Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Hungary kỷ niệm 53 năm cuộc nổi dậy chống Liên Xô năm 1956

Hungary kỷ niệm 53 năm cuộc nổi dậy chống Liên Xô năm 1956

 

Hoàng Nguyễn

 

23.10.2009 - đúng kỷ niệm 53 năm cuộc nổi dậy của nhân dân Hugary năm 1956 chống Liên Xô, một sự kiện đă nuôi dưỡng tinh thần phản kháng chống Cộng sản của người dân Hungary, góp phần làm sụp đổ bức tường Berlin năm 1989. Thông tín viên Hoàng Nguyễn tường tŕnh từ Budapest

Như mọi cuộc cách mạng hoặc mọi biến cố khác của lịch sử, cuộc cách mạng 1956 của Hungary cũng có những huyền thoại của riêng nó mà với thời gian và nỗ lực của các sử gia, dần dần chúng mới được “giải mă”. Chẳng hạn, trong nhiều năm, ngay dân Hung cũng nghĩ rằng quốc tế đă rất muốn hỗ trợ cuộc khởi nghĩa của họ (đây là điều mà người Hungary thời đó rất tin tưởng và hy vọng), và chỉ v́ cuộc khủng hoảng tại kênh đào Suez giữa liên quân Israel – Anh – Pháp và nước Ai Cập khi đó được sự hỗ trợ của Liên Xô, mà Phương Tây mới không thể can thiệp.

Thái độ dè dặt của Phương Tây  

Sự hy vọng này đặt trên căn bản những thông tin thời bấy giờ trên đài báo ngoại quốc, nhất là Châu Âu Tự Do, cũng như phản ứng mang tính ủng hộ của Hoa Kỳ ngay sau khi cuộc cách mạng nổ ra, theo đó, “mộng ước tự do mạnh mẽ và đă có tự bao đời của dân tộc Hung lại có dịp được thể hiện”. Tuy nhiên, các sử liệu cho thấy, bên cạnh tuyên bố này của tổng thống Mỹ, Hoa Kỳ cũng nói một cách chừng mực rằng, nước này sẽ giúp đỡ Hungary với mọi “biện pháp ḥa b́nh”.

Các hồ sơ được giải mật của Phương Tây và Liên Xô cho thấy, vào năm 1956, lănh đạo Mỹ đă luôn t́m cách làm giảm sự lo ngại của Liên Xô trước khả năng của sự can thiệp quân sự Phương Tây, bởi trong con mặt họ, lănh tụ cộng sản theo hướng cải tổ Khrushchev vẫn c̣n tốt hơn nhiều so với những nhóm Stalinist c̣n lại trong đảng. Đồng thời, họ cũng lo ngại rằng, một động thái mang tính khiêu khích có thể khiến Liên bang Xô-viết lao vào cuộc chiến.

Thậm chí, ngay cả việc Hungary tuyên bố rời khối hiệp ước Warsaw và trở thành quốc gia trung lập cũng không nhận được sự hưởng ứng chính thức từ chính quyền Mỹ. Hoa Kỳ không muốn thể hiện sự giúp đỡ với một chính phủ cộng sản quá cấp tiến, đă đi xa hơn rất nhiều so với mô h́nh Ba Lan và Nam Tư, được coi là “cởi mở” trong phe XHCN đương thời. Trong những giờ khắc nguy cấp của cuộc cách mạng, thủ tướng Nagy Imre c̣n nhận được một thông điệp từ Washintgton, theo đó Hungary chớ theo con đường quá thân thiện với Phương Tây, sẽ vi phạm những thỏa thuận vô h́nh trong thời Chiến tranh lạnh giữ hai phe Cộng sản và Tư bản.

Sử liệu Liên Xô cũng cho thấy, nếu Phương Tây can thiệp, chắc chắn Liên Xô sẽ trả đũa một cách đáng sợ bằng tất cả lực lượng quân sự của khối Warsaw và như thế, Chiến tranh lạnh sẽ tới một bước ngoặt không thể điều khiển nổi. Do đó, “vấn đề Hungary” đă được đưa ra trước Hội đồng Bảo an LHQ để trở thành một câu hỏi dù gay gắt và đánh động lương tâm thế giới, nhưng không có lời đáp, thay v́ sự hỗ trợ quân sự của Phương Tây mà người dân Hungary đă cầu cứu trong những giờ khắc ngày 4-11, khi chiến xa Liên Xô ồ ạt tấn công thủ đô Budapest và các tỉnh, thành khác của Hungary.

Nh́n lại tất cả những thực tế này, người Hungary vẫn cảm thấy cay đắng khi họ đă tin vào một khả năng không hiện thực. Điều đó cũng thể hiện trong sự lựa chọn của tạp chí “Time”: nếu trong năm 1956, danh hiệu Người của năm được trao cho “Chiến sĩ đấu tranh cho tự do Hungary”, th́ ngay trong năm sau, người đè bẹp cuộc cách mạng 1956, lănh tụ Liên Xô Nikita Khrushchev đă giữ danh hiệu đó.

 

Cách mạng Hung, tiếng chuông cảnh tỉnh đối với trí thức Phương Tây

Cách mạng 1956 đă gây tiếng vang rất lớn trên thế giới, và là sự cảnh tỉnh đối với giới trí thức Phương Tây đương thời, trong số đó, có nhiều người từng có khuynh hướng thiên tả, có cảm t́nh với Đảng Cộng sản Liên Xô. Nhiều nghệ sĩ, trí thức lớn, vốn được coi là thân thiện và cởi mở đối với Liên Xô, sau 1956, đă lên tiếng cật vấn về sự can thiệp của Liên Xô tại Hungary.

