Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Hà Thành thanh lịch

Hà Thành Thanh Lịch

 

Đan Tâm
 

Ngày xưa. Hà Nội được mệnh danh là đất  “ngàn năm văn vật”. Người Hà Nội đươc ca ngợi là “trai thanh, gái lịch”.. H́nh ảnh các cô thiếu nữ thanh tân, yểu điệu trong khăn quàng, áo nhung mỗi độ xuân về, không làm sao bôi xóa được trong tiềm thức của những người bỏ Hà Nội ra đi năm 1954. Người Hà nội tôn trọng gia phong, nề nếp, cẩn thận trong lời ăn, tiếng nói, lịch sự trong giao tế, và nghiêm khắc trong việc giáo dục con cái. Phong cách ăn nói của người Hà nội  th́ luôn lễ phép,  thưa gửi, vâng  dạ.   Vui mừng, hoặc giận dữ đều không biểu lộ thái quá. Khi bực tức cũng không  văng tục, chửi thề, phun nước miếng, hoặc dùng lời lẽ khiếm nhă. Cái lịch sự, và lễ phép nhiều khi thái quá, khiến có người phê b́nh rằng dân Hà nội khách sáo, màu mè, thiếu thành thực.. 

Nét thanh lịch của người Hà Nội không phải là có được trong vài năm, hay vài chục năm. Mà nó được bảo tồn, và vun đắp từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Tiếc thay! cái phong cách của Hà Thành thanh lịch ngày nay đă không c̣n nữa. Những người xa Hà Nội, háo hức trở về, đều thở dài thất vọng!: Từ hoàn cảnh tới con người đều thay đổi với thời gian, không c̣n dấu tích ǵ của đất ngàn năm văn vật khi xưa.

 

Ta đă về đây, bao nhớ thương

Thềm xưa, quê cũ, lá sân trường

Biệt ly từ độ xuân c̣n thắm

Tóc trắng quay về, da vấn vương

 

Ta đă về thăm nơi dấu yêu

Người xưa, cảnh cũ, nhớ bao nhiêu

Tang thương nửa giấc, tàn mộng đẹp

Tan nát ḷng ai, lạnh gío chiều !   (1)

                                                                                              

XHCN tai hại quá! Đă… giết chết Hà Thành thanh lich trong một thời gian chỉ có mấy chục năm trời. Người ta nói nhà cửa phố xá cũ kỹ, tróc sơn, bạc màu là v́ hoàn cảnh chiến tranh khổ cực, nghèo đói. Ăn c̣n phải trôn bo bo, ḿ sợi,  th́ làm sao lo được quét vôi với sơn nhà. Nhưng ngày nay, đất nước  thanh b́nh đă 36 năm, tại sao phố xá, nhà cửa  vẫn chưa được chỉnh trang nhỉ? Ăn ở th́ chen chúc nhau: 6, 7 gia đ́nh ở chung trong một căn nhà. Mỗi gia đ́nh ở 1 phóng vừa làm pḥng khách, pḥng ăn, pḥng ngủ, có khi c̣n nấu bếp nữa. Vào thăm một căn nhà, không biết nên ngồi chỗ nào v́ quần áo đồ đạc ngổn ngang. Mùi dầu mỡ c̣n vất vưởng trong không khí. Ấy là chưa kể 3, 4 gia đ́nh phải dùng chung 1 nhà vệ sinh. Cái cảnh gấu ó, gây gổ làm sao mà tránh khỏi..

Về Hà Nội, cái ấn tượng đầu tiên của du khách là người ở đâu ra mà nhiều thế? Trên các dường phố chính như Hàng Đào, Hàng Gai, Hàng Ngang, Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Buồm th́ vỉa hè cũng là những cửa hàng thương mại. Khách bộ hành phải chật vật, len lỏi trên lối đi. đầy những người. Người đụng với người,, và tạo cơ hội cho bọn móc túi, rạch bóp làm ăn. Mua bán ở Hà Nội cũng khó lắm, người bán hàng không bao giờ ra gía thực, mà nói cao vút lên 9 tầng mây xanh để cho khách hàng trả giá từ từ. Về phần khách hàng, phải vận dụng hết trí xét đoán để  t́m gía cả  thích hợp. Mà cả khi mua hang th́ cũng không phải là điều đăc thù riên của VN. Nhưng cái khác ở VN xă hôi chủ nghĩa là nếu trả cao quá, th́ sẽ mua hớ, mà trả thấp quá sẽ bị người bán lườm nguưt, hoặc trả lời bằng những lời nhát gừng, xiên xỏ. Nếu lỡ hỏi gía rồi mà bỏ đi, th́ sẽ bị người bán kêu dựt ngược. Không chịu trở lại th́ người bán sẽ không nề hà ǵ giữa đám đông, mà  tặng cho những lời  tục tĩu, hoặc cho những món ăn….´khó nuốt.

