Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Hăy Quên Quá Khứ Để Hướng Về Tương Lai

Hăy Quên Quá Khứ Để Hướng Về Tương Lai


Vơ Trang

Tôi đă đọc câu này ra rất nhiều lần - cả trăm lần - để chắc ḿnh không hiểu lầm!
***


Hăy quên quá khứ...
Tại hải ngoại, CSVN không ngừng kêu gọi người Việt hăy quên quá khứ để hướng về tương lai.  Trong Tâm Sinh Lư học, quên quá khứ là chuyện không thể làm được.  Cái ǵ đă đi vào bộ năo th́ sẽ ở đó cho đến khi con người ĺa đời?  Một đôi khi chấn thương sọ nảo hay tinh thần có thể làm gián đoạn dẫn truyền của hệ thống thần kinh.  Nhưng khi hồi phục th́ người ta vẫn nhớ lại.  ...  Ngày nay, với tất cả thành tựu của con người trong mọi lănh vực, văn minh trong cả khía cạnh vật chất lẫn tinh thần là nhờ quá khứ đấu tranh của cả mấy ngàn năm   không chỉ qua những thành công mà chính là nhờ những thất bại.  Thế th́ tại sao phải quên quá khứ?
Nhưng "hăy" quên cái quá khứ nào? -  Có phải người cọng sản muốn nói đến cái quá khứ tù đày trong những trại học tập không biết ngày mai, bị sĩ nhục mỗi ngày mà vẫn phải cám ơn "cách mạng" đă khoan hồng?  Có phải người cọng sản muốn nói đến cái quá khứ của gia đ́nh bị hăm dọa đẩy lên vùng kinh tế mới để nhà cửa c̣n lại cho "cách mạng" tịch thâu và khi trở về phải ngũ dưới hầm cầu, trên vĩa hè của chính nhà của ḿnh?  Quá khứ hải hùng hể bị chụp mũ là tư sản th́ đời kể như tiêu tùng, thân bại danh liệt, tài sản tịch thu, thân tù đày? Quá khứ hăi hùng trên biển cả, khiếp đảm trong b́a rừng Thái, Lào mà mỗi gia đ́nh người Việt ngày nay ở hải ngoại đều có 1 câu chuyện như là một phần đời... xa hơn nữa, có phải người cọng sản muốn nói đến cái quá khứ của cuộc cách mạng địa chủ năm 1954 đă hành quyết hàng chục ngàn người hay là cuộc chôn sống tập thể cả 5 ngàn người vào Tết Mậu Thân tại Huế năm 1968?  Ngược lại, có những quá khứ không nên quên bao giờ chẳng hạn như cuộc cách mạng muà Thu,  Đại Thắng Mùa Xuân, những hy sinh vô bờ bến của Hồng Quân Liên Sô và Trung Quốc...?
Mỗi lần nghĩ về lịch sữ oai hùng của dân tộc và những hy sinh của tiền nhân trong công cuộc dựng nước và giữ nuớc là tôi thấy hănh diện và sung sướng.  Nhưng không phải quá khứ nào cũng huy hoàng   và không có lư do ǵ tôi chỉ nên nhớ những huy hoàng ấy và bỏ qua những sai lầm như một trốn chạy.  C̣n như để quên quá khứ như một người mất trí th́  hướng về tương lai để làm ǵ?
Ngay tại Việt-Nam ngày nay, nhiều người đă muốn quên quá khứ như mượn rượu để giải sầu.  Có người c̣n muốn quên cả hiện tại.  Phải chăng đây cũng là phản ảnh của hiện tượng hút xách, ăn nhậu, chơi ngông ?   thêm vào đó chính quyền c̣n giúp cho đại đa số dân chúng một cuộc sống phải vật lộn với miếng cơm manh áo hàng ngày một   và một hệ thống giáo dục tẩy năo để họ không có thời giờ nhớ về quá khứ hay phương tiện để tra cứu?
***

