Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân?
Nguyễn Hội
Ở xứ Dân chủ đă có biết bao trường hợp các Đảng phái đối lập vận động dân chúng và dân biểu quốc hội đồng t́nh với họ đ̣i hỏi chính quyền đương nhiệm phải từ chức mỗi khi chính quyền vấp phạm lỗi lầm hay hành động hoàn toàn khác với đảng đối lập. Đó là hành động „hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân“ hay sao?
Những ngày gần đây báo chí đưa tin nhà cầm quyền CSVN truy tố các nhà dân chủ Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Anh Kim, Lê Thăng Long, Trần Huỳnh Duy Thức theo điều 79 của bộ luật h́nh sự năm 1999 thay v́ điều 88. Nghiă là CSVN truy tố các nhà dân chủ nêu trên về „tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân“. LS Lê Công Định và ThS Nguyễn Tiến Trung sẽ bị truy tố theo khoản 1 của điều 79. Án cao nhất dành cho khoản 1 là tử h́nh.
Nền tảng cho việc truy tố là lời „nhận tội“ mà công an CSVN đă phổ biến trong các cuộc họp báo vào những tháng trước đây. Do „Tội danh“ của các nhà dân chủ tương tự nhau, xin mạn phép được cùng Quí Vị phân tích lời „nhận tội của LS Lê Công Định và ThS Nguyễn Tiến Trung.
LS Lê Công Định
Sau 5 ngày giam giữ LS Lê Công Định, vào ngày 18.06.2009 công an cho phổ biến 1 Video nhận tội của ông. Xin tóm tắt những điểm chính trong bản „nhận tôi“ của LS Lê Công Định:
1. Tham gia khoá huấn luyện bất bạo động do Viêt Tân tổ chức tại Thái Lan
2. Tham gia Đảng Dân Chủ VN, chuẩn bị thành lập Đảng Lao Động VN
3. Tham gia điều chỉnh Tân Hiến pháp VN và Điều lệ Đảng Dân chủ VN
4. Viết 20 bài với „nội dung xuyên tạc chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước VN“ gửi cho đài BBC, RFI, RFA vv…
Khoá huấn luyện bất bạo động có nghĩa là Seminar chuyên môn về phương thức đấu tranh bất bạo đông qua kinh nghiệm của Serbia. Những khoá đào tạo tương tự được một số cơ quan nước ngoài tổ chức tại Việt Nam, thí dụ như tổ chức Konrad Adenauer của Đức có các khoá huấn luyện hàng tháng về dân chủ, về nhà nước pháp quyền tại nhiều nơi như Hà Nội, Hạ Long, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt, Vũng Tầu, Sàig̣n với những đề tài như „the research service of the german bundestag as an orientation for the VLA advice for the national assembly“ dịch tạm ra tiếng Việt là „các nghiên cứu dịch vụ của Quốc Hội Đức để định hướng cho Hội Luật gia Việt Nam nhằm cố vấn cho Quốc hội nước“ vào tháng 12 năm 2009 vừa qua, xây dựng các ṭa án hiến pháp tại Việt Nam, Khuôn khổ pháp lư của xă hội dân sự, Độc lập của tư pháp, những câu hỏi then chốt về một dự luật về bạo lực trong nước, vv…
Việt Tân là một tổ chức có thành viên ở nhiều nước dân chủ và được luật pháp các nước này công nhận như bao nhiêu các tổ chức dân chủ khác. Giới lănh đạo Việt Tân đă từng tiếp xúc với nguyên thủ của nhiều quốc gia. Nhưng theo bản „nhận tội“ của LS Định: „Việt Tân là tổ chức khủng bố đă huấn luyện cho một số người Việt Nam về đấu tranh bất bạo động ở Việt Nam“. Khủng bố tiếng La Tinh là Terror có nghĩa sợ hăi, Terror được định nghĩa tóm tắt là „dùng bạo lực để đạt mục tiêu chính trị của phe nhóm ḿnh đă đề ra“. Phần trước của câu „tự thú tội“ của LS Lê Công Định mâu thuẫn với phần sau. Một tổ chức khủng bố lại huấn luyện đấu tranh bất bạo động th́ tổ chức đó theo định nghĩa làm sao được mệnh danh là khủng bố được? .
