Video Tài Liệu | Audio Tài Liệu | Nhạc | Tin Tức & Thời Sự | B́nh Luận |
ĐỜI và ĐẠO
(Hoà Thượng Thích Quảng Độ - Cội Tùng Trước Gíó)
Đại Nguyên
Dân tộc Việt ảnh hưởng tam giáo từ thời xa xưa hàng ngàn năm: Phật-Nho-Lăo. Đạo Phật truyền bá sang Việt Nam vào thời cổ Việt đầu Công nguyên, do các sư người Ấn Độ đến từ đường biển hay qua ngă Trung Hoa. Ảnh hưởng mạnh từ miền Bắc, có thể nói Bắc Ninh là giao điểm những con đường lớn, nơi tiếp thu đạo Phật và trở thành trung tâm Phật giáo thời bấy giờ, theo thuyết của Đức Phật Thích Ca (Sakya) con người tự tu tâm để giải thoát cho chính ḿnh, mọi người đều tự do và b́nh đẳng… Cách Hà Nội 30 km có chùa Dâu xây từ thế kỷ thứ 3. Trong chùa thờ pho tượng lớn nữ thần Pháp Vân (nữ thần Mây) ngồi trên Ṭa sen, v́ vậy chùa được gọi Pháp Vân tự, thuộc huyện Thuận Thành, trong khuôn viên chùa có tháp nổi tiếng xây từ thế kỷ thứ 6. Tháp có tên Ḥa Phong những di tích lịch sử về Phật giáo lâu đời c̣n lại ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam.
Thiên Chúa giáo đến Á Châu từ thế kỷ thứ 16, các giáo sĩ Tây phương đến lẻ tẻ, hoạt động thuần túy tôn giáo thuộc nhiều quốc tịch khác nhau Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp, Ḥa Lan…Người có công sáng chế ra chữ Quốc ngữ là giáo sĩ Ḍng Tên người Bố Đồ Nha Francecesco de Pina (1585-1625) kế tiếp Giáo sĩ Alexandre de Rohdes người có công làm cuốn tự điển „Dictionarium Annamitcum Lusitanum et Latium“. Giáo Hội Công Giáo với 2 xứ Đàng Ngoài và Đàng Trong đến nay được 350 năm (1659-2009).
Ngày xưa giới tu sĩ được đào tạo trong thiền viện có khả năng và đạo đức, nên được các triều đại kính trọng, mời ra giúp nước. Đó là những Thiền sư: Đỗ Pháp Thuận (914-990), Ngô Châu Lưu (959-1011) thiền sư họ Nguyễn pháp danh Vạn Hạnh quê ở Cổ Pháp Bắc Ninh, tu ở chùa Lục Tổ, thọ giới với sư Định Huệ. (không rơ ngày sinh nhưng mất năm Mậu Ngọ 30.06.1018). Tuy xuất gia nhưng ngài vẫn nghĩ đến việc nước, cũng như chống ngoại xâm phương Bắc
Vua Lê Đại Hành mời sư Vạn Hạnh làm cố vấn trong việc cai trị. Cho đến cuối đời nhà Lê suy mạt, Lê Long Đĩnh trị v́ 4 năm từ (1005-1009) th́ qua đời, con c̣n nhỏ, nhà nước hoạn nạn, Lúc đó Lư Công Uẩn làm quan Thân vệ, tướng Đào Cam Mộc họp các quan trong triều tôn lập Lư Công Uẩn là người nhân đức, công bằng lên làm vua (lật đổ nhà tiền Lê trong việc nầy có sự góp tay của Sư Vạn Hạnh) dựng lên nhà Lư (1010-1225)
Phật giáo dưới thời nhà Lư rất thịnh vượng, các bộ Việt Sử đều viết tương truyền Lư Công Uẩn sinh năm (974-1028) là vị vua khai sáng nhà Lư trị v́ (1010-1028). Thân mẫu là bà Phạm đi viếng Chùa Tiêu Sơn, nằm mộng thấy gặp gở thần nhân, rồi thụ thai (?) sinh ra ông, đến năm lên 3 tuổi, mẹ ông cho thiền sư Lư Khánh Vân ở chùa Cổ Pháp làm con nuôi, và được đặt tên là Lư Công Uẩn.