Cái khổ nhất của khách du lịch về VN là vấn đề cầu tiêu. Ngay tại những nơi có tiêu chuẩn quốc tế cao như phi trương Nội Bài th́ cầu tiêu cũng chưa được chỉnh trang và c̣n có mùi hôi hám. Nhiều nơi công cộng như các pḥng triển lăm, chợ búa, cầu tiêu vẫn c̣n giữ kiểu cổ, và khách dùng nhà vệ sinh xong đều phải tự múc nước xối từ cái chum dựng nước cạnh đó. Trong khi đó mùi hôi nồng nặc làm người ta phải nín thở.

Bước vào tiệm ăn, th́ có cảnh tự động xả rác xuống nền nhà. Ăn xong, nhả xương ra là vứt xuống đất. Giấy chùi tay, lau miệng xong cũng vứt xuống đất,, bất cứ thứ ǵ không dùng đều được thẳng tay vứt xuống đất. Ai cũng làm như vậy, nên chẳng có ai phê b́nh ai, mà chủ quán cũng chẳng than phiền. Vấn đề xả rác không phải chỉ ỏ tiệm ăn, mà ngay trên hè phố, những nơi công cộng như rạp hát, công viên, nơi có mặt khách ngoại quốc. Cắn hạt dưa, ăn kẹo, nhả bă mía thẳng tay vứt xuống đường phố. Nhiều khi c̣n khạc đàm, h́ mũi. Thấy mà phát khiếp. 

Một cảnh hay ho khác là …đái bậy.  Đối với người VN, chỗ nào thuận tiên th́ chỗ đó là nhà vệ sinh. Nơi được chiếu cố nhiều nhất là các công viên, các nơi vắng người qua lại. Phụ nữ cũng không nề hà mà sánh vai với nam giới để đ̣i bằng được”nam nữ b́nh quyền” về vấn đề này. 

Sau đó là vấn đề ngôn ngữ. Dân VN thích dùng chữ lóng để nói chuyện, ngay cả khi có mặt những người khách lạ. C̣n văng tục, th́ là lời nói từ cửa miệng. Tôi c̣n nhớ lần về chơi VN, cô em họ dẫn tôi đi ăn phở Tư Lùn mà cô quảng cáo là ngon nhất Hà Nội. Tiệm  phở ở trong hẻm, bày mấy cái bàn thấp lè  tè trên vỉa hè cho thực khách ngồi. Anh bồi bàn chỉ cho tôi một bàn trên vỉa hè. Nh́n thấy rác rưởi ngập ngụa dưới đất, tôi ngần ngại th́ anh bồi bàn dục dă: “chị không ngồi vào, có người khác tới ngồi là chị …. đéo có bàn đâu!”. Tôi giận quá, tính bỏ đi nhưng cô em họ kéo lại và bảo rằng: “ở đây, bây giờ nói năng như vậy là b́nh thường, tại chị chưa quen đấy thôi.”.

 

Tự Nhiên Như Người Hà Nội

Lễ Hội Hoa Anh Đào 2009

Người ta bảo những người Ha Nội bây giờ là những người tứ xứ dọn về, c̣n trai thanh, gái lịch của Hà thành năm nao th́ nay đă lang bạt khắp chân trời góc biển, sau những đợt đấu tranh giai cấp, "đào tân gốc tróc tận rễ trí phú điạ hào". Những người c̣n ở lại th́ cũng hoà nhập, ăn nói hành xử như như những con người mới xă hôi chủ nghĩa của “bác và đảng” để yên thân.

