Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Ḥa B́nh Nào, An Ninh Nào Cho Phụ Nữ Việt Nam (?)

Ḥa B́nh Nào, An Ninh Nào Cho Phụ Nữ Việt Nam (?)


Hơn 30 năm trước, vào ngày 20 tháng 9 năm 1977, Việt Nam được chính thức gia nhập Liên Hiệp Quốc An Ninh Nào Cho Phụ Nữ Việt Nam (?)(LHQ). Cách đây 2 năm, vào ngày 16 tháng 10 năm 2007, Việt Nam được bầu làm ủy viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An (HĐBA) LHQ khóa 2008 - 2009. Tháng 7 năm 2008, Việt Nam lần đầu tiên đảm nhận cương vị Chủ tịch luân phiên HĐBA. Mới đây, vào ngày 1 tháng 10, Việt Nam được đảm nhiệm cương vị này của cơ quan quyền lực nhất LHQ lần thứ hai. Những tin tức này đă được toàn bộ chế độ CSVN đón nhận bằng tất cả vui mừng.
Vào ngày 5 tháng 10, Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm với chức vị Chủ tịch HĐBA đă chủ tŕ cuộc thảo luận về chủ đề “Phụ nữ với Ḥa b́nh và An ninh”. Tin tức này cũng đă được mọi cơ quan thông tin của đảng và nhà nước “hồ hởi phấn khởi” đưa tin, từ Bộ Ngoại Giao VN cho đến các tờ báo lớn như Tạp Chí Cộng Sản, Công An Nhân Dân, Người Lao Động, Thanh Niên...
Trong nước th́ vậy nhưng ở hải ngoại và nhất là giới am tường về hoạt động của tổ chức LHQ lại b́nh thản. Tại sao vậy?
Trước hết, nói về cái ghế thành viên không thường trực của HĐBA LHQ. HĐBA là cơ quan chính trị quan trọng nhất và hoạt động thường xuyên của LHQ, chịu trách nhiệm chính về việc duy tŕ hoà b́nh và an ninh quốc tế. Những nghị quyết mà HĐBA thông qua phù hợp với Hiến chương LHQ th́ bắt buộc các nước hội viên của LHQ phải thi hành. Hội Đồng gồm 5 thành viên thường trực và 10 thành viên không thường trực. Từ 1946 đến 1965, HĐBA chỉ có 6 thành viên luân phiên. Con số thành viên này sau đó được tăng lên 10 với định mức cho mỗi khu vực như sau: 2 ghế cho các khu vực châu Phi, châu Á, châu Mỹ, và Tây Âu; 1 ghế cho Đông Âu, và ghế c̣n lại luân phiên giữa châu Phi và châu Á. Các nước thành viên luân phiên được chia thành 2 nhóm với nhiệm kỳ 2 năm xen kẽ nhau, tức mỗi năm có 5 thành viên ra đi để nhường chỗ cho 5 bộ mặt mới. Các thành viên hiện tại gồm Bỉ, Indonesia, Ư, Nam Phi, Panama, Burkina Faso, Costa Rica, Croatia, Libya và Việt Nam, trong đó 5 nước xếp đầu sẽ kết thúc nhiệm kỳ vào cuối năm nay. Cuối năm 2007, sau bao nhiêu nỗ lực vận động để các quốc gia châu Á nhường chỗ, Việt Nam đă chính thức trở thành thành viên không thường trực của Hội Đồng. Chuyện chẳng có ǵ mà ầm ĩ v́ thực ra từ trước đến nay bao nhiêu nước nhược tiểu Á và Phi ở trong cương vị đó cũng đều làm được như vậy.
Thứ đến, bàn về việc VN chủ tŕ cuộc thảo luận của HĐBA. Trong nhiệm kỳ thành viên không thường trực, VN đảm nhiệm chức Chủ tịch HĐBA LHQ lần thứ 2 đă chủ tŕ cuộc thảo luận về “Phụ nữ với Ḥa b́nh và An ninh”. Về vấn đề này, LHQ đă có 3 nghị quyết gồm nghị quyết 1325 năm 2000, nghị quyết 1820 thông qua năm 2008 và nghị quyết 1888 vừa thông qua trong tháng 9 năm nay. Các nghị quyết trước chủ yếu tập trung vào vấn đề chống bạo hành đối với phụ nữ. Dự thảo nghị quyết mới được VN đưa ra thảo lụân lần này với chủ đề “Đáp ứng nhu cầu của phụ nữ và trẻ em gái thời kỳ hậu xung đột và thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ vào các tiến tŕnh ḥa b́nh - an ninh” nhằm đi xa hơn, với quy mô và phạm vi rộng lớn hơn, cho phù hợp với t́nh h́nh mới của cộng đồng quốc tế trong vấn đề này. Tuy nhiên, việc thảo luận cũng chỉ loanh quanh với việc ngăn ngừa và giải quyết t́nh trạng bạo lực t́nh dục, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong xă hội ở một số nước cần phải quan tâm thế giới như châu Phi chẳng hạn, chẳng ăn nhập hay phù hợp với t́nh h́nh VN một chút nào! Ḥa b́nh nào cho phụ nữ VN, An ninh nào cho phụ nữ VN khi biết bao nhiêu phụ nữ trong nước bị bắt bớ giam cầm, bị sách nhiễu, bị trù dập chỉ v́ họ là những nhà hoạt động tranh đấu cho tự do dân chủ và nhân quyền, v́ họ là những người bất đồng chính kiến, là những nhà văn, nhà báo, những cây viết dám bày tỏ quan điểm đối kháng với nhà nước. Họ là những phụ nữ VN b́nh thường, ở mọi lứa tuổi, ở cùng khắp trên các nẻo đường đất nước từ Nam chí Bắc, và làm đủ mọi công việc từ luật sư cho đến nhà văn, nhà báo, sinh viên và cả đến dân oan. Họ là:

