![]() ![]()
Fax: +493046795841 www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de
|
Bàn về hiện tượng chia rẽ trong GHCGVN
xung quanh vụ Đức cha Ngô Quang Kiệt từ chức
BBT Nữ Vương Công Lư nhận được bài viết của Linh mục Phalo Trần Xuân Tâm thuộc Gx Chúa Thánh Thần, Tổng Giáo Phận Hoa Thịnh Đốn, Hoa Kỳ do bạn đọc gửi đến.
Bài viết đă khá lâu, nhưng vẫn c̣n nguyên tính thời sự với GHCGVN hiện nay. Chúng tôi đăng bài viết này để bạn đọc suy ngẫm và đánh giá sự kiện.
Quan điểm của tác giả không nhất thiết phản ảnh quan điểm của Nữ Vương Công Lư.
Có lẽ không riêng ǵ ở Tổng Giáo Phận Hà Nội mà đại đa số người Công Giáo nào trong nước theo dơi diễn biến xung quanh biến cố từ chức Tổng Giám Mục Hà Nội của Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt đều buồn và tiếc cho Giáo Hội CG tại Việt Nam đă mất đi một Giám Mục can đảm và hết ḷng với đoàn chiên như ngài. Nhưng nhiều người CG không dừng lại ở tâm t́nh đó. Giữa những người CG xử dụng các các phương tiện truyền thông đại chúng đă xuất hiện rơ hai khuynh hướng đối lập nhau xung quanh biến cố từ chức Tgm của Đc Kiệt. Một khuynh hướng khước từ “đối thoại” với nhà nước cs và tố cáo rằng phần nào cũng v́ đường lối “đối thoại” nào đó của một số Giám mục (Gm) VN mà Đc Kiệt trong vụ Ṭa Khâm Sứ khó có chọn lựa nào khác hơn là xin từ chức Tgm Hà Nội. Khuynh hướng kia chủ trương cần “đối thoại” với nhà nước và phủ nhận sự cáo buộc của khuynh hướng trước, cho rằng Đc Kiệt từ chức chỉ v́ lư do riêng của ngài (sức khỏe) chứ không do áp lực nào cả. Sự đối lập của hai khuynh hướng này có những lúc được diễn tả qua những ngôn từ gần như lên án hay loại trừ nhau. Một số dư luận cho rằng sự đối lập vừa nói có thể đang bị một thế lực ở ngoài là nhà nước cs lợi dụng để gây ra hay đào sâu sự chia rẽ trong nội bộ GHCG tại VN.
|
Lễ đón TGM Phó Nguyễn Văn Nhơn tại Nhà thờ Lớn Hà Nội 7/5/2010 |
Mặc dầu hiện tượng chia rẽ do sự đối lập của hai khuynh hướng nói trên gây ra là một sự thật khách quan, nhưng những dữ kiện cụ thể chính xác liên quan vẫn chưa thể xác định được: chẳng hạn bao nhiêu phần trăm thuộc phía này, phía nọ nói chung, hay xét theo vùng, miền hay theo lứa tuổi già, trẻ, trung niên nói riêng. Việc t́m hiểu và xác định những dữ kiện đó vừa ở ngoài nội dung bài viết vừa vượt qua khả năng của người viết. Thay vào đó, bài viết này chỉ muốn đóng góp một số suy tư khi đề nghị một cách nh́n hiện tượng chia rẽ, một hướng giải quyết, và vài lưu ư luân lư liên quan.
*******
I. Một cách nh́n hiện tượng chia rẽ bên trong GHCG tại VN quanh vụ Đc Kiệt
Chia rẽ bên trong GHCG quanh vụ Đc Kiệt không nhất thiết là một thất bại của GH đối với nhà nước cs
Nhà nước cs không những thành công đẩy được Đc Kiệt ra khỏi Hà Nội mà xem ra nó c̣n trực tiếp hay gián tiếp gây ra những chia rẽ như hiện nay giữa các thành phần trong GHCG. Với kết cục như vậy, một số người CG quan tâm đến tiếng nói ngôn sứ trong GH, nhất là trong lănh vực tự do tôn giáo, dễ bi quan chán nản nghĩ rằng nhà nước cs trong vụ Đc Kiệt chỉ có thắng và thắng lớn, c̣n GH chỉ là kẻ bại? Thật ra chỉ cần nh́n từ phương diện con người cũng đủ thấy rằng nhà nước cs cũng chưa hẳn đă thắng, mà đang hay có nguy cơ bị thua về nhiều điểm quan trọng trong chiến lược “nới để buộc”[1] của nó.
1. Phản ứng của đại đa số giáo dân và nhiều linh mục trong nước biết đến vụ Đc Kiệt là một dấu hiệu khả quan cho thấy nguy cơ thất bại của nhà nước cs trong ư đồ cố hữu của nó, cứ tưởng rằng hễ quản lư điều khiển được một Gm, th́ quản lư, điều khiển được giáo dân và linh mục của ngài, hễ đánh ngă được ngài th́ cũng tiêu diệt được sức kháng cự của họ. Phản ứng của giáo dân cho thấy rơ hai điều: Một là càng ngày càng có nhiều giáo dân trưởng thành để phân biệt được nơi hành động của các Gm những ǵ đến từ Chúa, những ǵ thuộc về tính Tông Truyền của Giáo Hội cần phải tin nhận, chẳng hạn như việc giảng dạy đức tin và luân lư, việc cử hành các nhiệm tích, và những ǵ chỉ nảy sinh từ những yếu hèn của bản thân các ngài không nên noi theo, chẳng hạn như những thỏa hiệp nhượng bộ sai trái đối với nhà nước cs. Hai là đứng trước những xâm phạm của nhà nước cs đối với quyền tự do tôn giáo của GH, một Gm can đảm đương nhiên nâng đỡ, khích lệ giáo dân của ngài rất nhiều, nhưng nếu Gm của họ yếu hèn th́ không phải v́ thế mà họ nhất thiết sẽ yếu hèn theo.
2. Biến cố từ chức của Đc Kiệt giúp cho nhiều người CG trong nước thấy rơ hơn sự can thiệp trắng trợn của nhà nước cs trong việc bổ nhiệm, thuyên chuyển một Gm và do đó tăng thêm sự phẫn nộ và tinh thần phản kháng của họ đối với nó.
3. Biết rơ sự can thiệp thâm độc của nhà nước cs vào việc bổ nhiệm và thuyên chuyển các Gm, điển h́nh nhất là trong vụ Đc Kiệt, linh mục và giáo dân đương nhiên cảnh giác với những thái độ, hành động thỏa hiệp, nhượng bộ của một Gm trong quan hệ của ngài với nhà nước. Nhờ vậy họ không dễ bị lừa gạt bởi đường lối “đối thoại” với nhà nước, một hậu quả tai hại của chiến lược “nới để buộc”.
