Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Giáo xứ Tam Ṭa, qua khủng bố lịch sử đang tái diễn...

Giáo xứ Tam Ṭa, qua khủng bố lịch sử đang tái diễn...


Nguyễn Đức Cung

Một triết gia Tây phương có nói: “Chẳng bao giờ người ta có thể tắm lần thứ hai ở một ḍng sông.” Câu nói cho người đọc sử một nguyên lư dứt khoát đó là lịch sử không bao giờ lặp lại cũng giống như con sông hễ trôi đi một lần là đi biền biệt với ḍng thủy lưu luôn luôn đổi thay cùng với băi cát nương dâu khi bồi khi lở. Tuy nhiên chắc chắn lịch sử đă có khi lặp lại và - không những thế - đă lặp lại nhiều lần cho nên người ta đă luôn luôn thúc dục nhau nhớ lấy bài học lịch sử, rút ra kinh nghiệm lịch sử, t́m hiểu vấn đề lịch sử để bồi bổ cho những nhận thức cùng hành động trong hiện tại và như vậy rơ ràng là câu nói của sử gia Pháp Fustel De Coulanges “Lịch sử chẳng có ích lợi ǵ” (L’histoire ne sert à rien) (Nguyễn Phương, Phương pháp sử học, Phong nghiên cứu Sử, Viện Đại Học Huế, 1964, trang 23) đă hóa nên vô nghĩa?

 

Ngày 20-7-2009, lịch sử đă lặp lại trên một vùng đất bé nhỏ, một địa điểm đă từng là chiến trường giữa lực lượng người Hán và Đại Việt với người Chăm từ thế kỷ I đến thế kỷ XI, giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài thời Trịnh Nguyễn trong gần hai trăm năm, một linh địa mệnh danh Tam Ṭa từng hiện diện trên đó ngôi thánh đường ngày nay đổ nát chỉ c̣n mặt tiền được chính quyền cộng sản tỉnh Quảng B́nh dùng làm nơi lưu niệm chứng tích tội ác của đế quốc Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Giáo xứ Tam Ṭa ở phía nam sông Gianh, trên vùng biên giới giữa vương quốc Đàng Trong và Đàng Ngoài thể hiện cá tính đặc thù đúng như câu nói của sử gia Anh Arnold J. Toynbee: “Những miền nằm trên vùng biên giới đều có sinh lực mạnh mẽ.” (Arnold J. Toynbee, The Study of History, tác phẩm tóm lược (hai tập) của D.C. Somervell, A laurel edition, Dell Publishing Co., Inc xuất bản, 1971. Nguyễn Thế Anh, Nhập môn Phương pháp Sử học, Sài G̣n, 1974, tr. 17). Biến cố khủng bố có tổ chức đối với người giáo dân Tam Ṭa do chính quyền cộng sản tại Quảng B́nh điều động có lớp lang, có bài bản ngày 20-7-2009 và những ngày sau đó đă cho thấy rơ ràng là lịch sử bách hại đạo Công Giáo đang lặp lại trên vùng đất đầy đau khổ mà cũng rất anh hùng này.

1.- Hạt giống đức tin gieo xuống và chông gai bước đầu.
