Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Phỏng vấn giáo sư Carl Thayer Hoa Kỳ hiện diện, Trung Quốc không thể múa gậy vườn hoang

Phỏng vấn giáo sư Carl Thayer Hoa Kỳ hiện diện,

Trung Quốc không thể múa gậy vườn hoang

 

Thực hiện: Hà Giang

 

Sự kiện Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton, thay mặt Tổng Thống Obama kư Thỏa Ước Hữu Nghị và Hợp Tác ASEAN cho thấy Hoa Kỳ ngày càng quan tâm hơn đến khu vực này. Sự quan tâm của Washington đến ASEAN trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng vươn ḿnh ra thế giới có những hàm ư chiến lược. Giáo Sư Carl Thayer, nhà nghiên cứu hàng đầu về Châu Á-Thái B́nh Dương, nhận định, rằng “giai đoạn thả nổi” của Hoa Kỳ đối với Á Châu đă “chấm dứt.” Xin giới thiệu cùng độc giả cuộc phỏng vấn Giáo Sư Carl Thayer dành cho nhật báo Người Việt ngày 28 Tháng Bảy do Hà Giang thực hiện.. Ông Carl Thayer là giáo sư khoa Nhân Văn và Xă Hội Học tại Đại Học New South Wales, Úc Châu. Ông là chuyên gia nghiên cứu quân sự, kiêm giám đốc diễn đàn Nghiên Cứu Quốc Pḥng, là tác giả của gần 400 bài viết nghiên cứu t́nh h́nh các quốc gia Châu Á-Thái B́nh Dương.

***

-Hà Giang: Trong chuyến công du qua Thái Lan tham dự một loạt hội nghị quốc tế, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đă thông báo là “Hoa Kỳ trở lại Đông Nam Á.” Theo ông, yếu tố nào khiến Hoa Kỳ đi đến quyết định này, sau bao nhiêu năm bỏ quên khu vực này?

-GS Carl Thayer: Thật ra theo tôi th́ Hoa Kỳ chưa bao giờ quay lưng lại với Á Châu, mà chỉ là đă thả nổi Á Châu. Việc Ngoại Trưởng Condoleezza Rice không tham dự đa số những hội nghị thường niên của ASEAN đă cho những quốc gia trong vùng thấy là Hoa Kỳ đang bị vướng víu ở đâu đó. Ngược lại, Ngoại Trưởng Hillary Clinton không những đă tham dự hội nghị thường niên, mà bà, thay mặt cho Tổng Thống Obama đă kư vào Thỏa Ước Hữu Nghị và Hợp Tác của ASEAN. Đây là một văn kiện quan trọng đối với ASEAN, và chỉ những quốc gia kư thỏa ước này mới được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh Đông Á. Như vậy Hoa Kỳ đă chấm dứt một giai đoạn thả nổi, và đă bắt đầu tăng cường sự góp mặt vào những sinh hoạt của vùng này.

Tôi cho rằng chính phủ Obama đă nhận ra rằng chính sách của Tổng Thống Bush ở Á Châu hết sức bất lợi, v́ đă đẩy xa những quốc gia trong vùng này khỏi tầm ảnh hưởng của Hoa Kỳ, tuy nhiên nguyên nhân sâu xa vẫn là v́ Trung Quốc. Gần đây, Hoa Kỳ rất bất b́nh với những động thái không thể chấp nhận được của Trung Quốc chẳng hạn như việc áp lực Exxon Mobil hủy bỏ việc hợp tác với Việt Nam. Muốn đối đầu với Trung Quốc, Hoa Kỳ phải nắm chắc được rằng họ đang múa cùng một điệu với các thành viên của ASEAN. Hành vi của Trung Quốc đối với các nước Á Châu hiện nay rất đáng ngờ, và v́ thế người ta hân hoan đón nhận việc Hoa Kỳ bắt đầu có mặt trở lại trên các bàn hội nghị trong vùng là điều dễ hiểu.

 

-Hà Giang: Việc Hoa Kỳ trở lại Á Châu chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc rất quan tâm. Theo giáo sư, Trung Quốc đón nhận sự trở lại Á Đông của Hoa Kỳ như thế nào, và sẽ có phản ứng ra sao?