4. Vụ Đc Kiệt là một tiếng chuông cảnh báo cho những Gm nào chủ trương “đối thoại” với nhà nước cs. Dù có thích nghe hay không, tiếng chuông Ngô Quang Kiệt gióng vào tai các ngài sự thật này đó là sau nhiều thập niên GH phải chịu sự cai trị độc tài bất công và thối nát của nhà nước ấy, uy tín một Gm không c̣n giống như xưa nữa, nghĩa là hễ trở thành Gm th́ tự nhiên có uy tín đối với linh mục và giáo dân của ngài. Ngày hôm nay sự tín nhiệm của linh mục và giáo dân trong nước đối với một Gm đặc biệt hệ tại ở chỗ thái độ và hành động mà ngài nên có đối với nhà nước cs, ít nữa là ngài có cương quyết bảo vệ quyền tự do tôn giáo của GH trước những xâm phạm của nó không. Có thể hy vọng tiếng chuông cảnh báo này góp phần giúp các vị đó sớm thức tỉnh, nếu không từ bỏ hẳn đường lối “đối thoại” đó th́ ít nữa cũng không sốt sắng với nó nữa. Dù sao trước mẳt có lẽ các ngài đă bắt đầu cảm nhận không c̣n dễ dàng, thoải mái thi hành đướng lối “đối thoại” với nhà nước cs, không như trước kia các ngài vốn nghĩ điều đó không hề có vấn đề ǵ đối với đoàn chiên. Nếu không cảm thấy khó chịu th́ chắc xung quanh vụ Đc Kiệt đă không xuất hiện bài giảng của Gm này, bài viết của Gm kia, thuyết tŕnh của Gm nọ nhằm biện minh cho đường lối ấy.
Chia rẽ v́ chưa từng có hiệp nhất thật sự về lập trường đối với nhà nước cs
Không phải như một số người CG lo ngại, những phản ứng đối nghịch có lúc gay gắt giữa những người CGVN quan tâm đến vụ Đc Kiệt thật ra không phải là nguyên nhân chính hay sau cùng của những chia rẽ hiện mang tính thời sự bên trong GHCG. Chính thật ra những phản ứng hiện nay nếu mang tính chia rẽ là v́ nguyên nhân hay lư do chính của những phản ứng đó vốn đă có trước và đă mang tính chia rẽ rồi. Đó chính là sự bất đồng giữa người CG với nhau về lập trường nên có đối với nhà nước cs nhất là trong những ǵ thuộc quyền tự do tôn giáo của GH. Nói cụ thể hơn, vấn đề lập trường được đặt ra là người CG nên “đ̣i” hay nên “xin” nhà nước cs đối với những ǵ thuộc quyền tự do tôn giáo của GH, nên bảo đảm mục đích quan hệ với nhà nước là để giải quyết sao cho “đúng việc”, “đúng cách”, hay chỉ nên nhằm giải quyết sao cho “được việc”, bất chấp mọi nguyên tắc về công lư nói chung cũng như về sự tự trị và uy tín của GH nói riêng. Các ngài nên thẳng thắn phản đối những xâm phạm của nó hay chỉ nên nghị ḥa (có bày tỏ sự bất đồng cũng chỉ làm lấy lệ), nên cương quyết và dứt khoát ít nữa là đối với những ǵ thuộc về yếu tính của quyền tự do tôn giáo hay nên thỏa hiệp, thích nghi tối đa với các yêu sách của nhà nước.
Sự bất đồng về lập trường nên có đối với nhà nước cs thật ra vốn đă ngấm ngầm từ lâu giữa người CG trong nước với nhau. Từ khi nhà nước cs chiếm được miền Nam VN vào năm 1975, trong lúc đại đa số người CG ở miền Bắc vẫn c̣n chung một lập trường là âm thầm kiên thủ đối với những ǵ thuộc yếu tính của sinh họat và cơ cấu GH, từ chối tối đa mọi quan hệ với nhà nước cs, th́ giữa người CG ở miền Nam mầm mống của sự chia rẽ về lập trường bắt đầu nảy sinh, phần nào v́ vốn chưa có kinh nghiệm bị đàn áp và cấm đoán tới mức như anh chị em của họ ở miền Bắc. Dấu hiệu điển h́nh cho sự chia rẽ về lập trường trong GHCG ở miền Nam từ sau 1975 chính là sự kiện các Ủy ban đoàn kết công giáo yêu nước (UBĐKCGYNCGYN) có mặt và hoạt động công khai đáng kể ở hầu hết các Giáo phận (Gp) miền Nam. Sự kiện đó xảy ra được là do các Gm các Gp đó hoặc không dứt khoát phản đối hoặc thấy rằng những ủy ban đó cũng có phần “được việc”, làm môi giới giúp Gp xin được phép của nhà nước để giải quyết một số nhu cầu cấp bách về mục vụ. Từ giữa thập niên 90 đến nay UBĐKCGYNCGYN không c̣n mấy giá trị đối với nhà nước cs nữa nên cũng mất đi tầm quan trọng của nó, nhưng dĩ nhiên đó không phải là dấu hiệu cho thấy sự chia rẽ về lập trường có cơ hội biến mất hay suy giảm giữa người CG với nhau nhất là ở miền Nam. Với chiến lược mới “nới để buộc” của nhà nước cs không cần đến trung gian của các UBĐKCGYN nữa v́ nó tạo ra được một hậu quả rất hữu hiệu để khai thác và đào sâu sự chia rẽ trong GH: đó chính là đường lối “đối thoại” với nhà nước mà một số Gm, Lm đang chủ trương. Trong lúc đó nhiều Gm và Lm khác, tuy không sốt sắng với đường lối ấy, cũng không mấy nghi kỵ hay cảnh giác với nó: không giống như trước đây phần lớn các ngài đều khá ngờ vực ư đồ của nhà nước cs ở đàng sau các UBĐKCGYNCGYN.
Tóm lại, nguyên nhân hay lư do chính của những chia rẽ hiện nay trong GHCG tại VN không ǵ khác hơn là sự bất đồng về lập trường nên có đối với nhà nước cs, nhất là trong những ǵ liên quan đến quyền tự do tôn giáo của GH. Sự bất đồng này vốn đă có từ lâu nhưng phải đợi hoàn cảnh, tác nhân bên ngoài nhất là sự lợi dụng và khai thác từ phía nhà nước cs, th́ mới bộc lộ thành những phản ứng công khai như hiện nay.
II. Hướng giải quyết chia rẽ và những vấn đề của đường lối “đối thoại”
Điều kiện cần để kiến tạo hiệp nhất thật sự trong lập trường đối với nhà nước cs
Trừ khi chỉ bằng ḷng với một thứ hiệp nhất hời hợt bề ngoài, nếu không nói là giả tạo, bằng không người CG trong nước cần phải trực diện với nguyên nhân hay lư do chính của sự chia rẽ hiện nay, tức sự bất đồng về lập trường nên có đối với nhà nước cs trong những ǵ thuộc quyền tự do tôn giáo của GH. Như thế sự bất đồng chỉ có thể giải quyết khi người CG xác định được và đồng thuận với nhau về lập trường đúng đắn nên có đối với nhà nước cs. Sự giải quyết này lại phải giả thiết một sự giải quyết khác có trước và khả thi hơn: đó là người CG cần phải thấy rơ đâu là lập trường sai trái không nên có đối với nhà nước và phải đồng thuận tránh xa hay từ bỏ lập trường đó.
