Em tôi quyết định đưa con về thăm
Việt Nam. Đưa hai mẹ con ra phi trường, nh́n cháu nay đă là một
thiếu nữ cao lớn, xinh xắn, có học vấn, có việc làm, lại thương mẹ
rất mực tôi thấy thật vui.
Khi trở lại, đón hai mẹ con về nhà, em tôi huyên thuyên kể chuyện
bạn bè, chuyện Việt Nam.
Tôi th́ chỉ thắc mắc một điều, em tôi có được coi cuộn băng Asia
“ Bước chân Việt Nam”
bên đó không? Ngày đưa hai mẹ con em ra
phi trường, trong khi chờ đợi giờ đi, tôi có mở cuộn băng này cho
hai mẹ con xem. Em tôi đi được một ngày th́ tôi đọc tin
công an Việt Nam đang lùng sục bộ
băng này. Em tôi nói ở Việt Nam không thấy bộ băng này, không
nghe nói đến bộ băng này.
Tôi cười cười nửa thật nửa giỡn, “ Mi ở nhà bạn là con cháu Việt
cộng làm sao biết được bộ băng này đang là một quân đoàn tự do dân
chủ tràn về cởi trói quê hương.”
Tôi vốn tôn trọng tự do của bản thân tôi v́ vậy luôn tôn trọng tự do
của mọi người. Nói xong tôi cảm thấy ân hận v́ đă xâm phạm tự do của
em tôi.
Không ngờ em tôi tự nhiên
khóc vỡ oà.
Những điều tưởng chừng sẽ được em dấu kín trong
trái tim nay như tháo nước vỡ bờ.
Em kể lại tỷ mỷ từng câu chuyện, từng đoạn đường em đi trong những
ngày ở Việt Nam
và em nói sẽ
không bao giờ trở về nữa.
Đến Saigon, các bạn em đă chờ đón em v́ em có báo tin ngày về. Em
lấy hai pḥng đôi ở khách sạn để tiện việc bạn bè tâm sự. Ở Saigon
được vài ngày, em cùng con gái và hai người bạn đi xe lửa về Nha
Trang.
Trên đường đi, chỉ một đoạn
ngắn, đă có chuyện không vui. Nhưng em cố tự nhủ, đây là những đứa
bạn thân nhất của ḿnh, cùng nhau mài đũng quần từ lớp 6 đến lớp 12,
rồi cùng nhau vào đại học. Nếu ḿnh làm vỡ th́ c̣n ai là bạn bây
giờ? Em nuốt hết xuống đáy ḷng, vui vẻ lại.
Về Nha Trang thật là những ngày thoải mái. Đời em nay chỉ c̣n đứa
con gái này, nó vui th́ em vui, nó buồn th́ em buồn. Cháu buông bỏ
hết những mệt nhọc, những căng thẳng của việc làm để thoải mái vui
chơi với sóng biển, với cát trắng, thú vị nhai đầu cá thu kho xổi mà
theo lời quảng cáo của mẹ là tuyệt vời. Khi mua đầu cá, cháu hỏi mẹ
bao nhiêu một cái, mẹ nói 40 ngàn, cháu đổi qua tiền Canada liền,
rồi tư lự nói,
-
Mẹ à, vậy th́ vật giá ở đây đâu
có rẻ ǵ, Canada có khi c̣n rẻ hơn, mà ăn cá ở đây c̣n sợ bị độc hại
v́ ướp phân urê cho có vẻ tươi xanh, vừa ăn, vừa bị khủng bố tinh
thần th́ có vui sướng ǵ đâu!
Cháu nói có vẻ đúng v́ nếu 40 ngàn Việt Nam đổi ra tiền Canada cở
hơn 2 đô Canada. 2 đô Canada cũng có thể mua được một đầu cá coho
salmon (Canada không có cá thu, Việt Nam không có salmon, ở đâu th́
phải ăn thực phẩm xứ ấy, đây chỉ là một so sánh biểu kiến thôi).
