Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Hợp tác chiến lược toàn diện” và chủ quyền lănh hải trên biển đông

Hợp tác chiến lược toàn diện” và chủ quyền lănh hải trên biển đông

TQ đ̣i lấy 80% biển Đông


Mấy ngày qua, truyền h́nh TQ liên tục phát ra những cảnh bắt bớ ngư dân Việt nam ở vùng biển thuộc vịnh Bắc bộ, chung quanh quần đảo Hoàng sa-Trường sa theo lệnh cấm đánh cá đơn phương của họ ! Lính tuần tra TQ với súng ống, ṿi phun nước dùi cui…mặc sức “đàn áp” xua đuổi và bắt bớ các ngư dân Việt nam, thậm chí đưa họ về các đảo hải quân Trung quốc đang chiếm đóng ở Hoàng Sa giam giữ, bắt kí biên bản “phạm luật”, “xâm phạm” vùng biển hay đánh cá trái phép và phạt tiền lên đến nửa tỷ đồng… nghĩa là qua hành động nầy, phía TQ đă công khai tuyên bố biển Đông thuộc chủ quyền của họ, họ có quyền “hành xử luật pháp” Trung quốc một cách ngang nhiên ! Ít nhất là qua những h́nh ảnh nầy, Hải quân TQ đă “thị uy” được sức mạnh của ḿnh trên biển đông mà phía VN chẳng làm ǵ được ngoài những tuyên bố mang tính chiếu lệ về chủ quyển như mọi khi. Lệnh “cấm” của TQ đưa ra vào đầu tháng 5.2009 thế mà sau hơn hai tuần lễ, kể khi một số tàu đánh cá bị vây bắt, đánh ch́m vào 20.5.2009, vào ngày 9.6.2009 Hội nghề cá Việt Nam, các hội nghề cá địa phương mới được phép lên tiếng phản đối yếu ớt, ra lời khuyên ngư dân tập trung đi ra khơi thành đoàn để tự bảo vệ ḿnh. Ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hiệp hội Hải sản Việt Nam cho rằng phản ứng của Việt Nam với vấn đề này là quá trễ, tuy nhiên là “cần thiết nhằm khuyến khích ngư dân Việt Nam tiếp tục hoạt động đánh bắt cá của họ”(1). Đại tướng Lê Văn Dũng, phụ trách Tổng cục chính trị quân dội nhân dân khuyên rằng “không nên vào vùng biển đang có tranh chấp” trong khi các ngư thuyền của các tỉnh miền trung đang vào mùa thu hoạch, đánh bắt tại vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lănh hải của ta sau khi một số tàu đánh cá bị vây bắt(2). Hơn thế nữa, hành động nầy rơ ràng mang mục đích gây ấn tượng với thế giới rằng biển đông vẫn là của TQ, chủ quyền không thể “tranh căi” như lời tuyên bố của Tần Cương, người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ trước sự phản kháng của phía VN. Điều nầy hoàn toàn bất lợi cho VN mỗi khi vấn đề chủ quyền trên biển đông đă trở thành một sự thật đă rồi (Fait accompli) cho dù hiện nay hay sau nầy phía VN có kêu la, trưng bằng chứng thế nầy thế khác.
Điều nầy có thể thấy qua việc TQ chiếm đóng toàn bộ quần đảo Ḥang sa vào năm 1974 và một số đảo của Việt Nam ở Trường Sa năm 1988. Trong suốt 35 năm qua quân đội Trung Quốc luôn củng cố và tăng cường lực lượng canh giữ ngày càng hiện đại, trở thành một căn cứ quân sự vững chắc của TQ trên biển đông để khống chế và lấn chiếm! Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tuyên bố ”Chúng ta phải cố gắng xây dựng một lực lượng Hải quân Nhân dân hùng mạnh có thể đáp ứng được sứ mạng lịch sử trong một thế kỷ mới và một thời kỳ mới.” vào ngày 28.12.2006 trước lănh đạo hải quân TQ(3). Sứ mạng lịch sử đó là ǵ? phải chăng là nhu cầu về dầu mỏ, khí đốt… khống chế biển đông để phục vụ chính sách “phú quốc cường binh” và học thuyết “đại Đông Á” kiểu mới mang màu sắc Trung quốc, đầy tham vọng của một nước lớn?