Vậy để t́m kiếm sự hiệp nhất thật sự trong lập trường đối với nhà nước cs, phải chăng điều cần thiết nên làm trước hết, nếu có thể làm được, đó là có sự đối thoại giữa những người CG bài bác đường lối “đối thoại” với nhà nước cs và những người CG ủng hộ đường lối ấy? Hai bên cần phải ngồi lại trong tinh thần tôn trọng lẫn nhau mà tranh luận thành thật và thẳng thắn về đường lối “đối thoại” đó. Dĩ nhiên xét theo hoàn cảnh thực tế ở VN, một cuộc đối thoại như thế giữa hai bên cùng là người CG với nhau có được hay không và có dưới h́nh thức cụ thể nào lại là một vấn đề khác. Nếu như chỉ v́ những cấm cản, phá hoại của nhà nước cs mà những người CG không thể ngồi xuống đối thoại với nhau để đánh giá đường lối “đối thoại”, th́ chính sự kiện đó nếu không đủ để chứng minh cho những người CG ủng hộ đường lối ấy thấy đó là một lập trường sai trái, th́ ít nữa cũng đủ lư do khiến họ phải tạm ngưng vô thời hạn “đối thoại” với cái nhà nước đang ngăn cấm họ đối thoại với chính anh em ḿnh. Nhưng giả như có được sự đối thoại đang nói giữa con cái GHCG tại VN nhờ sự quan pḥng của Thiên Chúa muốn vậy, th́ hy vọng có được sự đồng thuận trong những vấn đề được bàn đến sau đây về đường lối “đối thoại”.
Đối thoại tích cực hay chỉ làm việc thương lượng với nhà nước cs trong sự thận trọng tuân giữ các giới hạn mà nguyên tắc luân lư đặt ra
Nếu đối thoại chỉ được hiểu theo nguyên nghĩa là hai bên nói chuyện qua lại với nhau, th́ tự nó không phải là một việc xấu. Cho nên không ǵ cấm các Gm, Lm làm việc, thương lượng, điều đ́nh với nhà nước cs để t́m ra những điểm chung cụ thể, những điểm mà hai phía có thể thỏa thuận với nhau v́ một mục đích nào đó có lợi cho cả hai bên, bởi v́ tuy nhà nước cs là một cơ chế của sự ác nhưng để tồn tại nó bắt buộc phải thi hành một số hoạt động hay cho phép một số hoạt động cũng cần thiết hay ít nhiều ích lợi đối với dân chúng và quốc gia. Nhưng các Gm, Lm khi làm việc thương lượng với nhà nước cần tuân giữ hai điều kiện sau:
Thứ nhất, các Gm, Lm phải làm sao để công luận thấy rơ là mặc dầu có những trường hợp các ngài cần làm việc, thương lượng với nhà nước cs, GHCG xét theo lập trường luân lư của ḿnh vẫn không thể chấp nhận chính cái nhà nước mà tự bản tính là một cơ chế của sự ác, một cơ chế xấu xa nội tại. Nếu như sứ mạng của GHCG, như sẽ nói đến sau, v́ nhắm vào cứu cánh siêu nhiên là ơn cứu rỗi vĩnh hằng nên nói chung không cho phép các Gm, Lm chính yếu và trực tiếp dấn thân vào việc cải cách hay thay đổi một trật tự bất công hiện hành trong xă hội, th́ sứ mạng đó càng cấm các ngài chấp nhận một cơ chế xấu xa nội tại như nhà nước cs, bởi v́ trật tự chính trị, xă hội, và kinh tế mà nhà nước ấy tất yếu tạo ra hoàn toàn bất công và phi nhân bản nên trực tiếp cản trở con người đạt đến cứu cánh siêu nhiên và do đó đối nghịch với sứ mạng của GH.
Thứ hai, khi làm việc thương lượng với nhà nước cs, các Gm, Lm phải tuân giữ đúng nguyên tắc song hiệu trong luân lư. Nguyên tắc này đương nhiên cấm làm một hành vi xấu hay hay không làm một hành vi tốt phải làm v́ để đạt được một hiệu quả tốt. Ví dụ không phải v́ để được nhà nước cs trả lại một cơ sở vật chất vốn thuộc về Gp mà một Gm được phép đề cao chính sách “tự do tôn giáo” của nó hay không phản đối việc nó đang cưỡng chiếm tài sản của một Gx trong Gp mà giá trị nhỏ hơn. Nguyên tắc song hiệu cũng không cho phép làm một hành vi dầu tự nó tốt hay ít nữa không xấu nếu như hậu quả xấu do hành vi đó trực tiếp gây ra lớn hơn hiệu quả tốt của nó, và tính tốt xấu, lợi hại ở đây v́ bản tính và sứ mạng của GH phải được nh́n theo tiêu chuẩn tinh thần hơn là vật chất. Ví dụ: khi nhà nước cs dứt khoát không muốn trả lại một cơ sở vật chất mà Gp trước đây cho nó mượn mà muốn mua lại từ Gp, th́ vị Gm của Gp không được bán cho nó mặc dầu tiền mua tương đương hay thậm chí cao hơn trị giá của cơ sở đó, vả lại Gp cũng không cần dùng đến nó. Ngài không được bán v́ cái lợi của việc mua bán (số tiền lớn, lại bán được cái không c̣n hữu dụng) vẫn không bằng cái hại: thứ nhất là ảnh hưởng xấu đến uy tín Gm của ngài đối với đoàn chiên Gp v́ chịu bán như thế khách quan cho nhà nước thấy ngài không có can đảm chống lại những cưỡng ép của nó đối với những ǵ đáng lẽ thuộc quyền của GH; và thứ hai sự kiện nó thành công nhờ sự yếu hèn của vị đứng đầu Gp sẽ trở thành tiền đề cho nó thực hiện ư đồ cưỡng chiếm những tài sản khác của Gp sau này.
Nếu đường lối “đối thoại” với nhà nước chỉ được hiểu theo nguyên nghĩa của từ “đối thoại” th́ đă không có vấn đề. Nhưng khi quảng bá hay cổ vũ cho đường lối “đối thoại” với nhà nước cs, một số người CG vô t́nh hay hữu ư đang đánh lừa công luận v́ gán cho quan hệ giữa GHCG tại VN và nhà nước cs những ư nghĩa tích cực của từ “đối thoại” mà không hề có trong thực tế hay đối nghịch với thực tế. Chẳng hạn, đường lối “đối thoại” khiến công luận hiểu lầm là quan hệ giữa GHCG tại VN và nhà nước cs là sự đối thoại giữa hai lực lượng có sự tự trị và độc lập toàn vẹn đối với nhau. Nhưng sự thật thực tế đó là trong khi nhà nước có sự tự trị và độc lập toàn vẹn đối với GH, th́ GH lại không có vậy đối với nhà nước và đó là do sự cai trị độc tài của nhà nước đối với tôn giáo. Đối thoại theo nghĩa vừa nêu ra chỉ có thể có giữa Ṭa Thánh Vatican và nhà nước cs khi hai bên làm việc với nhau, nhưng rơ ràng không thể có giữa GHCG tại VN và nhà nước.
