Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Giặc Tàu Tràn Lan

                                                       Thư Cho Con

Giặc Tàu Tràn Lan

Ngày 11 tháng 2 năm 2009

 

H,

Nhận được thiệp chúc Tết của Cậu Út Ba chợt nhớ sắp hết một năm nữa rồi. Xin mượn lá thư cuối năm này kính chúc quư độc giả, đặc biệt là các bạn bè cùng trang lứa với con, các cháu vẫn thường đọc “Thư Cho Con”, một mùa xuân tươi vui hạnh phúc và trọn năm mới thành công như ư.

Hôm nay đă là 28 tháng Chạp năm Kỷ Sửu [2009], c̣n 2 ngày nữa là bước sang năm mới, Canh Dần [2010], bất ngờ được tin Phụ tá Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách khu vực Á Châu-Thái B́nh Dương Scot Marciel đến Việt Nam trong chuyến công du từ 4/2 đến 8/2/ 2010. Ông đă gặp Thứ trưởng Bộ Công an Cộng sản Việt Nam Tướng Nguyễn Văn Hưởng. Chuyến đi không được cả Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ lẫn Hà Nội loan báo. Nó chỉ được một bản tin duy nhất trên tờ Công An Nhân Dân tường thuật một chiều.

Dầu vậy, bản tin của tờ Công An Nhân Dân ngày 5/2/2010, theo thông lệ, không quên thuật lời Tướng Hưởng nói:, “Chính phủ Hoa Kỳ có những quan điểm lệch lạc về nhân quyền của Việt Nam trong thời gian gần đây là can thiệp vào công việc nội bộ Việt Nam; thậm chí đ̣i yêu cầu thả ngay, thả không điều kiện một số người bị bắt, khiến chúng tôi không hiểu nổi.” Dịp này, ông Hưởng cũng vu cho những người bị bỏ tù ở Sài G̣n hồi tháng trước là “chống lại chính quyền, âm mưu thành lập tổ chức để lật đổ chính quyền nhân dân.” Nghe vậy, có người thắc mắc, không hiểu báo Công an Nhân dân sợ hay Tướng Hưởng không dám đề cặp đến trường hợp “Các phiên ṭa xử những người vận động Dân chủ hóa Việt Nam đều bị các luật sư tố cáo vi phạm thủ tục h́nh sự tố tụng, các chứng cớ, các lời biện hộ dù đanh thép đến đâu cũng đều vô ích khi kết quả phiên ṭa được định sẵn từ Bộ Chính Trị; các người bị bắt đều không được gặp thân nhân, khi bị thẩm vấn không có sự hiện diện của người tư vấn pháp lư, dàn dựng chứng cớ và nhân chứng...” Đặc biệt là không nói tới chuyện người Luật sư chuyên đánh giày bằng lưỡi từ Mỹ về được đặc ân tham dự phiên ṭa trong khi các Luật sư trong Hội Luật sư Quốc tế bị cấm vào. Khách quan nh́n vào nội vụ không phải Tướng Hưởng và Cộng sản Việt Nam “không hiểu nổi” mà hơn 86 dân Việt ở quốc nội, hơn 3 triệu dân Việt ở hải ngoại và dư luận thế giới “không hiểu nổi”.

Rất tiếc là có mặt trong buổi tiếp xúc, ông Đại sứ Mỹ Michael Mchalak đă không nhắc lại cho Tướng Hưởng nghe lại lời của chính ông nói khi CSVN bỏ tù các ông Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Thăng Long rằng: “Các bản án này đi ngược lại với Tuyên Ngôn Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Chúng cũng nêu lên những câu hỏi nghiêm túc về cam kết của Việt Nam về nền pháp trị và cải cách. Chúng tôi thúc giục chính phủ Việt Nam thả các cá nhân này và tất cả các tù nhân lương tâm khác ngay lập tức và vô điều kiện”. Chưa hết, khi Cộng sản Việt Nam bỏ tù Bà Trần Khải Thanh Thủy, Ṭa Đại Sứ Mỹ cũng ra tuyên bố nói: “Không một cá nhân nào phải bị đánh, bị bắt hay bị kết án v́ thực thi quyền tự do ngôn luận”, Bà Trần Khải Thanh Thủy là nạn nhân thứ 16 trong một chuỗi những vụ bỏ tù các người đ̣i hỏi dân chủ hóa đất nước từ năm ngoái đến nay. Tất cả bị bỏ tù v́ tất cả đều nói “Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam”; tất cả đều chống Trung Quốc, và bọn cầm quyền Việt Nam là Thái thú của Trung Quốc.

