Giải pháp nào cho vấn đề bùn đỏ bauxite Tây Nguyên?
Khai thác Bauxite ở Tây Nguyên nếu biết xử lư vấn đề môi truường th́ nh́n chung lợi nhiều hơn hại,nhưng giải quyết vấn đề môi trường lại là vấn đề nan giải nhất.
Những ư kiến phản biện về vấn đề môi trường đối với dự án khai thác bauxite chủ yếu bao gồm hai vấn đề: bùn đỏ và sự ô nhiễm môi trường từ bụi đỏ. Trong dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên, liệu có cách nào chuyển hóa bùn đỏ sang đất trồng và giảm thiểu sự ô nhiễm từ bụi đỏ không? Bài viết, với những lập luận khoa học, qua việc đánh giá về môi trường của dự án này, cho thấy Việt Nam trong t́nh trạng hiện nay không đủ tầm để giải quyết những hậu quả môi trường do dự án gây ra.
***
Ai chưa xem th́ vào link:
Hỏi đáp về Bauxite và việc khai thác Bauxite ở Tây Nguyên (Việt Nam)
Giải pháp nào cho vấn đề bùn đỏ?
Bùn đỏ là chất thải của quặng thoát ra từ quá tŕnh tinh chế quặng theo quy tŕnh Bayer sau khi Al2O3 được tách ra khỏi quặng bằng phản ứng với NaOH đặc. Lượng NaOH dư thừa thường được cố gắng thu hồi nhưng không thể nào thu hồi 100% và c̣n lại với hàm lượng tương đối cao, tạo môi trường kiềm từ 12 độ pH trở lên.
Những hướng nghiên cứu chính trên thế giới hiện nay (tập trung chủ yếu ở Australia, Brazil) cho hay có 3 cách có thể chuyến hóa bùn đỏ thành đất trồng.
Cách thứ nhất: Phát triển hệ thực vật đệm trước khi chuyển đất thành đất trồng trọt. Cách này không thể áp dụng đối với các chủng cây lấy gỗ hoặc công nghiệp v́ hệ mao mạch trên bộ rễ của các cây sẽ bị phá hỏng ngay khi tiếp xúc với môi trường kiềm mạnh của bùn đỏ nhưng có thể áp dụng cho các hệ cây không có khả năng cho thu hoạch, nhưng có khả năng sinh trưởng trên môi trường độc hại, hút dần các độc tính trong đất rồi bằng phương pháp cơ học, hủy diệt hệ thực vật này để tạo môi trường cho hệ thực vật có ích cho môi trường và thu hoạch hơn. Quá tŕnh này phải mất từ 20 đến 30 năm mới có thể tái tạo một phần khả năng của đất. Dự án tái trồng cây ở Brazil cũng được triển khai trong rừng nhiệt đới, cắt xuống khoảng 300 ha cây mỗi năm từ năm 1979 dành một triệu USD để tái trồng rừng và cho đến nay, theo lời nhận xét của chủ dự án, vẫn là “quá sớm để nói một điều ǵ tốt đẹp”. Với các vùng khai thác ở Queensland hay Westland ở Australia, phương thức này có thể áp dụng v́ hầu hết các mỏ bauxite đều nằm sâu trong vùng rừng nhiệt đới, cách xa khu dân cư.
Đối với vùng Tây nguyên, đất đai trong vùng dự án rất gần kề với khu dân cư, trồng trọt hoặc thậm chí là khu nông trang của bà con nên việc chờ đợi lâu cho rừng tái tạo như thế là hoàn toàn không hợp lư. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng nếu bổ sung phân bón th́ sẽ phục hồi lại dinh dưỡng cho đất. Điều này không đúng về mặt khoa học. Các loại phân đạm hoặc phân vi sinh sẽ mất tác dụng khi tiếp xúc với kiềm mạnh, phân hủy tạo thành các hợp chất khí như ammoniac, nitro oxit th́ c̣n gây ra những thảm họa môi trường không khí không tưởng tượng nổi.
Cách thứ hai: Trung ḥa độc tính của bùn đỏ. Cách này có thể thực hiện được bằng sử dụng nước biển. Những nghiên cứu đăng trên tạp chí môi sinh về phương pháp này chỉ ra rằng, cứ 1 khối bùn đỏ cần 2 khối nước biển để trung ḥa. Độ kiềm của bùn sẽ giảm từ 12 xuống khoảng 8.5; độ pH vừa phải để lớp rễ cây có thể chịu đựng được. Theo lí giải của các nghiên cứu, sự tồn tại của một lượng lớn Ca2+ và Mg2+ trong nước biển sẽ tạo thành các hidroxit dưới dạng kết tủa, làm giảm pH của bùn. Phương pháp này được coi tối ưu đối với các dự án gần biển v́ sau đó, lớp bùn sa lắng không gây nguy hiểm cho hệ sinh thái ven biển.