Ôi! Hà Nội ngày nay, đă phụ ḷng mong đợi của những người con xa xứ, vượt ngàn trùng trở về  để mong t́m lại được chút dư âm của Hà Nội thanh lịch năm nào.

 

Hà Nội nơi đâu em biết không?

Ta như Lưu Nguyễn ngẩn ngơ ḷng

Nửa kiếp phù sinh c̣n ôm mộng

Mười phương trần thế nhớ mênh mông

 

Hà nội hôm nay đă đổi đời

Chẳng c̣n Hà Nội thủa năm mươi

Nhưng sao ta vẫn hoài nhung nhớ

Vẫn tiếc thương và vẫn ngậm ngùi  (1)

 

                                             (1) Thơ Nhă ư

 

Đan tâm

---------------------------------------------

 

Người Hà Nội xưa, người Hà Nội nay trong mắt tôi

 

Theo VNN

 

Nếu nói Hà Nội xưa và nay khác nhau "một trời một vực", vậy th́ cũng phải biết, xưa và nay khác nhau thế nào và là khi nào? Trong bài viết này, tôi chỉ xin nói đến Hà Nội ngày xưa của hơn 30 năm trước và Hà Nội nay.

Thực ra, tôi không phải là người Hà Nội gốc, mà đúng hơn mới chỉ là dân Hà “lội", nhưng may mắn là từ bé, tôi được bố – một người đạp xe xích lô ở Hà Nội hơn 20 năm trời, kể cho nghe những câu chuyện về người Hà Nội. Trong con mắt và ấn tượng của cha tôi, phong thái, cốt cách của người Hà Nội thật nho nhă, thật đẹp, thật đáng ngợi khen.

Những câu chuyện bố tôi kể đa phần chỉ toàn về chuyện ăn uống, về trang phục và cách giao tiếp của người Hà Nội, tuy sơ sài và ít ỏi nhưng với tôi thật có ư nghĩa. Bởi nhờ những câu chuyện cụ thể có thật ấy, mà tôi hiểu được câu ca:"Chẳng thơm cũng thể hoa nhài. Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An".

Trước hết, xin nói về chuyện ăn uống của người Hà Nội xưa và nay. Người Hà Nội xưa ăn uống ra sao th́ trong sách vở, trên báo chí đều đă ghi nhận cái hay cái tốt, tôi không cần nói lại. Mục đich tôi muốn nói là những ví dụ nhỏ nhưng có ư nghĩa lớn, như trong cách ăn chẳng hạn.

Ngày xưa, người Hà Nội quan niệm rằng: "Thịt thái không vuông vắn th́ không ăn, chiếu trải không ngay ngắn th́ không ngồi". Xem ra đó là phong cách ăn uống của người Hà Nội, điềm đạm mà từ tốn. Người Hà Nội thích ăn uống thanh cảnh, nhưng không quá cầu kỳ. Miếng thịt nên xắn nhỏ, khi gắp th́ vừa bát. Trứng cũng thế, ít ai bỏ cả quả trứng vào chén cơm mà không cắt nó ra làm đôi, rồi ăn từng nửa một. Ăn quả chuối, hay bắp ngô th́ cũng bẻ làm đôi trước khi ăn…

Điều này hoàn toàn khác với cách ăn uống của một số người ở Hà Nội hiện nay như ăn chuối bóc cả quả. Ăn thịt th́ "nhằm miếng to, so miếng bé", ăn uống nhồm nhoàm, ồn ào, vừa ăn vừa văng tục, nói phét. Chỗ ngồi ăn th́ chao ôi, trên bàn xương xẩu, dưới đất giấy ăn trắng xóa, trông rác rưởi, bề bộn, mất vệ sinh. Mà người ta như không cảm giác e ngại, cứ điềm nhiên ngồi chén trên…một đống rác. Đúng là chỉ v́ sự thiếu ư thức của một bộ phận người mà bây giờ ở Thủ đô, bất cứ có sự kiện “phản văn hóa” nào là người ta lại mỉa mai người Hà Nội thế này, người Hà Nội thế kia…gây tiếng xấu cho người Hà Nội.

