Tôi thường chọn thời gian làm công việc nhẹ nhàng, nhưng đầy hào hứng này vào độ trung tuần tháng 3 đến cuối tháng 4 mỗi năm. Đó cũng là khoảng thời gian của một năm thường gợi nhớ trong tôi nhiều biến cố vui buồn lẫn lộn, vừa hào hùng nhưng cũng vừa bi thương, của dân tộc.
‘Vai tṛ Tây Nguyên’
Năm nay, trong số những sách vở và tài liệu tôi đọc có một quyển sách đặc biệt mà năm 18 tuổi tôi đă có dịp xem qua, đó là tập hồi kư “Bên ḍng Lịch Sử, 1940-1965″ của Linh mục Cao Văn Luận, nguyên Viện trưởng Đại học Huế và Giáo sư Đại học Văn khoa Sài G̣n. Hơn 20 năm trước tôi đọc quyển sách mang tính chất sử liệu này chủ yếu với ư định t́m hiểu các diễn biến lịch sử, mà v́ nhiều lư do khác nhau thầy cô “dạy sử” của tôi ở trường trung học và cả những nhà “nghiên cứu” sử học sau 1975 tránh đề cập đến hoặc cố t́nh diễn giải sai lệch.
Tuần vừa rồi có dịp mượn lại “Bên Ḍng Lịch Sử” từ người bạn lớn tuổi để tra cứu một số chi tiết cần cho công việc nghiên cứu cá nhân, tôi xem lại tập sử liệu một cách say mê, bởi lẽ lần đọc này mang đến cho tôi tâm trạng khác trước, gần như là khám phá mới lạ. Quả thật Linh mục Cao Văn Luận có nhiều cơ hội tiếp xúc và đối thoại với các nhân vật lịch sử khác nhau của Việt Nam ở hai bên chiến tuyến trong giai đoạn từ 1940 đến 1965, nhờ vậy thiên hồi kư của ông đă dẫn dắt người đọc đi qua các biến cố lịch sử trọng đại của đất nước một cách sinh động và lôi cuốn.
Trong phần kể về cuộc gặp gỡ và tṛ chuyện lần đầu tiên với cố Tổng thống Việt Nam Cộng ḥa Ngô Đ́nh Diệm vào nửa đầu năm 1948 tại Đà Lạt, mà Linh mục Cao Văn Luận gọi là “câu chuyện bên ḷ sưởi năm 1948″ (xem từ trang 165 đến 171 của bản in năm 1972), ông có nhắc đến một chi tiết lư thú trong nội dung câu chuyện mà tôi nghĩ ít nhiều liên quan đến một sự việc nghiêm trọng gần đây ở nước ta.
Khi được Linh mục Cao Văn Luận hỏi về chính sách của ḿnh đối với Pháp trong cuộc chiến Đông Dương lần thứ nhất (1946-1954), ông Ngô Đ́nh Diệm lúc ấy là nhà cách mạng khả kính tại Việt Nam, đă đề cập đến vấn đề Tây Nguyên như sau: “… ít người để ư là người Pháp lập ra Hoàng Triều Cương Thổ, để biến tất cả vùng cao nguyên Trung và Nam Phần thành đất thuộc địa trực tiếp của Pháp.” Linh mục Cao Văn Luận không khỏi ngạc nhiên v́ Cụ Ngô Đ́nh Diệm dường như xem Tây nguyên là chuyện hệ trọng đối với chủ quyền quốc gia, mà khi ấy dù chưa cầm quyền ông vẫn trăn trở về vận mệnh đất nước trước ư đồ của thực dân Pháp.
Linh mục Cao Văn Luận tường thuật tiếp:
“Ông Diệm trầm ngâm một lúc. Tôi vẫn im lặng. Những lời ông nói ra nửa như suy tư, nửa như phân trần với tôi:
- Vùng Cao Nguyên này có một tầm quan trọng lớn về chiến lược và kinh tế. Về chiến lược, nó nằm ở giữa ba quốc gia Việt Miên Lào. Ai chiếm giữ được Cao Nguyên này có thể gây áp lực được đối với cả ba quốc gia đó. Người Pháp gọi vùng Cao Nguyên là Hoàng Triều Cương Thổ chỉ là một lối trá h́nh trên thực tế, chủ tâm của họ là biến vùng này thành thuộc địa Pháp. Về mặt kinh tế, th́ vùng Cao Nguyên hết sức quan trọng đối với Việt Nam trong tương lai. Ở đó chắc chắn có nhiều tài nguyên thiên nhiên, nhiều khoáng sản chưa được khám phá và khai thác, nhưng chúng ta cần phải bảo vệ cho Việt Nam. Rồi c̣n vấn đề thể diện quốc gia, chủ quyền quốc gia nữa. Không thể bỗng dưng nhường cho Pháp một vùng đất quan trọng như thế, nằm ngay giữa lănh thổ quốc gia, người Việt Nam nào muốn lên lại phải xin thông hành!