Hăy xoá bỏ hận thù...
Có lẽ người nói câu hăy quên quá khứ để hướng về tương lai muốn nói là hăy xóa bỏ hận thù để hướng về tương lai?  V́ quá khứ là một "hiện thực" khách quan nên không thể quên được.  Nhưng hận thù là sản phẩm của tâm tư con người nên con người có thể khắc phục được.  Hận thù đưa đến trả thù sẽ  làm cuộc sống máu me dơ bẩn.  Hận thù làm tâm linh ta khốn khổ, cuộc sống mất đi cái  hồn nhiên vô gía và hướng thượng... và ngay cả sau khi trả được mối thù, cái bàn tay nhuốm máu ấy vẫn không bao giờ rửa sạch...
Nhưng chính người cọng sản Việt-Nam đă lấy hận thù  để làm cách mạng.  Có cái ḷng hận thù nào để giáo dục cho con cháu như thế này:  hôm qua dân quân ta bắn rơi 2 máy bay của Mỹ Nguỵ.  Hôm nay dân quân ta lại bắn rơi thêm 3 chiếc nữa.  Vậy tổng cọng ta đă bắn rơi bao nhiêu chiếc cả thảy? Họ đă  lấy hận thù để tiêu diệt tất cả các đảng phái không cùng chính kiến với họ.  Sau khi toàn thắng ở miền Nam, thay v́ dùng cái cơ hội bằng vàng này để nêu cao chính nghĩa dân tộc và ḥa giải quốc gia, họ nh́n ở đâu cũng thấy toàn kẻ thù.  Cái tâm lư bệnh hoạn và sợ hăi củng cố chế độ đă làm họ phải quyết định bế môn tỏa cảng trong cả 10 năm đầu.  Hậu quả th́ như ai cũng biết, nước Việt-Nam đă trở thành 1 trong 10 nước nghèo đói nhất của thế giới.  Đánh động được lương tâm của con người qua những việt trợ nhân đạo,  chính họ cũng phải nới lỏng nền kinh tế chỉ huy thiếu hiện thực, như đă từng được chứng minh qua các cuộc cách mạng ở Liên Sô và Trung Quốc.  Nhưng khi t́nh h́nh đă được khả quan hơn  nhờ những trao đổi với bên ngoài, họ trở lại nh́n thấy thêm kẻ nội thù, từ chính người dân của họ, những đồng chí mà cách đâu không lâu đă hy sinh cuộc đời cho sự nghiệp "giải phóng" dân tộc do họ chủ xướng.  Ngoài những lực lượng thù nghịch, họ đă đặt để thêm những kẻ thù trong những "diễn tiến hoà b́nh" - nỗi lo sợ và lời buộc tội đă mâu thuẩn với chính danh xưng của những biến chuyển mà nghe ra rất khách quan trong phát triển tự nhiên của con người.  Họ khuyên người ta hảy quên quá khứ, xóa bỏ hận thù nhưng chính họ th́ không bao giờ, - v́ hận thù vốn là sức sống, là linh hồn, là nền tảng của sự an toàn trong tư tuởng và lư luận của những người cọng sản Việt-Nam khi đi làm các mạng!
Nhưng có những hận thù nào ta không nên quên chăng?   cho dù cả ngàn năm sau?   như hận thù của 2 bà Trưng Trắc Trưng Nhị trước cảnh nước mất nhà tan mà rồi cuối cùng vẫn phải nhảy xuống sông tự vẫn?  Trong đấu tranh cho Chủ Nghĩa Xă Hội, người vô sản có nên quên mối thù không đội trời chung với bọn tư bản bóc lột?  Không hận thù th́ làm ǵ có cách mạng? những ai c̣n phân vân với tính chuyên chính vô sản này th́ cứ t́m đến ông Tô Huy Rứa để nghe lời giải thích.  ... Hay là chỉ có người cọng sản mới được quyền hận thù?
Mới đây thôi, trong bài diễn văn đọc trước Quốc-Hội Hoa Kỳ, bà Thủ Tướng nước Đức đă nói ǵ? Cần nhắc lại, bà Merkel đă sống và lớn lên trong xă hội cọng sản Đông Đức mà vẫn trở thành Thủ Tướng của nước Đức thống nhất là một bằng chứng của sự xóa bỏ hận thù:  "Nhưng đừng có ai nhầm lẫn: Khoan dung không có nghĩa là thế nào cũng được. Không khoan dung với những ai không tôn trọng và chà đạp các quyền vô giá của con người".
Xóa bỏ hận thù không có nghĩa là đồng lơa với tội ác.    Không chịu nh́n thẳng vào cái ǵ đă gây ra hận thù nhưng chỉ biết kêu gọi xoá bỏ, cũng như họ kêu gọi đoàn kết nhưng không chỉ cho thấy cái ǵ đă gây ra chia rẽ  là một sự lường gạt ấu trĩ và rẽ tiền !.
*****