Dưới thời Pháp thuộc thành phố Đồng Hới có tên thơ mộng là Thành Phố Hoa Hồng nằm gần đúng vào giữa tỉnh Quảng B́nh ở tọa độ 17, 21 đến 17, 31 vĩ độ Bắc và 106, 30 đến 106, 10 kinh độ Đông. Đồng Hới trước đây có tên Động Hải mà theo một tư liệu của linh mục Nguyễn Văn Ngọc có tên “Trang sử giáo xứ Tam Ṭa” th́ năm 1615 chúa Săi (Nguyễn Phúc Nguyên) cho phép các giáo sĩ Âu châu vào truyền đạo từ Phú Yên đến sông Gianh. Lúc bấy giờ, muốn truyền đạo có kết quả mau chóng th́ phải t́m đến chỗ đông người, nên các giáo sĩ phải chọn vùng thị tứ để tới đó giảng đạo mà ở Quảng B́nh không có chỗ nào đông đúc hơn vùng Nhật Lệ cho nên Động Hải là một điểm truyền giáo được chú ư tới. Đặc biệt là trong giai đoạn chúa Nguyễn xây đắp lũy Trấn Ninh, lập đồn Động Hải, xây lũy Trường Sa v.v… th́ Động Hải lại càng tấp nập, trở thành địa hạt giảng đạo quan trọng đối với các vị thừa sai. ( Nguyễn Văn Ngọc, Trang sử giáo xứ Tam Ṭa. Tư liệu phổ biến nội bộ của họ giáo Tam Ṭa, Sài G̣n, 1996, trang 5; Nguyễn Tú, Địa chí Đồng Hới, Trung Tâm VHTT Thị Xă Đồng Hới xb., 2000, tr. 150). Chỉ trong một thời gian không lâu ở phía nam Quảng B́nh đă có bốn họ đạo đó là Đại Phong, Trung Quán, Dinh Mười và Động Hải. Sau khi được thành lập, các giáo xứ tại Quảng B́nh sống đời sống mục vụ tự lập, không có linh mục trông coi nên giáo dân đă sớm trưởng thành trong đức tin. Thỉnh thoảng trong một năm, một hoặc hai lần mới có linh mục từ Huế ra thăm ban các phép bí tích. Cũng theo tư liệu của linh mục Nguyễn Văn Ngọc, hồi đó các quan chưởng cơ ở Quảng B́nh cũng tuyển lựa đồng bào công giáo vào quân ngũ. Báo cáo ngày tháng 12-1692 của linh mục Lôrensô Lâu gửi về Ṭa Thánh Rôma cho biết: “Tôi tới thăm các họ đạo Đại Phong, Trung Quán, Dinh Mười, Động Hải, tại vùng này có dinh quan Chưởng cơ và quân đội chúa Nguyễn, có lũy lớn gọi là lũy Trấn Ninh, ở đây có 50 lính công giáo…”. (Nguyễn Tú, Sđd, trang 150)

Nhưng t́nh h́nh về sau đổi thay do việc các chúa Nguyễn thi hành chính sách cấm và bắt đạo qua nhiều h́nh thức khủng bố nhắm vào đối tượng là người Công Giáo.
Trong tác phẩm Lịch sử truyền giáo, linh mục Nguyễn Hồng viết về các anh hùng xưng đạo ở Quảng B́nh qua cơn khủng bố dưới thời Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan (1635-1648) như sau: “Cuộc bách hại vẫn tiếp tục. Bắt đầu với cái chết của thầy Andrea, rồi đến hai thầy I-nha-xu và Vinh-Sơn, cuối năm 1646 lại tái diễn với án trảm quyết hai ông Agostinô và Alêxi. Thấy hoạt động tông đồ giáo dân của hai ông Agostinô và Siméon, hai vị trùm trưởng nhiệt thành của họ Quảng B́nh, dù trong thời kỳ cấm cách, vẫn tiếp tục và kết quả, một số người ghét đạo ở làng bên t́m cách phá hoại. Họ nhờ một quan cai đội đệ tŕnh lên Thượng vương một đơn tố cáo một số đàn anh họ đạo Quảng B́nh, trong đó tên