Đường lối “đối thoại” càng đặc biệt đánh lừa công luận hơn khi gây hiểu lầm quan hệ giữa GHCG và nhà nước cs như một sự đối thoại tích cực về phương diện luân lư theo đó th́ khi làm việc với GH, nhà nước tự nguyện thừa nhận và tôn trọng sự b́nh đẳng với nhau và thành thật muốn cho quan hệ giữa hai bên thật sự tốt cho nhau. Điều này hoàn toàn đối nghịch với sự thật thực tế: đó là theo bản tính độc tài của nhà nước cs nó không thể tự nguyện thừa nhận và tôn trọng GHCG như b́nh đẳng với nó trong quan hệ làm việc với nhau. Rồi với bản tính xấu xa đó nhà nước cs quan hệ với GH đương nhiên không phải v́ mục đích giúp ích cho GH mà trái lại chỉ để làm hại GH, chỉ để quản lư GH hữu hiệu hơn. Hay nói chính xác hơn, nhà nước “đối thoại” không những chỉ v́ ích lợi riêng của nó mà c̣n để triệt tiêu hay ít nữa làm suy yếu nghiêm trọng mọi sức mạnh tinh thần của GH chống lại sự xấu, sự ác của nhà nước trong xă hội, để nhờ đó mà loại trừ hay làm chủ được mọi khả năng bất lợi cho sự cai trị độc tài của nó.
Khi những ư nghĩa tích cực của từ “đối thoại” được gán cho quan hệ giữa GHCG tại VN và nhà nước cs, đường lối “đối thoại” không những che giấu thực tế “phũ phàng” của những nhượng bộ và mất mát to lớn về phía GH mà c̣n là một cách để khỏa lấp những thiếu sót hay sai phạm trực tiếp trong bổn phận ngôn sứ của các Gm, Lm liên quan đến quyền tự do tôn giáo của GH. Theo bổn phận ngôn sứ đó, các ngài hôm nay nên “đ̣i” chứ không “xin” đối với những ǵ thuộc quyền tự do tôn giáo của GH, phản đối chứ không làm ngơ trước những xâm phạm của nhà nước đối với quyền đó, rồi đối với những xung đột do những xâm phạm đó gây ra chỉ chấp nhận cách giải quyết nào “đúng việc”, đúng nguyên tắc, đúng sự thật, chứ không phải hễ giải quyết “được việc” là đủ, v.v…
Bằng cách tô vẽ cho sự đối thoại với nhà nước cs, đường lối “đối thoại” ít nữa đang gián tiếp gây ra cái nh́n tiêu cực về những hành động ngôn sứ vừa nêu ra. Nh́n qua lăng kính của đường lối “đối thoại”, những hành động ngôn sứ như thế nhẹ th́ trở thành những phản ứng “vô ích”, “không cần thiết”, c̣n nặng th́ thành những thứ “đối đầu” “quá khích”, “cực đoan”, hay thậm chí “ngược lại với t́nh yêu thương tha thứ của Kitô giáo”.
Đường lối “đối thoại” và việc rao giảng Tin Mừng cho người cs
Nếu không thể đối thoại tích cực với nhà nước cs, th́ lại càng không thể truyền giáo hay rao giảng Tin Mừng cho nó v́ tự bản tính nó là cơ chế chính trị xấu xa nội tại, do đó không thể tồn tại và hoạt động mà không dùng dối trá và bạo lực. Nhà nước cs là cơ chế của sự ác bởi v́ chỉ qua và trong nó mà độc quyền tối thượng của đảng cs tam vô (vô gia đ́nh, vô tổ quốc, và vô tôn giáo) mới hiện hữu, hoạt động, và tồn tại được. Nói cách khác, không thể truyền giáo cho nhà nước cs được, đơn giản cũng giống như không thể thể truyền giáo cho quỷ dữ.
Nhưng nhà nước cs là một chuyện, mà người làm việc trong nó và cho nó, tức viên chức hay “cán bộ” cs lại là một chuyện khác, mặc dầu nhà nước thiết yếu hiện hữu và hoạt động nhờ và trong các hành vi chính trị của các viên chức. Dĩ nhiên khi người cs làm những hành vi phục tùng sai trái đối với cơ chế nhà nước xấu xa đó, th́ họ không những xúc phạm nhân phẩm của tha nhân mà c̣n hạ giá nhân phẩm của chính ḿnh. Nhưng không phải v́ thế mà người CG được phép khinh thường nhân phẩm của người cs. Trái lại, Tin Mừng của Chúa Giêsu dạy người CG phải yêu thương và cầu nguyện cho kẻ thù của ḿnh, ở đây là những người cs đang đàn áp ḿnh (xem Mt. 5, 43-48). Thật ra ngay cả trong khi đang phục tùng nhà nước cs cách sai trái, người cs vẫn không thể bị đồng hóa với cơ chế ấy được, không những bởi v́ một chủ thể không thể bị giản lược vào hành động của ḿnh mà c̣n chính v́ trong người đó vẫn có thể c̣n có ǵ thuộc về sự thiện, đối nghịch với hành động xấu đang làm, vẫn c̣n có tự do chọn lựa không làm việc đó. Bao lâu một kẻ làm điều ác vẫn c̣n tại thế, vẫn chưa có sự chọn lựa chung cục, th́ đức cậy đ̣i hỏi người Công Giáo vẫn tiếp tục hy vọng người đó có thể hoán cải nhờ tác động của ơn Chúa trên lương tâm, dù đó là một lương tâm gần như chết hẳn. Với những lư do vừa nêu ra, nhất là v́ những đ̣i hỏi của Tin Mừng, người CGVN cần phải truyền giáo cách nào đó cho người cs.
Rao giảng Tin Mừng cho những người của nhà nước cs nhất thiết bao gồm luôn cả việc lên tiếng thức tỉnh, soi sáng, và khích lệ lương tâm của họ. Suy nghĩ khách quan theo luân lư Công Giáo cũng như kinh nghiệm đức tin trong thực tế đều cho thấy rằng để rao giảng Tin Mừng cho người cs, người CGVN trước tiên phải có sự can đảm thẳng thắn nào đó dám chỉ ra cho họ thấy rơ nhiều hành vi phục tùng nhà nước là sai trái, bất nhân, do đó cần phải giảm bớt tối đa nếu chưa thể chấm dứt hoàn toàn. Rao giảng Tin Mừng cho những người cs thiết yếu phải giúp họ thống hối ăn năn đối với mọi tội lỗi của họ, trong đó có tội phục tùng sai trái đối với cơ chế của sự ác mà xúc phạm phẩm giá, nhân quyền của người dân cũng như khinh thường mọi thứ công lư trong xă hội. Thiết yếu phải giúp họ khiêm tốn và thành thật đón nhận sự công chính của Nước Thiên Chúa, tức đời sống mới theo sự thật toàn vẹn của Tin Mừng, bao gồm sự thật về nhân quyền và công lư xă hội.
Thế nhưng theo đường lối “đối thoại”, các Gm, Lm, cần phải tránh nói thẳng, nói thật về những điều sai trái bất nhân của nhà nước cs, nên khách quan mà nói đang gián tiếp chấp nhận những phục tùng sai trái của người cs đối với cơ chế nhà nước ấy. V́ trong tương quan với nhà nước cs, đường lối “đối thoại” tuyệt đối tránh hết mọi hành động có thể khiến cho nhà nước cs cho là “đối đầu”, nên những ǵ c̣n lại mà sự “khôn ngoan của xác phàm” cho phép người CG làm không những không c̣n sức mạnh hữu hiệu phục vụ cho việc rao giảng Tin Mừng mà c̣n khiến cho người cs khinh thường trong bụng cho rằng người CG cũng hèn nhát như mọi người khác khi đứng trước “sức mạnh chuyên chính” của nhà nước cs.
