Fax: +493046795841 Email: thongtinberlin@gmail.com Tel. +4917678132650 www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de
|
Chuyện bên lề Lễ Bế mạc Năm thánh
1- Chuyện về những chiếc áo:
Trước hết xin bắt đầu bằng một sự việc xảy ra Chúa nhật 02-01-2011. Số là có một anh tài xế người lương chở khách hành hương từ Nam ra La Vang dự lễ Bế mạc Năm thánh. Dọc đường, ghé lại một quán cơm ở giáo xứ Loan Lư, nơi bị nhà nước CS cướp trường học ngày 14-09-2009, anh nhác thấy vài thanh niên đang mặc những chiếc áo pull cổ tṛn có viết những ḍng chữ: “Mẹ ơi thương đến Giáo xứ Loan Lư”, “Cầu nguyện cho Giáo xứ Tam Ṭa”, “Cầu nguyện cho Đồng Chiêm”, “Đức Bà phù hộ các Giáo hữu bị bách hại”… Lấy làm lạ và được giải thích, anh đă xin một chiếc và vui thú mặc vào. Thế nhưng, vừa đổ khách xuống Linh địa, anh đă bị nhân viên trật tự mời cởi áo ngay ra cho. Ngạc nhiên, tài xế người lương nói: “Lạ vậy? Cái tên trên áo này chẳng phải là một giáo xứ Công giáo đang bị đàn áp của các anh sao?”
Câu chuyện 2: Mục tử một giáo xứ bị bách hại nọ, hôm ấy t́nh cờ thấy vài giáo dân mặc những chiếc áo như trên đi nghênh ngang trên con đường nhà thờ, liền có ngay phản ứng: bỏ thánh lễ chiều để tức tốc lái xe đi gặp Giám mục của ḿnh, “báo động” sự việc. Hôm sau, trên ṭa giảng, cha tuyên bố: việc mặc những chiếc áo như thế tại La Vang dịp Lễ Bế mạc là gây rắc rối cho Đức Cha, phá hoại “quan hệ tốt đẹp” giữa Nhà nước và Giáo hội, thiếu tinh thần hiệp thông, gây phân hóa mất đoàn kết, làm một hành vi mang tính chính trị… Cha quên rằng chính giáo xứ của ḿnh đă một lần bị CS cướp bóc cơ sở. Cha c̣n bảo các phụ huynh không được để con cái “ăn mặc bậy bạ” như vậy. Thế là mấy cậu thanh niên đành vâng lời, v́ cha có răn đe: “Con căi cha mẹ trăm đường con hư, con thối!”. May c̣n vài giáo dân thấy lệnh cấm đó là phi lư, đă đem áo ra La Vang, phát tặng cho nhiều người quen thuộc một giáo phận bạn. Họ đă dũng cảm mặc tại Linh địa và những bức h́nh về đức tin can trường và t́nh hiệp thông đúng nghĩa của họ đă bay trên mạng toàn cầu.
Câu chuyện 3: Cũng tại một giáo xứ bị bách hại nặng nề khác, một nhóm giáo dân đă đem quyết tâm và bỏ tiền túi làm 150 chiếc áo, cốt phân phát cho bà con mặc tại La Vang, hầu cầu nguyện cho chính ḿnh và cho mọi giáo xứ cùng cảnh ngộ. Nhóm đă đàng hoàng thông báo chuyện này cho cha xứ, c̣n cho biết họ sẽ tổ chức một giờ cầu nguyện tại Thánh địa bên Linh đài, hy vọng vị mục tử sẽ ủng hộ. Không ngờ cha lại lên giọng mắng trách, cấm cản, bảo rằng làm như thế sẽ gây thêm bắt bớ cho giáo xứ, thêm khó khăn cho bề trên giáo phận. Thế là chẳng ai dám nhận áo trước khi lên đường (trừ một vài người). Và rồi dự tính tổ chức một buổi cầu nguyện riêng cho giáo xứ tại Đất Mẹ cũng chẳng được thực hiện, mặc dầu cha xứ bị bệnh chẳng đi theo giáo dân.
