Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

"Giám Mục Của Anh Chi Em"

"Giám Mục Của Anh Chi Em"

 

Q. Hương
 

Trong tháng 11 qua có nhiều tin tức quan trọng liên quan đến Giáo Hội Việt Nam ở quê nhà, như tin Đức Cha Ngô Quang Kiệt, TGM Hà Nội xin từ chức, công việc chuẩn bị rộn rịp cho Năm Thánh 2010 để kỷ niệm 350 năm thành lập hai giáo phận đầu tiên Đàng Ngoài và Đàng Trong (1659 – 2009) và 50 năm thành lập giáo phẩm Việt Nam (1960 – 2010), rồi lễ khai mạc Năm Thánh tại Sở Kiện với sự hiện diện của phái đoàn đại diện Ṭa Thánh gồm nhiều Hồng Y đang giữ chức vụ trọng yếu ở Vatican… Giữa những tin tức dồn dập đó, có một chi tiết nhỏ nhưng rất quan trọng liên quan đến trách vụ của Đức Cha Ngô Quang Kiệt trong “Thư Chung gởi Cộng Đồng Dân Chúa Hà Nội nhân dịp Năm Thánh 2010” (VietCatholic News ngày 30 tháng 11 năm 2009, *) đă không được dư luận giáo dân trong và ngoài nước lưu ư.

Trong Thư Chung này, ngày 25 tháng 11 năm 2009, mở đầu bằng bốn chữ “Thưa Anh Chị Em” rất thân thương, TGM Ngô Quang Kiệt đă nhắn nhủ đàn chiên trong Tổng Giáo Phận cần phải sống tinh thần Năm Thánh bằng Tâm T́nh, Học Hỏi, và Thực Hành để hữu ích cho bản thân, gia đ́nh, cộng đoàn, giáo xứ, giáo phận, giáo hội và đất nước, xă hội nói chung. Và Đức Cha đă kết thúc Thư Chung bằng sáu chữ “Giám Mục của Anh Chị Em.”

Đây là một kết thúc không thường thấy trong các thư chung của các giám mục Việt Nam gởi các tín hữu trong giáo phận. Và nếu người viết nhớ không lầm th́ đây là lần đầu tiên Đức Cha Ngô Quang Kiệt dùng sáu chữ này để kết thúc một thư chung. (Tuy nhiên, nếu không phải là “lần đầu tiên” th́ những ư nghĩ trong bài viết này cũng không có ǵ thay đổi v́ sáu chữ đó được nói lên trong “một khung cảnh thật đặc biệt hiện nay.”)

Ư nghĩa thật sự của sáu chữ này hệ tại ở chữ “của.” CỦA chỉ một sự sở hữu nếu là đồ vật, một sự tương thuộc nếu là người, một tinh thần phục vụ dấn thân nếu là người lănh đạo. Khi nói “ngôi nhà này của tôi,” có nghĩa là tôi là người chủ hợp pháp của ngôi nhà, tôi có quyền sử dụng theo ư tôi; người khác muốn sử dụng, muốn cư ngụ phải có sự đồng ư, có sự cho phép của tôi. Tôi không đồng ư mà cứ sử dụng là cưỡng chiếm, cướp đoạt, một hành động thảo khấu, phi pháp như thường thấy trong xă hội VN từ sau tháng 4 năm 1975.

Nói “tôi là người của anh” có nghĩa là tôi đặt dưới sự điều động, lănh đạo của anh, tôi thuộc về anh, tôi đồng ư với anh, ủng hộ anh hết ḿnh. Chúng ta đồng tâm nhất trí, chúng ta là MỘT. Hai thanh niên nam nữ yêu nhau, thề thốt – “em là của anh,” “anh là của em” – có nghĩa là không ǵ có thể chia cắt chúng ta được, chúng ta gắn bó, khắng khít, hy sinh, trọn đời cho nhau, bên nhau… Với người lănh đạo, nhất là lănh đạo tinh thần, từ “CỦA” có một ư nghĩa cao trọng hơn: Tôi là người của anh chị em, anh chị em muốn thế nào tôi hành sử thế đó v́ tôi là one-of-you, tôi đến để phục vụ anh chị em, không phải để được phục vụ; anh chị em sẵn sàng, tôi sẵn sàng, chúng ta cùng đi…