-GS Carl Thayer: Hai đại cường quốc Hoa Kỳ và Trung Quốc phải tiếp tục giao hảo tốt với nhau. Khi c̣n tại chức, Tổng Thống Bush đă thiết lập nền móng cho mối giao dịch tốt giữa hai quốc gia. Tuy nhiên, việc Tổng Thống Bush bán vũ khí cho Đài Loan đă khiến những cuộc đàm phán về tương quan quân sự giữa hai nước bị hủy bỏ. Giờ đây, với một lănh đạo mới, Hoa Kỳ đă lại bắt đầu những cuộc thảo luận này ở cấp cao. Một mặt Trung Quốc muốn hợp tác hơn là đối nghịch với Hoa Kỳ, nhưng mặt khác họ cũng muốn Hoa Kỳ phải nh́n nhận và nể mặt Trung Quốc như một đại cường quốc. Gần đây, chúng ta đă thấy hai bên có đồng quan điểm về việc Iran, đó là một điểm chung tốt. Về phía Hoa Kỳ, tôi có nhận xét là đối với Trung Quốc, Hoa Kỳ đă không dùng biện pháp “củ cà rốt và cây gậy” mà dùng biện pháp “cây gậy và củ cà rốt.” Hoa Kỳ tiếp tục cho tàu di chuyển vào vùng biển mà Trung Quốc bảo là của họ, không chấp nhận những áp lực mà Trung Quốc đặt lên những công ty đang hợp tác với Việt Nam, đó là cái gậy. Nhưng Hoa Kỳ cũng ch́a ra củ cà rốt khi tỏ ra sẵn sàng muốn đối thoại song phương và hợp tác với Trung Quốc để cùng giải quyết những tranh chấp, nhất là ở biển Đông. Tôi nghĩ rằng sau khi Ngoại Trưởng Hillary Clinton bước chân vào hội nghị thường niên của ASEAN, và kư vào Thỏa Ước Hữu Nghị và Hợp Tác của ASEAN, chính phủ Obama đă tái lập được một chỗ đứng vững vàng ở vùng đất đang có rất nhiều bất ổn. Trung Quốc biết là họ và Hoa Kỳ cùng phải học cách hợp tác với nhau sao cho có lợi cho đôi bên cũng như cho ổn định của Á Châu và thế giới.

 

-Hà Giang: Với sự góp mặt tích cực của Hoa Kỳ tại Á Châu, cục diện thế giới, nhất là trong vùng Á Châu trong tương lai, xa cũng như gần, sẽ thay đổi ra sao?

-GS Carl Thayer: Việc Hoa Kỳ chú tâm trở lại Á Châu sẽ đột ngột thay đổi cục diện. Trung Quốc là nước đầu tiên kư tên vào Thỏa Ước Hữu Nghị và Hợp Tác của ASEAN, điều đó đă khiến các thành viên trong ASEAN nồng nhiệt đón nhận Trung Quốc vào quỹ đạo của họ. Thật ra ASEAN mong muốn sự có mặt của Hoa Kỳ, v́ các nước Đông Nam Á không muốn phải chọn một trong hai cường quốc. Nhưng trong khi Trung Quốc hết sức o bế các nước Châu Á, th́ Hoa Kỳ đă hững hờ với những diễn biến ở đây. Hoa Kỳ đă bỏ rơi nhiều mặt trận chiến lược quan trọng khi quá chú tâm vào cuộc chiến chống khủng bố, đồng thời chủ trương đơn phương hành động của Tổng Thống Bush đă khiến nhiều quốc gia mất cảm t́nh với Hoa Kỳ. Giờ đây chiến lược ngoại giao khôn ngoan của chính quyền Obama đă bắt đầu khiến Hoa Kỳ chiếm dần lại cảm t́nh của thế giới. Trong chuyến đi Á Châu vừa qua, Ngoại Trưởng Hillary đă làm đẹp ḷng 10 quốc gia thành viên của ASEAN, kể cả Indonesia. Thế lực thế giới sẽ quân b́nh hơn, và Trung Quốc sẽ không c̣n là đại cường duy nhất có ảnh hưởng lên ASEAN nữa. Sự có mặt của Hoa Kỳ chắc chắn sẽ thay đổi t́nh h́nh ở Miến Điện chẳng hạn. Đặc biệt, Thái Lan với t́nh trạng chính trị bất ổn của họ, từ trước đến giờ phải nghiêng hẳn về Trung Quốc, nay cũng sẽ hoan nghênh sự hỗ trợ của Hoa Kỳ. Sự có mặt của Hoa Kỳ cũng là điều các nước Đông Nam Châu Á mong muốn, v́ họ sẽ đứng giữa hai cường quốc mà không phải chọn nghiêng hẳn về bên nào. Tôi cho rằng chính sách liên kết với nhiều quốc gia hơn của chính quyền Obama sẽ cải thiện một số vấn đề đă được gây ra trong thời Tổng Thống Bush.