Tưởng cháu lớn lên tại Canada, tâm hồn cháu không bị vướng mắc điều
chi cả. Nh́n cháu vui đùa thoả thích em tôi thật sung sướng. V́ hoài
niệm về những ngày cũ nên em tôi hay kể cho con nghe những con đường
rợp bóng mát, che kín cả tuổi thơ của ḿnh. Dĩ nhiên giọng kể chuyện
của em tôi thật trữ t́nh, thơ mộng nên trong óc của đứa con gái toàn
h́nh ảnh nên thơ của những con đường “đầy lá me bay”.
Về Nha Trang, việc đầu tiên em tôi dẫn con đi bộ để
'quay về kỷ niệm'.
Dọc lề đường nhà tôi trước kia là một hàng me quanh năm xanh mướt,
bên kia đường là hàng phượng nên thơ mà mỗi độ hoa nở là ḷng chúng
tôi rộn ràng lẫn lo âu v́ sẽ được nghỉ ngơi suốt 3 tháng hè và cũng
chờ đón những kỳ thi gay go. Bóng của hai hàng cây phủ mát hai lề
đường.
Dọc theo con đường hàng me, tới ngă sáu, nh́n thấy nhà thờ trên chóp
núi cao, băng qua đường để xuống biển, 2 bên lề đường là những cây
muồng tây (1). Đi thêm một đoạn đường ngắn nữa, tầm mắt đă có
thể nh́n thấy biển th́ con đường được hai hàng cây cao vút phủ bóng.
Ngọn cây đan vào nhau, trùm kín cả con đường, che mát luôn cả tuổi
trẻ của chúng tôi. Chúng tôi được sống, được ấp ủ trong hàng cây cao
vút này, đó là con đường hàng ngày chúng tôi tới trường. Hai hàng
cây này có lẽ được trồng ở đây trên một trăm năm rồi. Những con
đường râm mát đă phủ kín đời chúng tôi, theo chúng tôi đi khắp nơi
không rời, ngay cả trong giấc ngủ cũng mơ thấy chúng.
Cháu tôi lẽo đẽo đi theo mẹ. Đi được một lát cháu bỗng hỏi,
-
Mẹ ơi sao ngày xưa mẹ có thể đi
bộ dưới trời nắng bể đầu như vậy mà nói là thơ mộng?
Em tôi sửng sốt nh́n qua con gái. Th́ ra em chỉ tự lừa dối để đưa
ḿnh về vùng kỷ niệm. Những con đường “đầy lá me bay”, ngày xưa đă
từng phủ bóng mát cho em suốt đoạn đường từ nhà đến trường, vẫn gắn
liền trong trí em bao năm nay,
đă
trần trụi một cách vô duyên đáng sợ.
Con đường từ nhà tôi dọc lên ngă sáu, nhà thờ đá, rợp bóng me mà mỗi
mùa hè, sáng sáng phải quét cái “thảm hoa me vàng” theo lệnh mẹ, khi
nào tôi cũng ngần ngừ tiếc nuối như ḿnh phá hỏng đi một cái ǵ đó
của thiên nhiên ban phát. Từ ngả sáu nh́n tới, một con đường nữa rợp
bóng muồng tây, những buổi trưa hè, chỉ nh́n những tàn cây râm mát
là cảm thấy cái nóng không c̣n dễ sợ và chỉ băng qua ngă sáu này là
bóng mát rợp đầy. Trên con đường nầy nh́n tới đă có thể thấy đoạn
đường từ trường chúng tôi thẳng ra biển loang loáng nước xanh, ngày
xưa cây cao phủ bóng, chạy tới trường Tây, không một ánh nắng nào có
thể xuyên qua,
nay đă không c̣n
nữa.
Ôi! Hàng cây che bóng tuổi thơ của em mà hàng đêm em vẫn
tỉ tê với con,
nay trở thành con
đường hoang trống, ánh nắng gay gắt tha hồ đổ xuống đầu khách bộ
hành không thương tiếc. Ai đă nỡ hạ hết những hàng cây thơ mộng kia
rồi!
Lại chuyện đứa con gái. Tưởng những ngày hè trôi qua êm ả với chút
thắc mắc về vật giá, về cá tẩm urê, chút thắc mắc về nắng bể đầu của
Nha Trang thôi, đâu biết trong đầu óc nhỏ bé của đứa con gái này
chứa những điều không thể ngờ để mà có thể chặn cơn bùng nổ của cháu.
