Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Đọc lại 2 tài liệu “đảng ta” tố cáo “đảng bạn” năm 1979!

Đọc lại 2 tài liệu “đảng ta” tố cáo “đảng bạn” năm 1979!

 

Nguyễn Văn

 

Gần đây, không hiểu sao lại có đôi ba tín hiệu là lạ? Chẳng hạn như: chưa hết tháng Ba (2009), tại Hà Nội, “Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc VN và quân chủng Hải Quân đă công khai đưa ra các biện pháp nhằm tuyên truyền về biển, đảo đến với công dân, khuyến khích các nghệ sĩ sáng tác cũng như nhà trường về việc dạy và học địa lư lịch sử nước nhà”;1 rồi “Lần đầu tiên hôm 17/3, giới học giả Việt Nam có hội thảo chính thức về tranh chấp chủ quyền tại biển Đông, chủ đề vẫn bị coi là 'nhạy cảm'. ”.2 Một điều đáng chú ư về Hội nghị của giới học giả: “Trong một ngày, 14 diễn giả đã đọc tham luận chia làm ba nhóm chủ đề: Lịch sử các quá tŕnh tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng tại biển Đông; Luật pháp quốc tế và tranh chấp chủ quyền tại biển Đông; Biển Đông và quan hệ quốc tế tại khu vực châu Á - Thái B́nh Dương. Vai trò của Trung Quốc như một cường quốc đang lên trong tương quan biển Đông được đặc biệt chú ý trong quá trình thảo luận. ”,3 và đặc biệt hơn nữa: “Họ cũng khuyến cáo Quốc hội cần thông qua luật về chủ quyền đối với Hoàng Sa - Trường Sa, và chính phủ Việt Nam phải có chiến lược biển toàn diện và đồng bộ, thay vì chỉ có chiến lược kinh tế biển như hiện nay. 4

Tôi đem điều ḿnh nghi vấn trao đổi cùng mấy ông bạn già th́ có một ông “độp” tôi luôn: Khi nói đến 2 quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa, ông c̣n nhớ vụ đàn áp, đánh đập sinh viên, thanh niên và những người quan tâm đến chủ quyền quốc gia tham gia biểu t́nh ôn hoà phản đối TQ hành chính hoá 2 quần đảo này vào cuối năm 2007 ở Sài g̣n và ngay cả ở Hà nội này không? Nay lại đề cập trên công luận à? Tṛ vớ vẩn! Và ông đă có nghe điều tôi nói sau đây không? Vào đầu tháng cuối năm rồi, “có diễn ra một cuộc hội thảo, mang tên: “Việt Nam - Hội nhập và Phát triển” do Viện Khoa học xă hội Việt Nam và Đại học Quốc gia Hà Nội đồng tồ chức. Trong buổi hội thảo này một chuyên gia người Nhật đă thuyết tŕnh một bài nhận định Hồ Chí Minh là người theo chủ nghĩa cộng hoà chứ không phải cộng sản”.5 Ghê chưa? Ừ th́ ông Nhật Bổn, ông Đại Hàn hay ông xứ Đài nào đó nói th́ kệ mấy ổng. Nhưng giữa thanh thiên bạch nhật, trên diễn đàn công cộng, ở cái dẻo đất Cộng hoà xă hội chủ nghĩa Việt minh [ông bạn tôi dùng chữ Việt minh] do “Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lănh đạo Nhà nước và xă hội.” (Điều 4 Hiến pháp 1992) tôi biết lại có mấy ông “Ráo sư” thốt lên mấy câu: trong bác [Hồ] ư thức quốc gia là chính (!), chứ không phải cộng sản (!); rồi chúng ta từ lâu nay thật ra chưa hiểu đúng về bác (!), rồi họ c̣n moi ra chuyện Trần Phú, Hà Huy Tập mang nghị quyết của các đồng chí “Bô-sê-vich” Nga xô về để ép ông Hồ, rồi phê phán ông Hồ không triệt để vấn đề giai cấp đấu tranh v.v… nên ông Hồ đă từng lao đao, thất sủng (dịp Hội nghị QTCS 7 năm 1935 tại Moscow chẳng hạn). Rồi không cần chờ ai trả lời, ông bạn tôi lại tuôn ra một tràng tiếp theo:

Xạo, xạo hết. Con kỳ nhông sắp đổi màu? Cũng có thể, hoặc không thể! Nhưng kinh nghiệm tôi rút ra từ 2 đại hội gần đây, đại hội 9 và đại hội 10, vậy liệu đây có thể là khúc dạo đầu “cởi mở” của một cuộc đấu đá quyết liệt mới, chuẩn bị cho đại hội sắp tới không? Hôm rồi thằng cháu tôi nó mang về từ cơ quan một bản in mà nó nói là lấy từ trên mạng xuống, có tên là “Điều ǵ đă xẩy ra tại Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia HCM?” 6. Bài này tố nhiều việc làm khuất tất, bất chính, đồi bại của tay giám đốc Nguyễn Trọng Điều. Nhưng có một đoạn tôi rất chú ư, [nói đến đây ông lục túi áo đại cán] đây đây rồi, để tôi đọc nguyên văn mà nghe: “Đợt thi tuyển nghiên cứu sinh năm 2006, ông Đào Ngọc Dung, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất trung ương Đoàn tham gia, khi vào pḥng thi làm bài nghiêm túc, nhưng không hiểu sao trên tờ giấy nháp mà giám thị phát cho ông th́ không hề có chữ kư của giám thị. Ông Dung dùng tờ giấy nháp này để phác thảo sơ qua nội dung cần tŕnh bày vào tờ giấy thi chính thức. Nhưng một lúc sau th́ giám thị lại nói là ông vi phạm quy chế thi v́ giấy nháp không có chữ kư. Mặc dù ông Đào Ngọc Dung phân bua thế nào, mặc dù trên tờ giấy trắng A4 vẫn nguyên vẹn chỉ có vài ḍng nháp, mặc dù tờ giấy không hề có vết gấp, nát, … [bỏ mấy chữ không đọc được v́ nhoè] nhưng ông vẫn bị cho rằng vi phạm quy chế thi. Một số tờ báo đă được cài sẵn khi đó ngay lập tức rêu rao, bôi nhọ ông Đào Ngọc Dung với những chi tiết giật gân như “Ông Đào Ngọc Dung - Uỷ viên trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất trung ương Đoàn bị bắt quả tang quay cóp trong kỳ tuyển sinh sau đại học tại Học viện Hành chính Quốc gia”. Phải chăng ở đây đă có sự bắt tay của Học viện với một số đối thủ chính trị của ông Dung để cài bẫy, nhằm vu khống, bôi nhọ danh dự của một uỷ viên, một bí thư thứ nhất của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Sự việc này khi đó rất gây nhiều tranh luận trong giới chính trị. [ông lại bỏ 1 đoạn nói là không quan trọng] Qua đó chúng ta mới thấy những sự rắc rối, xảo trá và cạm bẫy ở trong Học viện Hành chính. Kết quả của những vụ việc đen tối đó là đă làm cho ông Đào Ngọc Dung mất chức, bị thuyên chuyển công tác và tạo dư luận không tốt đối với cá nhân ông và lănh đạo Đảng và Nhà nước.” (hết trích). Các ông nhớ Đào Ngọc Dung chứ? Năm xưa, 2006 dịp đại hội 10 đó bị quật cùng Nguyễn Việt Tiến. Nguyễn Việt Tiến đă ra tù và miễn tố, có nghĩa là vô tội trước pháp luật khi ông tiêu bạt mạng tiền thuế của dân; nay lại đến chuyện Đào Ngọc Dung “bị” “tạo dư luận không tốt đối với cá nhân ông và lănh đạo Đảng và Nhà nước.”, có nghĩa là rồi ông Dung chắc cũng sẽ được rửa oan đây?! Vui thật. Không biết rồi có ông tướng, ông tá và nhà báo nào trong vụ ông Dung sẽ phải vào tù giống vụ ông Tiến không đây? Rơ ràng bài báo này nói là ông Dung vô tội mà! Thực ra ông Tiến, ông Dung hay ông giám đốc Nguyễn Trọng Điều, người đẹp Lê Chi Mai, Đào Ái Thi… chẳng qua cũng chỉ là những… vật đệm của các ông “cốp” chóp bu đấu đá nhau mà thôi. Ông nào “cá” với tôi không nào?