 

-Hà Giang: Là một công dân Hoa Kỳ, giáo sư có cho đây là một thay đổi tốt trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ không?

-GS Carl Thayer: Dĩ nhiên rồi! Tôi là một công dân Mỹ đă sống ở Úc Châu từ năm 1971, và có cả quốc tịch Hoa Kỳ lẫn quốc tịch Úc. Tôi có dịp thăm nhiều nơi trên thế giới, và vừa trở về Úc sau một chuyến đi Tân Gia Ba. Phải thú thật là trong những năm vừa qua tôi đă có lúc lúng túng khi phải đối diện rất nhiều với những thái độ chống Hoa Kỳ, có khi thật gay gắt, ở khắp nơi. Tôi rất vui là những chống đối này trong khoảng 6 tháng nay, gần như mất hẳn đi, và thế giới đang bắt đầu có thiện cảm lại với Hoa Kỳ. Điều cần nhất là Ngoại Trưởng Hillary Clinton phải tiếp tục áp dụng chính sách “ngoại giao khôn ngoan” mà bà vẫn nói, để chúng ta không mất đi những sự ủng hộ hiếm hoi đang tích tụ, nhưng có thể bốc hơi trong phút chốc, mà Hoa Kỳ đang có trong lúc này. Chúng ta cần chứng tỏ cho thế giới thấy là Hoa Kỳ không phải là một quốc gia chỉ biết hành động đơn phương mà không biết hợp tác. Tôi mong là Tổng Thống Obama sẽ quyết định tham dự hội nghị thượng đỉnh Đông Á cùng với nguyên thủ 16 quốc gia, và sẽ giành lại ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong vùng đất năng động có rất nhiều tiềm năng mà chúng ta đă vắng mặt trong suốt 8 năm qua.

 

-Hà Giang: Với sự có mặt của Hoa Kỳ, Trung Quốc có bớt ngang ngược trong việc xác nhận chủ quyền của họ trên biển Đông?

-GS Carl Thayer: Trung Quốc sẽ tiếp tục xác nhận chủ quyền lănh thổ và lănh hải của họ. Nhưng Hoa Kỳ đă phản ứng đủ để cho Trung Quốc thấy là những hành động ngang ngược, khinh suất của họ như bao vây và quấy rối một tàu khảo sát không trang bị vũ khí của Hải Quân Hoa Kỳ là một điều không thể tái phạm. Hai bên phải tiếp tục thảo luận và đi đến một thỏa ước về biển Đông. Nhưng quan trọng hơn cả là Trung Quốc phải đáp ứng kêu gọi của Ngũ Giác Đài và phải minh bạch hơn về ngân sách quốc pḥng của họ. Tôi muốn nói đến việc Trung Quốc đă âm thầm xây dựng một căn cứ hải quân có thể tiếp nhận 20 tiềm thủy đĩnh nguyên tử và 6 hàng không mẫu hạm ở đảo Hải Nam. Tóm lại, với sự có mặt của Hoa Kỳ trong vùng, Trung Quốc không thể cứ tiếp tục múa gậy vườn hoang, và lấy cớ là v́ Hoa Kỳ hành động đơn phương nên Trung Quốc muốn làm ǵ th́ làm, mà phải hợp tác với Hoa Kỳ để giải quyết những xung đột. Nếu tôi là một người Việt Nam, tôi sẽ rất vui trước sự kiện này.

 

-Hà Giang: Trong buổi họp mặt giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ vừa qua, Tổng Thống Obama có nhắc đến quan tâm của ông về t́nh h́nh nhân quyền ở Trung Quốc. Theo giáo sư th́ nhân quyền có thực sự là quan tâm hàng đầu trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ không, hay Tổng Thống Obama chỉ nói cho vừa ḷng cử tri nhất là những người hay tổ chức quan tâm đến vấn đề nhân quyền?

-GS Carl Thayer: Hoa Kỳ, như bất cứ chính quyền nào đều phải chú ư đến những nguyện vọng của cử tri. Tuy nhiên, tôi không nghĩ rằng chính quyền Hoa Kỳ sẽ biến vấn đề nhân quyền của Trung Quốc hay Việt Nam thành một trọng tâm của chính sách ngoại giao trong lúc này. Nhưng lời phát biểu của Tổng Thống Obama với Trung Quốc có nghĩa là Hoa Kỳ vẫn rất quan tâm đến những ǵ đang xảy ra ở Tây Tạng, Tân Cương và sẽ tiếp tục theo dơi những diễn biến ở đây.

 

-Hà Giang: Cảm ơn thời gian mà giáo sư dành cho chúng tôi.


<< trở về đầu trang >>
 free counters