Trong lănh vực chính trị, Tổng Thống Abraham Lincoln đă dùng chữ CỦA với một ư nghĩa thật chính xác, tuyệt vời, nói lên tâm t́nh của người lănh đạo phục vụ khi ông định nghĩa chính quyền trong một thể chế dân chủ: “chánh quyền của dân, do dân và v́ dân.” Chánh quyền của dân nên có trách nhiệm phục vụ nhân dân. Khi dân không bằng ḷng, không thỏa măn, không hạnh phúc th́ người cầm quyền phải cuốn gói ra đi, không cố đấm ăn xôi, không viện dẫn lư do này nọ để ở lại lâu hơn. Quyền hành có được là do sự ủy thác của dân và có thể bị thu hồi bất cứ lúc nào. Trái lại, các chế độ độc tài toàn trị xem “dân là của riêng,” của họ hay của đảng, sử dụng dân như dụng cụ, phương tiện sản xuất làm giàu cho những phần tử hoạt đầu cầm quyền. Chính v́ lư do này mà những kẻ cầm quyền không bao giờ chịu từ bỏ quyền hành, t́m mọi cách để củng cố, ngay cả ghi hẳn trên văn bản Hiến Pháp. Không có quyền hành đàn áp trong tay th́ họ sẽ trở về căn cội của ḿnh: cốt khỉ lại hoàn cốt khỉ!

Trở lại vấn đề từ chức của TGM Ngô Quang Kiệt, bối cảnh những sự việc xảy ra sau khi tin đồn được loan đi giúp chúng ta hiểu chính xác ư nghĩa từ CỦA trong sáu chữ kết thúc Thư Chung của ngài. Người viết không đặt lại vấn đề việc Đức Cha xin từ nhiệm có thật hay không, và nếu có th́ v́ lư do ǵ. Vấn đề được nhiều cơ quan truyền thông trong và ngoài công giáo ở hải ngoại bàn luận nhiều. VietCatholic News đă có đăng nhiều bài viết cũng như phỏng vấn liên quan đến vấn đề.

Khi tin đồn được tung ra, ai cũng thấy có hai phản ứng trái ngược. Phía đảng cộng sản cầm quyền giữ im lặng nhưng ai cũng đoán biết là họ “hồ hởi phấn khởi” vô cùng. Đó là mục tiêu của họ hơn hai năm qua từ khi có vụ công khai cướp đất Ṭa Khâm Sứ và giáo xứ Thái Hà: bằng mọi cách, mọi giá phải đẩy Đức Cha Kiệt không những ra khỏi Hà Nội mà c̣n đi khỏi Việt Nam. Đức Cha Kiệt là một trong vài ba Giám Mục Việt Nam trong số hơn 30 vị chủ chiên tại chức dám lên tiếng cho công lư và sự thật hiện nay. Đây là điều mà cộng sản Việt Nam sợ nhất.

Phía những người tín hữu giáo dân trong và ngoài nước, những người đang tranh đấu cho tự do dân chủ, nhân quyền và công lư cho Viêt Nam thật sự thất vọng v́ tin đồn. Không ai muốn Đức Cha Kiệt từ chức, dù thật sự Đức Cha có vấn đề sức khỏe (?!). Nhiều tổ chức công giáo VN ở hải ngoại, nhiều tín hữu với tính cách cá nhân hay đoàn thể đồng loạt yêu cầu Đức Cha Kiệt xét lại ư định từ chức, nếu có, và thỉnh cầu Đức Giáo Hoàng không chấp thuận sự từ chức của Đức Cha Kiệt trong lúc này. Chắc hẳn Đức Cha Kiệt phải được nghe biết điều này, dù có thể không trực tiếp lên mạng đọc tin tức v́ “lư do sức khoẻ!” Tâm t́nh của giáo dân Tổng Giáo Phận Hà Nội đă được biều lộ bằng rừng biểu ngữ kính yêu, quư mến, tri ân, đồng hành, đoàn kết với người cha chung trong dịp lễ tấn phong Giám Mục giáo phận Phát Diệm ngày 08 tháng 09 năm 2009. Uy tín cua Đức Cha Ngô Quang Kiệt đă vượt khỏi Tổng Giáo Phận Hà Nội, vượt ra khỏi biên giới Việt Nam. Đây là một sự kiện không ai có thể phũ nhận được.