Trong tương quan với nhà nước cs, cũng có thể có những trường hợp mà hành động của các Gm, Lm tự nó không xấu, không nhất thiết chấp nhận, dù gián tiếp, những phục tùng sai trái đối với cơ chế đó của sự ác. Tuy vậy các ngài cũng cần phải tránh luôn cả những hành động đó nếu thấy trước chúng sẽ gây hiểu lầm nơi những người nghèo, đang bị nhà nước cs “áp bức và bóc lột”. Nói cách khác các Gm, các Lm phải tránh tối đa làm cớ vấp phạm cho những người nghèo, khiến họ hiểu lầm rằng người CG v́ những quyền lợi của GH mà gián tiếp chấp nhận hay thỏa hiệp với những hành vi sai trái của những người cs. Từ chỗ hiểu lầm như thế người nghèo khó tránh nghi ngờ hay phủ nhận giá trị chứng nhân Tin Mừng của người CG. Cần phải tránh tối đa gây hiểu lầm, làm cớ vấp phạm như thế là bởi v́ Tin Mừng, tuy không loại trừ ai cả, vẫn phải được ưu tiên rao giảng cho người nghèo hơn là cho người giàu, cho đại đa số dân nghèo trong nước đang bị “áp bức, bóc lột” hơn là cho thiểu số “cán bộ” cs, giai cấp tư bản đỏ nắm hết mọi quyền hành trong nước, đang đàn áp và trấn lột chính đồng bào của họ. Nếu trong tương quan với nhà nước cs mà các Gm, Lm c̣n phải tránh tối đa những hành động dù vô thưởng vô phạt nhưng làm cớ vấp phạm như vừa nói, th́ không cần phải bàn đến ở đây những hành động sai trái thuộc về đường lối “đối thoại” mà trực tiếp gây hại đến việc truyền giáo cho đại đa số dân nghèo trong nước.
Đường lối “đối thoại” và khát vọng đối với nhân quyền và công lư
Nếu phân tích ra sẽ thấy phản ứng ôn ḥa, bất bạo động, nhưng mạnh mẽ, can đảm và thẳng thắn của người CGVN trong các vụ Ṭa Khâm Sứ, Thái Hà, Đồng Chiêm, Loan Lư, Tam Ṭa, v.v… thật sự là những biểu hiện cụ thể trong phạm vi tôn giáo của khát vọng nhân quyền và công lư nói chung, một khát vọng tự nhiên vốn có trong bản tính người nhưng nay được đức tin soi sáng, khích lệ và nâng đỡ. Do đó, khi bài xích những phản ứng như thế, đường lối “đối thoại” với nhà nước cs là một lập trường không những sai trái xét theo tính cách ngôn sứ của Tin Mừng, mà c̣n đi ngược lại khát vọng mà người CG cùng chia sẻ với anh chị em đồng bào ḿnh, đó là đ̣i hỏi các nhân quyền căn bản của mỗi người phải được tôn trọng và công lư phải được thực thi trong xă hội một cách vô điều kiện.
Với những lư lẽ khác nhau người ta từng hoài nghi dân chúng trong nước thật sự khát vọng nhân quyền và công lư: họ xem ra không tha thiết mấy với những giá trị quá cao vời, “xa xỉ” này xét theo thực tế chính trị và xă hội ở VN. Phải chăng v́ sống dưới sự cai trị độc tài của nhà nước quá lâu hoặc v́ (phần lớn) chưa bao giờ có kinh nghiệm về một xă hội tự do dân chủ mà người dân trong nước thích nghi với sự đàn áp và bất công cũng quen rồi? Phải chăng v́ quá bận rộn lo lắng miếng cơm manh áo hàng ngày, mà họ không c̣n ḷng trí nào nghĩ đến nhân quyền và công lư? Sau cùng, chẳng phải nhiều người dân trong nước cảm thấy có phần “dễ thở” hơn trong một hai thập niên gần đây sao v́ nhà nước cs đă và đang nới lỏng hay cho tự do nhiều thứ – chỉ trừ những thứ nào bất lợi cho sự cai trị độc tài của nó, hầu như mọi thứ khác đều được nó nới lỏng hay cho tự do (kể cả những thứ lố lăng hay đồi trụy)? Tuy nhiên những thực tế vừa nói không có nghĩa khát vọng đối với nhân quyền và công lư đă chết đi trong ḷng người dân. Mặc dầu thường vắng mặt trên sân khấu tŕnh diễn của những cảm nhận hàng ngày, khát vọng này thật ra không chết, chỉ bị đẩy lui ra phía sau thôi. Trái lại nó càng sống mănh liệt hơn: càng bị đè nén, càng không được đáp ứng thỏa đáng, th́ tính đ̣i hỏi của nó càng mạnh lên, bởi v́ nếu sống cho ra người, ai cũng nhận ra khát vọng nhân quyền và công lư thuộc về yếu tính hay căn tính con người.
III. Vài lưu ư luân lư giúp tránh gây chia rẽ khi bàn đến tương quan của các Gm, Lm với nhà nước cs
Trong vấn đề tương quan của các Gm, các Lm với nhà nước cs, người CGVN có thể tránh gây thêm chia rẽ với nhau, nếu nhận biết và thực hiện những lưu ư luân lư sau đây.
Giới hạn trong bổn phận ngôn sứ của Gm, Lm đối với những sai trái của nhà nước cs
Như đă chứng tỏ ở trên, đường lối “đối thoại” không phù hợp với bổn phận ngôn sứ của các Gm, Lm theo đ̣i hỏi của Tin Mừng khi đứng trước những sai trái của nhà nước cs nhất là trong lănh vực tự do tôn giáo, nhưng không phải v́ thế mà đối đầu toàn diện, vô điều kiện với nhà nước mới là lập trường phải có của các ngài. “Quốc gia” và “cộng sản” là hai lập trường chính trị hoàn toàn đối lập nhau (“không đội trời chung”), nhưng các Gm, Lm, xét như là đại diện cho tiếng nói ngôn sứ của GHCG, tuy không thể chấp nhận nhà nước cs là cơ chế của sự ác như đă nói trên, vẫn không v́ thế mà phải hay nên là người theo lập trường “quốc gia”.
Lư do thứ nhất: Quốc gia, dân tộc, dù là những thực tại thiêng liêng và cao cả đến mấy, th́ cũng vẫn thuộc lănh vực tự nhiên và trần thế. Trái lại, GHCG, Nhiệm Thể Chúa Kitô, là một thực tại thiên linh, thuộc lănh vực siêu nhiên, nên siêu vượt và ở trên mọi quốc gia, mọi dân tộc. Lư do thứ hai: Cơ cấu phẩm trật của GHCG được Chúa Giêsu thiết lập, duy tŕ và hoàn thiện là để chính yếu và trực tiếp phục vụ cho sự cứu rỗi siêu nhiên, chứ không phải để họat động như một tổ chức xă hội hay chính trị (theo nghĩa tốt) mà mục đích là chính yếu và trực tiếp giúp đáp ứng những nhu cầu trần thế của một nhóm người liên hệ hay của tất cả dân chúng trong một quốc gia.