Cho dầu Tướng Hưởng đă biết hơn ai hết, nhưng cũng nên nói cho Tướng Hưởng rơ rằng ông Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ Scot Marciel quay lưng rời Việt Nam th́ tại một pḥng họp của Quốc hội Pháp, ngày 8/2/2010, tổ chức Quan sát Quốc tế các Luật sư (OIA) và Liên hiệp Quốc tế các Luật sư (UIA) tổ chức một cuộc họp báo để đánh động dư luận về t́nh trạng của giới Luật sư ở Việt Nam do Dân biểu Noel Mamère chủ tọa.

Trước cử tọa, Bà Luật sư Nathalie Muller kể lại chuyến đi về Việt Nam hồi tháng 11 năm ngoái của nhóm luật gia Pháp do lời yêu cầu của 3 gia đ́nh các Luật sư Lê Công Định, Lê Thị Công Nhân và Nguyễn Văn Đài. Đến Hà Nội, rồi vào Sài G̣n, Bà không được tiếp xúc trực tiếp với thân nhân 3 gia đ́nh, không được gặp thăm 3 luật sư bị giam, cũng như không được gặp các luật sư hay các thẩm phán pháp đ́nh để thăm ḍ tin tức. Bà cho biết Bà đă từng sang Mông Cổ điều tra nhân quyền nhưng chưa thấy ở đâu lại có một không khí sợ hăi, đe doạ như ở Việt Nam. Bà nói: “Chúng tôi đă biết và đă kiểm soát tại chỗ những chương tŕnh hợp tác của Tây Phương, đặc biệt là Châu Âu, với những thực thể pháp lư Việt Nam, trên lănh vực quyền dân sự, kinh doanh, v.. v.., thế nhưng chẳng có ǵ liên quan đến nhân quyền. Mặt khác, chẳng ai muốn nghe chúng tôi nhắc chuyện nhân quyền. Đây là điều chúng tôi phải tố cáo. Chúng ta không thể tiếp tục chạm trán với những trường hợp bị bắt giam v́ muốn bảo vệ nhân quyền, v́ nhắc tới các công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia kư kết nhưng chẳng thực thi. Thật là một diều điếm nhục! Thành thực mà nói, tôi đă chứng kiến tại chỗ sự đông lạnh của Châu Âu trên vấn đề nhân quyền tại Việt Nam” [người trích in đậm và gạch dưới].

Bên cạnh đó, khi trả lời phỏng vấn của đài RFI Việt ngữ, ông Noel Mamère cho biết : “'Những luật sư nào đ̣i tự do ngôn luận, đ̣i dân chủ hoặc bảo vệ những người đấu tranh cho dân chủ đều không thể hành nghề được ở Việt Nam. Những luật sư này bị xét xử chóng vánh trong các phiên ṭa, mà thật sự là một sự nhạo báng công lư, rồi sau đó bị giam giữ nhiều năm. Mục đích cuộc họp báo hôm nay (8/2) chính là nhằm đánh động báo chí, để họ giúp chuyển tải một thực tế trái ngược với điều mà nhiều người vẫn nghĩ đó là Việt Nam là một nước đang tăng trưởng mạnh và cùng với đà phát triển kinh tế, nước này sẽ có dân chủ. Theo tôi, đối với một số người, Việt Nam có thể là một nơi làm ăn lư tưởng, nhưng đa số th́ vẫn sống trong cảnh nghèo khó, mà lại là sống dưới chế độ Cộng sản, giống như ở Trung Quốc, những chế độ độc đoán chuyên đàn áp, tra tấn, vi phạm nhân quyền... Tôi đă mở cửa ṭa nhà Quốc hội để hai tổ chức Quan sát Quốc tế các Luật sư và Liên hiệp Quốc tế các Luật sư mở cuộc họp báo hôm nay chính là nhằm đánh động chính giới Pháp, mà trước hết là các đồng nghiệp của tôi ở Quốc hội, mà rất nhiều người cũng là Luật sư, kế đến là Chính phủ Pháp, để họ không v́ vấn đề quan hệ thương mại mà bỏ quên vấn đề nhân quyền. Tôi sẽ đề cập vấn đề này với ông Axel Poniatowski, chủ tịch Uỷ ban Ngoại giao của Quốc hội Pháp, với các đồng nghiệp của tôi trong Nhóm Hữu nghị Pháp Việt, để đề nghị họ cùng với tổ chức Quan sát Quốc tế các Luật sư, với Luật sư đoàn Paris, lập một phái đoàn đi Việt Nam thăm các Luật sư bị cầm tù và đề cập với Chính phủ Việt Nam về những vụ vi phạm nhân quyền''.

