Hâm Nóng Địa Cầu
Nguyễn
Gia Tiến
Hội nghị quốc tế về Khí hậu đang
diễn ra tại Copenhague, thủ đô Đan
Mạch, là đề tài số 1 của báo chí thế
giới từ mấy ngày nay.
Khởi sự từ ngày 7 Tháng 12. 2009,
qui tụ hơn 1200 đại biểu của 192
nước, Hội nghị sẽ t́m cách giải
quyết một vấn đề rất thời sự hiện
nay là hiện tượng «Hâm nóng toàn
cầu» của Khí hậu (Global Warming).
Từ nhiều thập niên, người ta ghi
nhận nhiệt độ khí hậu tăng dần khắp
nơi trên thế giới. Băng tuyết tan
nhiều ở một số vùng Bắc cực. Dư luận
cho rằng nếu hiện tượng không ngưng
lại, mực nước biển có thể dâng cao,
gây ngập lụt và những hậu quả khôn
lường cho Trái đất.
Theo nhiều giả thuyết, sự tăng nhiệt
độ là do việc hơi nóng từ mặt trời
tỏa xuống, bị «tù hăm» trong khí
quyển trái đất, không thoát đi được
(như trong nhà kiếng trồng cây:
effet de serre, greenhouse effect).
Nguyên nhân gây ra hiện tượng «tù
hăm» này là một số các loại khí, mà
trong đó có «thán khí» CO2, phần
lớn sản xuất ra do các sinh hoạt của
Nhân loại, như đốt phá rừng, phát
triển kỹ nghệ, giao thông, tiêu dùng
năng lượng dàu hỏa, than đá, v.v ...
Dưới áp lực của dư luận quan tâm đến
vấn đề môi sinh, nhiều quốc gia đă
họp nhau hơn mười năm trước đây tại
Kyoto, Nhật Bản, để t́m biện pháp
ngăn ngừa ô nhiễm, do phế thải thán
khí CO2. Nhưng một số nước lớn đă
không đồng ư cam kết các điều khoản
của thỏa ước Kyoto, trong đó có Hoa
Kỳ.
Lần này Hội nghị Copenhague đă lôi
kéo được sự tham dự của hết thảy các
quốc gia lớn như Ấn Độ, Nga, Trung
Hoa, Brésil và Mỹ...
Mục tiêu của Hội nghị là giữ cho
nhiệt độ vào cuối Thế kỷ 21 chỉ tăng
tối đa không quá 2° C, bằng cách hạn
chế mức phế thải CO2 tại mỗi nước.
Người ta hy vọng, sau 10 ngày họp,
mỗi quốc gia, nhất là các nước lớn,
sẽ tự nguyện đặt chỉ tiêu hợp lư
trong khả năng của ḿnh, và cam kết
thi hành, ngơ hầu giảm thiểu tối đa
sự phế thải thán khí.
Có vẻ Hội nghị lần này rất quan
trọng, v́ sau nhiều thất bại, người
ta nghĩ rằng đây là cơ hội chót, nếu
không sẽ quá trễ, để cả Thế giới
thỏa thuận cùng ngồi chung lại, nhằm
giải quyết một vấn đề có ảnh hưởng
cho tương lai Trái đất, nghĩa là cho
cả Nhân loại.
PHONG TRÀO «MÔI SINH»
Từ nhiều năm nay, tại Phương Tây,
nhất là Âu Châu, vấn đề «môi sinh»
đă chiếm giữ một vai tṛ khá quan
trọng. Những người chủ trương đề cao
sự ǵn giữ môi sinh, bảo vệ môi
trường thiên nhiên, ngày càng đông,
càng gây được áp lực khá mạnh đến
giới cầm quyền. Dần dần họ thành lập
ra những đảng chính trị, thường gọi
là các đảng «Xanh» (Verts,
Ecologistes ...), đă thắng lớn trong
nhiều cuộc bầu cử, và ảnh hưởng đến
đường lối của các chính phủ.