Dĩ nhiên sự cứu rỗi siêu nhiên không hề độc lập với những nhu cầu trần thế của con người mà trái lại có tương quan chặt chẽ với chúng, ảnh hưởng sâu đậm lên chúng, biến đổi chúng bằng cách thánh hóa chúng, nhưng vẫn có sự phân biệt thực sự và rơ ràng giữa hai lănh vực siêu nhiên và trần thế, khiến cho sứ mạng của các Gm, các Lm chính yếu và trực tiếp không phải là thăng tiến hay thay đổi trật tự hiện hành trong một xă hội, dù đó là một trật tự xấu tận căn phát sinh từ chính guồng máy nhà nước cs. Nói cụ thể hơn, chỉ một phần chứ không phải toàn bộ thừa tác vụ ngôn sứ của các Gm, Lm là lên tiếng về những sai trái, bất công về mặt xă hội, kinh tế, và chính trị trên đất nước của các ngài. Ngoại trừ trường hợp epieikeia (épikie)[2] họa hiếm xảy ra, sự lên tiếng đó theo nguyên tắc chung không nên trở thành dấn thân trực tiếp giải quyết cụ thể những vấn đề đó. Sự lên tiếng của các Gm, Lm chỉ là chiếu theo những nguyên tắc luân lư CG mà thức tỉnh, soi sáng, giáo dục, hay khích lệ lương tâm của những ai ít nhiều có trách nhiệm trực tiếp đối với những vấn đề đó để chúng được giải quyết đúng đắn.
Đứng trước những sai trái, bất công về xă hội, kinh tế, và chính trị, các Gm, Lm không chỉ lên tiếng với những ai có quyền hành và trách nhiệm trực tiếp trong bộ máy nhà nước mà c̣n với chính giáo dân của các ngài. Các ngài cần thức tỉnh, giáo dục, khích lệ lương tâm của chính giáo dân để chính họ dấn thân trực tiếp giúp giải quyết những vấn đề đó cách cụ thể, thiết thực. Thật vậy, xét như là những tín hữu CG mà phần lớn công việc hàng ngày thuộc lănh vực trần thế, chính giáo dân, chứ không phải Gm, Lm, nên trực tiếp dấn thân thăng tiến hay thay đổi trật tự hiện hành trong xă hội. Bởi v́ nhà nước cs là nguyên nhân chính yếu của trật tự bất công và thối nát hiện hành tại VN, nên dấn thân của nguời giáo dân CG thay đổi trật tự đó không thể tránh bao gồm luôn cả những hoạt động trực tiếp đưa đến xóa bỏ nhà nước ấy, tức giải thể cơ chế độc “đảng lănh đạo nhà nước, quản lư nhân dân, làm chủ” tất cả, miễn là những hoạt động đó bất bạo động và phù hợp với luân lư CG.
Như thế tác vụ ngôn sứ của các Gm, Lm đứng trước những vấn đề xă hội, kinh tế, và chính trị có những giới hạn: không những cấm các ngài tham gia vào bất kỳ phong trào, tổ chức, hay đảng phái xă hội, chính trị nào, mà theo nguyên tắc chung (không xét đến trường hợp épikie) c̣n không cho phép các ngài giúp thành lập nó hay cố vấn tinh thần cho nó, dù mục đích và hành động của nó không trái ngược với luân lư CG. Nhưng giáo dân th́ khác, tự họ nên thành lập hay tham gia những phong trào, tổ chức, hay đảng phái xă hội, chính trị, miễn là mục đích và hoạt động của chúng không đối nghịch với luân lư CG. Nói cách khác, nếu mục đích và hoạt động của một phong trào, tổ chức, đảng phái thực sự xấu, th́ không những các Gm, Lm, mà ngay cả Gd dứt khoát không được giúp thành lập, tham gia, hay cố vấn cho nó. Ví dụ như ở VN, UBĐKCGYNCGYN, mặt trận tổ quốc, hội đồng nhân dân các cấp, và quốc hội, bao lâu c̣n là những cơ quan nhà nước bù nh́n, nghĩa là bao lâu c̣n bị đảng cs “lănh đạo”, đều là những tổ chức xấu nội tại, v́ mục đích sau cùng của chúng là phục vụ cho sự cai trị độc tài thối nát và tàn ác của cơ chế cs. Tham gia những tổ chức như thế khách quan mà nói là trực tiếp đồng lơa với sự ác.
Công bằng và bác ái khi nhận xét về thái độ hay hành động của một Gm, Lm trong tương quan với nhà nước cs
Nhận xét là phê b́nh mà cũng có thể đi đến xét đoán, kết án. Nhưng phê b́nh là một chuyện mà xét đoán, kết án lại là chuyện khác. Phê b́nh giới hạn vào luân lư tính khách quan của một hành động đă xảy ra mà tôi biết đủ để đánh giá nó. Xét đoán, kết án đi quá luân lư tính khách quan của một hành động mà đánh giá chính tư cách đạo đức hay trách nhiệm luân lư của chủ thể, tức của cá nhân cụ thể đă làm hành động đó. Trong trường hợp phê b́nh, chẳng hạn đối với hành động của một Gm, Lm đă xảy ra như tôi biết là thỏa hiệp hay nhượng bộ nhà nước cs khi nó cưỡng chiếm một tài sản của GH, th́ tôi phán đoán đó là một hành động sai nếu khách quan mà nói (malum); c̣n trong trường hợp xét đoán hay kết án, tôi phán đoán là Gm A, Lm B người đă làm hành động sai đó cũng là người thật sự có lỗi (culpa), là người hèn nhát, là người không xứng làm Gm hay Lm, hay thậm chí c̣n là người của nhà nước cs, là giáo gian vv…
Không những đối với các Gm, Lm, mà ngay cả giáo dân với nhau, người tín hữu CG nếu thật sự trung thành với lời dạy của Chúa Giêsu phải tránh xét đoán, kết án (xem Mt. 7, 1-5). Một lư do căn bản tôi không được xét đoán, hay kết án là v́ có những yếu tố liên quan mà tôi thường không thể biết hay biết chắc được nhưng thật sự giảm đi hay có khi lấy đi trách nhiệm luân lư của chủ thể, cho nên phán đoán của tôi lúc đó sẽ không công bằng. Những yếu tố đó hoặc là động lực hay mục đích thật sự đàng sau của chủ thể khi làm hành động đó hoặc là những hoàn cảnh xa gần hay tại chỗ ảnh hưởng đến nó.
Ví dụ, một Gm không lên tiếng phản đối nhà nước cs cưỡng chiếm một cơ sở của Gp có thể v́ một trong những lư do sau. Ngài vốn biết rơ vị tiền nhiệm đă bí mật kư giấy chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản đó cho nó rồi và nếu ngài lên tiếng phản đối th́ nó sẽ công khai hóa hành vi sai trái của vị tiền nhiệm để bàu chữa cho việc chiếm đoạt. Ngài chọn lựa im lặng v́ không những không muốn danh dự của vị tiền nhiệm bị bêu xấu mà hơn nữa sợ rằng việc đó sẽ gây cớ vấp phạm cho nhiều tín hữu CG trong Gp vốn quư mến vị đó. Hoặc một lư do khác: dù rất muốn lên tiếng nhưng ngài thấy vẫn chưa phải lúc này v́ phản đối của ngài vẫn chưa có được sức mạnh của cả Gp: ngài vừa mới nhận nhiệm sở, chưa có được đủ uy tín đối với Gp, nên chưa thể tạo được sự nhất trí, đồng ḷng trong nội bộ khi phản đối lại một nhà nước nham hiểm dùng mọi thủ đoạn để gây chia rẽ bên trong nội bộ CG. Trong hai trường hợp này mà tôi phán đoán ngài là người hoàn toàn có lỗi, thậm chí hèn nhát th́ phán đoàn của tôi quả là sai lầm và bất công.