hai ông Agostinô và Siméon được đặt lên trên hết. Họ kêu ca v́ dân bên giáo bỏ thần phật, nên mùa quả bị hỏng và trâu ḅ chết nhiều. Thượng vương ra lệnh cho lính phủ về bắt hai ông Agostinô và Siméon đóng gông giải về dinh.. Cậy thế triều đ́nh, họ Quảng-B́nh bị lính phủ phá phách tàn tệ. Hai ông Agostinô và Siméon bị bắt giam cùng với 4 giáo dân trong họ, trong đó có ông Alêxi. Ông là người trong quân đội, nghe biết lính phủ lên bắt giáo dân trong họ, ông liền xưng ra ḿnh là người có đạo. Lấy t́nh bạn đồng nghiệp, quan cai đội chỉ yêu cầu ông kư bản chối đạo, không bắt ông phải đạp ảnh và t́m hết các đường lối quanh co để gỡ cho ông thoát, nhưng ông Alêxi từ chối những cử chỉ hèn nhát đó. Ông lại yêu cầu được danh dự mang gông như hai ông Agostinô và Siméon. Theo luật, quân lính có tội được miễn nhục h́nh đó, nhưng v́ ông Alêxi khẩn khoản, nên sau khi hỏi ư kiến quan phủ, quan cai đội cũng để ông được mang gông. Bị giải đến trước mặt Thượng vương, nhà chúa bỡ ngỡ v́ lệnh truyền chỉ đóng gông có hai người. Hiểu chuyện do quan cai đội tâu tŕnh, Thượng vương bắt đầu tra vấn ông Alêxi rồi đến hai ông Siméon và Agostinô. Tất cả đều can đảm xưng đạo. Nổi giận, Thượng vương kết án trảm quyết hai ông Agostinô và Alêxi, c̣n cụ già Siméon đă 62 tuổi và 3 giáo dân khác bị chặt một ngón tay, bị đánh đ̣n và cạo trọc đầu. Án giao cho quan phủ Quảng B́nh thi hành và c̣n truyền cho ông phải truy nă những giáo dân bất tuân lệnh vẫn cả gan hành đạo và trừng phạt để làm gương cho người khác sợ. Một số ảnh tượng và sách đạo bị tịch thu trong chuyến vây bắt họ Quảng-B́nh, cũng bị đem thiêu hủy hôm đó.” (Nguyễn Hồng, Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam, Nhà xuất bản Hiện Tại, 1959, quyển I, trang 245). Linh mục Nguyễn Hồng đă dựa trên tư liệu của cha Metello Saccano ghi tên làng đó là làng “Kenyka” mà theo chúng tôi đoán đó là làng Kẻ Nại tức là làng Diêm Điền là làng của ḥa thượng Thích Trí Quang ở gần giáo xứ Tam Ṭa. Dân làng Diêm-Điền có tật nói ngọng, chữ l nói là n thí dụ “làm sao” th́ nói “nàm thao”. Trong biến cố quân Văn Thân đốt phá giáo xứ Sáo Bùn năm 1886, chính đa số là dân Diêm Điền vào đốt. Vậy th́ trước đó cả hơn thế kỷ, chính quân phủ Quảng B́nh xúi dục làng Kẻ Nại khiếu kiện người Công giáo gây mối xung đột lương giáo từ đó kéo dài về sau. Những việc làm đó về sau được công an Quảng B́nh áp dụng trong sự biến Tam Ṭa ngày 20-7-và 27-7-2009 chẳng hạn như bắt người, đánh đập linh mục, giáo dân, tịch thu ảnh tượng, sách đạo, tượng thánh giá v.v…
T́nh h́nh lúc đó rất căng nên các linh mục phải trốn đi miền khác. Từ Phú Xuân ra tới nam sông Gianh lúc bấy giờ chỉ c̣n hai thừa sai Ḍng Tên. Tuy nhiên cuộc bắt đạo trở nên khốc liệt dưới triều các vua nhà Nguyễn như Minh Mạng, Thiệu Trị và nhất là Tự Đức.