Lư Công Uẩn lên ngôi là Lư Thái Tổ năm 1010, nhà vua quyết định dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La và đổi tên là Thăng Long, Thăng Long qua các triều đại từng bị thay đổi tên: năm 1397 Hồ Quư Ly đổi tên Đông Kinh, năm 1428 Lê Lợi đổi thành Đông Đô, măi cho đến năm 1831 Vua Minh Mạng đổi tên là Hà Nội. Qua các triều đại Lư, Trần, Lê xây dựng phát triển một kinh thành với nhiều danh lam thắng cảnh thơ mộng, gồm 600 ngôi chùa, đ́nh, miếu nguy nga tráng lệ. Hà Nội[1] ngày nay c̣n lưu giữ 2000 di tích lịch sử văn hoá. Những di tích nầy ghi lại nền văn minh của dân tộc Việt cũng như quá tŕnh dựng nước và giữ nước.
Các triều đại của nhà Lư trải qua 216 năm được 9 đời vua, nhiều chùa được xây cất, ngôi chùa nổi tiếng là chùa Diên Hựu xây năm 1049 theo truyền thuyết, Lư Thái Tông trị v́ (1028- 1054). Một đêm nằm mơ thấy Phật Quan Âm ngồi trên toà sen trong hồ nước h́nh vuông phía tây thành Thăng Long, dắt nhà vua cùng lên, nên vua sai lập cái chùa nhỏ như hoa sen để thờ ở Kinh đô, tức chùa Một Cột lưu truyền đến ngày nay .
Đến triều đại nhà Trần (kéo dài từ 1225-1400), vua Trần Nhân Tông trị v́ (1279-1293) sau khi truyền ngôi cho con Trần Anh Tông trị v́ (1293-1314). Năm 1295 Thượng hoàng Trần Nhân Tông xuất gia đi tu tại núi Vũ Lâm, huyện An Khánh, Ninh B́nh, năm kỷ Hợi 1299 Thượng hoàng lên tu ở núi Yên Tử nay thuộc xă Thượng Yên Công, thị xă Uông Bí. Nơi đây là trung tâm Phật Giáo của Đại Việt từ thời xa xưa. Trúc Lâm Đại Sĩ phát triển ra phái Trúc Lâm lưu truyền cho tới ngày nay. Thượng Hoàng Trần Nhân Tông đă gả công chúa Huyền Trân em vua Trần Anh Tông cho vua Chiêm. Năm 1306 vua Chiêm Thành là Chế Mân (Jaya Simhavarman III) cuới công chúa Huyền Trân, sính lễ là hai châu Ô và Lư…….
Các tôn giáo tại Việt Nam đều trải qua những thời hưng thịnh, Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Lăo giáo, Nho giáo.. đă đóng góp một vai tṛ quan trọng, trong vấn đề dựng nước, cải thiện đời sống của xă hội, Khổng giáo cũng từng khuyên „trị dân với ḷng nhân và lễ không phải bằng bạo lực, lănh đạo là dẫn dắt dẫn, không phải để hành hạ, để giết dân! ….Đừng làm cho người khác cái ǵ mà ḿnh không muốn người khác làm cho ḿnh.”