Tôi (tức là Linh mục Cao Văn Luận) chợt nhớ đến một cuốn sách khảo luận về địa dư Đông Pháp (tức là Đông Dương thuộc Pháp), không nhớ rơ tác giả, và tôi đem những ư kiến được nêu lên trong tập sách này tŕnh bày lại với cụ Diệm:
- Cụ nói đúng. Tôi có đọc một cuốn sách viết đại ư rằng Pháp muốn ngăn chặn sức bành trướng của dân tộc Việt Nam về phía tây, muốn để dân tộc Việt Nam dừng lại ở các miền duyên hải, c̣n Pháp th́ phải giữ vững vùng Cao Nguyên Trường Sơn, vừa để ngăn chặn sức bành trướng của dân tộc Việt Nam, vừa canh pḥng phía Lào. Như vậy khi lập Hoàng Triều Cương Thổ, đặt trực thuộc Pháp, th́ Pháp đă bắt đầu thi hành đúng cái chính sách đó rồi.”
Tiếp theo, tại trang 194 và 195, Linh mục Cao Văn Luận kể rằng vào năm 1953 khi ông gặp cụ Ngô Đ́nh Diệm lần thứ hai ở Paris, cụ Diệm một lần nữa nhắc lại vấn đề Hoàng Triều Cương Thổ với nhiều ưu tư và lo lắng hơn, khiến mọi người có mặt lúc ấy đều tỏ ư trách cứ cựu hoàng Bảo Đại mải mê ăn chơi mà không lưu tâm đến bảo vệ chủ quyền quốc gia, đă vậy c̣n trao hết cho người Pháp toàn quyền khai thác Tây nguyên.
Sử học trung thực
Đọc xong những đoạn đối thoại quan trọng này trong “Bên Ḍng Lịch Sử”, tôi hạ quyển sách xuống với tâm trạng bàng hoàng. Chuyện của hơn 60 năm trước đây thật chẳng khác lắm so với vấn nạn của ngày hôm nay. Có điều những nhân vật lịch sử ngày ấy, như cụ Ngô Đ́nh Diệm chẳng hạn, xem chừng rất quan tâm đến lợi ích, chủ quyền và thể diện của quốc gia. Họ trăn trở về điều này và xem Tây Nguyên thực sự là vấn đề ưu tiên trong chính sách của các chính quyền miền Nam thời bấy giờ, nhất là giữa bối cảnh có nhiều kẻ mang dă tâm xâm lược Việt Nam dù công khai hay ẩn ư.
Thật đáng trân trọng biết bao cách viết sử trung thực, tất nhiên theo nhăn quan và hiểu biết tối đa của tác giả, trong đó lối diễn đạt và sử dụng ngôn ngữ chừng mực, thể hiện sự tôn trọng dành cho mọi nhân vật của một thời đă qua, đặc biệt với cả những người không cùng chính kiến với ḿnh. Chính v́ vậy, đọc các công tŕnh khảo cứu của giới học giả ở miền Nam trước đây, nhất là trong lĩnh vực sử học mà tôi yêu thích, kẻ hậu sinh ở lứa tuổi tôi thường cảm thấy an tâm và có thể đặt phần lớn niềm tin vào những thông tin và kiến thức mà ḿnh tiếp nhận. Bởi lẽ ít ra các tác giả đó không có ǵ phải lo sợ khi muốn viết sự thật và tŕnh bày nhận định thật của ḿnh.
Cái hay của sử học trung thực là giúp người đời sau hiểu được các diễn biến lịch sử trong quá khứ, bác bỏ lối đánh giá sai lệch với dụng ư bôi nhọ những nhân vật lịch sử ở bên kia chiến tuyến. Song điều quan trọng hơn cả, đọc sử giúp người đời nay có được cơ hội “ôn cố tri tân”, học hỏi điều hay lẽ phải của đời trước để làm điều hữu ích cho dân tộc hầu lưu tiếng thơm muôn đời.
Tất nhiên, không chỉ có gương tốt, lịch sử c̣n đặc biệt răn dạy người đời sau bằng cả gương xấu. Trong lần đọc lại sử sách nước nhà năm nay, không hiểu v́ sao tôi lại quan tâm nhiều đến các nhân vật “thân bại danh liệt” như Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống và Hoàng Cao Khải, rồi tự hỏi không biết 30 năm nữa, nếu c̣n sống, tôi sẽ biết thêm những cái tên nào tương tự như vậy trong lịch sử hiện đại của dân tộc. Bất giác tôi cầu mong điều đó đừng xảy ra