Bạn em tôi có đứa con gái lớn hơn con gái em tôi vài tuổi. Chúng nó
có vẻ hợp nhau, ngày vui vẻ dắt nhau đi chơi, tối về ngủ chung, nói
chuyện tíu ta tíu tít.
Có một đêm
nghe hai đứa to tiếng căi nhau, em tôi hoảng hốt v́ sợ chuyện
con nít mất ḷng người lớn, vội chạy vào pḥng chúng xem chuyện ǵ
xảy ra th́ nghe cháu tôi nói,
- Bây giờ chị không được nói từ “Ngụy” nữa v́ em cũng là Ngụy.
Con người bạn em tôi nói,
-
Không, em không phải là Ngụy, em là Việt kiều.
Cháu tôi trả lời liền,
- V́ sao em là Việt kiều? V́ sao em phải đi để thành Việt kiều? V́
ông ngoại em là Ngụy, các cậu của em đều là Ngụy nên em phải ra đi.
Em tôi sững sờ, chạy lại can ngăn, cháu tôi gạt phăng ra nói tiếp,
- Đáng lẽ ngày nay chính phủ cần tiền của Việt kiều đổ về th́ nên
thay cách gọi. Những Ngụy quân Ngụy quyền ngày xưa, nay đổ tiền về
cho họ mà họ c̣n kêu kiểu đó.
Mặt cháu đă đỏ gay, nước mắt lưng tṛng,
- V́ ông Hồ mà gia đ́nh em phải ra đi.
-
Em không được gọi là ông Hồ, em
phải gọi là bác Hồ !!!!
- Tại sao em phải gọi ông Hồ bằng bác? Em không có bà con họ hàng ǵ
với ông Hồ cả.
-
Em gọi ông Hồ là hỗn
- Sao lại hỗn? Em gọi là ông Hồ chứ em có gọi là “thằng Hồ” đâu mà
nói em hỗn?
-
Bác Hồ rất vĩ đại, đă dẫn dắt
cuộc cách mạng đánh cho Mỹ cút Nguỵ nhào, giải phóng đất nước, toàn
dân được độc lập.
- Em không cần biết ông Hồ đă làm ǵ. Em chỉ thấy gia đ́nh em phải
ra đi. Tại sao phải vào xâm lăng miền Nam. Tại sao không ai ở miền
ấy tự làm lụng sinh sống?
Miền Nam không ai cần ông Hồ giải phóng cả.
Mọi người đang enjoy với cuộc sống
yên lành vui vẻ tại sao lại tràn vào, khiến người trong Nam cửa mất
nhà tan, bao thanh niên ưu tú bị đẩy vào rừng sâu núi thẳm, chết
chóc vô kể, mọi người lầm than, lại trôi dạt khắp nơi mà gọi là gỉải
phóng?
Như gia đ́nh em trước 75 có cuộc sống thật yên vui. Mẹ em, các cậu,
các d́ đều được tới trường, đều được bước chân vào đại học. C̣n em,
ở lại đây th́ chắc sẽ không bao giờ được vào đại học v́ lư lịch Ngụy
của gia đ́nh em. Nhờ gia đ́nh em ra đi, nay em mới tốt nghiệp đại
học, trở về th́ thành Việt Kiều. Em không cần biết ông Hồ là ai, em
chỉ cần biết gia đ́nh em ly tán v́ ông Hồ. Ông Hồ có thể vĩ đại với
chị, nhưng với em th́ không.
Chị có thể mang ơn ông Hồ, c̣n em th́ mang ơn Thế giới tự do. Chính
họ là những người cưu mang em, cho em nơi ăn chốn ở, cho em bước tới
trường và v́ vậy ngày nay em thành đạt, em phải nhớ ơn. Em ít nghe
nhạc Việt Nam thế nhưng hàng ngày em luôn mở bài ca “Cám ơn thế giới”,
để nhắc nhở em ḷng biết ơn sâu xa đối với những người không cùng
màu da, tiếng nói với em lại có trái tim nhân hậu, mở rộng ṿng tay
đón em. Trong khi đó có những người cùng màu da, cùng tiếng nói,
cùng lịch sử với em
đă khủng bố áp
bức chúng em đến con đường cùng, mất nhà mất cửa, phải cất bước ra
đi không biết tương lai về đâu.
