Fax: +493046795841 Email: thongtinberlin@gmail.com Tel. +4917678132650 www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de
|
V́ sao năm Thỏ của Trung Quốc lại là năm Mèo ở Việt Nam?
Hà Nội – Trong khi phần lớn châu Á đón chào năm Thỏ, Việt Nam lại ghi một điểm đáng chú ư để chứng tỏ sự độc lập với ảnh hưởng chi phối của văn hóa Trung Quốc bằng việc mừng năm mới là năm con Mèo.
Hai quốc gia cộng sản này hiện vẫn là đồng minh về ư thức hệ và đều cùng chấp nhận quá độ sang nền kinh tế thị trường.
Tuy nhiên mối quan hệ giữa hai nước tạo nên những t́nh cảm và mâu thuẫn mănh liệt ở Việt Nam, nơi mà rất nhiều người vẫn c̣n cay đắng nghĩ đến 1000 năm Bắc thuộc và gần đây hơn là cuộc chiến tranh biên giới năm 1979.
Trong khi nước nhỏ hơn này vẫn c̣n dùng rất nhiều từ ngữ, phong tục tập quán Trung Quốc, nhưng họ cũng cảm thấy một nhu cầu mạnh mẽ được thoát ra khỏi người láng giềng khổng lồ.
Hai nước có chung 10 trên tổng số 12 con giáp – chuột, hổ, rồng, rắn, ngựa, dê, khỉ, gà, chó và lợn. Nhưng người Việt thay thỏ bằng mèo, ḅ bằng trâu.
Cho đến nay, vẫn chưa rơ nguyên do chính xác của việc họ lựa chọn những con vật khác này, nhưng vài học giả cho rằng có thể t́m về nguồn gốc của các con giáp theo truyền thuyết trong lịch hoàng đạo, để hiểu sự khác biệt đến từ đâu.
Một trong các truyền thuyết kể rằng, Phật đă bảo các con vật thi bơi qua sông, và 12 con nào sang được bờ bên kia trước sẽ được vinh dự xuất hiện trong âm lịch.
Do không biết bơi, hai con vật vốn là bạn thân của nhau – mèo và chuột – đă quyết định cưỡi nhờ lưng ḅ. Thế nhưng khi chúng tới đích, loài gặm nhấm lừa lọc kia đă đẩy mèo rơi xuống nước – và kể từ đó mèo và chuột trở thành kẻ thù truyền kiếp.
Người Việt kể câu chuyện hơi khác một chút. Theo họ, Ngọc Hoàng, một vị chúa trời của đạo Lăo, mới là người tổ chức cuộc thi. Và trong phiên bản của Việt Nam th́ mèo biết bơi.
“Có những cách lư giải mang tính nhân loại học và văn hóa” – ông Philippe Papin, một chuyên gia về lịch sử Việt Nam tại Trường Cao học Thực hành ở Paris, nói. Tuy nhiên, theo ông, bởi v́ rất nhiều người Việt ngày nay có nguồn gốc Trung Hoa, nên lời giải thích có độ xác tín cao nhất nằm trong lĩnh vực ngôn ngữ.
“Trong tiếng Trung Quốc, thỏ là “mao”, phát âm nghe giống như từ “mèo” trong tiếng Việt. Và v́ cách phát âm của từ đă thay đổi nên ngữ nghĩa của nó cũng thay đổi” – Papin nói.
Cho dù sự khác biệt đó xuất phát từ đâu th́ người Việt ngày nay cũng không quan tâm đến việc hợp nhất tên gọi những con giáp của họ với Trung Quốc.
“Đối với người Việt, đó là vấn đề quốc thể, chứ không thể cứ chép hoàn toàn của Trung Quốc được” – Benoit de Treglode, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Đương Đại ở Bangkok, nói.
“Có thể thấy h́nh thức bắt chước có phân biệt này trong toàn bộ nền văn hóa Việt Nam” – ông nói thêm.
Chính trị cũng đóng một vai tṛ trong việc Bắc Kinh và Hà Nội ngày càng bất đồng về một số vấn đề tranh chấp lănh thổ vốn đă kéo dài.
“Chúng tôi không biết chính xác việc lựa chọn 12 con giáp diễn ra khi nào”, Đào Thanh Huyền, một nhà báo độc lập ở Hà Nội, nói.
Nhưng “giờ đây khi mà từ “Trung Quốc” và “người Trung Quốc” có thể trở thành một nguồn gây bất đồng, thậm chí dẫn đến tranh căi, nhiều người Việt Nam không muốn giống như nước láng giềng của họ, cho dù đôi lúc khá là ngớ ngẩn khi nghiêm trọng hóa vấn đề này”.
Hoàng Phát Triệu, một diễn viên Việt Nam đă nghỉ hưu, cho biết đồng bào của ông chỉ đơn giản là thích mèo hơn thỏ.
“Phần lớn người Việt là nông dân” – ông già 76 tuổi này nói. “Thỏ chẳng liên quan ǵ đến nông dân Việt Nam cả, trong khi đó mèo luôn luôn là bạn tốt của nông dân, mèo diệt chuột để cứu mùa màng cho nông dân”.
Khi Việt Nam kỷ niệm năm mới âm lịch vào thứ năm tuần này, những người sinh năm Măo, năm Ngọ hay năm Dậu sẽ phải cẩn thận, chớ có làm người đầu tiên bước chân vào một ngôi nhà nào đó – v́ điều đó bị coi là có thể đem lại vận xấu.
“Theo thầy bói, năm nay sẽ là một năm b́nh thường” – Huyền nói. Nhưng cô hy vọng chồng con cô, cả hai đều tuổi Tuất theo lịch hoành đạo, sẽ làm cho năm nay trở nên thú vị hơn lời dự báo buồn tẻ một cách đáng thất vọng kia.
“Ai cũng biết chó mèo ăn ở với nhau như thế nào rồi đấy” – cô nói, để chứng tỏ cái mong muốn những dự báo tương lai sẽ chỉ nói toàn điều tốt là một mong muốn rất phổ biến.
Ít nhất th́ người Trung Quốc và người Việt Nam cũng giống nhau ở điểm đó.
Người dịch: Đan Thanh