Nhà văn, triết gia nổi tiếng Jean-Paul Sartre (Nobel Văn chương 1964): văn hào đă đoạn tuyệt chủ nghĩa Stalinist độc đoán trong một cuộc tṛ chuyện với báo giới mang tựa đề “Sau Budapest 1956, Sartre lên tiếng”. Ngày 23-10-1957, đúng vào kỷ niệm 1 năm cách mạng 1956 của Hung, văn hào Albert Camus (Nobel Văn chương 1957), đă có lá thư ngỏ động ḷng mang tựa đề “Máu của người Hung”, trong đó ông khẳng định: “Nước Hung bị chà đạp, bị xiềng xích, đă nỗ lực cho tự do và công lư hơn bất cứ dân tộc nào trên thế giới trong ṿng hai mươi năm qua”.

Văn hào Ư Alberto Moravia c̣n đưa ra đề xuất với thế giới, rằng hăy đổi tên tất cả các đường phố nơi có ṭa đại sứ Liên Xô, thành “Phố của những người Hung bị sát hại”. Như thế, mặc dù thất bại, nhưng sự kiện 1956 đă khiến ư thức hệ cộng sản theo mô h́nh toàn trị Stalinist mất đi mọi uy tín và sự xác tín, khiến ảnh hưởng của nó giảm đi rất nhiều trên toàn thế giới. Tác động này đă tồn tại trong nhiều thập niên, và là tiền đề cho sự khủng hoảng và sụp đổ của Liên Xô và các đồng minh tại vùng Đông Trung Âu.

Đối với Tiệp Khắc, ư tưởng về một chủ nghĩa xă hội mang tính nhân bản của Mùa xuân và Mùa thu Prague năm 1968 - với vị thủ lĩnh Alexander Dubcek - được coi là bắt nguồn trực tiếp từ những tư tưởng và hành động của thủ tướng Nagy Imre, người bị tử h́nh trong một phiên ṭa ngụy tạo do Moscow chỉ đạo vào năm 1958.

Riêng với Hungary, cách mạng 1956 đă dấy lên và nuôi dưỡng tinh thần phản kháng của ngựi dân trước sự áp bức, độc tài, tạo điều kiện về mặt tinh thần cho sự h́nh thành của phe đối lập dân chủ. Thấm thía nỗi đau từ sự thất bại của một cuộc cách mạng đ̣i dân chủ và tự do, người Hung đă hun đúc tinh thần nhân ái để có được sự chuyển đổi thể chế ḥa b́nh, không hề đổ máu và không có những chấn động thật lớn trong tâm tưởng con người vào cuối thập niên 80 thế kỷ trước.

Ngay biến cố quyết định để Hungary chuyển theo con đường dân chủ cũng là lễ tái mai táng vị thủ tướng Nagy Imre vào ngày 16-6-1989, với sự tham dự của hàng trăm ngày người dân cùng đại diện tất cả các đảng phái, các tổ chức chính trị, xă hội trên tinh thần hóa giải mọi oan khiên trong quá khứ, đặt lợi ích dân tộc và nhân dân làm trọng.

Tinh thần nhân văn của phong trào năm 1956 

Tinh thần nhân văn của 1956 cũng góp phần thúc đẩy cho nỗ lực của Hungary trở về với mái nhà chung Châu Âu, khởi đầu bằng việc dỡ bỏ Bức màn thép ngăn cách Đông Tây và mở cửa để người tị nạn Đông Đức tràn sang Phương Tây, dẫn đến sự sụp đổ của bức tường Berlin và thống nhất nước Đức.

Đă chuyển đổi thế chế được tṛn 2 thập niên, nhưng đến giờ Hungary vẫn c̣n những vấn đề riêng về chính trị, kinh tế và xă hội, khiến đời sống chính trường và cư dân nước này, trong ṿng vài năm trở lại đây, có nhiều điểm rất căng thẳng.

Không ít người, nhân danh tinh thần cách mạng 1956, đă kêu gọi cần có những đổi mới, những cuộc cách mạng, khởi nghĩa mới, theo đúng ư tưởng 1956. Không ít dịp, các đảng chính trị, các bè phái khác nhau đă t́m cách coi sự kiện và tinh thần 1956 là của riêng họ.

Tuy nhiên, công luận Hungary - từ hai thập niên nay - luôn sáng suốt trước những ư đồ và toan tính tính trị nhỏ mọn và nhất thời như thế. Không phải ngẫu nhiên mà 23-10-1989, vào đúng kỷ niệm 33 năm ngày cách mạng 1956 bùng nổ, Cộng ḥa Hungary dân chủ đă được khai sinh, đánh dấu một bước ngoặt trọng đại trong lịch sử đất nước này.

Và, trong phiên họp đầu tiên ngày 2-5-1990, Quốc hội mới của Cộng ḥa Hungary đă thông qua Đạo luật số XXVIII (năm 1990) để ghi nhớ sự kiện 1956 với ḷi đánh giá chính thức: “một cuộc cách mạng và cuộc đấu tranh đ̣i độc lập”.


<< trở về đầu trang >>
free counters