Ngoài ra, tin được đưa lên đài BBC hôm qua, 10/2/2010, cho biết một tổ chức phi chính phủ của người Việt hải ngoại có tên là VOICE [Vietnamese Overseas Initiative for Conscience Empowerment], vừa nộp đơn cho Nhóm Đặc Trách Chống Giam Giữ Vô Cớ của Liên Hiệp Quốc [United Nations Working Group on Arbitrary Detention], yêu cầu can thiệp đ̣i Việt Nam trả tự do cho 10 người hoạt động chính trị bị kết án gần đây, gồm các nạn nhơn: 1. Nguyễn Xuân Nghĩa / 2. Nguyễn Văn Túc / 3. Nguyễn Văn Tính / 4. Nguyễn Mạnh Sơn / 5. Nguyễn Kim Nhàn / 6. Ngô Quỳnh / 7. Phạm Văn Trội / 8. Phạm Thanh Nghiên / 9. Trần Đức Thạch / 10. Vũ Văn Hùng. Được biết, ngoài VOICE ra, trong 2 tháng vừa qua, cũng đă có nhiều tổ chức phi chính phủ khác cùng với các chính quyền lên tiếng, như Hoa Kỳ, Anh Quốc, và Liên Hiệp Âu Châu đă ra thông cáo chính thức kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do cho những người bất đồng chính kiến. Tất cả cùng khẳng định rằng nhà cầm quyền Việt Nam đă làm ngược lại bổn phận của ḿnh là một thành viên của Liên Hiệp Quốc và đă vi phạm những quy ước quốc tế mà Việt Nam đă kư kết. Hiện VOICE đang chú trọng vào việc tranh đấu cho người Việt tỵ nạn và những tù nhân lương tâm tại Việt Nam.

Rời cái giả vờ “không hiểu nổi” của tên Tướng Công an Nguyễn Văn Hưởng, ở đất liền, để bước ra biển Đông, người ta lại thấy, chỉ trong ṿng 3 ngày, đă có hơn 130 tàu đánh cá Trung Quốc xâm phạm vào lănh hải Việt Nam, đi sát bờ biển các tỉnh từ Quảng Trị đến Đà Nẵng. Trang báo điện tử Biên Pḥng của CSVN số ra ngày 6/2/2010 cho biết “Ngày 2 tháng 2, bộ đội biên pḥng Đà Nẵng phát hiện 30 tàu cá Trung Quốc vào tận kinh độ 109, vĩ độ 16, cách bờ biển Đà Nẵng, Thừa Thiên-Huế khoảng 45 hải lư...” Báo Biên Pḥng viết thêm về 100 tàu trước đó: “Ngày 29 tháng 1, tại vĩ độ 17, kinh độ 108'30, sát bờ biển Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, bộ đội biên pḥng cũng đă phát hiện 100 tàu cá Trung Quốc đang đánh bắt cá. Lực lượng biên pḥng và hải quân đă hướng dẫn các tàu cá này rời khỏi vùng biển của Việt Nam.”