Câu chuyện 4: Lần này th́ tại một giáo phận vốn là nạn nhân của Cộng sản bằng nhiều cách suốt mấy năm qua. Nhờ sự hỗ trợ của vài ân nhân xa gần và với sự đồng t́nh của nhiều cha quản xứ, một nhóm giáo dân đa phần là trẻ, đă làm được 600 chiếc áo. Anh em đă phân phối ra cho nhiều cộng đoàn, chờ ngày biểu dương tinh thần tại Linh địa. Khổ thay, chẳng hiểu sao công an lại biết được kế hoạch này. Thế là ngày lên đường, nhiều xe chở giáo dân đă bị chặn lại trước khi xuất bến và bị lục soát hành lư kỹ lưỡng. Rốt cục chỉ có đôi ba chiếc lọt vào được Linh địa nhưng rồi cũng không thể lọt khỏi mắt các trật tự viên vô cùng mẫn cán tại La Vang. Họ đă được lệnh cha Quản nhiệm (vốn được “bạn dân” thông báo trước về “âm mưu”) là phải tịch thâu hoàn toàn mọi cờ xí, băng-rôn, y phục mang tính “khích động” tại Đất Mẹ!
Và như các bản tin kèm h́nh mà chúng tôi đă đưa lên mạng, diễn tiến tiếp theo là nhiều giáo dân mặc những chiếc áo hiệp thông cầu nguyện đó đă bị ban trật tự Linh địa, trong sự phối hợp với công an Quảng Trị, tước lột trước mắt bàn dân thiên hạ. Kẻ th́ bị cách thô bạo tàn nhẫn ngay trước Linh đài, kẻ th́ bị cách nhẹ nhàng nhưng không kém nhục nhă tại văn pḥng trung tâm ban trật tự. Lư do: những câu ghi trên áo là “nhạy cảm”, là “khích động”, là “bậy bạ”… Có đúng thế không hỡi Đức Bà phù hộ các giáo hữu?
Một chuyện cũng liên can: Có khoảng 55 sinh viên thuộc Câu Lạc Bộ Giáo Dục Vinh vào LV dự lễ. Họ mang trên đầu mỗi người một dải băng đỏ có hàng chữ “Vinh Education Club” màu vàng và 3 băng-rôn mỗi cái dài hơn 3m mang 3 nội dung: “1. Tự do Tôn giáo là quyền chứ không phải ân huệ xin cho. 2- Giới trẻ chúng con khao khát ḥa b́nh - công lư - sự thật. 3- Xin Mẹ ǵn giữ và thánh hóa hàng Giáo phẩm Việt Nam”. Khi đến trước cổng Linh địa, anh em mới căng được băng-rôn thứ nhất để chụp h́nh th́ bị nhân viên trật tự và công an (thường phục) giật lấy ngay, giật lấy tất cả. Từ ấy đến lúc ra về, anh em luôn bị nhiều công an mặc thường phục theo dơi khắt khe. Ngay cả một số anh em cầm điện thoại nhắn tin cho bạn, công an cũng định tước. Mà anh em từ giă Linh địa khi nào? Đó là sau lúc nghe Nguyễn Thiện Nhân phát biểu. Họ rủ nhau ra về hết và xe đă xuất phát lúc 8g tối ngày mùng 5-01-2011.
