Fax: +493046795841 Email: thongtinberlin@gmail.com Tel. +4917678132650 www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de
|
CÁCH MẠNG TUNISIE VÀ AI CẬP BÁO HIỆU
MỘT TRẬT TỰ KINH TẾ THẾ GIỚI MỚI
Cách mạng Hoa Lài ở Tunisie được coi gần như kết thúc, khi Tổng Thống Ben Ali rời nước, sang lánh nạn ở Arabie Sahoudite. C̣n cách mạng ở Ai cập vẫn tiếp diễn ; nhưng chắc rồi cũng sẽ kết thúc trong tương lai. Qua 2 cuộc cách mạng này, nhiều người cho rằng có bàn tay của Hoa Kỳ đứng đằng sau, và hơn thế nữa cho rằng nó báo hiệu một trật tự kinh tế thế giới mới, chủ trương bởi Hoa Kỳ.
Có phải thế không?
I ) Bàn tay ngầm của người Hoa kỳ, xét qua lịch sử cận đại, nhất là với đảng Dân Chủ
Thực vậy, nếu chúng ta nh́n vào lịch sử cận đại Hoa kỳ, vào khoảng hơn nửa thế kỷ qua, th́ chúng ta thấy mỗi khi đảng Dân chủ nắm quyền th́ đều có những cuộc đảo chính hay cách mạng trên thế giới. Với Kennedy vào những năm 60, th́ có 3 cuộc đảo chính, ở Việt Nam, Phi luật tân và Nam Hàn; với Carter, th́ có cuộc đảo chính ở Iran năm 1978. Cuộc cách mạng dân chủ ở Liên sô và Đông Âu, th́ chúng ta không thể nói là từ Dân chủ hay Cộng ḥa, v́ đây là công cuộc chung, kéo dài gần nửa thế kỷ trong thời gian Chiến tranh Lạnh, tất nhiên có cả 2 đảng tham gia; công cuối cùng thuộc về Tổng thống Reagan và Bush (bố) của đảng Cộng Ḥa. Tuy nhiên liền sau đó, với Tổng thống Bill Clinton của Dân chủ, th́ chúng ta lại thấy những cuộc cách mạng nào là Màu Hồng, Màu Cam, Màu Xanh ở những nước chung quang Nga, như Géorgie, Ukraine và Kyrgustan.v.v...
Bởi lẽ đó, ngày hôm nay, với Obama, cũng đảng Dân chủ, người ta nghi là 2 cuộc cách mạng dân chủ, một đă chấm dứt, một c̣n đang tiếp diễn, ở Bắc Phi, có sự can thiệp của Hoa Kỳ, điều này không phải là không có lư.
I I ) Báo hiệu một trật tự kinh tế thế giới.
Hơn thế nữa, có người c̣n đi xa hơn nữa cho rằng Hoa Kỳ làm vậy là để thực hiện một trật tự kinh tế thế giới.
Thật vậy, người ta c̣n nhớ cuộc khủng hỏang kinh tế Hoa Kỳ rồi tới thế giới năm 2 008. Cuộc hủng khỏang này bắt nguồn từ rất nhiều nguyên do. Nhưng đại để người ta có thể tóm gọn trong 2 nguyên do chính, nhất là đối với Hoa kỳ: Nguyên nhân quốc nội và hải ngoại.
Nguyên nhân quốc nội: không phải v́ Dân chủ hay v́ Cộng Ḥa, mà đă từ lâu, cả 2 đảng cầm quyền điều khuyến khích tiêu thụ, dựa vào chính sách kích cầu, bắt nguồn từ lư thuyết của nhà kinh tế học nổi tiếng của Anh, John M. Keynes. Và để kích cầu hay nói một cách rơ ràng hơn là để khuyến khích dân tiêu thụ, th́ chính phủ đă dễ dăi với chính sách tiền tệ, trong vấn đề cho dân vay, vay để mua nhà, vay để mua xe hơi, vay để sắm dụng cụ trong nhà, đưa đến chỗ nhiều người dân không đủ tiền để trả nợ, làm cho ngành địa ốc bị phá sản, kéo sang ngành ngân hàng, rồi đến những ngành khác.