- Lê Thị Công Nhân (30 tuổi)
Sinh ở G̣ Công Tây tỉnh Tiền Giang và sống ở Hà Nội. Là một nhân vật bất đồng chính kiến, là thành viên của Khối 8406 và đồng thời là đảng viên của Đảng Thăng Tiến Việt Nam đ̣i hỏi đa nguyên đa đảng. Lê Thị Công Nhân đă từng viết tham luận, nội dung tố cáo Tổng Công đoàn VN hiện nay không bảo vệ quyền lợi của người lao động, tố cáo Đảng CSVN vi phạm nhân quyền và kêu gọi thế giới hỗ trợ cả tinh thần lẫn vật chất để lập ra những công đoàn độc lập cho công nhân VN. Vào ngày 11 tháng 5 năm 2007, sau hơn hai tháng tạm giam, cô bị kêu án 4 năm tù v́ bị kết tội “hoạt động tuyên truyền chống nhà nước Xă hội chủ nghĩa Việt Nam”.

- Trần Khải Thanh Thủy (49 tuổi)

Là một cựu giáo viên, nhà báo, nhà văn và là một người bất đồng chính kiến với chính phủ Việt Nam. Ngày 2 tháng 9 năm 2006 bà bị công an bắt khi đang chuyển tài liệu ra nước ngoài. Ngày 21 tháng 4 năm 2007 bị Cơ quan An ninh điều tra Công an Hà Nội bắt khẩn cấp cũng với tội “hoạt động tuyên truyền chống Nhà nước cộng ḥa xă hội chủ nghĩa Việt Nam”. Từ đó đến nay bà luôn bị ŕnh rập, bắt bớ và bách hại.

- Lê Thị Kim Thu (40 tuổi)
Tháng 11 năm 2008 đă bị bỏ tù 18 tháng v́ tội “gây rối loạn xă hội” khi cô tham gia một cuộc biểu t́nh ở công viên bên ngoài phủ chủ tịch v́ tranh chấp đất đai, phản đối nhà cầm quyền CSVN. Cô đến từ Đồng Nai cùng những nhà hoạt động khác đă căng những biểu ngữ và bất chấp lệnh phải rời công viên của cảnh sát.