Phật giáo có truyền thống lâu đời, ảnh hưởng sâu đậm đời sống dân tộc. Trước 1975 cuộc chiến kéo dài hơn 20 năm bom đạn tàn phá quê hương, nhưng ở miền Nam dưới thời chính phủ VNCH các tôn giáo vẫn được phát triển mạnh, Chùa Chiền, nhà Thờ được xây dựng khắp nơi, nhiều tu viện mở ra để đào tạo tu sĩ, không bị nhập ngũ theo lệnh động viên.. Các tôn giáo đều có tài sản, bất động sản riêng, các trường Đại Học lớn như Vạn Hạnh Sài G̣n, Viện Đại Học chính Trị Kinh Doanh Đà Lạt, Đại học Nông Nghiệp Cao Đài Tây Ninh, Đại học Ḥa Hảo ở Long Xuyên…Nhiều trung tâm văn hoá và từ thiện…
Ngược lại miền Bắc dưới xă Hội Chủ Nghiă, tôn giáo không được phát triển Chùa bỏ trống không có Tăng sĩ, nhưng xây lăng ướp xác ở công trường Ba Đ́nh tốn kém, để tôn thờ người theo chủ thuyết Marx Lénin… Đi ngược lại truyền thống Dân tộc, làm cho đất nước đảo lộn, đạo đức suy đồi
Tôn giáo ở miền Nam hoạt động tự do, nhưng tiếc thay bị lợi dụng, tuyên truyền và xâm nhập của cán bộ cộng sản, xách động gây một thời sóng gió, đức tin, tín ngưỡng bị lung lay, bàn thờ Phật vốn từ xưa trang nghiêm tôn kính bị đưa xuống đường… Từ năm 1964 Phật Giáo Việt Nam chia làm hai: Giáo Hội Phật Giáo Ấn -Quang, và Việt Nam Quốc Tự …
Ngày 04-01-1964, HTT Thích Trí Quang thế danh Phạm Trí Quang sinh năm 1924 tại Quảng B́nh được bầu làm Chánh thư kư Viện Tăng Thống GHPGVNTN, cũng là người lănh đạo các phong trào tranh đấu xuống đường chống chế độ VNCH…Cuộc chiến chấm dứt 30 tháng 4 năm 1975, thành phần lợi dụng tôn giáo „rửa tay gác kiếm„ ra đời hay tiếp tục núp dưới bóng từ bi. Chủ nghiă cộng sản theo thuyết vô thần. Ngày 11.11.1977 Phạm Văn Đồng ban hành Nghi Quyết số 297 kiểm soát quyền tự do tín ngưỡng và hành đạo. Theo dư luận Phật giáo một thời tranh đấu, dù sao cũng mang lại thắng lợi chính trị cho CS, thậm chí có nhiều chùa che giấu cán bộ CS nằm vùng nay bị phản bội…
Ḥa Thượng Thích Quảng Độ giữ chức vụ Tổng Thư Kư viện Hóa Đạo GHPGVNTN đă lên tiếng phản đối, bị bắt lần đầu tiên vào năm 1977, biệt giam đến tháng 12/1978 và bị đưa ra ṭa kết án tội "phá hoại đoàn kết dân tộc và lợi dụng tôn giáo để phá rối trật tự công cộng". Tháng 2/1982, Ngài bị bắt và đưa về quản thúc tại nơi sinh quán ở Vũ Đoài, tỉnh Thái B́nh. Ngài được trả tự do năm 1992, nhưng tháng 11/1994 ngài bị bắt khi tổ chức cuộc ủy lạo đồng bào nạn nhân lũ lụt ở miền Nam. Năm 1998 được thả nhưng bị quản thúc tại Thanh Minh Thiền Viện.
Chính quyền CSVN muốn dẹp ảnh hưởng phong trào tranh đấu của Phật giáo có thể xảy ra ? từ năm 1980-1981 t́m cách sát nhập GHPGVNTN vào Giáo Hội của nhà nước, mời cố Ḥa Thượng Trí Thủ (1909-1984) thế danh Nguyễn Văn Kính gốc Quảng Trị từ 1973 làm Viện Trưởng Viện Hóa Đạo GHPGVNTN, đưa Giáo hội này sát nhập vào Giáo Hội Phật Giáo Nhà Nước.
Ḥa Thượng Thích Quảng Độ, HAT.Thích Huyền Quang và nhiều tăng sĩ khác của GHPGVNTN không đồng ư đă chống đối mănh liệt, vẫn sinh hoạt riêng không gia nhập Giáo Hội của nhà nước. Đại Hội PGVNTN kỳ 8 tháng 5 năm 1999, HTT Quảng Độ được bầu Viện Trưởng Viện Hoá Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, dù bị cấm nhưng đă thành lập được 20 Ban Đại Diện GHPGVNTN tại các tỉnh miền Nam và Trung
Chính quyền CSVN muốn thống nhất Phật giáo về một mối gọi là Giáo Hội quốc doanh. Những sinh hoạt của GHPGVNTN là bất hợp pháp, ngoài ṿng pháp luật. Tăng sĩ chống lại đều bị bắt, bị cô lập quản thúc. Hai người được thế giới biết đến là HTT Quảng Độ và HTT Huyền Quang .