Theo như một nhà kinh tế th́ chủ nghĩa tư bản có thể ví như một người chạy chiếc xe đạp, không thể ngừng, v́ ngừng là té.
Ngày hôm nay, về chính sách kinh tế đối nội, th́ Hoa Kỳ đă dùng chính sách «giật gấu vá vai », can thiệp mạnh vào kinh tế, bỏ tiền ra mua cổ phần những hăng xưởng bị phá sản như hăng xe hơi G.M., cho những nhà ngân hàng khó khăn mượn vốn, giúp những gia đ́nh khó khăn, nhưng có khả thế trả nợ, được mượn tiền để không phải bán nhà.v.v… Tuy nhiên biện pháp này cũng chỉ là biện pháp tạm thời. Về lâu dài vẫn phải làm làm sao cho dân Hoa Kỳ ít tiêu xài, kinh tế Hoa Kỳ thăng bằng hay ít nhất là có thất thâu th́ cũng là thất thâu ít. Nói một cách khác đi là phải có một chính sách kinh tế mới hay một trật tự kinh tế mới vừa đối nội vừa đối ngoại.
Nguyên nhân quốc ngoại, đến từ Trung Cộng và các cường quốc Âu châu Anh, Pháp, Đức, Nga, Nhật và kể cả những nước trong Hội Nghị Thượng Đỉnh G20.
Thực vậy, từ hơn 2 thập niên qua, Trung Cộng đă đi theo một đường lối phát triển dựa vào ngoại thương, xuất cảng, 1/3 tổng sản lượng quốc gia là đến từ ngoại thương, trong ngoại thương, th́ 1/3 là với Hoa Kỳ, mặc dầu hiện nay có phần giảm; và chỉ có buôn bán với Hoa kỳ là Trung Cộng có thặng dư, trong thời gian qua lên tới hơn 200 gần 300 tỷ $ mỗi năm. Sở dĩ được như vậy là Trung cộng đă dựa vào 2 chính sách: chính sách lương bổng và chí sách tiền tệ.
Về lương bổng, chính Nhà nước Trung cộng đă bóc lột người lao động của dân họ tối đa, trả lương thật rẽ, vừa để hạ giá thành, vừa để kéo đầu tư ngoại quốc. Chính sách tiền tệ, đó là làm cho đồng Nhân Dân Tệ bám sát đồng Đô la $ trên thị trường, nhưng luôn luôn ḱm giá ở chỗ rẽ hơn trên thị trường từ 15 đến 20% so với đồng $. Hiện nay trao đổi quốc tế vẫn là với $, nên hàng hóa Trung cộng được 2 lợi điểm, giá thành rẻ, và đồng Nhân dân tệ rẻ, nên đă có thể xuất cảng mà 1/3 là thị trường Hoa Kỳ, nên nước này bị thất thâu.
Đối với các cường quốc Âu châu, Nhật và những nước trong G20, những nước này, cũng như Trung Cộng, điều quan trọng đối với họ là làm sao buôn bán có lời, không cần phải chính quyền đó là ǵ, dân chủ hay độc tài. Theo như chính giới Hoa Kỳ, th́ Hoa kỳ «lo về an ninh, ḥa b́nh, dân chủ thế giới»; nhưng ngược lại Hoa kỳ được đền bù ít so với các cường quốc Anh Pháp Đức Nga, Nhật và các cường quốc khác.
Người ta có thể nói Hoa Kỳ muốn thực hiện chính sách kinh tế mới đối với thế giới bắt đầu từ Hội Nghị Thượng đỉnh G20 họp ở Nam Hàn vừa qua vào năm 2 010. Trước đó Hoa Kỳ đă cho phép Ngân Hàng quốc gia của ḿnh tháo khoán 600 tỷ $, để mua ngoại tệ và chứng khoán trên thị trường, nhằm vào việc nâng cao đồng Nhân Dân tệ, hạn chế xuất cảng của Trung cộng, và khuyến khích xuất cảng của Hoa Kỳ. Trước khi vào Hội Nghị, Obama đă cảnh cáo chính sách lương bổng và tiền tệ của Trung Cộng, cũng như nói với bà Thủ tướng Đức Agela Merkel, đó là : « Âu châu nên mua hàng của Hoa Kỳ «.