Về sau chính sách khủng bố đạo Công Giáo vốn là sáng kiến của vua Minh Mạng nhưng v́ sợ mang tiếng nên ông mới khôn khéo bắt các quan triều đ́nh làm kiến nghị gởi lên vua xin cấm đạo Công Giáo trong toàn quốc. Và trước mặt dân Minh-Mạng hạ chỉ cấm đạo chỉ v́ triều thần nài xin gắt gao. Sử gia linh mục Phan Phát Huồn cho rằng “cái hài kịch mà Minh Mạng và tôi tớ của ông đóng xem ra giống hài kịch mà Cộng-Sản thường diễn lại ngày nay. Minh Mạng cám ơn các quan đă có ḷng hăng nồng sốt sắng lo việc nước, việc dân.” (Phan Phát Huồn, Việt Nam Giáo Sử, bản in lần thứ hai, 1965, quyển I, trang 322).

2.- Cao điểm của chính sách khủng bố.
Tuy nhiên cao điểm của sự khủng bố đạo Công Giáo dưới thời Tự Đức (1847-1883) là chính sách phân sáp được áp dụng trong toàn quốc giai đoạn 1861-1862 mà trong đó giáo dân toàn tỉnh Quảng B́nh trong đó có giáo dân Sáo Bùn, tổ tiên của giáo dân Tam Ṭa đă phải chịu đựng khó có ng̣i bút nào diễn tả hết sự đau thương, thảm khốc.
Trong chính sách phân sáp, Tự Đức chủ ư gây ra t́nh trạng mâu thuẫn lương giáo, miệt thị giáo dân bằng cách gọi giáo dân là “dữu dân” (dữu là một thứ cỏ độc hại). Phân sáp là ǵ? Nhà sử học Lê Ngọc Bích trong sách Nhân vật Giáo phận Huế đă cho biết: “Phân sáp (cũng đọc là Phân tháp); “Phân” là chia ra, “Sáp” hay “tháp”là cắm vào, lách vào. “Phân sáp” (hay “Phân tháp”) là chia riêng ra không cho tụ họp lại rồi cắm vào, ghép vào một nơi khác để bộ phận bị ghép vào đồng hóa với nơi được ghép vào. Như vậy, “Phân sáp” người Công giáo ở các làng Công giáo là xé nhỏ các gia đ́nh Công giáo, các làng Công giáo để không c̣n là một đồng thể rồi ghép vào với gia đ́nh không Công giáo (thuật ngữ gọi là người “bên lương” ở các làng “bên lương” khác quản lư, người Công giáo sẽ bị đồng hóa về mặt tôn giáo với người “bên lương” th́ từ đó các cộng đồng người Công giáo là các họ đạo, các giáo xứ sẽ tàn lụi, sẽ bị xóa sổ.” (Lê Ngọc Bích, Nhân vật Giáo phận Huế, Tập I, 2000, tr. 43).
Sau đây là những thảm cảnh do chính sách “phân sáp” đă được Giám mục Sohier (tên VN là B́nh) ghi lại bằng những nét rất phổ biến đối với nhiều giáo xứ “ (…) hàng loạt người Công giáo bị bắt (…) nhiều người chỉ gặp vợ con trong ṿng 5-6 ngày rồi đau đớn xa ĺa nhau, không thể nào gặp nhau lại được. V́ thế họ khóc than vô kể (…) Họ kể lể: Chúa ôi, thà người ta chặt đầu cắt cổ chúng con c̣n hơn! Tại sao không để chúng con chết đi cho rồi! Sống làm chi cho khổ thế!” (Lê Ngọc Bích, Sđd, tr. 44).

