Giáo dục: Dạy học sinh giả dối
Nguyễn Hưng Quốc
Trong bài “Giáo
dục: Muốn trung thực cũng khó”
(24/9/2009), tôi đă phân tích là
không thể dạy học sinh phải trung
thực khi toàn bộ đời sống xă hội
chung quanh các em được xây dựng
trên nền tảng của sự giả dối và gian
lận.
Sẽ không có em học sinh nào thực sự
biết quư trọng sự trung thực khi các
em, từ nhỏ đến lớn, lúc nào cũng
chứng kiến cảnh những người trung
thực th́ bị thiệt tḥi, thậm chí, bị
trù dập và khinh bỉ, trong khi những
kẻ giả dối và gian lận th́ giàu có,
quyền lực, danh giá, không những
không bị lên án mà c̣n được tôn
trọng, đi đâu cũng có kẻ hầu người
hạ.
Tuy nhiên, điều đáng nói là sự giả
dối và gian lận không phải chỉ tồn
tại ở ngoài học đường. Chúng c̣n
hiện hữu ngay trong lớp học. Đáng kể
nhất: chúng tồn tại ngay trong
chương tŕnh và cách thức giảng dạy.
Có thể nói hầu hết các bài học thuộc
nhân văn, đặc biệt bộ môn chính trị
mà tất cả các em, bất kể ban ngành
ǵ, cũng bị bắt buộc phải học, là
những sự dối trá và gian lận.
Dối trá và gian lận từ những việc
chọn lựa sự kiện xă hội đến việc
diễn dịch và đánh giá các sự kiện
ấy.
Thời kháng chiến chống Pháp, nhà văn
Nguyên Hồng được dạy là nông dân lúc
nào cũng yêu nước và thành thực,
nhưng, thực tế ông chứng kiến lại
khác hẳn. Ông tâm sự với Vũ Đức
Phúc: “Tao ra chợ chỉ thấy toàn hàng
buôn lậu.” (Cách mạng kháng chiến và
đời sống văn học, 1945-54, nxb Khoa
Học Xă Hội, Hà Nội, 1995, tr. 219).
Bây giờ học sinh các cấp cũng được
học như vậy. Học: chủ nghĩa xă hội
rất tiến bộ. Thấy: nước xă hội chủ
nghĩa nào cũng lạc hậu và nghèo đói.
Học: trong xă hội xă hội chủ nghĩa,
“người với người sống để yêu nhau”
(thơ Tố Hữu). Thấy: ở đâu cũng người
dân bị chà đạp và bóc lột thậm tệ.
Học: cán bộ là đầy tớ của nhân dân.
Thấy: cán bộ nào cũng nhà cao cửa
rộng, giàu có và đầy quyền lực. V.v…
Trong trong bộ môn Văn Học, các em
cũng học nói dối ở những h́nh thức
tinh vi nhất.
Những cảnh được miêu tả trong các
tác phẩm văn học, nhất là những tác
phẩm được viết theo phương pháp hiện
thực xă hội chủ nghĩa, phương pháp
sáng tác chính thống từ sau năm
1948, đặc biệt, từ sau 1954, đầy
những sự giả dối.
Tuy nhiên, đó chỉ là một khía cạnh.
Khía cạnh nhỏ.
Quan trọng hơn là cách cấu tạo
chương tŕnh và cách thức giảng dạy.
Ở cấp phổ thông, học sinh được học
thật nhiều các tác phẩm văn học khác
nhau, nhưng trừ những bài thơ ngắn,
hiếm khi các em được học trọn vẹn
một tác phẩm nào. Hầu hết chỉ được
học các đoạn trích. Truyện Kiều cũng
trích đoạn. Tắt đèn cũng trích đoạn.
Chí Phèo cũng trích đoạn.
Nhưng không thể hiểu một tác phẩm
văn học qua các trích đoạn ngắn ngủi
như thế được. Kiến thức của các em,
dù muốn hay không, cũng được bổ sung
bằng các đoạn kể của các thầy cô
giáo.
Thành ra, nói là các em học văn học
nhưng trên thực tế, các em không
tiếp cận với các tác phẩm ấy. Các em
chỉ phân tích dựa trên những lời kể
của các thầy cô giáo.
Ngay chính các thầy cô giáo cũng
chưa chắc đă đọc những tác phẩm ấy.
Có khi, nếu không muốn nói nhiều
khi, các thầy cô giáo cũng kể qua
lời kể tóm tắt trong các tài liệu
hướng dẫn giảng dạy đâu đó.
Thử tưởng tượng cảnh này: trong cả
nước, ở mọi lớp học, cả thầy lẫn tṛ
đều say sưa sôi nổi phân tích, bàn
luận, đánh giá về Truyện Kiều nhưng
cả thầy lẫn tṛ đều không hề đọc
Truyện Kiều.
Không đọc, nhưng ai cũng làm như
ḿnh biết rơ về Truyện Kiều, thậm
chí, từ phía các thầy cô giáo, đầy
thẩm quyền về Truyện Kiều.
Đó là sự nói dối chứ c̣n ǵ nữa?
Không đọc mà làm như ḿnh đă đọc.
Không biết mà làm như ḿnh đă biết.
Chỉ nhai lại mà làm như tự ḿnh nghĩ
ra. Đó là lối giáo dục giả dối và
gian lận chứ c̣n ǵ nữa?
Được đào luyện trong một lối giáo
dục giả dối và gian lận như thế làm
sao đ̣i hỏi con người có được sự
trung thực trí thức chứ?
Bởi vậy, để giáo dục sự trung thực,
người ta không những cần cải thiện
xă hội mà c̣n phải thay đổi cả chiến
lược giảng dạy trong nhà trường nữa.
Nhưng ai sẽ làm điều đó?
Nguyễn Hưng Quốc