Tốc độ phát triển kinh tế với mức tăng trưởng cao, luôn trên 10% GDP trong hơn hai thập kỷ qua càng làm cho những nhà lănh đạo TQ nóng ḷng trước việc “bỏ trống” biển đông hơn bao giờ hết. Việc đảm bảo quyền kiểm soát của ḿnh trong vấn đề giao thông, giữ vững con đường biển chở dầu từ Trung cận đông vượt eo biển Malacca qua biển đông là tuyến đường sống c̣n của TQ v́ vậy việc tăng cường hạm đội, lực lượng tuần tra trong những năm qua cũng không nhằm mục đích nào khác(4). GS Hiramatsu Shigeo(Nhật) phân tích “Cải cách kinh tế và chính sách mở cửa của Đặng Tiểu B́nh đă cho phép Trung Quốc đạt được thành quả đáng kể về phát triển kinh tế, nhưng mặt khác sự phát triển này cũng tạo nên nhu cầu năng lượng ghê gớm. Một kết quả cụ thể khi sản xuất không đủ tiêu dùng là Trung Quốc đă biến từ một nước xuất khẩu sang một nước nhập khẩu dầu. Điều này khiến việc phát triển các khu khai thác dầu lửa dưới đáy biển gần quanh lục địa trở nên thiết thân. Trung Quốc cũng tỏ ra rất quan tâm tới dầu lửa miền Cận Đông”(5).Thực tế Trung Quốc đă là nước nhập khẩu dầu mỏ lớn thứ hai, sau Mỹ, Dự kiến đến năm 2010, lượng nhập khẩu dầu mỏ của Trung Quốc mỗi ngày sẽ tăng gấp đôi, đạt 4 triệu thùng.ngày và đến năm 2030 vào khoảng 10 triệu thùng.ngày(6).
Nh́n một cách khách quan, việc đối phó của nhà nước VN đối với những động thái “ra tay trước” của TQ trong vấn đề chủ quyền trên biển đông, quyền khai thác dầu mỏ ở thềm lục địa thuộc lănh hải được quốc tế công nhận luôn bị TQ quấy nhiễu, nhưng lúc nào Việt Nam cũng dừng lại ở giải pháp t́nh thế, đuổi theo “kêu gọi” một cách thụ động. Bên cạnh sự vuốt ve VN với “16 chữ vàng” và “quan hệ 4 tốt” trong những cuộc hội đàm cấp cao giữa hai nước Việt-Trung, các nhà lănh đạo của phía đối tác hết lấn sân trên bộ qua cuộc xác lập đường biên giới mới nay chuyển sang đường biên giới trên biển, phân vùng trên vùng biển thuộc vịnh bắc bộ và tràn xuống phía nam theo chiếc lưỡi ḅ mà họ đă vạch sẵn(7). Hành động nầy mỗi lúc càng gắt gao và mang tính dọa nạt công khai bất chấp những ǵ đă cam kết song phương Việt-Trung hay đa phương (giữa TQ-Asean năm 2002) về cách ứng xử ḥa b́nh, tôn trọng lợi ích của nhau và không làm việc tranh chấp đến xung đột về chính trị và quân sự. Phải chăng một mặt giao ước như trên với các nước để kiềm chế hành động đối phó trả đũa nhưng mặt khác vẫn ra tay lộng hành áp đặt để tạo ra một trạng thái đă rồi như đă đề cập ở trên?
Nguy cơ TQ trở thành một đế quốc bành trướng mới nầy không phải chỉ thấy ở biển đông mà trên thực tế chính phủ TQ đă tiến hành việc khai thác dầu mỏ và nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Châu phi trong một thập kỷ qua. Kim ngạch thương mại giữa Trung quốc và Châu Phi đă tăng 50 lần hơn trong 25 năm qua (từ 1980-2005), gấp 5 lần nếu tính từ năm 2000-2006, 10 tỷ lên 55 tỷ và sẽ là 100 tỷ euro vào năm 2020. Hiện tại đă có trên 900 công ty TQ có mặt trên lục địa nầy với 750,000 hoa kiều(8). Đầu tư hay viện trợ không hoàn lại để bóc lột khoáng sản, đưa đạo quân công nhân không có tay nghề ở các địa phương nghèo của TQ sang châu Phi cắm dùi lâu dài với con số không dưới 500,000 người theo công bố của ông Huang Zequan, Phó chủ tịch “Hội hữu nghị nhân dân TQ với các nước” càng làm cho những ai dựa dẫm vào t́nh “hữu nghị” với TQ cũng phải xem xét lại mối quan hệ hàm chứa nhiều khả năng “thuộc địa hóa” đáng lo ngại (9) biểu hiện qua các phong trào tẩy chay xí nghiệp của TQ khai thác tận thu ở các nước Châu Phi. Nh́n vào thủ đô Viên Chăn của Lào, một dăy phố người Hoa “mới” gần 50,000 người sang phục vụ các công tŕnh xây dựng cho Seagames 2009, tương đương với 10% nhân khẩu của thành phố nầy và đi theo là các hợp đồng khai thác Bô-xít, khoáng sản, thủy điện và