Cảnh tượng tại Kẻ Sen, cách giáo xứ Tam Ṭa khoảng 17 cây số thật đau ḷng, theo lời Giám mục Sohier: “Đây là cảnh tượng đau ḷng nhất: nào là những bà mẹ ra đi với đứa con dại đeo lung lẳng trên vú, nào các bà khác th́ cơng con sau lưng. Chồng họ đi theo gánh gồng lương thực. Sau những người này là những ông chủ mới, tay cầm roi. Những trẻ con bị bỏ lại, chúng chạy trốn lên rừng. Dầu vậy họ vẫn hiên ngang đi, ḷng đầy tin tưởng (…)” (Lê Ngọc Bích, Sđd, tr. 44)
Chính sách đối xử với dân Công giáo thật dă man. Cứ mỗi làng bên lương nhận quản lư 5, 6 người Công giáo, có làng nhận tới 90 giáo dân. Có người bị giam cầm suốt cả năm không được cấp một hạt gạo hay một đồng tiền nào cả. Các quan mỗi tháng đến kiểm soát 3 lần và tra tấn giáo dân trong khi đó các lư trưởng, chánh tổng tha hồ đánh đập dân Công Giáo hơn cả đối xử với súc vật. Nhà giam những người Công Giáo thường làm bằng tre thấp lè tè, thiếu không khí, không có những tiện nghi cần thiết, chung quanh chất đầy rơm khô, trên không mái che, chờ hễ khi có lệnh th́ phóng hỏa. Sau đây là những lời Giám Mục Sohier ghi lại: “Theo Sắc dụ Phân Sáp, các nhà giam được cất giữa các làng “bên lương” (để dễ kiểm soát), nhưng về sau đưa các nhà giam ra làm tại những nơi hoang vắng đồng không mông quạnh, xa nhà dân để một khi đốt các nhà giam th́ nhà dân trong làng khỏi bị cháy lây. Bởi v́ vua Tự Đức và các quan nhất quyết thiêu sống giáo dân trong trường hợp có tàu Tây trở lại các cửa biển… Ở các cửa biển cũng có sẵn rơm và củi, hễ có tàu ngoại quốc đến, quân ta đốt lửa lên làm hiệu lệnh, trong đất liền, ở các nhà giam sẽ nổi lửa đốt nhà giam.” (Lê Ngọc Bích, Sđd, tr. 45).
Trong các tư liệu viết về lịch sử Giáo phận Vinh, có Bài Phú Phân Tháp do Đức cha Phêrô Trần Xuân Hạp gửi cho linh mục Cao Vĩnh Phan, được đăng lại đầy đủ trong tác phẩm Lịch sử Giáo phận Vinh, với những chứng tích rất đau thương trích dẫn một đoạn như sau:
Ai ngờ:
- Trong buổi trị b́nh,
Sinh điều loạn lạc.
- Cứ sổ kêu phân tháp, ông tỉnh ấy dâng lên
Nghe chỉ cho thi hành, ông phủ chi làm trước.
- Trong nửa tháng sự thanh hết thảy, đưa dâng lên một tập quyển vàng,
Trên chín lần để dụ đáng khen mà đệ vào mấy đồng tiền bạc.
Rồi một cái:
- Các tỉnh thành đều phải thi hành,
Cứ quảng nghĩa cho in thể thức.
- Chiếu sổ ai là tả đạo, phủ bắt về đầy nha, huyện bắt về đầy nha,
Mật trát sức cho b́nh dân, làng mô cũng làm rặc, xă mô cũng làm rặc.
- Từ dần chí dậu trống đánh th́ thùng,
Cả đêm liền ngày mơ khua cúc cắc.
- Các ông chức dịch ngồi trong đ́nh họp họp hành hành,
Bắt đứa phu đài t́m mặt dân gông gông gạc gạc.
- Chính ở trong làng dựng vài điếm canh,
Chôn dưới chân cột xiên xiên mũi mác.
- Áp tận nơi: tre cắm một tầng dày kín mịt mù chông thả trong thả ngoài,
Sâu lút người: hào rạch tứ phía rào bao hai lớp gai bỏ ngang bỏ ngác.
- Nghe sắm sửa: kẻ một chục kẻ đôi ba chục, kẻ ba bốn chục mua lấy nơi gần gần,
Thành sổ rồi: làng năm người, làng dăm bảy người, làng chín mười người kéo từng đoàn dặc dặc.
- Không cho thối hồi,
Đ̣i đi lập tức.