Năm 1992 là Đệ Tam Tăng Thống GHPGVNTN là cố HTT Thích Đôn Hậu viên tịch. HT Thích Huyền Quang thế danh Lê Đ́nh Nhàn sinh năm 1919 tại B́nh Định, chính thức đảm nhận quyền Viện Trưởng Viện Hóa Đạo kiêm xử lư Viện Tăng Thống gọi Đệ Tứ Tăng Thống. Ngài đă gửi đi hàng loạt văn thư phê phán chế độ Cộng Sản Việt Nam về cái mà họ gọi là "Đổi Mới", khiến Ngài càng gặp nhiều khó khăn với chế độ. Bị quản chế lâu năm ở chùa Hội Phước Quảng Ngăi đến tu viện Nguyên Thiều B́nh Định. Ngài không được tự do đi lại, nhưng tiếng nói của ngài vẫn bay xa, muôn thuở có giá trị v́ tiếng nói của lương tâm và đạo lư .
Dù bị cô lập, bị tù đày hai vị cao tăng của Giáo Hội là Đại lăo HT Thích Quảng Độ và Đức Tăng Thống HTT Huyền Quang vẫn tiếp tục làm việc và tranh đấu với danh nghiă của GHPGVNTN trong nước, và hải ngoại thành lập văn pḥng II Viện Hóa Đạo có pḥng thông tin phật giáo Quốc Tế có trụ sở tại Paris, rất nhiều cao tăng danh tiếng ở hải ngoại ủng hộ
Viện Trưởng Viện Hoá Đạo Đại lăo Ḥa thượng Quảng Độ thế danh là Đặng Phúc Tuệ, sinh năm 1928, là nhà thơ, dịch giả, (B xem phân cuối bài) từng là giảng sư tại Đại Học Vạn Hạnh trước tháng 4/1975. Ḥa Thượng Thích Quảng Độ kêu gọi nhà cầm quyền CS Việt Nam tham gia cuộc đối thoại, ngài luôn đấu tranh ôn ḥa bênh vực cho tự do tôn giáo và nhân quyền, không muốn Giáo Hội PGVNTN trở thành tay sai cho đảng CSVN.
Ngày 24/07/2002 tại New York, trong số 37 người thuộc 19 quốc gia được tổ chức Human Right Watch trao giải nhân quyền Hemam/Hammett, 5 người Việt Nam đă được chọn có Ḥa thượng Thích Quảng Độ. Giải này có từ năm 1989, được thực hiện với di sản của hai nhà văn quá cố Hoa Kỳ là Lillian Hellman (1905-1984) và Dashiell Hammett (1894-1961) nhằm hỗ trợ cho những nhà văn trên thế giới đang bị truy bức chính trị
Năm 2006, HTT Quảng Độ được trao giải Rafto Foundation for Human Rights của Na Uy, chủ tịch Arne Lynngard sáng hội Rafto, giải thích lư do lại trao giải thưởng Rafto lần thứ 20 năm 2006 cho Ḥa thượng Thích Quảng Độ: “chúng tôi đánh giá cao những khó khăn, các nhà hoạt động dân chủ Việt Nam đang đối diện, HTT Quảng Độ quyết tâm đấu tranh ôn ḥa cho tự do dân chủ..“
Cuối tháng 10 năm 2006, HTT.Quảng Độ không rời Việt Nam đến nhận giải Rafto (giải nầy của cố giáo sư Thordf Rafto 1922-1986) tại Na Uy Ngài e ngại chính quyền Việt Nam sẽ buộc ngài phải sống lưu vong, giống trường hợp cố Giám Mục Hồng y Nguyễn Văn Thuận v́ phục vụ Giáo Hội của Chúa Kitô, với giáo huấn Vaticanô II đưa kitô giáo vào trong cuộc sống con người, mời gọi những Linh mục tương lai nên thực thi mục vụ trong tinh thần dấn thân giúp đỡ cho những người nghèo. Dưới chế độ CSVN ngài bị 13 năm tù, 9 năm giam cấm cố và được thả tự do năm 1988, phải chịu lệnh quản chế ở Hà Nội đến 1989 thì được phép xuất ngoại sang Úc vì bệnh. Ngài sang Roma tháng Tư 1990 và chính quyền CSVN không cho Ngài về Việt Nam [2]