Vấn đề thoái khoán 600 tỷ $ trước khi đến Hội Nghị ở Nam Hàn, chính là Hoa kỳ muốn làm theo kiểu đặt mọi người trước hành động đă rồi, v́ nó bất lợi với tất cả những nước có dự trữ nhiều $, không chỉ riêng Trung Cộng, mà cả Nhật và các cường quốc khác.
Hơn thế nữa, năm 2 011 là năm Pháp làm chủ, tổ chức Hội Nghị G8 rồi G20, Pháp luôn kêu gọi cần có một trật tự tiền tệ, tài chánh mới. Chính v́ vậy mà trước khi đi Nam Hàn dự Hội Nghị G20, Hồ cẩm Đào và Sackhozy đă gặp nhau ở Paris, ra thông cáo chung, trong đó có đề cập đến một trật tự tiền tệ, tài chánh mới, không cần hoàn toàn dựa vào đồng US $. Hoa kỳ phản pháo lại, đó là vấn đề tiền tệ và tài chánh quốc tế liên quan mật thiết đến vấn đề rửa tiền bẩn (l’argent sale) đến từ tiền hối lộ, mà phần lớn đến từ những nước độc tài, mà các cường quốc khác Hoa Kỳ thường bao che, đến từ tiền buôn bán ma túy, từ những vụ buôn người, khai thác đĩ điếm, được chuyển qua những « Thiên đàng thuế khóa» (Paradis fiscal). Theo Hoa Kỳ, để đi đến một trật tự tiền tệ, tài chánh mới, th́ phải giải quyết vấn đề trên trước tiên, có nghĩa là một vấn đề liên quan đến chính trị, dân chủ, nhân quyền.
Chính v́ vậy mà có người cho rằng Hoa Kỳ có can thiệp vào 2 cuộc cách mạng ở Tunisie và Ai Cập. Điều này cũng không phải là hoàn toàn vô lư, v́ Hoa Kỳ chưa có thể thay đổi cục diện ở những nước khác như Trung Công, th́ phải thay đổi ở những nước có khả thế hơn, và dơ hai bàn tay tiếp Trung Cộng như cuộc gặp gỡ Obama-Hồ Cẩm Đào mới đây ; tuy nhiên cẩn thận với Hoa kỳ ; Hoa Kỳ càng tỏ ra thân thiện với cường quốc đối nghịch bao nhiêu, th́ càng có nghĩa là Hoa Kỳ sửa sọan sự sụp đổ của nước này bấy nhiêu. Trường hợp điển h́nh là Liên Sô. Điều đáng tiếc là những nước có khả thế này chính là những nước như Ai Cập và Tunisie và có thể một số nước khác ở Trung Đông và Bắc Phi, đă từng giúp Hoa Kỳ trong quá khứ, như trường hợp nước Ai Cập với Tổng thống Moubarak..
I I I ) Hoa Kỳ bắt buộc phải hành động
Người Việt Nam chúng ta có câu: “Công chúa đứt tay bằng ăn mày đổ ruột. Nhà giầu sổ mũi, th́ nhà nghèo phải lên cơn sốt.” Cuộc khủng hoảng kinh tế vào năm 2 008 vừa qua vẫn c̣n ảnh hưởng dai dẳng tại những nước đang phát triển như Ai cập, Tunisie.v.v.. Cuộc sống của người dân càng ngày càng khó khăn, thất nghiệp tăng, đặc biệt là giới trẻ, càng ngày càng đông và càng có học, như ở Tunisie 35% giới trẻ từ 21 tới 30 tuổi có tŕnh độ ít nhất là trên 2 năm đại học. Thêm vào đó, những nước này là những nước độc tài hữu, độc tài có tính chất cá nhân, từ người cầm quyền, thường là nắm công an, quân đội, có tính chất từng phần, khác hẳn với độc tài tả cộng sản, là độc tài toàn diện, do một đảng cầm quyền, đi từ A tới Z. Hơn thế nữa, dù sao những độc tài hữu, giới lănh đạo họ c̣n có tư cách, liêm sỉ, danh dự, trái hẳn với độc tài duy vật cộng sản, giới lănh đạo không có một tư ǵ là tư cách, danh dự, hành động trên không có trời, dưới không có đất, có thể làm bất cứ cái ǵ để kéo dài quyền hành, có lợi cho cá nhân và đảng, đàn áp đối lập thẳng tay, không thương tiếc. Chẳng hạn cộng sản Việt Nam, ngoài việc ác ôn, côn đồ, cai trị bằng cái súng và cái c̣ng, và v́ là độc tài toàn diện, họ kéo theo bộ máy thông tin, tuyên truyền khổng lồ, gần 700 tờ báo, gần 100 đài phát thanh, qui tụ cả triệu những người “Trí thức cộng sản“ hèn mạt, quị gối, khom lưng, bẻ cong ng̣i bút của ḿnh, nặn óc, bóp tim, t́m mọi ngụy biện, ngụy ngôn, để đội bạo quyền, nhằm kiếm chút cơm thừa canh cặn. Hành động thuê du đảng, khủng bố những người đấu tranh dân chủ, vứt chất dơ vào nhà họ, như đă làm với ông Hoàng Minh Chính, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, đây là hành động có một không hai, chỉ có độc tài cộng sản Việt Nam mới dám làm.
