có một chính sách ngoại giao độc lập, khôn ngoan, lưỡng lợi,  để đương đầu với các cường quốc, riêng đối với chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ,  điều đó c̣n rất xa vời.

Mong rằng câu trả lời của tôi nó không đúng trong tương lai!

 

Paris ngày 05/01/2011

Chu chi Nam

 

(1) Xin xem thêm về đường lối ngoại giao của Hoa Kỳ và đảng cộng sản VNvà Trung Cộng trên

      http://perso.orange.fr/chuchinam/

(2) Xin xem thêm bài: Phê b́nh tài cán quân sự của những lănh tụ cộng sản.


<<trở về đầu trang>>
free counters