- Chẳng để ai lưu lại quê nhà,
Cũng chán kẻ phải đi xa lắc.
- Những tưởng dồn làng vừa mang vừa hát vâng lệnh nước ra đi,
Ai ngờ phép vua một ngày một nghiêm bỏ cửa nhà tan tác…
(Linh mục JBT. Cao Vĩnh Phan, Lịch sử Giáo phận Vinh, Hội Ái hữu Giáo phận Vinh Bắc Cali, Hoa Kỳ, xuất bản, 1996, tr. 531)
Một tư liệu xuất bản gần đây có tên Châu bản triều Tự-Đức c̣n ghi lại một trong nhiều trường hợp nhà Nguyễn xử lư vấn đề ruộng đất của người Công Giáo trong chính sách phân tháp như sau: “ Nội các duyệt xét các quy định của tỉnh Quảng ngăi nhằm xử trí với giáo dân đạo Gia Tô: Ruộng đất của giáo dân bị tập trung ở những nơi riêng biệt, giao cho lư dịch quản lư. Các lư dịch này sẽ chiêu mộ dân lương các nơi đến canh tác số ruộng đó. Một nửa số thu hoạch sẽ giao cho người canh tác, c̣n một nửa dùng nộp thuế và cấp dưỡng cho giáo dân.” (R.X.Q. Tự-Đức thập tứ niên, Thập nguyệt. Ngày 2-10 TĐ. XIV (1861). Tờ 17-23. Kho L.T.T.Ư. 2; CB. 262). Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Học, Châu bản triều Tự Đức, Nxb. Văn Học, 2003, tr. 110.
Đây chỉ là những điều ghi nhận trên giấy tờ, c̣n trong thực tế giáo dân phải chịu rất nhiều đau thương cả vật chất lẫn tinh thần mà trong đó giáo dân Sáo Bùn (Tam Ṭa) nói riêng và Công Giáo toàn quốc nói chung phải gánh chịu thật sự không sao kể xiết.

 

3.- Lịch sử đang bước đầu tái diễn, nhưng người cộng sản đừng tưởng bở…
Trong bài trả lời BBC từ Hà Nội, tiến sĩ Nguyễn Hồng Dương, Viện trưởng Viện Nghiên Cứu Tôn giáo nhận định: “Chắc là lịch sử sẽ không lặp lại. Việt Nam có đường lối ngoại giao rất cụ thể và tính chất độc lập. Chắc lịch sử sẽ không lặp lại như thế.” (Vietcatholic ngày 28-7-2009) Ngày trước, vua chúa nhà Nguyễn thi hành chính sách cấm đạo, bắt bớ giam tù, đánh đập giáo dân, kể cả đàn ông, đàn bà, trẻ con, th́ ngày nay qua biến cố tại Tam Ṭa ngày 20 và 27-7-2009, công an Quảng B́nh cũng lặp lại các hành vi như vậy và c̣n được hỗ trợ thêm bằng các phương tiện truyền thông để bào chữa, biện minh cho việc làm của ḿnh, rơ ràng là lịch sử đang lặp lại và chỉ những người có mắt mà không có con ngươi cỡ như tiến sĩ “giấy” Nguyễn Hồng Dương mới không thấy được sự thật mà thôi.
Ngày trước, dưới thời các vua nhà Nguyễn, trong các cuộc ruồng bố t́m bắt người Công Giáo, việc tịch thu các ảnh tượng, kinh sách, áo lễ, là bằng chứng để buộc tội các đạo trưởng như linh mục, giám mục. Trong ngày 20-7-2009, công an Quảng B́nh cũng đă tịch thu tượng thánh giá do Đức Cha Vơ Đức Minh ở Nha Trang tặng cho giáo xứ Tam Ṭa, tịch thu các sách hát của ca viên, máy phát điện cũng lều bạt của giáo xứ. Trong ngày 27-7, công an Quảng B́nh đă hung bạo đánh đập hai linh mục Ngô Thế Bính và Nguyễn Đ́nh Phú đến mang trọng thương, đánh đập một số giáo dân, đập găy tượng thánh giá là một h́nh thức công khai sĩ nhục, xúc phạm tôn giáo. Rơ ràng là lịch sử đă lặp lại trong một xă hội mà chính quyền luôn luôn xoen xoét cái mồm là tôn trọng tự do tôn giáo. Chủ nghĩa Cộng Sản đă khẳng định rằng tôn giáo và cộng sản không thể đội trời chung xét cả lư thuyết lẫn thực hành.