C̣n nhớ, vào giữa tháng 6 năm ngoái [2009], Trung Quốc bắt về đảo Phú Lâm 3 tàu với gần 40 ngư dân đ̣i tiền chuộc đến 30 ngàn đô la. Nhà cầm quyền Hà Nội can thiệp th́ chỉ được trả 1 tàu và ngư dân, c̣n giữ lại 2 tàu và toàn bộ ngư cụ, dụng cụ hải hành, hải sản. Đó là không kể một số tàu đánh cá Việt Nam đă bị tàu tuần Trung Quốc cố ư đâm ch́m. Đến cuối tháng 9/2009, một số tàu đánh cá Việt Nam chạy tới đảo Phú Lâm tránh băo đă bị lính Trung Quốc trên đảo bắn đuổi. Ngư dân Việt Nam không thể quay ngược ra biển để bị băo nhấn ch́m nên đă liều mạng chạy vào đảo th́ bị đánh đập và bị cướp hết hải sản, ngư cự, trang bị hải hành. Ba tháng sau, ngày 7/12/2009 tàu tuần Trung Quốc lại bắt thêm 3 tàu đánh cá với 43 ngư dân Việt Nam thuộc tỉnh Quảng Ngăi. Phía Việt Nam can thiệp th́ đến ngày 1/12/2009, Trung Quốc chỉ thả một tàu và toàn bộ ngư dân c̣n giữ lại 2 tàu ở đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa.

Vậy mà, ngày 6/1/2010, Tôn Quốc Tường, đại sứ Trung Quốc ở Việt Nam, họp báo phủ nhận tất cả các hành động của lính Trung Quốc khi nói rằng “Trung Quốc luôn ứng xử những vấn đề như thế này rất có trách nhiệm. Khi phía Việt Nam nêu vấn đề, chúng tôi đă xác minh, kiểm tra ngay lập tức nhưng kết quả xác minh của chúng tôi lại khác với kết quả của phía Việt Nam”.

Để trả lời cho sự gian dối của Đại sứ họ Tôn, tin mới nhứt được phóng viên Gia Minh đưa lên đài RFA, ngày 8/2/2010, cho biết: “Vào đầu tháng hai vừa qua, một tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam cư trú tại đảo Lư Sơn khi đang trên đường về đă bị tàu phía Trung Quốc chặn lại phá hoại và lấy hết số cá ít ỏi đánh bắt được. Ông Nguyễn Chín, chủ chiếc tàu bị nạn, cho biết... Tàu đó treo cờ Trung Quốc, và có sáu người mặc áo phao, bốn người không mặc áo phao. Họ sang đập phá kiếng tàu của chúng tôi, vứt thuyền thúng, nắp đậy hầm đá xuống biển, lấy nước đổ vào thùng đựng gạo của chúng tôi... Khi về đến B́nh Châu kiểm tra lại chúng tôi thấy chúng lấy mất chừng bốn tạ cá thu. C̣n cá vàng vi, chúng bỏ lại xuống biển... Sau đó họ ‘dằng dai’ chúng tôi chừng hai tiếng đồng hồ - từ chín đến 11 giờ - mới để chúng tôi đi. Sự việc xảy ra đúng vào ngày 19 âm lịch, tức ngày 2/2/ 2010. Ngoài ra họ c̣n lấy của chúng tôi một thiết bị định vị, một thùng đồ nghề tôi mua để pḥng khi có sự cố máy móc để mà sửa chữa trên tàu. Sau khi về đến nhà tổng cộng tất cả thiệt hại chừng 30 triệu”.

Trở lại đất liền, Đại Họa Giặc Tàu lại thêm một lần nữa khiến dân Việt khốn khổ, v́ thực phẩm rau quả từ Tàu đưa sang gây nguy hại cho sức khỏe mà mọi người ai cũng biết. Mới đây, “tin đồn” xuất hiện đă mau lẹ làm chợ ế hàng và vắng người mua, đến nổi Đại sứ Trung Quốc và nhà cầm quyền Hà Nội phải lên tiếng trấn an. Theo tin được đăng trên Báo Công Thương Điện Tử ở Hà Nội cho biết: “Có mặt tại chợ đầu mối hoa quả Long Biên đêm 3-2-2010, mặc dù từ 21h chợ bắt đầu hoạt động nhưng khác hẳn với những phiên chợ cách đây gần 2 tháng, không khí nơi đây giờ ảm đạm khác thường... Cả chủ kinh doanh lẫn những công nhân được thuê bốc, dỡ hàng chỉ biết ngồi tán gẫu, gương mặt đầy lo âu khi hàng ế ẩm v́ những tin đồn về gần chục mặt hàng hoa quả Trung Quốc có “vấn đề”... Chị Trần Kim Oanh, chủ một cửa hàng kinh doanh cho biết: “Mặc dù đă hơn 18 năm gắn bó với chợ Long Biên, nhưng đây là thời điểm hàng ế ẩm nhất. Theo chị, nguyên nhân này bắt nguồn từ những tin nhắn khuyến cáo không nên ăn hoa quả Trung Quốc v́ có chất “phá huỷ nội tạng”... Ngày 7-1-2010, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định, đây là thông tin bịa đặt, đồng thời cho biết: “Đại sứ quán Việt Nam và các cơ quan đại diện Việt Nam tại Trung Quốc không đưa ra bất kỳ khuyến cáo nào có nội dung như vậy”... C̣n Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam khẳng định, không có chuyện Chính phủ Trung Quốc lên truyền h́nh khuyến cáo người dân không nên ăn hoa quả Trung Quốc như tin đồn...”