2- Chuyện cái tên La Vang
Như mọi người đều biết, “Trung tâm hành hương Đức Mẹ La Vang” là danh hiệu có từ lâu đời, tương tự “Trung tâm hành hương Đức Mẹ Thái Hà” tại Hà Nội, “Trung tâm hành hương Đức Mẹ Phú Nhai” tại Bùi Chu, “Trung tâm hành hương Đức Mẹ Trà Kiệu” tại Đà Nẵng, “Trung tâm hành hương Đức Mẹ B́nh Triệu” tại Sài G̣n… Ngày 08-08-1961, các Giám mục Miền nam VN đă nâng La Vang thành “Trung tâm Thánh mẫu Toàn quốc”. Đến ngày 01-05-1980, trong Hội nghị đầu tiên của Hội đồng GMVN tại Hà Nội, danh hiệu cao quư ấy của La Vang lại được tái xác nhận trong niềm hân hoan cảm tạ của các mục tử và dân Chúa. Tuy nhiên phía nhà cầm quyền CS th́ đó lại là sự phản kháng phẫn nộ. Họ đă lập tức đ̣i buộc Đức TGM Philipphê Nguyễn Kim Điền, chủ chăn TGP Huế, phải cho sự việc ch́m vào quên lăng. Thế nhưng Đức Cha đă lệnh ngay cho cha Emmanuel Nguyễn Vinh Quang, quyền quản nhiệm La Vang, là phải ghi thật rơ to danh hiệu cao quư ấy tại Linh địa. Cha đă dũng cảm vâng lời dù gặp muôn vàn hăm dọa. Danh hiệu này c̣n được Ṭa thánh chính thức chuẩn nhận qua Sắc lệnh của Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích ngày 02-08-2002 gởi đến Đức TGM Têphanô Nguyễn Như Thể để cho phép dùng các bản văn phụng vụ kính Đức Trinh Nữ bằng La ngữ và Việt ngữ, nhân Đại hội Hành hương toàn quốc La Vang lần thứ 26. Dĩ nhiên nhà cầm quyền vẫn tiếp tục thái độ chỉ công nhận La Vang như một giáo xứ đơn thuần.
Mọi chuyện dù sao kể như đă vững chắc trong Giáo hội. Đùng một cái, nhân cuộc hành hương thường niên 15-08-2010, tín hữu bỗng thấy trên cổng chào mới toanh, rất xinh đẹp, rất Á đông của Linh địa khắc ch́nh ́nh ḍng chữ cũ rích cũ rang năm nào: “Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang”. H́nh b́a trang web Tổng Giáo phận Huế (http://tonggiaophanhue.net) cũng ghi như vậy. Tiếp đến, Thư Hội đồng GMVN gởi cộng đồng dân Chúa do Đức TGM Nguyễn Văn Nhơn và Đức GM Vơ Đức Minh chấp bút sau Đại hội lần thứ XI HĐGMVN (07-10-2010) cũng viết: “Năm thánh 2010 sẽ được kết thúc cách trọng thể tại Trung tâm hành hương Thánh Mẫu La Vang vào dịp lễ Hiển linh 4-6/01/2011”.
Việc thay tên đổi họ, bỏ mới lấy cũ như thế mà không một tuyên bố chính thức nào từ phía thẩm quyền đă gây nhiều thắc mắc xôn xao, thậm chí ấm ức công phẫn. Tâm t́nh này c̣n dâng cao khi tài liệu chính thức mang tên “Đại lễ bế mạc Năm thánh 2010 - Đại hội hành hương Đức Mẹ La Vang” do TGP Huế phát hành vẫn cứ ghi “Trung tâm hành hương Đức Mẹ La Vang”. Trong tập sách ấy c̣n in cả nội dung Bia kỷ niệm (trang 98) với danh hiệu bỏ mới lấy cũ này. Một vị đă vội giải thích rằng danh hiệu “Trung tâm Thánh mẫu Toàn quốc” dù sao vẫn mang tính cách địa phương, c̣n giới hạn!?! Có người th́ nói đó là khôn ngoan âm thầm nâng Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang lên mức toàn cầu, tương tự Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Lộ Đức, Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Fatima,… ư muốn để ngỏ rằng tuy cũng là của Giáo hội CGVN, nhưng có tính quốc tế !?! Nếu đây là viễn kiến và dự tính thật (chứ không phải là kiểu nói lấy nói được) th́ kể ra hơi khó đấy! V́ muốn trở nên như thế, phải được Giáo hội chính thức công nhận đă. Thế mà “cho đến nay, Giáo hội chỉ mới nh́n nhận những lần Đức Mẹ hiện ra cho cô bé chăn cừu Bernadette ở Lộ Đức năm 1858. Giáo hội ra một "phán quyết khẳng định cho 8 nơi khác như Fatima (Bồ Đào Nha), Beauraing (Bỉ), Akita (Nhật), Syracuse (Ư), Zeitoun (Ai cập), Manila (Phi Luật Tân) và Bêtania (Venezuela). Có một số nơi, Giáo hội hoàn toàn phủ định; ngoài ra Giáo hội không ra một quyết định nào liên quan đến hàng trăm trường hợp về việc Đức Mẹ hiện ra. Chúng ta có thể xếp Đức Mẹ La Vang ở trường hợp Giáo hội không có một quyết định nào” (x. bài Đức Mẹ hiện ra tại La Vang với những di tích nào? của Lm Thêôphilê, http://danchua.org). Cái tên “toàn quốc” c̣n chưa giữ nổi, mong ǵ được cho danh hiệu “quốc tế”?