Việc chú trọng đến môi sinh là một
thiện ư, rất cấp tiến, tiêu biểu cho
thời đại văn minh. Tuy nhiên, các
phong trào « Xanh » đôi khi có những
hoạt động, những phương cách mang
tính cực đoan, cuồng tín, áp đặt mọi
người tuân thủ các quan điểm của
ḿnh một cách quá khích, độc đoán.
Đôi khi, qua báo chí, phim ảnh, họ
c̣n khai thác tâm lư «sợ hăi, hoảng
hốt» trong quần chúng về các thảm
họa thiên nhiên.
Tập họp dưới các phong trào Xanh c̣n
có vài nhân vật với quá khứ thiên Tả
thiên Cộng, chống Tư bản, chống kinh
tế thị trường, luôn luôn mơ màng
những « học thuyết không tưởng » để
thay thế lư thuyết Cộng Sản đă lỗi
thời.
Ngoài ra, một số chính trị gia «cơ
hội» cũng dựa vào phong trào môi
sinh để che đậy những tham vọng thầm
kín của ḿnh.
Phong trào Xanh gần đây bành trướng
đến độ nghiễm nhiên ngự trị trong dư
luận như một ḍng tư tưởng đầy uy
thế, như một «ḍng chảy chính».
Rất ít tiếng nói dám cất lên chỉ
trích, v́ ai cũng muốn xuôi theo
trào lưu, cho hợp thời trang!
(politically correct!). (Có người
Pháp c̣n dùng chữ «écologiquement
correct» để diễn tả tâm lư này !)
Tuy nhiên đă có những nghi kỵ cho
rằng, nếu không bị ḱm hăm, trong
tương lai phong trào Xanh có thể sẽ
là sự tái sinh của một chủ nghĩa độc
đoán, thiếu dân chủ, chẳng khác ǵ
phong trào Cộng Sản trước đây. Tiêu
biểu là Vaclav Klaus, đương kim tổng
thống Tiệp Khắc, người đă sống và
hiểu rơ sự tại hại của độc tài Cộng
Sản, đă liên tưởng hiểm họa này với
phong trào Xanh hiện nay. Để phản
bác các quan điểm quá khích của
phong trào Xanh, ông mới viết một
cuốn sách mang tựa đề thật hay, thật
thâm thúy là «Planète bleue en
péril Vert» (Trái đất «xanh» lâm
nguy v́ phong trào «Xanh»!). Và
ông tiên đoán, nếu được thả lỏng
không kiềm chế, các phong trào môi
sinh có triển vọng sẽ vi phạm trầm
trọng đến các quyền tự do cơ bản của
con người.
Trong khi đó th́ bên kia bờ Đại Tây
Dương, tại Hoa Kỳ, hiện tượng đă
diễn biến ngược lại. Phong trào môi
sinh h́nh như khó phát triển, không
được hưởng ứng nhiều. Lư do là v́
ngoài những phản bác chính đáng, c̣n
có nhiều áp lực mạnh mẽ, xuất phát
từ ẩn ư nhằm bảo vệ quyền lợi của
giới kỹ nghệ, giới tư bản « hà giàu», thường đối nghịch với ư thức hệ
của các phong trào Xanh!
C̉N NHIỀU NGHI VẤN
Nếu coi hiện tượng «Hâm nóng địa
cầu» có nguyên nhân chủ yếu là do
các hoạt động của con người, th́
việc cắt giảm khí CO2 do kỹ nghệ là
vô cùng thiết yếu. Và muốn đạt mục
tiêu này, sẽ phải chấp nhận những
hậu quả nghiêm trọng, làm cản trở
việc phát triển kinh tế tại nhiều
quốc gia, cùng là sự cần thiết phải
thay đổi toàn diện các thói quen,
nếp sống của con người.
Nhận định vấn đề quan trọng như vậy,
tất phải dựa trên những nghiên cứu,
những báo cáo khả tín, để khiến tất
cả các quốc gia phải ngồi lại, t́m
phương giải quyết.