Để hướng về tương lai...
Có ai trong chúng ta sống mà không để hướng về tương lai?.  Ngay cả trong tu dưỡng cá nhân cũng đễ cho một sự ra đi thanh thảng khi từ giả cuộc đời.  Tất cả người Việt chân chính đều mong muốn thấy được một nước Việt-Nam giàu mạnh, công bằng và nhân bản. Nhưng một lần nữa chúng ta đang nói về một tương lai nào?  Một sự thành cộng của Chủ Nghĩa Xă Hội tại Việt-Nam và trên toàn thế giới?  Quên quá khứ để hướng về tương lai trong diễn dịch của nhà cầm quyền CSVN là quên hết (như người mất trí?) và chấp nhận trở về làm việc cho họ.  "Bằng ḷng đi em về với quê hương".   Những người cọng sản Việt-Nam  đă nói rơ ràng rồi:  yêu nước là yêu Chủ Nghĩa Xă Hội.  Danh từ "đoàn kết" có nghĩa là từ bỏ vị trí chống đối hoặc không đồng chính kiến để trở về dưới sự lănh đạo của họ.  Không có ḥa hợp ḥa giải ǵ cả.  Hăy thành thật với nhau như chút liêm sĩ c̣n lại mà chúng ta đều hiểu:  không ai có tư cách mặc cả  với chế độ CS hiện nay cả!
Tôi không tin là cho đến bây giờ những người gọi là Việt Kiều Yêu Nước vẫn chưa biết ḿnh đang nói cái ǵ?  Xin các Việt-Kiều Yêu Nước đừng lừa dối thế hệ trẻ ngày nay v́ họ không có cơ hội để kiểm chứng.  Xin đừng tiếp tục làm dơ bẩn những ư tưởng cao đẹp của ḷng nhân đạo, t́nh quê hương là những giá trị cao quí của dân tộc.  Nhắm mắt lại như con đà điểu chui đầu vào cát? - những người tự gọi là Việt Kiều yêu nước đi về Việt-Nam xây vài lớp học, đào vài cái giếng rồi giáo dục những người Việt khác cũng nên yêu nước như ḿnh...  Chính người viết bài này cũng đă và đang gởi tiền về Việt-Nam để giúp đở bạn bè thân nhân khốn khổ của ḿnh... nhưng yêu nước và "chỉ là" ḷng nhân đạo khác nhau rất nhiều!.  Hăy nh́n cho rơ cái nguyên nhân chính đă đưa đến t́nh trạng hiện nay.  Đó là hậu quả của một chế độ chính trị lỗi thời đang ngự trị trên cái quê hương khốn khổ này.  Con đường đi đă sai lầm rồi th́ càng đi càng xa cái đích dù đi bằng cách nào đi nữa.  Trong mặt tiêu cực, càng đi càng lăng phí, càng phá hoại như chúng ta đă nh́n thấy xă hội hiện nay.  Dù có bao nhiêu nghị quyết, bao nhiêu "rà soát" cũng chỉ là "mị dân" mà thôi.
Chính cái chế độ chính trị này trong hơn 30 năm qua đă đưa đất nước thụt lùi, cụ thể là  so với các nước khác trong vùng.  Trong lănh vực xă hội, chính cái chế độ chính trị này đă tạo ra 1 giai cấp thống trị mà giờ đây chẳng khác ǵ một loại băng đảng,  bao che cho nhau và sống trên mồ hôi nước mắt của tuyệt đại đa số người dân c̣n lại.  Cái hậu quả của chế độ chính trị này đă và đang thấy tại các quốc gia đi theo cùng một chế độ chính trị.  Tại Việt Nam, để bảo tồn quyền lực, băng đảng này đối với các thế lực cường quốc th́ lạy dạ run sợ nhưng đối với chính người dân khốn khổ của ḿnh th́ thẳng tay đàn áp.  Người cọng sản nói rất rơ:  chế độ nào cũng là chế độ độc tài của giai cấp thống trị.  Trong chế độ XHCN, đó là giai cấp vô sản.  Cho nên chế độ XHCN là chế độ độc tài của giai cấp vô sản.  Người cọng sản cười thầm khi những kẻ theo đuôi họ cứ ráng giải thích tính dân chủ tư sản của chế độ cọng săn.
Nhưng thực tế chúng ta thấy ǵ? - chế độ của họ ngày nay quả là chế độ độc tài của 1 giai cấp lănh đạo, nhưng không phải vô sản mà là 1 loại siêu tư sản, được bảo vệ một cách công khai bởi hệ thống chính trị và chính quyền.  Điều này không chỉ thấy ở Việt-Nam mà trong hiện thực của tất cả các nước cọng sản ngày nay.  Trong kinh tế , nhờ vào quyền lực sẵn có, họ hội tụ tài săn của cả  quốc gia vào trong tay tập đoàn lảnh đạo của họ.  Cho nên nhóm bè đăng  lănh đạo của bọn họ rất giàu trong khi quốc gia th́ vẫn èo ọt và tuyệt đại đa số người dân th́ vẫn nghèo đói.  Trong chính trị, băng đảng của họ có quyền lực không khác mấy thời của những lănh chúa...  cái chế độ như cha truyền con nối là những ngạo mạn, thách thức đối với lương tri của con người.  Nếu họ vẫn c̣n đó   và có lẻ phải c̣n chờ lâu nữa cho đến khi tŕnh độ dân trí của dân ta đủ mạnh để chiến thắng  những khó khăn và sợ hải của cuộc sống   th́ xă hội sẽ tiếp tục như vậy.  Đó là cái tương lai mà Người Việt Yêu Nước muốn hướng về?  C̣n nếu không, hăy quên bất cứ quá khứ nào cũng được để hướng về 1 tương lại vô định th́ nếu người nói không mù quáng là có ư xem thường khả năng phán đoán của người nghe rồi.  Một số người Việt khác quả quyết họ vẫn yêu quê hương bằng một con đường hợp tác khác, như con đường của một Tôn thọ Tường th́ tôi chỉ c̣n biết tặng họ lại hai câu thơ của cụ Phan văn Trị:
Anh hởi Tôn Quyền anh có biết?
Trai ngay thờ chúa gái thờ chồng...