Thấy ông bạn hô… “cá”, mọi người mắt tṛn mắt dẹt nh́n nhau, không biết xử trí ra sao v́ những lần đố vui nhau trước đây, người thắng th́ “được” uống bia, và, nếu kẻ nào thua th́ “phải” … uống bia nên ai cũng sợ! Rồi một ông nào đó nói lảng sang chuyện khác, không ngờ chuyện ông này nêu ra c̣n sôi nổi gấp bội v́ nó quá thời sự, đó là chuyện quặng bauxite ở Tây Nguyên hiện nay.

Kể chuyện “vụ Tây Nguyên” e quá thừa với quư độc giả, v́ hiện nay mạng nào cũng sôi nổi về vấn đề này rồi, bài nào cũng bức xúc cả, v́ Tây Nguyên đang hiện diện không ít công nhân, mà chúng tôi ngờ không phải công nhân mà là “bộ đội làm kinh tế” của “đảng bạn” (giống “đảng ta” lập các binh đoàn làm kinh tế ấy mà!). Sau đây, tôi xin làm cái việc mà hôm đó các ông bạn tôi đă giao cho tôi làm v́ biết tôi “mổ c̣” được trên bàn phím computer: Nhân chuyện chủ quyền quốc gia có cơ nguy hiểm qua “vụ bauxite Tây Nguyên”, cùng nhau nh́n lại quá khứ một chút, hăy t́m cho bằng được rồi tóm tắt những điều đáng chú ư nhất (tất nhiên là theo sự hiểu biết của riêng tôi) trong 2 cuốn sách của bộ Ngoại giao VN năm 1979… tố cáo “đảng bạn”.

Rất may, mới tuần trước, được thằng cháu bé học cuối bậc trung học cơ sở nó chỉ cho cái “ông Gu-gồ” (Google) để kiếm t́m, tôi liền gơ “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua” (Tài liệu 1, gọi tắt: TL1)7 th́ thấy liền 9 files ảnh chụp; rồi lại gơ “Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc” (Tài liệu 2, gọi tắt: TL2)8 cũng thấy liền 5 files ảnh chụp của đúng 2 cuốn sách ḿnh đang cần t́m. Có tài liệu rồi, tôi liền… mổ c̣, và sau đây là nội dung tôi đă chuẩn bị để… hầu chuyện các bạn ḿnh. Trân trọng kính mời Quư bạn đọc nào hằng quan tâm đến vấn đề này cùng xem với chúng tôi:

1. Tham vọng của Trung cộng

- Tại Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc năm 1956, Chủ tịch Mao Trạch Đông đă nói: “Chúng ta phải trở thành quốc gia hàng đầu về phát triển văn hoá, khoa học kỹ thuật và công nghiệp… Không thể chấp nhận rằng sau một vài chục năm, chúng ta vẫn chưa trở thành cường quốc số một thế giới.