Chị phải thấy miền Nam ngày xưa quá tốt. Họ biết ông ngoại chị tập
kết ra Bắc mà vẫn cưu mang mẹ con của mẹ chị, mẹ chị vẫn được tới
trường, được bước chân vào đại học, được trao cho công ăn việc làm
sau khi tốt nghiệp. Và chị đă thấy ǵ? Hay chị không thấy?
Chúng em bị xét lư lịch ba đời,
ch́m sâu xuống dưới đáy xă hội. May mà em ra đi, nếu ở lại
chắc ngày nay em phải lê la ngoài chợ kiếm sống qua ngày hoặc cầm
tập vé số trên tay đi mời mọc từng người mua giùm. Đó là nhờ ơn ông
Hồ xét lư lịch ba đời của chúng em.
Em tôi lúc đó tá hoả tam tinh, vội nhào vô dắt đứa con ra ngoài, rồi
vào nói với bạn là hai mẹ con sẽ ra khách sạn ở v́ không muốn có sự
găy đổ giữa hai người bạn.
Bạn em tôi vừa khóc vừa năn nỉ em
tôi ở lại, v́ nếu em tôi đi, cầm bằng như cô ta mất bạn.
Em
tôi nhỏ nhẹ nói chuyện với bạn, cho bạn em biết nếp sống của trẻ em
ở các nước tự do. Các đứa bé ấy được quyền phát biểu những ǵ chúng
nghĩ. Chúng được nh́n, được học tất cả những ǵ chúng muốn học, muốn
nh́n thấy,
chứ không như con nít ở
Việt Nam chỉ biết một chiều, như con ngựa bị che hai bên mắt, không
thấy trời cao đất rộng là ǵ. Và con của bạn là một điển h́nh của
thanh niên tiên tiến Việt Nam, phấn đấu để thành đối tượng đoàn, đối
tượng đảng, cứ bịt tai nhắm mắt lại hầu mong được xét vào đoàn, vào
đảng. Nói chuyện một hồi, em tôi chịu ở lại nhưng biết những
ngày kế tiếp sẽ không c̣n vui nữa.
Em tôi trở ra nói chuyện với con gái. Em tôi hỏi cháu,
-
Con rất thương mẹ, chuyện chi cũng nghe lời mẹ, nay mẹ chỉ c̣n
người bạn này sao con lại xử như vậy?
Cháu tôi nước mắt tuôn đầm đ́a trả lời,
- Mẹ biết không, ông ngoại là thần tượng của con, con không để ai
động đến ông ngoại của con cả.
Em tôi nói,
-
Có ai nói động đến ông ngoại của con đâu?
-
Có, khi chị ấy nói từ “Ngụy”
bằng thái độ miệt thị th́ con không chịu nổi. Con có cảm giác như
chị ấy đang chửi ông ngoại con, v́ ông ngoại con, các cậu con đều là
Ngụy cả.
Em tôi kể đến đây làm tôi liên tưởng đến ngày sau 75, tối nào cũng
bắt đi họp tổ dân phố, nhà tôi không ai chịu đi, thế là mẹ tôi đêm
nào cũng phải đi tới để…ngủ gục. Có một đêm đi họp tổ về, mắt bà
sáng ngời, cười ha hả có vẻ vui lắm, to giọng kể cho chúng tôi nghe,
- Đêm nay họ tố khổ Ngụy này, Ngụy nọ …
Mẹ tôi nói lúc ấy bà bỗng dưng tỉnh ngủ, điềm nhiên đưa tay lên xin
phát biểu,
- Chồng tôi là Ngụy quyền, các con trai tôi là Ngụy quân, c̣n tôi,
sống trên đất Ngụy là Ngụy dân. Tóm lại gia đ́nh chúng tôi là gia
đ́nh Ngụy.
Mẹ tôi có vẻ thích thú v́ tự ḿnh nhận là Ngụy dân. Tôi nhắc chuyện
đó cho em tôi nghe, em tôi nói đó là mạ tiếu lâm, c̣n đây nó nói
xách mé nên cháu giận là phải.