Có thể chuyện không mua bán rau quả Trung Quốc khiến Đại sứ Trung Quốc và nhà cầm quyền CSVN lo sợ không là hệ quả của việc tẩy chay hàng Trung Quốc; nhưng việc làm này nếu tiến hành có quy mô sẽ tạo ảnh hưởng lớn, góp phần không nhỏ trong việc xóa lần Đại Họa Trung Cộng đang được toàn dân ở quốc nội và hải ngoại vận động ráo riết, trong thời gian qua; đặc biệt là đáp ứng lời kêu gọi của Ḥa thượng Thích Quảng Độ. Hàng hóa Trung Quốc trên toàn thế giới càng ngày càng bị tẩy chay nhiều hơn, nhứt là khi nó bị tẩy chay có tính qui mô ở cả quốc nội lẫn hải ngoại:

§         Dứt khoát không mua hàng do Trung Quốc và CSVN sản xuất vừa để tránh các loại hàng độc hại gây chết người hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe, vừa làm suy yếu nền kinh tế của chúng, đưa đến xáo trộn.

§         Mua hàng Trung Quốc và của CSVN rồi đem trả lại cho người bán với những lư do hợp lư để khiến các nhà nhập cảng và các cửa hàng bán lẻ không đặt mua hàng của chúng nữa, gây tác hại nền kinh tế của chúng.

Từ biển vào đất liền, bây giờ từ thành phố lên cao nguyên, rừng núi, để thấy rơ thêm Đại Họa Giặc Tàu đang càng lúc càng tàn phá đất nước Việt Nam, mà sự cấu kết của đám Thái thú cầm quyền vô cảm trước sanh mạng của người dân chỉ v́ quyền lợi của giặc Tàu và túi tham của chúng là chuyện phải quan tâm. Việc này được chính hai tướng hồi hưu từng lănh đạo hàng đầu CSVN là Đồng Sĩ Nguyên va Nguyễn Trọng Vĩnh lên tiếng tố cáo kế hoạch của Đảng và Nhà nước cho Trung Quốc thuê đất rừng đầu nguồn của 10 tỉnh xung yếu để trồng cái được gọi là “nguyên liệu,” nhưng tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm về nhiều mặt cho đất nước.

Được biết Đồng Sĩ Nguyên, 87 tuổi, từng là ủy viên Bộ Chính Trị, Trung tướng, Thứ trưởng Quốc pḥng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Giao thông, Xây dựng; c̣n Nguyễn Trọng Vĩnh, 94 tuổi, từng là Đại sứ ở Bắc Kinh giai đoạn 1974-1989. Cả hai từng phát biểu chống đối mạnh mẽ việc khai thác bauxite và bán tài nguyên cho Trung Quốc. Trong một bài viết vừa được phổ biến trên diễn đàn điện tử 'boxitvn' vào ngày 10/2/2010 cả hai cùng tố cáo rằng: 'Theo chỉ thị của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bộ Trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Cao Đức Phát đă cử đoàn cán bộ liên ngành trực tiếp kiểm tra hai tỉnh Lạng Sơn và Quảng Ninh, đồng thời tổng hợp báo cáo 8 tỉnh Cao Bằng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, B́nh Định, Kon Tum, B́nh Dương... để cho 10 doanh nghiệp nước ngoài thuê đất rừng đầu nguồn dài hạn (50 năm) trồng rừng nguyên liệu, trong đó Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc chiếm trên 264 ngh́n ha; 87% ở các tỉnh xung yếu biên giới”.