Giữa lúc ngổn ngang tâm t́nh trước lễ Bế mạc Năm thánh như thế, th́ ngày 28-12-2010, đài Vatican đă phổ biến lá thư của Đức Giáo Hoàng ủy nhiệm Đức Hồng Y Ivan Dias làm Đặc sứ tại La Vang ngày 05-01-2011. Bức thư nhắc tới La Vang như Đền thánh Quốc gia, c̣n bản tin của đài nhắc tới La Vang như Trung tâm Thánh mẫu Toàn quốc.
Đến chính ngày lễ, Đức TGM Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, trong diễn văn chào mừng đọc chiều 05-01-2011 tại Linh địa, đă dơng dạc khẳng định: “Trung tâm Thánh Mẫu Toàn quốc La Vang”. Phần Đức TGM Têphanô Nguyễn Như Thể, trong Lời cám ơn đọc sáng ngày 06-01, có 2 lần dùng danh xưng “Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang” và một lần nói “Trung tâm Thánh Mẫu Toàn quốc La Vang” (nhưng trên bản văn đăng tại trang web TGP Huế th́ không có chữ Toàn quốc này)! Trước đó, chiều ngày 05-01, phó thủ tướng CS Nguyễn Thiện Nhân, trong lời phát biểu sặc mùi “tuyên truyền” và “dạy dỗ”, đă xách mé gọi “Giáo xứ La Vang” đến 2 lần. May thay, tên gọi và địa điểm tổ chức Lễ Bế mạc Năm thánh đă được WHĐ (tiếng nói chính thức của HĐGMVN) sử dụng chính xác và đầy đủ là: Lễ bế mạc Năm thánh 2010 của Giáo hội VN tại Trung tâm Thánh Mẫu Toàn quốc La Vang: http://hdgmvietnam.org/thanh-le-be-mac-nam-thanh-2010-tai-la-vang-ngay-6-1-2011-bai-giang-cua-dhy-ivan-dias/2510.63.8.aspx.
Sau Lễ Bế mạc, giờ đây h́nh b́a trang web của TGP Huế chỉ c̣n ḍng chữ “Đức Mẹ La Vang” (xem h́nh). Cha Nguyễn Vinh Gioang, vị phụ trách, như hồi phục tinh thần của năm 1980, đă lại dùng từ “Trung tâm Thánh Mẫu Toàn quốc LV” trong các bản tin của ngài. Dù sao, tấm bia kỷ niệm vẫn đề “Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang”. Mà bia đá th́ trăm năm. Mong rằng đừng trở thành bia miệng ngàn năm!!
3- Tai hại của việc rước cọp vào nhà.
Chúng tôi không rơ tại Lễ Khai mạc Năm thánh tại Sở Kiện và tại Đại hội Dân Chúa ở Sài G̣n, đại diện nhà cầm quyền CS (lần đầu là ông Hà Văn Núi, phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc trung ương và lần sau là ông Huỳnh Đảm, chủ tịch) có được chính thức mời chăng. Nhưng tại Lễ Bế mạc Năm thánh, th́ đại diện cho quyền lực vô thần được chính thức mời tới và công khai phát biểu.