Riêng HĐGMVN th́ trước sau vẫn giữ thái độ “im lặng là vàng!” Phản ứng của HĐGMVN không ǵ khác hơn là mấy chữ của Giám Mục Nguyễn Văn Nhơn, chủ tịch HĐGMVN hiện nay, trong thư trả lời Nguyễn Thế Thảo, chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, yêu cầu chế tài, bốn linh mục Thái Hà và chuyển đổi Đức Cha Kiệt ra khỏi Hà Nội về tội… phá rối trị an (!), “không làm bất cứ điều ǵ ngược lại giáo luật hiện hành của Giáo Hội Công Giáo.” (Văn thư ngày 25-09-2008) Chỉ có bấy nhiêu! Dù vậy, ai cũng cảm thấy đa số giám mục trong HĐGMVN hiện nay không tán thành thái độ tranh đấu cho công lư và sự thật của Đức Cha Ngô Quang Kiệt. Đa số chủ chiên “có vẻ” bằng ḷng với phương cách “đối thoại XIN-CHO” để được dễ dăi trong việc xuất ngoại làm mục vụ (!), xây cất, trang trí, lễ lạc, chăm sóc bề ngoài, h́nh thức của Giáo Hội thay v́ xây đắp đền thờ nơi ḷng người. Những đường lối trong Thư Chung 1980 của HĐGMVN như “sống đạo giữa ḷng dân tộc,” “đồng hành với dân tộc,” rất đẹp trên giấy tờ rốt cuộc chỉ là những khẩu hiệu… tuyên truyền, ru ngủ người đọc/nghe theo cách của hiến pháp CHXHCNVN: Cái ǵ hay đẹp đều được đề cập tới, nhưng cốt “chỉ để xem thôi!”

Thế rồi trong những ngày chuẩn bị Lễ Khai Mạc Năm Thánh 2010 ở Sở Kiện, và những ngày sau lễ khai mạc, bỗng nhiên, người ta thấy một TGM Ngô Quang Kiệt hăng hái, năng động, vui tươi hơn, trực tiếp đôn đốc mọi việc… và dường như “sức khỏe” không c̣n có vấn đề... Nói khác, một Đức Cha Ngô Quang Kiệt mới, hoàn toàn mới, khác với Đức Cha Ngô Quang Kiệt của nhiều tháng trước. Rồi một sự “t́nh cờ” thật có ư nghĩa khi Đức Hồng Y Marie Etchegaray – nguyên Chủ Tịch Hội Đồng Công Lư và Ḥa B́nh của Ṭa thánh và hiện là Phó Niên Trưởng Hồng Y Đoàn - chủ tế thánh lễ ở Nhà Thờ Chánh Ṭa Hà Nội ngày 22-11-2009, đă nói khi trao trả lại cây gậy mượn của Đức TGM Ngô Quang Kiệt trong lúc cử hành thánh lễ: “Đây là cây gậy của Đức Cha, tôi không muốn mang về Roma.”

Như người mục tử dùng gậy để dẫn đường cho đàn chiên đến những đồng cỏ xanh tươi, những suối nước trong lành để chiên ăn cỏ non, uống nước mát, cây gậy của giám mục tượng trưng cho quyền hành và trách nhiệm của chủ chiên. Trong ư nghĩ đó th́ TGM Ngô Quang Kiệt vẫn được Ṭa Thánh tín nhiệm, trao quyền, ủy thác trách nhiệm mục tử chăm sóc, dẫn dắt đàn chiên Tổng Giáo Phận Hà Nội.

Cái khổ lớn nhất của Linh Mục Nguyễn Văn Lư khi tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam không phải là những năm tháng tù đày trong ngục tù cộng sản, những cực h́nh vật chất phải chịu, cũng không phải là v́ không có sự đồng tâm hưởng ứng của thành phần giáo sĩ mà chính là những tin tức tiêu cực, ngụy tạo về đời tư của cha do một số giáo sĩ đồng nghiệp thêu dệt.

Nỗi khổ tâm của Đức Cha Kiệt có lẽ khác hơn. Nó bắt nguồn từ tâm trạng cô đơn của người lữ hành một ḿnh đi trên sa mạc mênh mông, hoang vắng khi nhận ra thực tế “cha chung không ai khóc, việc chung không ai lo!” Hẳn nhiên, giáo phận nào giám mục đó, hay nói theo cách của người b́nh dân, giang sơn nào anh hùng đó. Mỗi giáo phận có những vấn đề riêng. Nhưng Ṭa Khâm Sứ, giáo xứ Thái Hà đâu phải là vấn đề riêng của Tổng Giáo Phận Hà Nội? Công lư và sự thật đâu phải là vấn đề riêng của giáo phận nào mà là vấn đề sinh tử của Giáo Hội Việt Nam, đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam. 35 năm câm nín chưa đủ dài, gần hai thế hệ chưa đủ chứng tỏ ḷng khoan dung, độ lượng, kiên nhẫn của con người sao?

Ai cũng nói đoàn kết là sống, chia rẽ là chết, nhưng thực tế th́ mỗi giáo phận hành sử theo cách riêng của ḿnh, dù hàng năm, kể từ 1980, HĐGMVN đều có “Thư Chung” vạch ra đường lối sống đạo chung… Rốt cuộc th́ “giang sơn nào anh hùng nấy,” “phép vua thua lệ làng.” Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đă thành công trong việc áp dụng phương cách đối thoại “XIN-CHO” theo định hướng xă hội chủ nghĩa để gây chia rẽ nội bộ tôn giáo và giữa tôn giáo nầy với tôn giáo khác.