Hiện nay, vai tṛ chủ yếu của các
bản báo cáo là Ủy Ban IPCC, hay
GIEC, của Liên Hiệp Quốc
(Intergovernmental Panel on Climate
Change, Groupe d’Experts
Intergouvernemental sur l’Evolution
du Climat, Nhóm Nghiên cứu liên
Chính phủ về Khí hậu).
GIEC là nơi tập họp của các khoa học
gia thuộc nhiều nước. Các nhận định
thường dựa trên căn bản đồng thuận
của đa số (consensus). Điểm này cũng
từng gặp một số phản bác cho là trái
với tinh thần khoa học, v́ các phát
minh độc đáo thường chỉ phát xuất từ
một cá nhân.
Nhắc lại giải Nobel Ḥa B́nh, mà lúc
sau này uy tín giảm sút nhiều v́
những lựa chọn đôi khi nặng về thành
kiến chính trị, đă được trao cho Ủy
Ban GIEC năm 2007, cùng với cựu phó
TT Hoa Kỳ Al Gore. Nhân vật này là
khuôn mặt tiêu biểu, đầy uy tín của
phong trào Xanh tại Mỹ, mặc dầu
trước đây đă có lần bị chỉ trích v́
sự tiêu xài năng lượng trong các
biệt thự nguy nga sang trọng của ông
!
Gần đây, báo chí cũng phanh phui một
số sự việc thiếu minh bạch trong nội
bộ Ủy ban GIEC. Như việc ếm nhẹm các
báo cáo khoa học không đi đúng đường
lối chủ trương của Ủy ban, hoặc sự
từ chức để phản đối của một số thành
viên do bất đồng chính kiến
Mặt khác, các khoa học gia có uy tín
như Roger Pielk tại Mỹ, Claude
Allègre tại Pháp, đă hoài nghi các
kết luận của GIEC. Họ đồng ư rằng có
sự gia tăng của khí CO2 (do người
làm ra) trong những thập niên gần
đây, nhưng không có nghĩa đó là
nguyên nhân chính yếu của sự hâm
nóng địa cầu. Theo họ, nếu có, CO2
chỉ đóng một vai tṛ rất nhỏ, so
sánh với rất nhiều yếu tố quan trọng
khác, đă ảnh hưởng đến khí hậu, như
gió, mây, hơi nước, hay các thay đổi
phóng xạ từ mặt trời...
Các nhà khoa học này cho rằng sự hâm
nóng khí quyển chỉ là một hiện tượng
chu kỳ tự nhiên của địa cầu. Xét
lịch sử hơn 4 tỷ năm của trái đất,
đă có những giai đoạn «hâm nóng»,
hoặc «nguội lạnh». Mỗi giai đoạn
kéo dài hàng ngàn năm, th́ quả thực
chẳng có nghĩa lư ǵ mức gia tăng
nhiệt độ nhỏ nhoi trong vài thập
niên, được ghi nhận vừa qua. Chẳng
hạn họ dẫn chứng rằng lục địa
Groenland tại Bắc cực hiện nay băng
giá bao phủ, th́ trước đây là những
cánh đồng xanh tươi (và do đó đă
mang tên Green Land, Groenland).
Rồi tại nhiều vùng khác trong thời
Trung Cổ, khí hậu đă trải qua những
giai đoạn hâm nóng lâu dài.
Họ c̣n mỉa mai rằng hiện nay, tiên
đoán thời tiết c̣n sai sót cho vài
ngày tới (!), th́ làm sao con người
có thể biết được những ǵ sẽ xẩy ra
cho khí hậu vài trăm năm sau!