Chính v́ những nước như Tunisie, Ai cập là độc tài hữu, nên c̣n có những khe hở, khiến có đối lập cũng như ngoại quốc, nhất là những cường quốc như Hoa Kỳ có thể khai thác.
Đây cũng là một phần nào lư do để trả lời câu hỏi của một số người lưu tâm đến t́nh h́nh Việt Nam: “Tại sao dân tại những nước độc tài khác dám can đảm nổi lên chống độc tài, mà dân Việt Nam cứ âm thầm lặng lẽ?” (1)
Người Hoa kỳ bắt buộc phải hành động ở những nước độc tài Ả rập, tại v́ ở những nước này có tổ chức Hồi giáo cực đoan; cuộc sống càng khó khăn, giới trẻ càng không có công ăn việc làm, dù là có học đến đâu chăng nữa, càng dễ bị chiêu dụ bởi tổ chức tôn giáo cực đoan này, mầm mống của khủng bố, và cũng là mầm mống của chiến tranh tôn giáo trong tương lai. Đây là điều mà chính giới Hoa Kỳ rất sợ. Kinh nghiệm của cuộc đảo chính ở Iran năm 1979 đă qua, đưa đến việc chính quyền tôn giao cực đoan Khomeny lên nắm quyền.
Chính một nhà chính khác Hoa Kỳ có nói: “Hoa Kỳ không có bạn vĩnh cửu, mà chỉ có đồng minh, bạn vĩnh cửu của Hoa Kỳ là quyền lợi của Hoa Kỳ.”
Cuộc biến động ở Tunisie và Ai Cập, ít hay nhiều bị ảnh hưởng bởi chiến lược ngoại giao Hoa Kỳ, với mục đích là làm lại ít nhất một trật tự kinh tế thế giới mới, để tự cứu ḿnh. Tuy nhiên cả đông phương và tây phương đều có câu: “Người tính thế mấy cũng không bằng Trời tính“. Trong lịch sử chiến lược ngoại giao của Hoa Kỳ, ít nhất là 100 năm qua, Hoa kỳ đă tỏ ra tính toán, khôn ngoan, làm lợi cho chính ḿnh. Nhưng sự tính toán lần này có thành công hay không? Câu trả lời rất khó là xác định hay phủ định.
Hay là Hoa Kỳ chỉ làm hành động “Thay ngựa giữa ḍng“, thay thế “Một người bạn của ḿnh từ 30 năm nay“, một trong những yếu tố chính đưa đến sự ổn định vùng Trung Đông, ḥa b́nh ở vùng này, hay sẽ đưa đến sự bất ổn, gây thêm sự xáo trộn, dễ đưa đến ảnh hưởng của khuynh hướng tôn giáo cực đoan, tạo ra mầm mống chiến tranh tôn giáo trong tương lai, một điều mà nhiều người sợ.
Paris ngày 10/02/2 011
Chu chi Nam
(1) Xin xem them những bài về Tunisie, chiến lược ngoai giao Hoa kỳ, trên http://perso.orange.fr/chuchinam/