xa lộ nối liền với các tỉnh phía nam TQ càng cho thấy ư đồ lâu dài của họ(10) . Ngay trung tâm cao nguyên giữa ba nước VN-Lào-Cămpuchia (Tây nguyên-Attopeu-Boloven) h́nh thành một vùng công nghiệp khai thác khoáng sản do TQ chi phối(11) với hàng chục vạn người Hoa mới sinh sống và định cư lâu dài th́ không chỉ vấn đề khai thác tài nguyên khoáng sản mà c̣n đi xa hơn trong chiến lược đặt ba nước nầy nằm dưới tầm kiểm soát về quân sự là điều có thể h́nh dung một cách dễ dàng v́ từ đây có thể sử dụng đường bộ, đường sắt do TQ xây dựng để thoát ra biển đông ở miền trung Việt nam và vịnh Thái lan qua ngơ Shihanouk Ville gần nhất. Phải chăng đây cũng là điều mà Đại Tướng Vơ Nguyên Giáp quan ngại và đă viết trong thư gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngày 5.1.2009(12).
Ngày 30.5.2008 TBT Nông Đức Mạnh và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đă hội đàm tại thủ đô Bắc Kinh, nhất trí phát triển quan hệ hai Đảng, hai nước lên tầm cao mới, trở thành đối tác hợp tác chiến lược toàn diện(13) và gần đây nhất trong chuyên đi thăm Việt nam vào đầu tháng 6.2009, Ông Lư Nguyên Triều, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức Trung ương cũng đă “đánh giá cao sự phát triển của quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai nước và khẳng định Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc rất coi trọng và làm hết sức ḿnh để phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Việt Nam theo phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt mà lănh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước đă thỏa thuận”. Ông Lư Nguyên Triều khẳng định “Trung Quốc vừa coi Việt Nam là láng giềng tốt, vừa là người bạn trên con đường xây dựng xă hội chủ nghĩa”(14). Những điều nầy cho thấy quan hệ hai nước mỗi khi được nâng lên tầm “đối tác chiến lược toàn diện” có nghĩa là Việt Nam ủng hộ và hợp tác mọi sách lược của TQ, không thể phản bác hay cưỡng lại được chủ trương
dành lại chủ quyền toàn diện trên biển đông mà họ đă vạch ra từ lâu. Nói một cách khác, như xă luận của tờ The Straits Times (Singapore) ngày 4.7.2009, rằng Việt nam đă “Chui đầu vô quỹ đạo của Trung Quốc”(15). Do đó, việc khai thác Bô-Xít ở Tây nguyên mặc dù gặp nhiều sự phản đối của hàng trăm trí thức, chuyên gia kinh tế, khai khoáng… các vị cách mạng lăo thành, tướng lĩnh từng chỉ huy ở Tây nguyên, Nhà ngoại giao… trong nhiều tháng qua vẫn không làm thay đổi được kết luận của Bộ chính trị(16) cho phép tiếp tục xúc tiến dự án trị giá hơn 15 tỷ đô la v́ trong tuyên bố chung giữa lănh đạo hai Đảng Cộng sản VN-TQ, dự án khai thác Bô-xít nầy đă được nhắc lại như một lời cam kết trong sự nhất trí hợp tác chiến lược nêu trên.
Dù nh́n cảnh ngư dân giơ cao tay lên đầu trước họng súng tuần tra của hải quân TQ chúng ta không thể nén giận và cảm thấy tủi nhục khi đồng bào ḿnh bị chúng bắt ngay trên lănh hải Việt nam, hành động xâm phạm chủ quyền trắng trợn như vậy nhưng phải đành thúc thủ, rưng rưng và ngậm ngùi. Phải chăng đây là “biểu hiện sinh động của việc xây dựng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam -Trung Quốc” như TBT Nông Đức Mạnh đă phát biểu với ông Lư Nguyên Triều trong buổi gặp gỡ tại Hà Nội ngày 12.6.2009.
Liệu “độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lănh thổ(có) được giữ vững” như lời của Tổng Bí Thư đă phát biểu hôm bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng vào ngày 4.7.2009 ?


Lê Hoàng


<< trở về đầu trang >>
 free counters