Ngày trước, dưới thời các vua nhà Nguyễn, chính sách cấm đạo được đưa ra nhưng được viện cớ là do yêu cầu của các quan (thời Minh Mạng) cùng lúc sử dụng người bên lương làm đối trọng chống giáo dân, cụ thể tại Quảng B́nh, giáo xứ Sáo Bùn bị đốt phá do dân làng Diêm Điền (đa số là Phật giáo, đạo ông bà) ngày 24-6-1886. Các vua nhà Nguyễn đă khích động hiềm thù lương giáo, phá hoại t́nh đoàn kết dân tộc rơ ràng là đă đưa đường chỉ lối, tạo kinh nghiệm, tạo tiền lệ cho công an tỉnh Quảng B́nh ngày nay sử dụng đám người mà họ gọi là “quần chúng tự phát” để tấn công, đe dọa, phá phách giáo dân, đánh trọng thương các linh mục. Đám côn đồ giả dạng “quần chúng tự phát” được công an bảo kê để ung dung phạm tội ác th́ nào khác chi đồng bào bên lương trước đây được tự do hành động gây ra nhiều cuộc đổ máu do sự làm ngơ cho phép của nhà nước phong kiến trong các biến cố bắt đạo, phá đạo. Lịch sử há không phải đang được lặp lại hay sao?
Ngày trước, dưới thời các vua nhà Nguyễn, chính sách khủng bố được nhà nước công khai sử dụng như là những biện pháp hữu hiệu nhằm triệt hạ đạo Công Giáo, nhưng như lời giáo phụ Tertullien đă nói “Máu tử đạo là hạt giống sinh con nhà có đạo”. Nhờ chính sách khủng bố Giáo Hội Công Giáo Việt Nam có 117 vị thánh tử đạo và biết bao nhiêu người kể được kể vào hàng các bậc khả kính vô danh đă bỏ ḿnh v́ đạo dưới h́nh thức này hay h́nh thức khác. Trong cuộc đàn áp của công an Quảng B́nh đối với giáo dân Tam Ṭa, như đă thấy và chắc c̣n diễn ra trong tương lai, chính linh mục Vơ Thanh Tâm, tổng đại diện Giáo phận Vinh cho biết: “Nếu nổ ra th́ nó trầm trọng lắm. Nó nổ ra chúng tôi không biết có kiềm chế được tiếng ḥa b́nh của ḿnh. Nó uất ức quá cho nên nó sẽ đánh nhau. Khi đă đánh nhau rồi th́ bất chấp, sẵn ǵ đánh nấy. Đánh th́ nhất định tổn thương giáo dân, mà giáo dân khẳng định không có đường nào lên Thiên Đàng nhanh cho bằng tử đạo. Nó khẳng định thế th́ tôi thấy ghê lắm, tôi sợ lắm.” (Vietcatholic ngày 28-7-2009).