Rồi em kể chuyện ngày cháu mới qua Canada, cô giáo ra một đề tài làm
thủ công về đất nước mẹ và đất nước mới đến. Cháu vốn khéo tay, làm
một đồ h́nh rất đẹp,
điểm vào đó
là hai cây cờ bắt chéo nhau, cờ Canada và cờ vàng ba sọc đỏ.
Khi đem lên nộp, cô giáo nh́n lá cờ rồi nhẹ nhàng nói cháu vẽ sai lá
cờ rồi. Cháu nói cháu không sai. Cô cắt nghĩa măi cháu vẫn cứ nói
cháu không sai. Thế là cô giáo đi bê một quyển sách tới, giở ra chỉ
cho cháu lá cờ Việt Nam, cờ đỏ sao vàng.
Cháu trả lời liền rằng cháu ở
miền Nam Việt Nam, cờ của nước cháu là cờ vàng ba sọc đỏ. Cô giáo bỏ
lớp lên văn pḥng, một lát sau trở về, ôm chầm lấy cháu nói “Đúng
rồi, v́ vậy hôm nay mày mới ngồi ở đây.”
Chuyện xảy ra khi cháu mới 9 tuổi. Ở Việt Nam cháu tới trường với lá
cờ đỏ sao vàng. Ra đi khi c̣n quá nhỏ, sao cháu lại biết lá cờ vàng
ba sọc đỏ là lá cờ của đất nước cháu để nói chuyện rành mạch với cô
giáo như thế? Qua đây chúng tôi đầu tắt mặt tối lo kiếm tiền nuôi
con, ít có th́ giờ ngồi nói mấy chuyện này với con. Có lẽ ngày ba
tôi c̣n sống, cháu hay quanh quẩn bên ông ngoại, nghe ông ngoại nói
chuyện với bạn bè, với cậu, d́, cháu để cả vào tâm, không nói ra
nhưng khi có chuyện th́ tất cả như dây pháo cứ nổ dồn.
Tuy c̣n nhỏ nhưng luẩn quẩn trong nhà, nghe mọi người nói chuyện,
biết được sau khi ba tôi bị chận lại ở phi trường với tội danh “Đại
trí thức miền Nam” (Thật là buồn cười!)
Mấy ngày tiếp sau đó ông bị kêu lên quận thẩm vấn, tra hỏi đủ điều.
Ba tôi chán sống nên bỏ ăn uống. Nhà tôi t́m đủ mọi cách để ông ăn.
Biết ông chỉ muốn ăn ḿ hoành thánh nhưng phải chia đôi tô ḿ cho
con tôi một nửa. Con bé phải ăn cho đến ngày đi và cũng từ đó nó
không bao giờ ăn ḿ hoành thánh v́ trong mấy năm liền ngày nào cũng
phải ăn ḿ hoành thánh với ba tôi.
Cháu tôi lúc đó mới ba tuổi, cháu lớn dần với h́nh ảnh người chị họ
mỗi ngày phải ra ngồi ăn ḿ hoành thánh với ông ngoại ḿnh. Có một
bữa mẹ tôi cho cháu một miếng cốm, cháu cầm vào chỗ ba tôi, mời ba
tôi ăn, ba tôi thấy vui, cùng ăn với cháu. Cháu bắt được ư ông ngoại
và có lẽ sợ ông ngoại chết đói nên từ đó ngày nào cháu cũng xin bà
ngoại khi th́ miếng cốm, khi th́ cái bánh, rồi chạy tới chỗ ông
ngoại chia cho ông ngoại ăn. Mẹ tôi rất mừng v́ ba tôi chịu ăn chút
đỉnh với cháu. Nhưng sức người không thể chỉ ăn ít miếng như vậy mà
kéo dài cuộc sống nên sau khi tôi đi được sáu tháng th́ ba tôi mất.
Bên cạnh ba tôi lúc ấy chỉ c̣n mẹ tôi và mẹ con em tôi.
Cái đau đớn nhất, mối hận lớn nhất của chúng tôi là ba tôi chết đói.
