Fax: +493046795841 Email: thongtinberlin@gmail.com Tel. +4917678132650 www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de
|
Cách mạng Tunisie thành công khi Ben Ali rời nước chạy trốn sang Arabie Sahoudite. Cách mạng Ai cập cũng vậy, cũng được coi là thành công, khi Hosni Moubarak chịu từ chức, qua lời tuyên bố của ông Souleyman, người mà ông Moubarak đă trao hết quyền hành trước đó.
Chúng ta hăy xét 2 cuộc cách mạng này để rút tỉa kinh nghiệm cho cuộc cách mạng tương lai Việt Nam
Cách mạng là một cuộc thay đổi mau lẹ, sâu rộng một xă hội, nhằm vào 3 cơ chế chính:
1) Thay đổi thể chế chính trị;
2) Thay đổi giai tầng lănh đạo;
3) Thay đổi trật tự xă hội.
Cách mạng khác cải cách ở chỗ cải cách chỉ nhằm những thay đổi nhỏ, như chúng ta đă thấy chính quyền Ben Ali ở Tunisie cũng như chính quyền Hosni Moubarak ở Ai cấp, nhằm kéo dài chế độ và sự cầm quyền nên đă đề nghị một vài cải cách ; nhưng dân chúng Tunisie và Ai Cập đă ư thức rơ điều này, nên nhất định đ̣i sự ra đi của Ben Ali và Hosni Moubarak để đưa đến sự thay đổi chế độ.
Để cho một cuộc cách mạng xẩy ra và thành công, thường phải có 2 điều kiện:
Điều kiện khách quan, đó là chế độ đó đă lỗi thời, chỉ nhằm phục vụ một cá nhân, một nhóm người hay một đảng hoặc một tổ chức ; giai tầng lănh đạo th́ tham nhũng hối lộ, chẳng hạn như ở Tunisie, gia đ́nh Ali và gia đ́nh vợ của ông khuynh đảo nền kinh tế quốc gia, gia tài lên đến khoảng 5 tỷ, trong khi tổng sản lượng quốc gia vào khoảng 38 tỷ ; tài sản gia đ́nh Moubarak vào khoảng từ 40 đến 70 tỷ $, trong khi tổng sản lượng quốc gia khoảng 190 tỷ. Người dân cả 2 nước không có đến 2$ một ngày để sống, th́ bè lũ gia đ́nh, tay chân tiêu tiền vứt qua cửa sổ. Giới trẻ học sinh, sinh viên ra trường không có việc làm, v́ đă dành cho con ông cháu cha, vô tài bất tướng. Trường hợp điển h́nh là anh sinh viên Mahomed Bouazizi ở Tunisie, mặc dầu đă ra trường, nhưng không có việc làm, phải đi bán rau dạo, bị cảnh sát hối lộ, tịch thu hàng hóa của anh ta, anh có khiếu nại, nhưng không ai trả lời, anh đành tự thiêu, châm ngọn lửa cách mạng, đă âm ỷ từ lâu. Điều kiện khách quan chính là chế độ thối nát, giai tầng lănh đạo tham nhũng, hối lộ, trật tự xă hội quá bất công, dân chúng càng ngày càng nghèo khổ, bất măn, trong khi đó th́ con ông cháu cha, quan chức càng ngày càng giàu có, sống trên xương máu của dân, nếu ai nổi lên th́ bị đàn áp, đánh đập, tra tấn.
Điều kiện chủ quan, đó là những người muốn thực hiện cách mạng phải dám hy sinh, dấn thân, có tổ chức và vào thời buổi hiện đại th́ phải biết sử dụng kỷ thuật truyền thông hiện đại Internet, Blogger, Facebook v.v.. . Không ai chối căi rằng những người muốn thực hiện cách mạng ở Tunisie và Ai Cập là giới trí thức nhất là giới trẻ, sinh viên. Những người này là những người dấn thân, vô cùng hy sinh, dù chết chăng nữa cũng không quản ngại, miễn làm sao cách mạng thành công. Ở Tunisie có 72 người chết, cả trăm người bị thương. Ở Ai cập, có 620 người chết cả ngàn người bị thương.
Xét 2 cuộc cách mạng Tunisie và Ai cập giúp chúng ta có những nhận xét sau:
- Giới trẻ, nhất là sinh viên, trong nước cũng như ở ngoài nước, giữ một vai tṛ quan trọng. Tiêu biểu là anh Mohamed Abouzizi ở Tunisie và anh Wael Ghonim ở Ai Cập, cả 2 đều dưới 30 tuổi. Trong một bài phỏng vấn của CNN ngày 9 tháng 2, anh Ghonim đă tuyên bố:
«Vâng chúng tôi đă lên kế hoặch… Kế hoặch đó là làm sao cho tất cả mọi người xuống đường. Trước nhất là chúng tôi chuẩn bị ở những khu vực nghèo nàn. Đ̣i hỏi của chúng tôi là tất cả những ǵ liên quan đến đời sống hàng ngày của người dân.» Đúng như lời một nhà tư tưởng về cách mạng đă nói :
«Để làm cách mạng th́ cần đến giai tầng b́nh dân. Nhưng để cách mạng thành công, th́ cần đến giai tầng sĩ phu trí thức.» Nhưng sĩ phu, trí thức đây phải là những người dấn thân như anh Bouazizi ở Tunisie và anh Ghonim ở Ai cập, chứ không phải trí thức chùm chăn ở Việt Nam và Trung cộng, chỉ ra giúp đời, giúp nước khi nào được vua hay chính quyền mời tới ; c̣n thời loạn lạc, dân cần đến, th́ chùm chăn.