Cho dù giả như tôi có thể biết đầy đủ động lực, mục đích, và hoàn cảnh của hành động thỏa hiệp nhượng bộ đó để có thể phán đoán đúng rằng Gm A, Lm B là người thật sự có lỗi khi làm việc đó, th́ phán đoán của tôi sẽ bất công nếu tôi không dừng ở đó mà đi xa hơn khi xét đoán rằng vị đó là người bất xứng để làm Gm, Lm (chưa nói đến việc tôi thậm chí c̣n lên án vị đó là người của nhà nước cs, là giáo gian…). Lư do đơn giản là uy tín toàn vẹn của một Gm, một Lm không thể bị giản lược vào tương quan của ngài với nhà nước cs, không thể chỉ được nh́n hay đánh giá qua lăng kính đó. Trong thực tế vẫn rất có thể có Gm này, Lm nọ, tuy đối với nhà nước có phần sợ hăi yếu hèn, nhưng ngài vẫn là một chủ chăn thật ḷng thương yêu giáo dân, rất tận tụy lo lắng cho các nhu cầu thiêng liêng và ngay cả vật chất của họ.
Phán đoán đúng Gm A, Lm B là người thật sự có lỗi chỉ mới là chuyện công bằng, vẫn c̣n cần đáp ứng những đ̣i hỏi của đức bác ái. Bác ái là một lư do căn bản khác đ̣i hỏi tôi phải thông cảm, khoan dung trong ḷng và càng không nên bày tỏ phán đoán đó ra ngoài nhất là cho những ai không cần phải biết. Chúa Giêsu đă dạy các kẻ theo Ngài là nếu họ không thể khoan dung, tha thứ đối với những yếu hèn, tội lỗi của kẻ khác th́ họ sẽ mất đi khả năng tiếp nhận sự khoan dung, tha thứ của Thiên Chúa đối với những yếu hèn, tội lỗi của chính bản thân họ (xem Mt. 18, 21-35).
Xét đoán, kết án buộc phải tránh trong mọi trường hợp chiếu theo đ̣i hỏi của đức bác ái cho dù tính công bằng được bảo đảm hoàn toàn. Tuy phê b́nh không bị hạn chế như vậy, nhưng điều đó không có nghĩa là phê b́nh bao giờ cũng được tự do bày tỏ ra miễn là tôi biết đủ về một hành động đă xảy ra để có thể phán đoán đúng về luân lư tính khách quan của nó. Không những đối với một Gm, Lm, mà ngay cả giáo dân đối với nhau, để tránh gây tổn thương tâm lư không cần thiết cho tha nhân, đức bác ái đ̣i hỏi sự phê b́nh nhất là phê b́nh đích danh cần phải tế nhị hết sức có thể và do đó phải kín đáo ít nữa vào giai đoạn đầu (xem Mt. 18, 15-17). Nhưng cách riêng đối với các Gm, các Lm là những người được Chúa qua GH giao phó trách nhiệm lănh đạo cộng đoàn dân Chúa trong Gp, Gx, c̣n có thêm những đ̣i hỏi của đức công bằng đối với công ích của một cộng đoàn. Theo nguyên tắc đó th́ sự phê b́nh đích danh hành vi sai trái của các ngài, kể cả những hành vi ít nhiều công khai, chỉ được bày tỏ công khai không những sau khi sự góp ư kín đáo trực tiếp với các ngài không có kết quả (nghĩa là các ngài vẫn tiếp tục làm hành vi đó), mà c̣n phải sau khi cân nhắc hiệu quả tốt và xấu đối với công ích đó và có đủ lư do khách quan để thấy rằng làm vậy th́ tốt nhiều hơn xấu. Đ̣i hỏi này của của đức công bằng cần phải đáp ứng bởi v́ công ích của cộng đoàn tất yếu lệ thuộc vào hiệu quả lănh đạo của một Gm, một Lm, mà hiệu quả đó chắc chắn sẽ suy giảm hay thậm chí mất đi nếu như sự kính trọng của cộng đoàn đối với vai tṛ hay vị trí lănh đạo của ngài bị suy giảm hay mất đi. Điều kiện này chắc chắn sẽ xảy ra khi danh dự của một Gm, một Lm bị suy giảm hay mất đi đối với cộng đoàn do họ biết đến hành vi sai trái của ngài.
******
Biến cố từ chức TGM của Đc Kiệt và những phản ứng khác nhau của nhiều tín hữu CG xung quanh vụ đó phải chăng cho thấy rơ hơn có một thứ khủng hoảng nào đó đang diễn ra trong ḷng GHCG tại VN? Nếu thực sự như vậy, th́ trong sự quan pḥng của Thiên Chúa khủng hoảng đó cũng như mọi khủng hoảng khác liên quan đến GH đều cần thiết giúp người tín hữu CG trưởng thành trong nhận thức về mầu nhiệm GHCG cũng như trong việc sống mầu nhiệm đó. Những khủng hoảng về GH đặt người tín hữu CG vào cái thế trực diện không thể trốn tránh thách đố đặt ra sau đây cho ḷng tin vào mầu nhiệm GH. Đó là một khi nhận ra đủ thứ yếu hèn, sai lầm, hay tội lỗi trong hàng giáo phẩm, giáo sĩ của GHCG, th́ làm sao một tín hữu Công Giáo b́nh thường có thể tiếp tục tin tưởng rằng cơ cấu phẩm trật và quyền b́nh của GH không những do chính Chúa Giêsu thiết lập từ ban đầu mà c̣n được Ngài tiếp tục sử dụng cho đến ngày Cánh Chung như phương thế duy nhất và phổ quát, không bao giờ bị hư hỏng, phục vụ cho công cuộc rao giảng toàn vẹn sự thật mạc khải và thông truyền toàn vẹn ơn sủng siêu nhiên?
Một thách đố như thế xét theo lư lẽ thường t́nh của con người đương nhiên là “cớ vấp phạm” cho người tín hữu CG. Nhưng chẳng phải những ǵ Thiên Chúa mạc khải, đối tượng của đức tin CG, phần lớn đều là những điều nghịch thường (paradoxes), đầy thách đố đối với lư trí tự nhiên của con người sao? Thật ra, trước khi cơ cấu phẩm trật hữu h́nh của GHCG là thách đố cho đức tin của người Kitô hữu, th́ nhân tính hữu h́nh của Đức Giêsu đă là “cớ vấp phạm” cho những ai tin vào một Thiên Chúa cứu độ. Những ai thực sự tin vào một Thiên Chúa cứu độ th́ đương nhiên cũng tin rằng nếu Ngài muốn cứu rỗi con người, Ngài chắc chắn làm được như Ngài muốn. Tuy nhiên, đứng trước con người Giêsu Nazaret nói chung bị giới hạn cách nào đó vào không gian, thời gian, vào những điều kiện lịch sử, và nói riêng bị hành h́nh trong đau thương và sỉ nhục trên thập giá, th́ làm sao những người tin vào Thiên Chúa có thể tin Ngài như là Đấng Cứu Thế phổ quát và duy nhất của toàn thể nhân loại mà Thiên Chúa sai đến.