Vào lứa tuổi của tôi có bạn đă chết, đang bị đày đoạ trên chính quê hương của ḿnh, đă vùi thây trong Thái B́nh Dương bao la, trong những b́a rừng âm u ở Thái, Lào hay đang lạc lỏng trên những mănh đất xa lạ nào đó ở Châu Phi, ở Trung Đông...  so với họ tôi may mắn hơn nhiều.  Hơn 30 năm đă qua.  V́ nhiều lư do:  an ninh bản thân và gia đ́nh, an toàn khi có dịp về thăm quê nhà, miếng cơm Tây, manh áo gấm khiến tôi đă vô t́nh im lặng và tránh né.  Giờ đây tóc đă hai màu, c̣n chút t́nh mà vẫn không dám nói th́  đợi đến bao giờ?  Riêng đối với các chiến sĩ VNCH trong đó có hàng cha anh chú bác của tôi, những người  đă chết cho cho một chính nghĩa đă bị chối bỏ và chưa bao giờ được nh́n nhận, họ sẽ được những người CSVN viết lại trong lịch sữ  như những tội đồ ... tôi có thể nào quên họ, quên cái quá khứ có sự hy sinh vô bờ và cô đơn của họ?  Trong tự do của hôm nay tội vẫn nên tiếp tục "hy sinh", không nên nói lên những khát vọng của những người bạn, của đại đa số đồng bào kém may mắn hơn tôi đễ giữ an toàn và phồn vinh cho thiểu số c̣n lại chấp nhận đổi đời?  Tôi không có tư cách để khuyên mọi người nên nói như tôi nói.  Nhưng tôi sẽ cảm thấy hổ thẹn khi khuyên họ không nên làm như thế bởi v́ với tôi, viết là để công bằng trả lại cho đời chút ân t́nh mà tôi đă nhận, dù chỉ là ngọn lữa của một que diêm, như một người bạn của chúng tôi có nói, sẽ không đủ sức để sưởi ấm cho cả một mùa đông băng giá này!.

Vơ Trang
Dec.14-2009


<< trở về đầu trang >>
free counters