Lấy lư do giữ an ninh cho nhân vật này (cộng thêm lư do ngăn ngừa mọi h́nh thức biểu lộ đức tin can trường chân chính và ḷng hiệp thông với các tín hữu bị bách hại qua truyền đơn, biểu ngữ, y phục… mà họ đă nghe biết từ nhiều nơi) công an đă tới bên trong Linh địa thi hành nhiệm vụ ngay từ trước ngày khai mạc. Trước đây họ chỉ ở ṿng ngoài, nếu có ṿng trong th́ cũng ít ỏi và kín đáo, mà chỉ từ khi cuộc lễ khởi sự. Lần này, họ tràn ngập dày đặc. Một vị linh mục trong ban trật tự ước lượng khoảng 1000 nhân viên, chia thành từng nhóm 10 người, 5 nam 5 nữ, đa phần là trẻ. Người ta rất dễ nhận ra họ qua đôi chân hấp tấp, hai mắt láo liên, tay cầm điện thoại để gọi liên tục, và nhất là thái độ dửng dưng hay bất kính những lúc các nghi thức phụng vụ được cử hành.
Một số len vào giữa các tín hữu để nghe ngóng, lân la gần các đoàn thể để theo dơi, bám sát nhiều nhóm sinh viên Vinh (xem trên), hoặc đến ngồi ở cầu thang Nhà Trung tâm, nơi các linh mục qua lại và tṛ chuyện, để thâu thập tin tức… khiến cho vị linh mục đặc trách vệ sinh nhiều lần phải đuổi cổ… Đặc biệt có một số lân la làm quen với thành viên ban trật tự Linh địa, thậm chí đội mũ màu gạch của ban trật tự nữa. Trong vụ tước lột áo của một giáo dân gần trước Linh đài đêm 05-01, người ta biết chắc có sự phối hợp giữa hai lực lượng này (những h́nh ảnh xấu hổ ấy đă được đưa lên mạng). Anh này, cùng với người bạn, đă bị công an theo dơi cả hai ngày trước đó v́ đă nghênh ngang đi lại với chiếc áo có ḍng chữ “Đức Bà phù hộ các giáo hữu bị bách hại”.
Một linh mục mới đây đă chuyển tới chúng tôi bức email thế này: “T́nh h́nh căng lắm cha ạ! Hôm lễ bế mạc, con đi ṿng ṿng sau khán đài, thấy có 5 công an áo xanh đứng đó, tức là sau lưng các linh mục tu sĩ, cách nhau 1 vách ngăn. Có một công an mặc áo quần thường, đội mũ Trật tự, đứng gần các chuyên viên chỉnh âm thanh, đi giày đen, tất xanh của công an. Ngoài đường nhựa, sau khán đài, lại có một nhóm bộ đội. Sau bài giảng của Đức Hồng y, con thấy họ đánh tới 2 chiếc xe tù màu xanh lá cây. Đậu khoảng 20p th́ 2 xe tù đó đi mất… Mấy tấm h́nh cha gửi cho con xem về công an chận lột áo, th́ tối đó con cũng thấy…” Thành thử mẩu tin trên mạng cho rằng “từ chiều 3-1 đến sáng 6-1, tại Trung tâm Hành hương ĐMLV Quảng Trị, các bạn trẻ đă âm thầm phổ biến các tài liệu hướng dẫn biểu t́nh kiên định ôn ḥa vào tất cả các ngày Chúa nhật suốt năm 2011 cho hàng mấy chục ngàn Đồng bào” chẳng biết có thực không với t́nh trạng công an dày đặc như thế!
4- Bài “Một thủ đoạn gian trá” của Lữ Giang
Ngay từ ngày 31-12-2010, người ta đă thấy phát tán rộng răi trên mạng một email của ông Lữ Giang (cựu chủng sinh chủng viện An Ninh, TGP Huế, hiện sống tại Hoa Kỳ). Email cho rằng bài viết của Joseph Dang bằng Anh ngữ (Catholics criticise presence of Vietnamese President at conclusion of Jubilee Year- Tạm dịch: Người Công giáo đả kích sự hiện diện của Chủ tịch nước VN tại lễ bế mạc Năm Thánh) đăng trên website Spero News http://www.speroforum.com/ (thuộc một nhóm tư nhân tại HK) rồi được Việt Báo dịch lại mà ghi là "Thông tấn Vatican", là “một tṛ lừa bịp trắng trợn” của Joseph Dang và của Việt Báo! Lữ Giang c̣n cho biết v́ bị phản ứng dữ dội, nên Speroforum.com đă phải hủy bài đó, nay không c̣n tra cứu được nữa. May mà ông đă lấy xuống sớm và xin công bố toàn văn cho mọi người, và hứa sẽ có bài nhận định.