Cả 2 ông cùng nhận định: “Đây là một hiểm họa cực lớn liên quan đến an ninh nhiều mặt của quốc gia. Hám lợi nhất thời, vạn đại đổ vào đầu cháu chắt. Mất của cải c̣n làm lại được, c̣n mất đất là mất hẳn... Cho Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc khai thác rừng đầu nguồn là tiềm ẩn đầy hiểm họa. Họ đă thuê được th́ họ có quyền chặt phá vô tội vạ. Rừng đầu nguồn bị chặt phá th́ hồ thủy lợi sẽ không c̣n nguồn nước, các nhà máy thủy điện sẽ thiếu nước không c̣n tác dụng, lũ lụt, lũ quét sẽ rất khủng khiếp. Năm qua nhiều tỉnh miền Trung đă hứng chịu đủ, chẳng phải là lời cảnh báo nghiêm khắc hay sao?”

Hai ông mạnh mẽ cáo buộc những kẻ cầm đầu Bộ Chính Trị và Nhà nước Việt Nam hiện nay rằng: “Các tỉnh bán rừng là tự sát và làm hại cho đất nước. C̣n các nước mua rừng của ta là cố t́nh phá hoại nước ta và gieo tai họa cho nhân dân ta một cách thâm độc và tàn bạo. Nếu chúng ta không có biện pháp hữu hiệu, họ có thể đưa người của họ vào khai phá, trồng trọt, làm nhà cửa trong 50 năm, sinh con đẻ cái, sẽ thành những ‘làng Đài Loan,’ ‘làng Hồng Kông,’ “làng Trung Quốc.” Thế là vô t́nh chúng ta mất đi một phần lănh thổ và c̣n nguy hiểm cho quốc pḥng.” Vấn đề cần lưu ư ở đây là bên cạnh Trung Quốc có sự xuất hiện của Hồng Kông, kẻ nổi tiếng làm hàng giả, hàng nhái bóc lột người tiêu thụ và làm hại kinh tế Việt Nam; đồng thời, với Đài Loan mà vụ án Vedan làm ô nhiễm cả ḍng sông Thị Vải, gây bịnh cư dân trong một vùng rộng lớn, đến nay chưa được giải quyết, lại c̣n được cán bộ tham nhũng cấp giấy khen.

C̣n nhớ, trong vấn đề bauxite, cựu tướng Vơ Nguyên Giáp đă gởi cho Bộ Chánh trị 3 bức thư “Đề nghị dừng các dự án khai thác bauxite ở Tây nguyên, kể cả khai thác thí điểm... v́ nó có các tác động vô cùng hệ trọng đối với môi trường sinh thái, kinh tế, văn hóa, xă hội, an ninh, quốc pḥng và sự phát triển ổn định, bền vững của đất nước.” Vậy mà, ngày 18/8/2009 khi đi thị sát các công trường khai thác bauxite ở Tây nguyên, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, đă chỉ thị “tiếp tục khai thác dự án bauxite theo đúng tiến độ” chỉ v́ 150 triệu đô la dằn túi và chiếc ghế quyền lực của một Thái thú đi bằng đầu gối ở Đại hội Đảng kỳ XI vào đầu năm tới.

Như vậy, từ biển, vào thành phố, rồi lên núi rừng, đâu đâu cũng thấy Đại Họa Giặc Tàu, không chỉ Trung Cộng, mà c̣n có cả Hồng Kông, Đài Loan; th́ làm sao tránh được Đại Họa Giặc Tàu đang càng lúc càng trầm trọng hơn. Ở hải ngoại chúng ta cần phải đánh động dư luận nhiều hơn nữa, phải liên tục tố cáo dă tâm của bọn chúng ở bất cứ nơi đâu, và bất cứ lúc nào có thể được, trong những phạm vi chúng ta có thể làm được, như tổ chức các buổi Hội Luận ở địa phương hay quốc tế lên án chúng, tham dự các cuộc biểu t́nh lên án chúng, viết các bài tố cáo tội ác của chúng trên các báo, các diễn đàn... lên tiếng tố cáo chúng trên các diễn đàn Paltalk, và dễ dàng nhứt là không mua hàng hóa của chúng, hoặc mua rồi đem trả, đ̣i tiền lại, cho chúng... sập tiệm luôn...

 

Hẹn con thư sau

Giáo Già


<< trở về đầu trang >>
free counters