- Phạm Thanh Nghiên (33 tuổi)

Nhà ở Hải Pḥng, là kư giả tự do, một nhà tranh đấu và là một cây viết có tài, đă bị bắt giữ cách đây hơn 1 năm. Vào năm 2007, cô bắt đầu hoạt động tranh đấu cho dân oan bị cướp đất và viết các bài kêu gọi dân chủ và nhân quyền. Từ đó cô liên tục bị công an hăm dọa, trù dập và khuấy nhiễu. Phạm Thanh Nghiên là một cô gái nhỏ nhắn nhưng lại rất kiên cường đấu tranh cho lư tưởng tự do dân tộc là trên tất cả. Cô đă bị nhà cầm quyền cho công an đàn áp, tổ chức đâm xe, cho côn đồ gây sự đánh bị thương tích nhiều lần. Tháng 6 năm 2008, cô bị công an bắt giữ sau khi đồng kư tên vào một lá thư gởi đến Bộ Công An để xin phép tổ chức một cuộc biểu t́nh ôn ḥa chống tham nhũng. Vài ngày sau cô bị một đám côn đồ tấn công và dọa tính mạng nếu vẫn c̣n tiếp tục có “những hành động thù nghịch” chống đối nhà nước. Vào tháng 9 năm 2008, cô bị bắt và từ đó đến nay bị giam tại trại giam B-14 Thanh Liệt Hà Nội.
Trớ trêu thay, cách đây mấy hôm vào ngày 13/10 vừa qua, trong số 37 nhà văn đến từ 19 quốc gia lănh nhận giải thưởng nhân quyền cao quư Hellman/Hammett của Tổ chức Giám Sát Nhân quyền (Human Rights Watch) năm nay có đến sáu nhà văn người Việt và trong 6 nhà văn đó có Phạm Thanh Nghiên.