HT Thich Quảng Độ uỷ nhiệm cho ông Vơ Văn Ái, phát ngôn viên Giáo hội phật giáo Việt Nam thống nhất ở hải ngoại, đại diện nhận giải thưởng danh dự này. Những năm qua, HTT Quảng Độ đều được đề cử trong danh sách nhận giải Nobel ḥa b́nh, dù được hay không cũng là một vinh dự, v́ ngài hoạt động cho tự do và ḥa b́nh đ̣i hỏi về vấn đề nhân quyền, giống như hoạt động của Dalai Lama và bà Daw Aung San Suu Kyi của Miến Điện. (Tuy nhiên vấn đề làm cho chúng ta suy nghĩ năm 1973 giải thưởng Nobel hoà b́nh trao cho Henry Kissinger và Lê Đức Thọ. Hai nhà thương thuyết đưa đến Hiệp Định Paris chấm dứt chiến tranh Việt Nam. Thật sai lầm lịch sử đă chứng minh Kissinger thương thuyết Hiệp Định ngưng bắn v́ Hoa Kỳ muốn rút quân bỏ rơi VNCH chẳng phải v́ ḥa b́nh. Lê Đức Thọ là con cáo già của đảng CSVN thương thuyết Hiệp Định Paris ngưng bắn để Hoa Kỳ rút quân. CS đă chiếm miền Nam bằng vũ lực!)
Các quốc gia trên thế giới đều tôn trọng tự do tín ngưỡng, bởi v́ tôn giáo có vai trò quan trọng trong xã hội từ xưa tới nay, tôn giáo sinh hoạt độc lập không bị chính quyền cưỡng ép các tôn giáo phải hoạt động theo đường lối của chính quyền. Nh́n lại Việt Nam những năm qua nếu các hoạt động tôn giáo không nằm trong khuôn khổ của các Giáo hội do nhà nước thành lập, không tham gia vào Mặt Trận Tổ Quốc, đều bị kết tội là „ phản động“. Sự kiện Thái Hà, Tam Ṭa, Bát Nhă… đă làm cho mọi người ngao ngán, mất hết niềm tin vào chính phủ. Chiến tranh chấm dứt hơn 3 thập niên rồi, nhưng trong chỉ số xếp hạng về Phát triển Con người (HDI) của LHQ tập trung vào ba yếu tố: tuổi thọ trung b́nh, học vấn, và mức sống Việt Nam đứng thứ 116/182 quốc gia. Việt Nam đứng sau hầu hết các nước trong khối Đông Nam Á, Asean, chỉ trên Lào (133), Campuchia (137) và Miến Điện (138).
Có thể nhờ tiếng nói bất khuất của Đại Lăo HTT Quảng Độ, cũng như sự đàn áp tôn giáo trong thời gian qua, nên thế giới đă quan tâm đến tŕnh trạng tự do tôn giáo tại Việt Nam.. Là quốc gia từng bị đưa vào danh sách các nước gây quan ngại về tự do tôn giáo (CPC/ Countries of Particular Concern), như các nước: Miến Điện, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Iran, Sudan, Eritrea, và Ả rập Saudi.
Suốt trong thời gian qua tại Sài g̣n, Hà Nội có những cuộc biểu t́nh kêu oan dưới chế độ độc tài CS cai trị, từ trước tới nay bưng bít, chưa bao giờ có báo nào tường tŕnh về các cuộc biểu t́nh như vậy. Chinh quyền giải tán các cuộc biểu t́nh lớn, nhưng ngày nào ở Sài g̣n vẫn c̣n những đoàn người các tỉnh về Sài g̣n biểu t́nh bất bạo động, bất chấp nắng mưa, đói khát…chính quyền chưa giải quyết nguyện vọng của người dân nghèo thấp cổ bé miệng !! chờ đến bao giờ?