Có lẽ v́ lí do này mà từ đầu, dự án Bauxite Tây Nguyên có ư định tạo đường dẫn đưa bùn đỏ ra bờ biển Việt Nam. Sự vận chuyển đất bỏ đi như thế sẽ khiến các tỉnh Tây Nguyên mất đất trồng trọt. Sau khai thác, cả vùng sẽ thành các vũng lầy diện rộng không có khả năng làm nông nghiệp. Đồng thời, với mật độ mưa lớn, sẽ tạo ra sự xói ṃn đất, làm lộ ra lớp nền đá cứng không phù hợp với việc canh tác nông nghiệp hay trồng rừng. Áp dụng phương pháp này tại chỗ bằng việc trút xuống lớp muối khô CaCl2 hay MgCl2 (canxi clorua hay magie clorua) sẽ giảm được độ pH, nhưng thay thế gốc hydroxyl (OH-) bằng gốc muối clorua sẽ khiến đất nhiễm mặn, mất khả năng trồng trọt. Điều này không khả thi với vùng đất Tây Nguyên v́ chi phí cho các loại muối trên và khả năng tẩy mặn là không tưởng.
Cách thứ ba: lọc bỏ và thay thế các độc chất trong bùn đỏ. Có thể sử dụng các phương pháp trao đổi ion để thay natri và hidroxite trong NaOH bằng kali và photphat. Phương pháp này đă cho thấy một số kết quả trong pḥng thí nghiệm, nhưng chưa thể triển khai đại trà v́ chi phí màng lọc và khó khăn về thời gian trao đổi. Những kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng để việc trao đổi ion hoàn tất cho 1 khối bùn đỏ, phải mất 10 ngày. Rơ ràng chưa thể áp dụng với dự án bauxite ở Tây Nguyên.
Giải quyết ô nhiễm môi trường không khí từ bụi đỏ ở Tây Nguyên
Đây là những vấn đề đă xuất hiện tại Guinea và Makavaram, Ấn Độ. Người dân ở gần hai vùng này đă mang nhiều bệnh về đường hô hấp từ khi xuất hiện dự án, khiến nổ ra nhiều cuộc biểu t́nh của người dân địa phương đ̣i dừng dự án và bồi thường thiệt hại sức khỏe. Các dự án ở Australia không gặp vấn đề này v́ các điểm sản xuất nằm sâu trong rừng nhiệt đới, lớp bụi bị ngăn cách bởi thảm cây rừng, không tiếp cận tới người dân. Tuy nhiên, vào mùa mưa, các dự án này đều phải dừng lại v́ lo ngại sự phát tán của một số loài vi khuẩn gây bệnh có thể phát tán theo các xe vận tải. Mặc dù nhiều luật môi trường đă được nới lỏng, nhưng chính quyền ở các vùng mỏ vẫn rất nghiêm khắc để đảm bảo chất lượng cuộc sống của người dân.
Những tác động của ô nhiễm môi trường rất dễ xảy ra tại ba tỉnh của Tây Nguyên, nơi có mật độ dân cư thuộc diện cao so với tất cả các vùng đang khai thác bauxite hiện nay trên thế giới như có thể thấy dưới bảng so sánh dưới đây:
Địa danh |
Dân số |
Diện tích (km2) |
Mật độ (người/km2) |
Đắc Nông |
418000 |
6500 |
64 |
Đắc Lắc |
1747000 |
13000 |
134 |
Lâm Đồng |
1800000 |
9780 |
184 |
Guinea |
10100000 |
246000 |
41 |
Makavaram, Ấn Độ |
1514 |
8837 |
0.15 |
Queensland |
4182000 |
1853000 |
2.26 |
(Các số liệu về dân số và diện tích được làm tṛn, lấy từ website nhà nước của các vùng đất)
Đó là chưa kể lượng dân cư phân bổ xung quanh lưu vực sông Đồng Nai. Dự án bauxite tại Brazil và Australia có lợi điểm là có diện tích đủ rộng để tập trung đất trước và sau khai thác. Ví dụ, ở Brazil, bùn đỏ đầu tiên được đổ vào một cái hồ tự nhiên ở gần đó ở lần đầu tiên; các lần sau th́ đổ vào các hồ vừa tạo ra của lần cuốn chiếu trước. Trong khi đó, Australia xây dựng những địa điểm tập trung đất, chất thải lớn để sử dụng lại sau khi hoàn thành. V́ mọi việc đều thực hiện trong rừng, những ảnh hưởng môi trường này có thể bù đắp bởi những giá trị kinh tế đưa lại. Mặc dù vậy, mỗi dự án ở hai nước chi ra một triệu USD mỗi năm cho việc phục hồi môi trường, tái trồng rừng.
Lời kết
Với những biện luận như trên, Việt Nam sẽ gặp nhiều vấn đề về môi trường do quy mô khai thác và quỹ đất hạn hẹp, do mật độ dân cư cao với sự đan xen giữa khu dân cư, khu trồng trọt, nông trường và khu khai thác. Mặt khác, luật quản lí và xử phạt môi trường ở Việt nam chưa thống nhất và không có đủ chuyên gia dầy dặn chuyên môn, dự án này sẽ gây ra nhiều hậu quả môi trường nghiêm trọng cho Việt nam.
Việt Nam đang gặp rất nhiều vấn đề môi trường từ thành thị tới nông thôn; các vùng đất, các khu công nghiệp do các dự án công nghiệp và khai khoáng chưa có giải pháp hợp lí. Chúng ta không nên có thêm một thảm họa môi trường mới, nhất là ở nơi tập trung nhiều sắc dân thiểu số với nền văn hóa đặc trưng. Những sự mất mát do dự án này sẽ không thể bù đắp được từ những lợi ích do kinh tế (nếu có) đem lại.