Sau đó tháng 9 năm 1969, tại Hội nghị Quân uỷ trung ương, chủ tịch Mao Trạch Đông lại nói: “Chúng ta phải chinh phục trái đất. Đó là mục tiêu của chúng ta”. (TL1, tr.7 & 8)

- Tài liệu của Đảng cộng sản Trung Quốc do Chủ tịch Mao Trạch Đông viết mang tên Cách mạng Trung Quốc và Đảng cộng sản Trung Quốc, xuất bản năm 1939, có viết: “Các nước đế quốc, sau khi đánh bại Trung Quốc, đă chiếm các nước phụ thuộc của Trung Quốc: Nhật chiếm Triều Tiên, Đài Loan, Lưu Cầu, quần đảo Bành Hồ. Anh chiếm Miến Điện, Bu-tan, Hương Cảng. Pháp chiếm An Nam…” (TL1, tr.13).

Từ lời nói trên, họ Mao đă coi “các nước phụ thuộc của Trung Quốc” là lănh thổ của Tung Quốc, nên bản đồ được in trong cuốn Sơ lược lịch sử Trung Quốc, xuất bản tại Bắc Kinh năm 1954, đường “biên giới” của Trung Quốc theo quan điểm bành trướng trên bao gồm: một phần lớn vùng Viễn Đông và Trung Á của Liên Xô, Át Xam, Xích Kim, Bu-tan, Miến Điện, Nê-pan, Thái Lan, Việt Nam, Lào, Căm-pu-chia v.v… (xem Bản đồ, TL1, tr.114)

- Ư đồ bành trướng của những người lănh đạo Trung Quốc đặc biệt tỏ rơ ở câu nói của Chủ tịch Mao Trạch Đông trong cuộc hội đàm với đại biểu Đảng lao động Việt Nam ở Vũ Hán năm 1963: “Tôi sẽ làm chủ tịch 500 triệu bần nông đưa quân xuống Đông-nam châu Á” (TL1, tr.14).

- Chủ tịch Mao Trạch Đông c̣n khẳng định trong cuộc họp của Bộ chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, tháng 8 năm 1965: “Chúng ta phải giành cho được Đông-nam châu Á, bao gồm cả miền nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Ma-lai-xi-a và Xin-ga-po… Một vùng như Đông-nam châu Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản… xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy… Sau khi giành được Đông-nam châu Á, chúng ta có thể tăng cường được sức mạnh của chúng ta ở vùng này, lúc đó chúng ta sẽ có sức mạnh đương đầu với khối Liên Xô – Đông Âu, gió đông sẽ thổi bạt gió tây”. (TL1, tr.14).

- Về việc xử dụng lực lượng Hoa kiều, ư đồ của Bắc Kinh đă được thể hiện rơ nhất trong ư kiến của Bộ trưởng Bộ ngoại giao Trần Nghị [bài nói dịp đại biểu người Hoa đến chào đoàn đại biểu Trung Quốc do Chu Ân Lai dẫn đầu sang thăm Việt Nam, tháng 5 năm 1960]: “Xin-ga-po có trên 90% là người Trung Quốc, trong số dân hơn một triệu người th́ hơn chín mươi vạn là người Trung Quốc. Cho nên Xin-ga-po hoàn toàn trở thành một quốc gia do người Trung Quốc ở đó tổ chức” (TL1, tr.16).

- Trong cuộc gặp giữa đại biểu bốn Đảng cộng sản Việt Nam, Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Lào tại Quảng Đông tháng 9 năm 1963, Thủ tương Chu Ân Lai nói: “Nước chúng tôi th́ lớn những không có đường ra, cho nên rất mong Đảng lao động Việt Nam mở cho một con đường mới xuống Đông-nam châu Á” (TL1, tr.17).

