![]() ![]() ![]() ![]() ![]() Fax: +493046795841 ![]() ![]() www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de
|
Nguyễn Quang A
|
Một cái cầu có khi ba bốn ông đều là chủ: Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Xây dựng, chính quyền địa phương. |
-
Tất cả những kiến thức về tổ chức và lănh đạo cơ bản
đă được người ta đúc kết và viết thành sách. Có thể
học được. Vấn đề là có động lực để học hay không?
Ngày 12/2/2011, họp với Bộ Nội vụ, Thủ tướng cũng phải than phiền về sự chồng chéo trong chức năng nhiệm vụ của các Bộ, các cơ quan nhà nước, khiến có báo khi đưa tin về sự kiện này đă phải giật tít: V́ chồng chéo, nhiều khi Thủ tướng “lănh đủ”.
Một đoạn đường, hay một cái cầu có khi ba bốn ông đều là chủ: Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Xây dựng, chính quyền địa phương. Thế nhưng khi tai nạn khủng khiếp trên một chiếc cầu có đường sắt xảy ra trong những ngày Tết, th́ ông nọ đổ cho ông kia và chẳng ai nhận lỗi cả.
Có hàng ngàn hàng vạn chuyện tương tự. Rồi người ta cũng t́m cách đẩy lỗi cho một người vô danh tiểu tốt nào đó cho qua chuyện: tại cậu đánh máy, tại cô thư kư, tại người gác cầu, vân vân.
Một trong những trách nhiệm chính của người lănh đạo là phải làm cho tổ chức của ḿnh hoạt động trơn tru, hiệu quả.
Gần một thế kỷ trước, năm 1916, Henri Fayol kỹ sư mỏ, nhà quản lư Pháp đă đưa ra 14 nguyên tắc quản lư. Với sự phát triển của các tổ chức, nhất là của các doanh nghiệp và các tổ chức xă hội dân sự, các nguyên tắc của Fayol đă được sửa đổi cho phù hợp với t́nh h́nh phát triển.
Thế nhưng đối với các tổ chức nhà nước, có thứ bậc, th́ các nguyên tắc của Fayol vẫn c̣n nhiều ảnh hưởng.
Nguyên tắc đầu tiên là “phân chia công việc” tương tự như phân công lao động. Chuyên môn hóa là rất quan trọng. Đáng tiếc nguyên tắc này vẫn bị vi phạm rất nghiêm trọng, nhất là theo kiểu tổ chức nhân sự đă thành nếp ở Việt Nam. Lái xe nếu có quan hệ tốt có thể được cất nhắc lên làm công tác nhân sự hay tài chính; y tá có thể làm giám đốc một công ty lớn… Nhiều cán bộ quản lư nhà nước (các Bộ, Thứ trưởng…) có lẽ chưa được bổ túc kiến thức lănh đạo và quản lư.
Phân công công việc đi liền với trách nhiệm và quyền hạn. Trách nhiệm không rơ, quyền hạn cũng tù mù… đấy là những lỗi sơ đẳng và rất dễ mắc phải nếu không có quy định rạch ṛi.
Có hai nguyên tắc nữa cũng đáng nhắc đến.
Nguyên tắc thứ tư: mỗi nhân viên chỉ nhận được lệnh của một thủ trưởng duy nhất. Nguyên tắc này bị vi phạm tràn lan. Thủ tướng có thể chỉ thị cho vụ trưởng làm việc này việc nọ, và anh ta sẽ ít nghe Bộ trưởng của ḿnh hơn. Từ các chức danh Thủ tướng trở xuống nên có mô tả công việc bằng văn bản rơ ràng, theo đó họ làm ǵ và chỉ được làm các công việc ấy, nếu làm sai là có “gián quan” phanh lại ngay.
Chuyện chỉ đạo xuống vượt mặt thủ trưởng cấp dưới là tối kỵ, vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc thứ tư của Fayol. Chuyện cấp trên chỉ đạo trực tiếp xuống dưới vượt mặt cấp quản lư trung gian là khá phổ biến ở ta, mà Thủ tướng cũng thừa nhận.
Nguyên tắc thứ năm: một nhóm các hoạt động có cùng một mục đích do một người chỉ huy với một kế hoạch thống nhất. Nguyên tắc này cũng bị vi phạm nghiêm trọng rất nhiều lần trong các tổ chức nhà nước. Thí dụ, ở tất cả các nước chỉ có 1 cơ quan duy nhất chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm, chứ không phải Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công thương và Bộ Y tế như ở ta.
Trong ngôn ngữ quản trị hiện đại người ta dùng khái niệm chủ sở hữu: mỗi công việc luôn phải có một chủ sở hữu rơ ràng và người đó phải có trách nhiệm giải tŕnh về công việc ấy, không thể đổ vấy cho người khác.
Làm theo các nguyên tắc (của Fayol hay các nguyên tắc hiện đại khác) sẽ không chỉ làm bớt chồng chéo, mà c̣n tăng sự minh bạch, tăng trách nhiệm giải tŕnh, tăng hiệu quả hoạt động.
Tất cả những kiến thức về tổ chức và lănh đạo cơ bản đă được người ta đúc kết và viết thành sách. Có thể học được. Vấn đề là có động lực để học hay không?
Nếu có cạnh tranh và những người không làm được việc nhất thiết bị loại khỏi chức vụ bằng các thủ tục văn minh, th́ đó là động lực rất mạnh để người ta phải làm việc có hiệu quả và v́ thế phải học và sáng tạo ra cách mới.
C̣n không như thế th́ có hô hào đến mấy cũng chẳng có hiệu quả. Và việc chồng chéo, đổ vấy trách nhiệm cho nhau là khó tránh khỏi.
C̣n quan trọng hơn, nó làm tổn hại đến sự phát triển của đất nước.
Nguyễn Quang A