Người dân các tỉnh bị bóc lột đàn áp, bị mất đất, mất tài sản không được đền bù chính đáng, được gọi là dân oan. Không phải mới đây mà đă nhiều năm qua, ngay ở vườn hoa Xuân Thưởng Hà Nội ngày nào cũng có người biểu t́nh đ̣i chính phủ giải quyết cái nạn cường hào, ác bá ở khắp nơi, nhiều người suốt đời hy sinh cho đảng, có công nhiều huy chương, nhưng về hưu hết thế lực bị đàn áp quay sang chống đảng tham gia biểu t́nh, đă làm cho nhà nước CS phải lúng túng đau đầu… Đại lăo HT. Thích Quảng Độ đứng về phía những người bị đàn áp, ngài muốn có dân chủ, nhân quyền phải được tôn trọng. Bởi v́ Việt Nam là một thành viên của cộng đồng thế giới, phải như các quốc gia văn minh tôn trọng tự do ngôn luận, tự do báo chí và tín ngưỡng…
Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới RSF từ Paris phổ biến bản xếp hạng về tự do báo chí năm 2009, trong đó Việt Nam xếp thứ 166/175 quốc gia trên thế giới. Quyền làm người bị xâm phạm, bịt miệng người đối lập, bắt bớ, sách nhiễu những người góp tiếng nói đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền. Giới trí thức, sinh viên công khai phê phán sự nhượng bộ của CSVN cho Bắc Kinh về vấn đề lănh thổ, lănh hải và nhất là việc khai thác bauxite ở cao nguyên miền Nam. Nhà nước CSVN chủ trương buộc báo chí truyền thông „phải đi theo lề phải“, giống như con ngựa kéo xe bị che mắt!
Ngài đă đến với người dân đi khiếu kiện Sài Gòn cũng như cử người đến Hà Nội để ủy lạo dân oan chia sẻ với họ, bởi v́ chính ngài cũng là một nạn nhân. Nhà nước CS từ lâu muốn loại bỏ HTT Quảng Độ ra khỏi mọi sinh hoạt, nhưng không thể thi hành, v́ ngài đă được các phái đoàn quốc tế thường xuyên đến thăm, và nhận những giải thưởng giá trị về nhân quyền. Ngài trở thành người của quốc tế đấu tranh cho tự do và nhân quyền. Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tồn tại đến nay, do hai vị cao tăng là : Đại Lăo Hoà Thượng Thích Quảng Độ, và Đức Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang lèo lái con thuyền vượt qua nhiều giông bảo. Cũng nhờ những sinh hoạt của tất cả các Đoàn thể người Việt tị nạn hải ngoại, suốt 34 năm qua đă tranh đấu, gây ảnh hưởng với các quốc gia trên thế giới, cùng hổ trợ cho GHPGVNTH được trường tồn
Nh́n chung Giáo Hội các Tôn Giáo tại Việt Nam, gặp nhiều khó khăn với những vấn nạn phức tạp nội bộ chia rẻ… Lịch sử sẽ phê phán giữa thiện và ác, giữa độc tài và tự do. Tôn giáo phải được bảo vệ tốt đẹp theo truyền thống đă có từ ngàn năm trong ḷng Dân tộc, không thể bị vẩn đục giữa Giáo hội và Thế quyền. Chính quyền CSVN lúc đầu đàn áp, nay đổi chiến thuật vừa dàn áp và đưa thêm vấn đề quyền lợi, để chiêu dụ những thành phần ham danh thụ hưởng… Con chuột chết v́ bị bẫy, ruồi chết v́ mật, nhưng con người có thể chết danh v́ dư luận bởi háo danh và quyền lực....