Ngay từ email này đă thấy có 3 sự gian trá lừa bịp. 1- Lữ Giang cho rằng tác giả đă viết bài trên Spero News (S.N.). Thật ra S.N chỉ đăng lại bài của Joseph Dang viết trên Asia News. S.N. đă ghi rơ ở ngay ḍng đầu: “Wednesday, December 29, 2010. By Asia News” và ḍng cuối: “Source: Asia News”. 2- Lữ Giang c̣n nói bài viết đó đă bị Speroforum.com lấy xuống, hiện chẳng c̣n tra cứu được nữa, v́ thiên hạ phản ứng dữ dội. Đó là một điều dối trá, v́ bài viết vẫn c̣n đăng trên ấy cho đến hôm nay. 3- Lữ Giang lại khoe: “May tôi đă lấy xuống sớm và xin công bố toàn văn” cho độc giả. Đây cũng dối trá nốt, v́ bản văn ông ta công bố là của Asia News, v́ chẳng có hàng chữ “Wednesday, December 29, 2010. By Asia News” ở đầu và hàng chữ “Source: Asia News” ở cuối.
Đến khi như đă hứa, ông Lữ Giang đưa ra bài nhận định nhan đề “Một thủ đoạn gian trá” vào ngày 11-01-2011, ta cũng thấy ông lại phạm phải những điều kết án tác giả. Ông cho rằng Joseph Dang bịa chuyện Nguyễn Minh Triết sẽ đến La Vang dự lễ bế mạc. Thật ra, khi viết như thế vào ngày 29-12-2010, tác giả chẳng bịa đặt chút nào. Đó là v́ từ hôm 21-12-2010, Ban Thông tin TGP Huế đă chính thức thông báo: chương tŕnh ba ngày Đại lễ có “phát biểu chúc mừng của Chủ tịch Nước hoặc Thủ tướng Chính phủ”. Chi tiết này c̣n giữ lại trên http://vietcatholic.net/News/ Html/ 86291.htm và trong cuốn “Đại lễ bế mạc Năm thánh 2010, Đại hội hành hương Đức Mẹ La Vang”, TGP Huế biên soạn, trang 5. V́ sự phản đối mănh liệt của giáo dân và giáo sĩ, nên Nhà cầm quyền CS đă sắp xếp đưa Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đến, nhưng HĐGMVN cũng không chấp nhận. Cuối cùng đi tới giải pháp dung hoà là ông Nguyễn Thiện Nhân Nhưng dù ông Triết hay ông Nhân th́ cũng là kẻ đại diện cho một quyền lực vô thần. Việc ông nào đứng trên bục giảng của cuộc lễ Công giáo vĩ đại nhất từ xưa đến nay để lên giọng vẫn là điều không thể chấp nhận.
Thứ đến, Lữ Giang cho rằng tác giả càng lừa bịp trắng trợn hơn khi “ “ghi nhận t́nh h́nh nhiều người Công giáo lên tiếng chỉ trích việc mời Chủ tịch Nước VN hiện diện trong lễ Bế mạc Năm thánh”. Đúng là giáo dân bất măn v́ có đại diện CS phát biểu trong Đại lễ. Nhiều tiếng nói phản đối đă tung lên mạng. Không những giáo dân, mà ngay cả giáo sĩ cũng đă chẳng ưa thích bài phát biểu đầy giọng điệu tuyên truyền và dạy dỗ của ông Nhân là người đi thế ông Triết. Bằng chứng là trang mạng của HĐGMVN và của TGP Huế chẳng hề đăng bài này.