Dĩ nhiên không ai phủ nhận những hậu quả mà khủng hoảng trong ḷng tin vào mầu nhiệm GHCG có thể dẫn đến: nhẹ th́ làm ḷng tin đó suy yếu hay đi đến một số lầm lạc, c̣n nặng th́ có thể mất hẳn và đưa đến rời bỏ GH. Tuy nhiên với ơn Chúa giúp qua những cách khác nhau, người tín hữu CG vẫn có thể vượt thắng khủng hoảng mà nhờ đó ḷng tin vào mầu nhiệm GHCG vươn đến t́nh trạng trưởng thành, kiên vững. Một đức tin trưởng thành vào mầu nhiệm GHCG ít nữa có hai nét đặc trưng sau đây.
Thứ nhất, khả năng phân biệt cách thích đáng và thiết thực giữa một bên là yếu hèn, sai lầm, hay tội lỗi của những thành viên trong hàng giáo phẩm, giáo sĩ, và bên kia là tích cách siêu nhiên, thiên linh của cơ cấu phẩm trật hữu h́nh trong GH. Bên cạnh nguồn gốc thiên linh, các hoạt động của cơ cấu phẩm trật trong GH c̣n có sức mạnh siêu nhiên mà hữu hiệu tính siêu vượt những bất toàn khiếm khuyết của các cá nhân Gm, Lm thi hành các họat động đó. V́ thế cho dù có những Gm, Lm CG tại VN mà thái độ hay hành động trong tương quan với nhà nước cs đáng phê b́nh đến bao nhiêu chăng nữa, th́ đối với một tín hữu CG trưởng thành không phải v́ thế mà cơ cấu phẩm trật hữu h́nh của GHCG tại VN suy giảm hay mất đi tính cách siêu nhiên, thiên linh nội tại của nó.
Thứ hai, một tín hữu CG trưởng thành có khả năng nh́n những yếu hèn, sai trái, hay tội lỗi của những thành phần thuộc hàng giáo phẩm, giáo sĩ CG trong viễn tượng của ḷng tin cậy vào mầu nhiệm Quan Pḥng của Thiên Chúa đối với sứ mạng của GHCG. Sứ mạng siêu nhiên của GH là một sứ mạng mà tiến tŕnh thật sự và thành công sau cùng của nó chỉ có con mắt đức tin và đức cậy mới nhận ra cách thích hợp. Người tín hữu trưởng thành không đánh giá sứ mạng siêu nhiên của GH chính yếu qua những yếu đuối tội lỗi nơi con cái GH, nhất là nơi những vị thuộc hàng giáo phẩm, giáo sĩ; nếu nh́n qua lăng kính của những khiếm khuyết, lỗi phạm đó, người CG không những không thể thấy được sứ mạng của GH đang tiến đến chỗ viên thành chung cục, mà c̣n bỏ qua một sự thật Giáo Hội học căn bản đó là sức mạnh và sự thánh thiện của GH chính yếu hệ tại vào quyền năng không thể bị khuất phục của Thiên Chúa, vào lời hứa không thể không thành hiện thực của Chúa Giêsu, Đấng sáng lập và Đầu của GH, hơn là vào luân lư tính cá nhân của con cái GH (xem Mt. 16, 18; Ep. 5, 23.25-27). Dó đó, khách quan mà nói, không những đă là một nhận xét khó có sức thuyết phục về mặt dữ kiện thực tế khi cho rằng bàn tay lông lá của nhà nước cs đang “điều khiển” phần lớn các Gm, Lm tại VN, mà về mặt đức tin sẽ c̣n là vô t́nh xem thường sự Quan Pḥng của Thiên Chúa đối với sứ mạng của GHCG tại VN, nếu v́ giả như điều đó có thật mà bi quan nghĩ rằng cái nhà nước ấy đang thực sự làm cho chính GH “biến chất” hay suy thoái.
V́ GHCG là Nhiệm Thể và Hiền Thê của Chúa Kitô, nên GH trong yếu tính cũng như thực tại tính toàn vẹn là một thực thể mầu nhiệm siêu vượt những ranh giới hữu h́nh của GH mà nhận thức tự nhiên của con người có thể xác định ít nhiều dựa theo những tiêu chuẩn lịch sử và xă hội. V́ thế mà sự thánh thiện, sức mạnh, và chiến thắng của GHCG siêu vượt những hiện tượng hay sự kiện mà con mắt của lư trí tự nhiên nhận ra và phán đoán được tốt hay xấu (chẳng hạn như hiệp nhất hay chia rẽ), mạnh hay yếu, lợi hay hại, hơn hay thua đối với GH, bất luận những hiện tượng, sự kiện ấy được nhận ra và phán đoán ở đây như thuộc về phương diện cá nhân hay cả cộng đoàn, tầm mức địa phương (trong một Gp, tại một quốc gia) hay cả hoàn vũ.
Như lời kết luận cho phần kết luận của bài viết này, người viết xin trích dẫn mấy ḍng của Hồng Y Charles Journet, thần học gia xuất sắc, đặc biệt trong lănh vực Giáo Hội học, của thế kỷ vừa qua: “Nếu người ta định nghĩa Giáo Hội bằng những ǵ chính xác làm cho GH thành GH, Thân Ḿnh của Đức Kitô, th́ người ta nên cho rằng: … những ranh giới thích hợp của GH, những ranh giới chính xác và chân thật, bao quanh chỉ những ǵ trong sạch và tốt lành trong các phần tử của GH, những người công chính cũng như những kẻ tội lỗi, lấy vào trong GH tất cả những ǵ thánh thiện – ngay cả nơi những kẻ tội lỗi – và để ra ngoài GH tất cả những ǵ nhơ uế – ngay cả nơi những người công chính; chính trong hành vi chúng ta, trong đời sống chúng ta, trong ḷng chúng ta mà GH và thế gian, Đức Kitô và Belia (Satan), ánh sáng và đen tối đối đầu với nhau”.[3]
LINH MỤC PHAOLÔ TRẦN XUÂN TÂM
Giáo Xứ Chúa Thánh Thần, Tổng Giáo Phận Hoa Thịnh Đốn, Hoa Kỳ
Lễ Thánh Bonaventura Hiển Tu 15.7.2010
Nguồn: Nữ Vương Công Lư
[1] Về chiến lược này xin xem bài trước của người viết “Vài Điều Cần Thấy Rơ về Nhà Nước CSVN qua Biến Cố Từ Chức của Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt”.
[2] Trong luân lư, epieikeia (épikie) có thể được định nghĩa tổng quát là “sự giải thích giới hạn bổn phận theo luật trong một trường hợp cụ thể dựa trên sự suy đoán hợp lư là người làm luật đă không thấy trước trường hợp đó” (Paul Foulquié. Dictionnaire de la langue philosophique. 1962. Paris: Presses Universitaires de France, 1992: 217).
[3] Théologie de l’Église. 1958. Paris: Desclée, 1987: 244.