Ông nhịn ăn từ từ, yếu sức mà chết. Cháu tôi là người ôm ảnh của ba
tôi trong đám tang. Cháu thay các cậu, các d́ đưa ông ngoại đến nơi
an nghỉ cuối cùng. Tất cả t́nh thương và ḷng kính mến cháu trút hết
vào ông bà ngoại
nên nay chỉ nghe
có từ Ngụy là cháu gần như nổi điên, nói không ai can nổi.
Mối hận của cháu không thua ǵ chúng tôi cả nhưng chúng tôi nào có
ai ngờ v́ thấy cháu c̣n quá nhỏ để có thể hiểu được những chuyện quá
lớn lao như vậy! Cháu đă hiểu hết nhưng ôm trong ḷng không nói ra.
Cho đến hôm nay th́ nổ bùng.
Em tôi ở lại Nha Trang thêm ít ngày rồi vào Saigon chuẩn bị về lại
Canada.
Em tôi mướn khách sạn gần chợ Bến thành để tiện việc đi phố Saigon.
Một ngày em cùng bạn đi ra chợ. Đang đi th́ gặp một người đàn bà
trạc trên ba mươi tuổi, tay bồng con nhỏ, tay cầm kẹo chewing gum,
dắt thêm một em nhỏ cỡ bảy, tám tuổi mời mua gum. Em tôi chưa kịp
nói th́ người đàn bà thấy một đám khách ngoại quốc lật đật bỏ em nhỏ
ở lại mời em, c̣n chị th́ chạy theo mời đám khách ngoại quốc mua kẹo.
Em tôi hỏi em nhỏ bao nhiêu một thỏi gum, em bé nói ba ngàn đồng. Em
tôi móc túi lấy mười ngàn bảo em khỏi thối lại tiền. Tay cầm gum,
mắt nh́n vào khuôn mặt sáng sủa của em bé, em tôi buộc miệng hỏi,
-
Con học lớp mấy? Sao không đi
học mà lại đi bán như vậy?
Em bé lễ phép trả lời,
-
Thưa cô, con học lớp 4. V́ nghỉ hè nên đi theo phụ mẹ bán hàng.
Em bé nh́n em tôi rồi chợt nói,
-
Con không phải là cộng sản. Ông
nội con là Ngụy quân.
Em tôi bỗng dưng tuôn nước mắt,
trong vô thức, em ṃ tay vào túi, chỉ c̣n 100 ngàn, lôi ra, nhét vào
tay em bé cùng với thỏi gum, nói nhanh trong nước mắt,
- Con cầm cái này về đưa mẹ, ráng
học hành nghe con.
Em tôi quày quả bỏ đi dưới cặp mắt lạ lùng của người bạn. Cô ta sẽ
không bao giờ hiểu v́ sao chỉ một từ Ngụy mà khiến em tôi thương cảm
đến thế. Cô ta không thuộc diện Ngụy để có thể thấm cái từ mà chúng
tôi hận thấu xương tủy.
Hai đứa trẻ ở hai bờ đại dương
cùng có một mẫu số chung, NGỤY. Chỉ những người có chung mẫu số này
mới thấm nỗi đau, mới đọc được ánh mắt của nhau để đứa bé xoá đi nỗi
sợ mà thốt lên: “Ông nội con là Ngụy quân”, và người nghe cùng chung
mẫu số phải tuôn trào nước mắt. Các cháu đă không quên ḿnh là ai,
dầu ở nơi nào trên trái đất.
Chỉ một từ “Ngụy” thôi có thể làm
cho một cô gái nổi cơn thịnh nộ, quyết không về lại Việt Nam nữa, và
đứa bé kia, chỉ nh́n đôi mắt cảm thông của người đối diện đă thốt
lên, “Ông nội con là Ngụy quân”. Vâng, sợi dây nối kết để hai đứa
trẻ ở hai bên bờ đại dương có cùng chung cảm nghĩ đó là
'chúng đều là Ngụy'.
Ngày lên máy bay cháu tôi nói với mẹ rằng cháu sẽ không bao giờ trở
lại Việt Nam nữa. Quyết định của cháu tôi là quyết định của em tôi.