Tiếp nữa, Lữ Giang nói: “Để làm cho vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn, Joseph Dang c̣n xử dụng lá bài phá thai để kích động” qua câu “Ông N.M. Triết có lập trường ủng hộ phá thai, và chịu tránh nhiệm về vi phạm tự do tôn giáo. Trong quá khứ không có giới chức dân sự nào từng đọc diễn văn trong các nghi lễ tôn giáo.” Thật ra, lời khẳng định này của Joseph Dang không có ǵ sai, bởi lẽ lập trường ủng hộ phá thai và chính sách vi phạm tự do tôn giáo là của đảng CS, mà ông Triết hay ông Nhân đều là thành viên. Việt Nam từ lâu nổi tiếng là cường quốc phá thai hàng đầu thế giới, với gần 2 triệu bào thai bị giết mỗi năm. Và đúng là trong quá khứ VNCH, thời TT Ngô Đ́nh Diệm rồi thời TT Nguyễn Văn Thiệu (hai tín đồ Công giáo), chưa bao giờ có giới chức dân sự nào được đọc diễn văn trong các nghi lễ thuần túy tôn giáo cả. Đây là sự xác nhận thực tế, chẳng có ǵ kích động.
Cuối cùng, nhai lại lập luận trong email ngày 31-12-2010, Lữ Giang cứ quả quyết: Joseph Dang đăng bài ở Việt Báo, mà Việt Báo lại gọi S.N. là “Thông tấn Vatican” và nói ông Triết đến LV th́ cả hai đều hiển nhiên có ác ư. Lữ Giang cũng kết án Asia News đă sai lầm khi phổ biến những “tin do Joseph Dang bịa đặt”. Thật ra, Lữ Giang mới là người có ác ư hiển nhiên (1) khi cứ buộc tội Joseph Dang đăng bài trên S.N. đang khi tác giả chỉ đăng trên Asia News (là trang thông tin rất uy tín của Hội Giáo hoàng Truyền giáo Hải ngoại PIME tại Ư), rồi bài này được S.N. đăng lại; (2) khi cứ cho Joseph Dang bịa tin ông Triết tới LV đang khi tác giả chỉ dựa vào thông tin chính thức ngày viết bài; (3) khi cứ kết án Việt Báo lừa gạt v́ gọi S.N. là “Thông tấn Vatican”, trong lúc đó chỉ là sai lầm dễ thông cảm của một tờ báo ngoại đạo.
Kết luận;
Chúng tôi xin kết thúc bài viết bằng câu chuyện về Đức Cha Micae Hoàng đức Oanh. Khi đại lễ chấm dứt, ngài đă kêu các giáo dân Cồn Dầu tới cho ḿnh gặp tại Nhà Trung tâm Thánh địa, để an ủi và khuyến khích họ. Tâm hồn mục tử đích thật th́ bao giờ cũng có nhiều sáng kiến đáng yêu như vậy đó! Mà đây đâu phải lần đầu đối với vị chủ chăn tiêu biểu nhất của Giáo hội Việt Nam hôm nay!
Việc tổ chức một Đại lễ hoành tráng trong Giáo hội VN hiện giờ không phải khó khăn ǵ, một khi đă được nhà cầm quyền bật đèn xanh, v́ nhờ có phương tiện dồi dào, nhân sự đông đúc, tổ chức chặt chẽ, tín hữu đầy tinh thần thiện nguyện. Những lễ nghi phụng vụ xinh đẹp, những bài giảng thuyết hùng hồn, những buổi diễn nguyện sinh động dễ khiến tâm hồn sốt sắng, con tim xúc động, thể xác lâng lâng… Nhưng giă từ những Đại lễ hoành tráng đó bước trở lại cuộc đời, tín hữu có trở thành đoàn ngũ chứng nhân của t́nh thương, ngôn sứ của sự thật và chiến sĩ của lẽ phải, theo sau những mục tử nêu gương đi trước về những chuyện này không? Đó mới là điều cơ bản!
Ban Thông tin Lề trái Lễ Bế mạc Năm Thánh, 31-01-2011