Ngày trước, các vua chúa phong kiến nhà Nguyễn thi hành chính sách kỳ thị đối với người Công giáo, gọi họ là “dữu dân” (dân xấu như cỏ dại) để phân biệt với “lương dân” (người tốt), giết chóc, đày đọa họ, đối xử với họ như thứ công dân hạng hai – đúng như Mạnh Tử nói “ vua coi dân như cỏ rác, th́ dân coi vua như thù địch” - để khi đến t́nh trạng nước gần mất vào tay người Pháp, bị áp lực từ nhiều phía mới nới rộng tay, tha đạo, tha phân tháp th́ ngày nay chế độ Cộng Sản sau hơn 6 thập kỷ cầm quyền vẫn tiếp tục chính sách coi các tôn giáo như thù địch, dùng tôn giáo này để khống chế tôn giáo kia, dùng bộ máy đàn áp công an với mọi phương tiện hiện đại như roi điện, chó nghiệp vụ, thanh niên du đảng Hồ Chí Minh, bọn nghiện ngập và xă hội đen được khoác một mỹ từ là “quần chúng tự phát” để dập tắt tiếng nói đấu tranh cho Công lư và Sự thật. Chính Kalinine đă từng nói: “Chiến đấu bài tôn giáo là phương thế cần thiết và tối diệu để vạch đường cho Cộng sản.”
Tuy nhiên, khi chủ nghĩa Cộng Sản đă đi vào mồ chôn của chúng tại Liên Xô và các nước Đông Âu từ những năm cuối của thế kỷ 20, kết quả của cuộc chiến “ai thắng ai” đă tỏ rơ trên bàn cân lịch sử. Néron của đế quốc La mă trong thế kỷ I đă chết sau khi phóng hỏa đốt thành La Mă rồi vu cáo cho người Công Giáo là thủ phạm để có cớ mà tàn sát, giết hại những người theo Đức Kitô. “Néron Việt Nam” là Minh Mạng cũng đă chết sau thời gian dài t́m mọi cách để tiêu diệt đạo Công Giáo ở nước ta. Thiệu Trị rồi Tự Đức nổi tiếng tàn ác trong các kế hoạch tiêu diệt đạo Chúa mà cao điểm là chính sách phân tháp ngày nay chỉ c̣n để lại nhiều vết nhơ trong lịch sử. Chế độ Cộng Sản tại Việt Nam đă giết biết bao nhiêu giáo dân, tu sĩ, linh mục, giám mục khi họ lên cầm quyền năm 1945 cho đến ngày nay nhưng đạo Công Giáo được xây dựng trên Đá Tảng Phêrô chắc chắn vẫn c̣n tồn tại với thời gian. Giáo xứ Tam Ṭa là chứng nhân lịch sử với tổ tiên đă hiến máu đào trong các cuộc bắt đạo thời chúa Nguyễn, Tây Sơn và các vua nhà Nguyễn. Ngày nay lịch sử đang tái diễn trên đất thánh của giáo xứ Tam Ṭa nhưng không phải là một lịch sử bị che khuất dưới bóng đêm của bạo lực mà được chứng kiến, theo dơi, hiệp thông, chia xẻ bởi Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ, Giáo Hội Mẹ Việt Nam, Giáo Phận Vinh và hàng triệu triệu con người chân chính trên khắp thế giới. Bóng đêm phải lùi bước trước ánh sáng. Tà đạo phải nhường lối cho chính nghĩa. Bàn tay của gian trá và bạo lực đẫm máu phải bị chặn lại. Chế độ bạo quyền Cộng Sản không lâu nữa tất yếu sẽ bị nghiền nát dưới bánh xe của lịch sử. Ḍng máu lịch sử tử đạo đă khơi nguồn tại giáo xứ Tam Ṭa ngày 20 và 27-7-2009 chắc chắn là hồi chuông cổ vũ vang rền cho sức mạnh Công Lư, Sự Thật và Đức Tin của người Công Giáo.
Hăy vững tin hỡi đàn chiên bé nhỏ của giáo xứ Tam Ṭa, lịch sử hơn hai ngh́n năm của Giáo Hội đang nh́n về phía các bạn! Đừng sợ!

August 4, 2009
Nguyễn Đức Cung
Nguồn: VietCatholic News


<< trở về đầu trang >>
 free counters