Tóm lại, theo họ, việc phát triển
Kinh tế thế giới không thể bị ḱm
hăm do việc hạn chế thán khí, khi
c̣n nghi vấn về vai tṛ thực sự nguy
hại của CO2 do con người làm ra. Hơn
nữa, họ nghĩ rằng kinh tế được phát
triển sẽ giúp con người có phương
tiện, có khả năng hơn, để thích ứng
với môi trường thiên nhiên mới, dù
nhiệt độ có tăng chút đỉnh trong một
chu kỳ, trong một giai đoạn nhất
định của lịch sử Trái đất.
Thành ra c̣n tồn tại nhiều nghi vấn,
chưa có sự đồng thuận hoàn toàn
trong giới khoa học, khi xác định
rằng con người tác động lên khí hậu,
qua việc sản xuất khí CO2. Hoặc là
sự cắt giảm khí CO2 có thực sự xoay
chuyển được t́nh thế, có thực sự sẽ
làm hạ thấp nhiệt độ khí hậu.
Từ đó người ta đặt câu hỏi, phải
chăng là một sự khôn ngoan, khi chỉ
dựa trên những nghi vấn, mà làm cản
trở nghiêm trọng sự tăng trưởng nền
Kinh tế đang mang lại phúc lợi cho
toàn Nhân loại?
TRIỂN VỌNG NÀO?
Hiện nay hai quốc gia lớn đứng hàng
đầu trong việc sa thải khí CO2 là
Hoa Kỳ và Trung Hoa. Những năm tới
đây có thể Trung Hoa c̣n vượt xa cả
Hoa Kỳ trên lănh vực này. V́ vậy,
nếu hai quốc gia này không tuân thủ,
không tự chế, th́ các biện pháp tại
các nước c̣n lại chẳng có ư nghĩa
ǵ.
Sau đây là vài con số để so sánh, và
cho thấy trách nhiệm của 2 nước này,
trong việc thải khí CO2.
- Hoa Kỳ: 5697 triệu tấn CO2 thải
trong năm 2006.
- Trung Hoa: 5648.
- Các nước kỹ nghệ như: Đức (623),
Anh (536), Pháp (377).
- Toàn Thế giới: 28.003.
(Nguồn: Gaz à effet de serre,
Wikipedia).
Xét trường hợp của Trung Hoa, người
ta hiểu chế độ độc tài chuyên chế
Bắc Kinh hiện nay không thể chấp
nhận một sự tŕ trệ trong phát triển
kinh tế. Tăng trưởng Kinh tế là lư
do duy nhất để chế độ tồn tại, để có
bộ mặt «hợp pháp» khiến người dân
tạm thời chấp nhận, bù lại những tội
ác chồng chất do Cộng Sản đă gây ra.
Nếu kinh tế khựng lại th́ chế độ sẽ
lung lay và không thể tránh sụp đổ.
Thành ra cho dù Trung Cộng chấp nhận
kư một thỏa ước nào đó về khí CO2,
nhưng v́ lư do sống c̣n của chế độ,
v́ chẳng thể làm chậm mức phát triển
kinh tế, họ cũng sẽ không thành thực
tuân thủ mọi cam kết.
Với bản chất dối trá bưng bít của
chế độ, với thành tích là «vương
quốc» của mọi thứ hàng giả trên
trái đất, những báo cáo «tốt đẹp»
sau này của Trung Cộng về vấn đề hạn
chế khí CO2 chắc chắn sẽ chẳng đáng
tin cậy, chẳng thuyết phục được ai.
Cho nên dù khí CO2, có hay không,
thực sự đóng vai tṛ quan trọng
trong việc hâm nóng khí quyển trái
đất, có lẽ người ta chẳng trông đợi
ǵ nhiều về các thành quả của Hội
nghị Copenhague hiện nay.
Và mặc dầu những sửa soạn lễ nghi
rầm rộ, rất có thể, sau Kyoto, thất
bại lại một lần nữa tái diễn tại
Copenhague. Lại một lần nữa Cộng
đồng Quốc tế được chứng kiến cảnh «đánh trống bỏ dùi»!
Thụy Sĩ, Tháng 12. 2009