Trước những kêu cầu thống thiết của đàn chiên, những hy vọng của bao nhiêu người đặt trọn tin yêu, và có thể sau bao lần thiết tha cầu nguyện xin Chúa Thánh Thần soi sáng, người viết tin rằng Đức Cha Ngô Quang Kiệt đă suy nghĩ lại. Cá nhân riêng của Đức Cha bây giờ không c̣n nữa. Giáo Hội và Đất Nước mới thật sự quan trọng, vạn lần quan trọng hơn…

Trước khi kết thúc thư chung, Đức Cha Kiệt không quên hứa “hẹn gặp anh chị em trong những dịp hành hương Năm Thánh.” Và bằng sáu chữ thân thương:

“Giám Mục Của Anh Chị Em”

Đức Cha đă kết thúc Thư Chung ngày 25 tháng 11 năm 2009. Theo nhận định của người viết, đó là những dấu chỉ chứng tỏ: Tôi vẫn là giám mục của anh chị em. Tôi sẵn sàng nhận lănh trách nhiệm, phục vụ anh chị em. Tôi là một với anh chị em. Chúng ta là những người đồng cảnh và đồng hành v́ giáo hội và đất nước... Nào! Chúng ta hăy cùng nhau lên đường!

Phải chăng qua sáu chữ thân thương đó Đức Cha Ngô Quang Kiệt muốn tỏ bày tâm t́nh chân thật của ḿnh đối với toàn thể anh chị em tín hữu Tổng Giáo Phận Hà Nội: Tôi là giám mục của anh chị em, do anh chị em và v́ anh chị em. Tôi đến để phục vụ anh chị em. Tôi c̣n trách nhiệm với anh chị em, c̣n nhiều việc phải làm!

Dấu chỉ hay chỉ là ước mơ của người viết và của hầu hết người tín hữu công giáo trên mảnh đất Việt Nam đau thương hôm nay? Dù là ước mơ, cứ mơ ước! Hiện thực to lớn nào không bắt đầu từ ước mơ? Cứ mơ ước rồi cùng nhau tận nhân lực, đồng tâm đồng sức kết đoàn để biến mơ ước thành hiện thực trong tương lai! Ai cấm? Đừng sợ!

Như lời Đức Ông Laurenso Phạm Hân Quynh đă phát biểu trong ngày lên tước Đức Ông: “Chức tước (phẩm trật) không là cái ǵ cả... Phải sống cho đến chết và đừng chết khi đang sống!” Ôi đẹp biết bao những con người thật sự bước chân đi theo Đức Kitô, quên ḿnh hiến thân và phục vụ!

Xin Thiên Chúa ǵn giữ, ban cho Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt sức khỏe, sáng suốt và sức mạnh ư chí để tiếp tục đi cùng với đàn chiên trên con đường đầy thử thách, gian nguy trong một xă hội nhiễu nhương đầy áp bức và bất công hôm nay...
 

 

Phụ Chú:
 

* http://vietcatholic.net/News/Clients/ReadArticle.aspx?ID=74002

 

** Người viết không có ư thổi phồng, đề cao cá nhân, tâng bốc Đức Cha Ngô Quang Kiệt lên để làm giảm “trọng lượng” các giám mục khác trong HĐGMVN. Chắc chắn, “nếu cần,” và “khi cần,” các mục tử VN sẽ nói sự thật, bảo vệ sự thật, hy sinh chết cho đàn chiên như lời của Đức Cha Bùi Văn Đọc, giám mục giáo phận Mỹ Tho đă nói/hứa. Trong thời đại có quá nhiều ngôn sứ thiệt giả lẫn lộn, đàn chiên cần mục tử dẫn dắt để không sai lạc về giáo lư/tín lư, chủ trương “Ba Không” (không muốn thấy, không muốn nghe và không muốn nói) của các mục tử VN là điều có thể… hiểu đuợc (!). Bây giờ chưa phải là lúc cần... Phải bảo toàn lực lượng, nhất là các mục tử, v́ Giáo Hội đang cần… nhân sự lănh đạo, như lời TGM Nguyễn Như Thể, Tổng Giáo Phận Huế.

Lời nói của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI hơn ba thập niên trước đáng để mỗi tín hữu suy nghĩ, nhất là những người đang ở vai tṛ lănh đạo, làm bậc thầy giảng dạy:

“Con người thời đại ngày nay không cần những ông thầy giảng hay mà cần những nhân chứng sống động của đức tin. Nếu người ta chấp nhận các ông thầy giảng chẳng qua là những người này cũng là nhân chứng thật sự của Tin Mừng.”


<< trở về đầu trang >>
free counters