Để giải thích những việc làm của LS Lê Công Định bị nhà cầm quyền CSVN kết án xin được trích dẫn một số điều luật của Hiến Pháp nước CHXHCN Việt Nam sau đây:
Điều 52: „Mọi công dân đều b́nh đẳng trước pháp luật“
điều 59: „Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân“,
điều 60: „Công dân có quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát minh, sáng chế…“,
Điều 68: „Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước“
Điều 69: „Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội“.
Điều 146: „Hiến pháp nước Cộng hoà xă hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lư cao nhất“
Điều 59 kết hợp với các điều 60, 68, 69 cho phép LS Lê Công Định tham gia các khoá huấn luyện đấu tranh bất bạo động ở trong cũng như ở ngoài nước nhằm đạt mục đích mong muốn của ḿnh.
Điều 52 kết hợp với điều 69 có nghĩa là không chỉ riêng người Cộng sản có quyền thành lập Đảng Cộng sản mà mọi công dân Viêt Nam đều có quyền thành lập và tham gia các đoàn thể chính trị, tôn giáo, nghề nghiệp, văn hoá, xă hội vv… Do đó việc LS Lê Công Định tham gia Đảng Dân Chủ Việt Nam và thành lập Đảng Lao động Việt Nam phù hợp với Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam.
Điều 69 cho phép „công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội“. Do đó việc soạn thảo một „Tân Hiến pháp“ cho một nước Việt Nam theo ư của LS Lê Công Định, tu chỉnh điều lệ Đảng Dân chủ VN, cũng như viết các bài gửi cho báo chí trong và ngoài nước hoàn toàn phù hợp với Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam.
Th.S Nguyễn Tiến Trung
Ngày 7 tháng 7 năm 2009, Nguyễn Tiến Trung bị bắt tạm giam theo Điều 88 Bộ luật H́nh sự và ngày 19.8.2009 công an CSVN cho phát trên đài truyền h́nh 1 đọan phim „nhận tội“ của ông cùng với 3 nhà dân chủ khác. Hai điểm chính được tóm tắt từ đoạn phim trên có thể „kết tội“ Nguyễn Tiến Trung là:
tham gia phong trào dân chủ, Đảng Dân Chủ, thành lập Tập hợp Thanh niên Dân chủ
Quan hệ với chính khách nước ngoài, nhận lời khuyên của chính khách nước ngoài.
Điều 69 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam qui định: „công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội“ bao gồm các điều 19, 21 và 22 của Công Ứớc Quốc Tế về các Quyền Chính Trị và Dân Sự (CƯCTDS) LHQ. Đoạn 2 của điều 19 CƯCTDS giải thích rơ ràng „Mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền tự do t́m kiếm, tiếp nhận, và phổ biến mọi tin tức và ư kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới h́nh thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia“.
Qua đó điều 69 Hiến pháp cho phép Nguyễn Tiến Trung thực hiện những việc làm bị nhà cầm quyền CSVN kết tội nêu ở trên.
Ngoài điều 79 nhà cầm quyền CSVN c̣n xử dụng một số điều khoản khác của Bộ luật H́nh sự nhằm triệt tiêu các nhà bất đồng chính kiến ôn ḥa như điều 80 (gián điệp), điều 87 (Tội phá hoại chính sách đoàn kết) và điều 88 (tuyên truyền chống nhà nước Cộng ḥa Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam). Tháng 5 năm 2009 vừa qua, trong cuộc khảo sát định kỳ kỳ phổ quát của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (UPR) CSVN bác bỏ đề nghị của các quốc gia khác về việc tu chỉnh các điều luật không phù hợp với Công pháp Quốc tế nêu trên.
Nguyễn Hội