Người dân bất măn về cuộc sống nghèo đói ; nhưng người dân cần phải được hướng dẫn bởi giới sĩ phu, trí thức, mới có thể đứng lên tranh đấu.
- Giới thanh niên này là những người dấn thân, hy sinh, họ đă lấy Khaled Saïd, một thanh niên bị cảnh sát tra tấn rồi chết, làm biểu tượng, qua câu nói: «Chúng tôi đều là Khaled Saïd.» Họ biết sử dụng kỹ thuật truyền thông hiện đại như Internet, Blogger, Facebook, biết vượt tường lửa, biết giúp dân vượt tường lửa, mang tin từ quốc nội ra nước ngoài và chuyển tin từ nước ngoài vào quốc nội. Chính Ghonim đă tuyên bố trên CNN: «Nếu anh muốn giải phóng một xă hội, anh chi cần cho nó tiếp xúc với Internet.»
- Giới sinh viên này làm việc có khoa học, biết phân chia công việc và biết tổ chức. Tổ chức đây không cần phải chặt chẽ như tổ chức một đảng, nhưng người nào biết phận sự người đó, làm việc có sự phối hợp uyển chuyển, nhẹ nhàng, trong sáng. Đúng theo tinh thần quản trị hiện đại, tinh thần lănh đạo tập thể, không cần một ông chủ uy quyền, ra lệnh từ trên xuống dưới, chỉ cần một số người đồng thuận một kế hoặch với nhau, sau đó phân chia công tác, mỗi người thi hành công tác của ḿnh một cách nhiệt tâm, nhiệt t́nh, người th́ lo phá những bức tường lửa do bạo quyền gây ra, người lo chuyển tin, từ trong nước ra ngoài, từ bên ngoài vào trong nước, người lo vận động dân v.v …, nhưng đều được phối hợp và quyết định chung. Họ có một tinh thần hy sinh, không vụ lợi, không đ̣i chức quyền. Chúng ta không thấy họ thành lập Hội Đồng Cách Mạng hay Ủy Ban Cách mạng ǵ đó, với ông chủ tịch này, tổng thư kư nọ v.v… Ngày hôm nay cách mạng thành công, người ta mới biết đến tên họ.
- Quần chúng Tunisie và Ai cập có tinh thần công lư, không bị lâm vào hoàn cảnh «Nhà người khác cháy, tôi mặc kệ; miễn nhà tôi không cháy là tốt rồi!» Họ sẵn sàng tương trợ với nhau, và bất b́nh chung khi thấy một người khác bị bạo quyền đối xử bất công, tàn bạo.
- Ngoài tin tức truyền đi do internet, điện thoại cầm tay, blogger, facebook v.v.., vấn đề truyền miệng, từ người này qua người khác, từ xóm này qua xóm khác cũng rất quan trọng. Và điều này chứng tỏ họ có ḷng tin lẫn nhau, chứ không bị lâm vào hoàn cảnh người này nghi ngờ người kia, ngay cả người thân cũng nghi ngờ nhau ; và một khi có niềm tin th́ có thể làm nên nhiều việc, một khi mất niềm tin th́ không thể làm được một việc ǵ cả. Chính v́ vậy. mà có người cho rằng cuộc cách mạng ở Tunisie và Ai cập thành công được phần lớn là nhờ niềm tin. Cách mạng của niềm tin như có nhà b́nh luận đă nói.
- Họ là những người kiên tŕ, không chấp nhận giải pháp nửa vời. Cả 2 cuộc cách mạng chứng tỏ điều này, v́ bạo quyền t́m cách đưa ra một vài cải cách, nhưng đoàn biểu t́nh nhất định không chịu, đ̣i sự ra đi của Moubarak, của Ali, đ̣i dân chủ thực sự.
Đó là những ưu điểm của cách mạng Tunisie và Ai cập. Nước Việt Nam chúng ta hiện nay cũng bị sống dưới một chế độ độc tài, người dân cũng bị đàn áp, sống đau khổ hơn cả 2 dân tộc trên, v́ sản lượng tính theo đầu người của VN là 1060 $, chỉ bằng nửa Ai cập, 2 200 $, bằng 1/3 Tunisie, 3500$. Người dân Việt trong nước và ngoài nước, nhất là giới sinh viên học sinh hăy suy ngẫm, rút tỉa kinh nghiệm, noi gương giới trẻ Tunisie và Ai Cập, hăy can đảm đứng lên dấn thân, đấu tranh, dám hy sinh để làm cuộc cách mạng dân chủ tương lai, để cứu dân, cứu nước.(1)
Paris ngày 13/02/2011
Chu chi Nam
(1) Xin coi them những bài về cách mạng, trên http://perso.orange.fr/chuchinam/