- Phạm Đoan Trang (31 tuổi) và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (31 tuổi)
Họ là những người yêu nước dùng nhật kư điện tử (blog) để phát biểu quan điểm đối kháng. Phạm Đoan Trang tức blogger Trang Ridiculous là nữ phóng viên của báo điện tử VietNamNet. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là chủ trang blog Mẹ Nấm. Hai bloggers này bị bắt v́ bị coi là có dấu hiệu “xâm phạm an ninh quốc gia”. Cả hai người bị bắt đều đă có những bài viết lên án Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông và phản đối dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên.
Danh sách này sẽ c̣n dài, dài nữa. Đang có suy diễn trong giới quan sát về một làn sóng trấn áp những người bị cho là gây đe dọa cho “an ninh quốc gia”. Không nhất thiết phải là nam giới, dù chỉ là một phụ nữ b́nh thường mà hễ ai đụng đến “an ninh quốc gia” là chính quyền CSVN không ngần ngại ra tay; hết bắt bớ, giam cầm, bách hại đến trù dập. Tất cả những nhà nữ tranh đấu này đă thể hiện một phương pháp đấu tranh trong ḥa b́nh, ôn ḥa bất bạo động, và hai bàn tay họ không một tấc sắt. Vậy mà lại bị chính quyền coi là phản động, là an nguy đến nước nhà! Họ là những phụ nữ Việt Nam b́nh thường, những phụ nữ nói lên tiếng nói cho Dân Chủ và Tự Do đáng được vinh danh.
Ấy thế mà đại sứ Bùi Thế Giang, phó đại diện Việt Nam tại HĐBA phát biểu trong một phiên họp của Hội Đồng vào ngày 7 tháng 8 dám khẳng định “Nhà nước có trách nhiệm hàng đầu trong việc bảo vệ người dân trước mọi bạo lực” và “tăng cường thu hút phụ nữ tham gia các cuộc đàm phán về hoà b́nh”. Ở VN bạo lực ở đâu ra? Chưa “tăng cường thu hút”, phụ nữ ở VN chỉ tự phát và ôn hoà “tham gia các cuộc đàm phán về hoà b́nh” mà đă bị “bạo lực cách mạng” bắt nhốt hết rồi kia mà. Phải chăng “đó là một phương thức hữu hiệu để hỗ trợ nạn nhân và giúp tăng quyền năng cho phụ nữ” VN ở VN mà ông đại sứ đă “bố lếu bố láo” trước HĐBA?
Mấy ngày vừa qua, từ ngày 6 đến ngày 10, ṭa án Hà nội và Hải pḥng đă mở các phiên ṭa để xử và tuyên án các nhà hoạt động tranh đấu cho tự do dân chủ và nhân quyền. Có người bị kêu 4 năm tù, có người bị kêu 10 năm tù, tổng cộng là 39 năm tù giam và 35 năm quản thúc cho 9 người. Họ phạm tội ǵ? Họ phạm tội yêu nước, thương dân, xót xa v́ Tổ quốc mất đất, mất biển, mất đảo, phẫn uất v́ chính quyền khuất phục bọn bành trướng nên căng những biểu ngữ như “Tham nhũng là hút máu dân”, “Kiên quyết đấu tranh tiêu diệt bọn tham nhũng”, “Yêu cầu chính phủ kiên quyết bảo vệ giang sơn tổ quốc”, “Yêu cầu ĐCSVN chấp nhận đa nguyên, đa đảng”, “Bảo vệ toàn vẹn lănh thổ, lănh hải, hải đảo Việt Nam”, “Dân chủ, Nhân quyền cho nhân dân Việt Nam”, “Đa nguyên, đa đảng cho Việt Nam”. Họ làm như vậy là phạm tội, là xâm phạm an ninh, là vu cáo bôi xấu chế độ ư? Nếu nói như vậy th́ cả nước phải đi tù!!!
Ở VN trong thời gian mấy năm vừa qua nhà cầm quyền CS tuy có “cởi mở” một chút tự do để được làm ăn nhưng về phương diện sinh hoạt chính trị th́ không có ǵ được coi là cởi mở. Đối với những nhà hoạt động đấu tranh tự do dân chủ, họ đă dũng cảm gạt bỏ việc mở mang kinh tế hoặc vinh thân ph́ gia cho riêng ḿnh, cho gia đ́nh ḿnh mà chấp nhận mọi khó khăn, kể cả việc hy sinh tính mạng của ḿnh để dấn bước trên con đường tranh đấu dành nhân quyền cho toàn dân tộc.
Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị của Liên Hiệp Quốc được biểu quyết ngày 16/12/1966 mà CSVN đă trịnh trọng xin gia nhập ngày 24/9/1982 và cam kết thực hiện có Điều 19 ghi rơ “Mọi người có quyền tự do ngôn luận; quyền này bao gồm tự do t́m kiếm, tiếp nhận và phổ biến mọi loại tin tức và ư kiến, không phân biệt ranh giới, bằng truyền miệng, bản viết hoặc bản in, bằng h́nh thức nghệ thuật, hoặc thông qua bất cứ phương tiện truyền thông đại chúng khác theo sự lựa chọn của ḿnh”. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam 1992 Chương V về “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” Điều 53 có ghi: “Công dân có quyền tham gia quản lư Nhà nước và xă hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước”. Điều 69 cũng đă ghi rơ: “Công dân có quyền tham gia quản lư Nhà nước và xă hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước”.
Có vậy mới biết “ĐỪNG NGHE NHỮNG G̀ CỘNG SẢN NÓI MÀ HĂY NH̀N NHỮNG G̀ CỘNG SẢN LÀM”.

Trần Việt Tŕnh (16 tháng 10, 2009)


<< trở về đầu trang >>
free counters