„Để vinh danh Ḥa Thượng Thích Quảng Độ trong tác phẩm CỘI TÙNG TRƯỚC GIÓ. Lời giới thiệu của Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh „Đọc tác phẩm nầy chúng ta biết thêm về tấm gương tranh đấu bất khuất, sự hy sinh cao cả, ư chí sắt đá thể hiện Đại Hùng, Đại Lực, Đại Từ B́ của Hoà Thượng Thích Quảng Độ, người đă phá vỡ nỗi sợ hăi của quần chúng, hay nói cách khác, Hoà Thượng đă giải phóng đồng bào ta ra khỏi nỗi sợ hăi triên miên dưới chế độ độc tài toàn trị ……….“
(bài nầy Trong tác phẩm Ḥa Thượng Thích Quảng Độ - Cội Tùng Trước Gió được cập nhật thêm)
Những tác phẩm của HT T Quảng Độ
Kinh Mục Liên Sám Pháp
Kinh Đại Phương Tiện Phật Báo Ân
Thoát ṿng tục lụy, Sài G̣n 1962; (truyện)
Dưới mái chùa hoang, Sài G̣n 1962; (truyện)
Truyện cổ Phật giáo, Sài G̣n 1964;
Từ Điển Phật Học Hán Việt (2 tập)
Phật Quang Đại Từ Điển (9 tập)
Chiến tranh và bất bạo động
Thơ Tù
Những nhận định sai lầm của cộng sản đối với Dân tộc và Phật giáo
Tài liệu tham khảo
Bộ Việt sử Đại Cương 1,2,3 của nhà văn Trần Gia Phụng
Bộ Đại Việt Sử Kư toàn thư của Lê Văn Hưu
[1]Những chùa ở Hà Nội
a/ Chùa Trấn Quốc trên đảo nhỏ ở Hồ Tây là ngôi chùa cổ nhất, được khởi dựng năm 541 (?) trong chùa có pho tượng Phật thích Ca nhập niết bàn, là kiệt tác của nghệ thuật tạc tượng ngày xưa.
b/ Chùa Láng khởi dựng vào đời vua Lư Anh Tông (1138-1175) tại làng Yên Tử nay thuộc quận Đống Đa Hà Nội
c/Chuà Bà Đá có tên Linh Quang Tự cạnh bờ hồ Hoàn Kiếm, chùa xây từ đời Lê Thánh Tông (1460-1497) chuà có 2 qủa chuông đuc vào năm 1823 và 1881 va một khánh năm 1842
d/ Chùa Ḥe Nhai tên Hồng Phúc tự ở phố Hàng Than, quận Ba Đ́nh. Xây từ đời Lư trong chùa có tấm bia dựng năm 1703 xác địh vị trí của chiến thắng Đông Bộ Đấu chống quân Nguyên (1258).
e/ Chùa Lên Phái ở phố Bạch Mai quận hai Bà Trưng Chùa lập vào năm 1726 lúc đầu có tên Liên Hoa. Sau đổi tên là Liên Tông và đến năm 1840 đổi là Liên Phái Chùa có ngọn tháp cao 9 tầng kiến trúc đẽp vào năm 1890.
f/ Chùa Kim Liên dựng trên doi đất của làng Nghi Tam, bên Hồ Tây được xây vào thế kỷ thứ 12, nàng công chúa Từ Hoa con gái vua Lư Thần Tông (1228-1138) đă đưa cung nữ đến nơi nầy trồng dâu nuôi tằm, đến năm 1771 (?) thuộc đời Lê Hiển Tông (1740-1786) chùa được dựng lên với tên Kim Liên (hoa sen vàng)
g/ Chùa Quán Sứ chùa có từ thế kỷ thứ 17 nằm ở phố Quán Sứ, năm 1934 Hôi Phật Giáo Bắc Kỳ làm Hội quán, năm 1942 chùa được xây dựng lại .
[2]Cố Hồng y Nguyễn Văn Thuận : Từng giữ chức Chủ tịch Hội đồng Công lý và Hòa bình của Tòa Thánh. Ngài qua đời ngày 16/9/2002 Roma. Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đề cao tấm gương can đảm, chịu đựng tha thứ của Đức Hồng y Nguyễn Văn Thuận và vinh danh Á Thánh, bước đầu của tiến tŕnh phong hàng Hiển Thánh để cả thế giới tôn vinh là một vị Thánh. Đó cũng vinh dự cho Giáo Hội Thiên Chúa giáo Việt Nam.nói riêng và cả giáo hội Công giáo hoàn vũ nói chung