Thứ hai là chuyện ăn mặc. Người Hà Nội xưa theo cha tôi kể th́ ăn mặc giản dị và thanh nhă  lắm. Khi ra đường hoặc khi có khách đến nhà, đàn ông thường mặc áo sơ mi (thay cho áo cánh), âu phục thay cho áo dài, khăn xếp truyền thống ở những dịp lễ trọng. Đàn bà th́ mặc áo dài nền nă, mà kín đáo.

Ngày nay th́ khác, ngoài phố không thiếu những người cởi trần, mặc quần đùi hoặc ăn mặc hở hang, phản cảm, đi xe máy rất nghênh ngang, dương dương tự đắc, như trên đời này chẳng có ai ngoài ta. Đáng chê hơn, một bộ phận giới trẻ 9X, 10X hiện nay…c̣n chạy theo xu hướng đua đ̣i, bắt chước cách ăn mặc của các ngôi sao màn bạc vừa tốn kém tiền của cha mẹ, vừa tạo ra sự lố bịch, lai căng.

Đem đối chứng cách ăn mặc ấy với cách ăn mặc của người nghèo ngày xưa, xem chừng cũng khác nhau "một trời một vực" về bản chất. Bởi v́ Hà Nội xưa, dẫu là người nghèo, áo rách nhưng miếng vá rất ngay ngắn, đúng màu vải, màu chỉ và luôn sạch sẽ. Thế nên mới có câu "Áo rách khéo vá hơn lành vụng may" và "Đói cho sạch, rách cho thơm". C̣n cách ăn mặc của giới trẻ ngày nay th́ không phải v́ nghèo nên áo rách, mà v́ nhiều người cố t́nh xé rách áo và quần để tạo "mốt" và khẳng định "đẳng cấp", "cá tính"…

Thứ ba là chuyện giao tiếp. Người Hà Nội xưa có tài ăn nói thanh lịch, tế nhị, không xô bồ, không vội vàng và nóng nảy. Giọng nói nhẹ nhàng, từ ngữ thanh tao, gần gũi kết hợp với dáng đi vững và chuyển động nhịp nhàng của cơ thể, đă tạo nên một tư thế chủ động cho người Hà Nội trong cách giao tiếp, ứng xử.

Điều đó rất có sức hấp dẫn, thu hút người tiếp chuyện. Hăy cùng ngẫm về những từ ngữ "Cảm ơn, xin lỗi" như đă trở thành câu cửa miệng của người Hà Nội: "Xin lỗi, bác cho cháu hỏi đường X đi đường nào ạ?"; "Xin lỗi, bác có thể cho phép tôi hút điếu thuốc được không? “Xin cảm ơn bác."…

Ngày nay, trong cách giao tiếp của người ở Thủ đô có nhiều thay đổi quá. Rất ít khi ta gặp được sự đối nhân xử thế lịch sự giữa đường. Hơi tư là văng tục, chửi bậy. Lời qua tiếng lại một chút nữa là choảng nhau, có khi thù hằn đến giết nhau, chỉ v́ một cái nh́n “đểu” vu vơ, một lời nói khích bác sĩ diện chẳng đâu vào đâu.

Một phần của hiện tượng đó, do có sự dung hợp, sự xâm nhập và “đồng hóa” lẫn nhau bởi thói quen luộm thuộm, dung tục trong giao tiếp của một bộ phận người lao động không có điều kiện học hành, rèn giũa đến nơi đến chốn. Một phần v́ những định hướng văn hóa về lối sống trong xă hội với con người dường như chẳng có mấy sức thuyết phục. Một phần v́ giáo dục của nhà trường, yếu tố dạy người kém cỏi quá. Một phần nữa do sự tác động của những văn hóa phẩm lai căng, thô thiển, thô lậu mà tiếc thay, người ta cứ ảo tưởng đó mới là văn minh, hiện đại...

Những thanh lịch, nho nhă, những giao tiếp, ứng xử lịch sự của người Hà Nội v́ thế giờ đây đang ngày càng trở thành “quư, hiếm”. Chẳng đâu xa, mấy hôm trước người viết bài này cũng bị một nhóm nữ sinh gọi lại rồi bông đùa, trêu chọc, ăn nói tục tĩu…Không ngờ, các thiếu nữ ở Hà Nội thời nay lại "bạo" thế!

Ôi, người Hà Nội xưa, người Hà Nội nay…


<< trở về đầu trang >>
free counters