- TL1, có nói đến lời cung khai của tên Lê Xuân Thành, công an Quảng Đông (sinh 20-3-1949 tại Quảng Đông; trú tại 165 đường Hồng Kỳ, khu Tuyên Vũ - Bắc Kinh). Tháng 3-1973 được tung sang Việt Nam làm gián điệp, ngày 30-3-1973 Thành bị bắt tại xă Ngư Thuỷ, huyện Quảng Ninh – Quảng B́nh. Y đă phải cung cấp một tài liệu tuyệt mật của Quân uỷ trung ương Đảng cộng sản Trung quốc, có những đoạn như sau: “… Nước ta và nhân dân Việt Nam có mối hằn thù dân tộc hàng ngh́n năm nay.”; “… Chúng ta không được coi họ là đồng chí chân chính của ḿnh, đem tất cả vốn liếng của ta trao cho họ. Ngược lại chúng ta phải t́m mọi cách làm cho nước họ ở trong t́nh trạng không mạnh, không yếu mới có thể buộc họ ở trong t́nh trạng hiện nay.”; “… Về bề ngoài chúng ta đối xử với họ như đồng chí của ḿnh, nhưng trên tinh thần ta phải chuẩn bị họ trở thành kẻ thù của chúng ta…” (TL1, tr.117).

- TL1, tr.118 có chụp một thư của Sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội xúi giục người Hoa ở Đà Nẵng chống Việt Nam. Thư này tịch thu được của Hàng Phú Quang bị C.A Việt Nam bắt tháng 7-1978 - TL1, tr.119 có chụp một chỉ thị của Kiều uỷ trung ương Trung Quốc về công tác đối với người Hoa ở Việt Nam năm 1966 (tức là ở giai đoạn 2 đảng anh em có “t́nh cảm ấm áp, thắm thiết như môi với răng”! V́ nếu môi hở th́ răng lạnh mà!), có đoạn viết: “… Phải lấy tư tưởng Mao Trạch Đông giáo dục Hoa kiều ở Việt Nam. Báo Tân Việt Hoa phải trở thành trận địa tuyên truyền tư tưởng Mao Tạch Đông. Hoa kiều nhất định phải có “chủ nghĩa nước lớn”. Các đồng chí phải chủ động quan hệ chặt chẽ với Đại sứ quán để Đại sứ quán giúp đỡ tốt hơn”.

2. Một số hành động cụ thể thể hiện tham vọng trên

Để ép chính phủ Hồ Chí Minh theo ư ḿnh, tháng 4/1954, trong cuộc họp Việt-Trung-Xô chuẩn bị cho Hội nghị Genève về Đông Dương, đại biểu Trung Quốc đă răn đe Việt Minh: “Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa không thể công khai giúp Việt Nam được trong trường hợp cuộc xung đột ở đây mở rộng”. (TL1, tr.27)

Để biết những hành động cụ thể của T.Q về tham vọng bành trướng lănh thổ (về phía Việt Nam), chúng ta nên quan tâm nhiều đến TL2. Tài liệu này có 5 mục: I/ Sự h́nh thành biên giới lịch sử giữa Việt Nam và Trung Quốc và sự thoả thuận năm 1957-1958 về biên giới giữa hai nước. II/ T́nh h́nh Trung Quốc lấn chiếm lănh thổ Việt Nam từ năm 1954 đến nay [tức 1979]. III/ Hai cuộc đàm phán giữa chính phủ Việt Nam và Trung Quốc để giải quyết những vấn đề về biên giới giữa hai nước. IV/ T́nh h́nh Trung Quốc gây khiêu khích, xâm phạm chủ quyền, lănh thổ của Việt Nam từ 1978 đến nay [1979 – tức giáp cuộc chiến]. V/ Con đường đúng đắn để giải quyết các vấn đề về biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc.

V́ vấn đề thời gian, tôi xin phép chỉ đi sâu, trích dẫn từ mục II/ T́nh h́nh Trung Quốc lấn chiếm lănh thổ Việt Nam từ năm 1954 đến nay [tức 1979] (TL2, tr.8 đến tr.18). Mục này nêu 9 thủ đoạn chính của… “bạn”!

1). Từ xâm canh, xâm cư, đến xâm chiếm đất.

Hành động này xuất phát từ chỗ núi sông hai nước nhiều nơi liền một giải, người 2 bên nhiều chỗ lại vốn là họ hàng, thân tộc.

Điểm đầu tiên, tài liệu gọi là “điển h́nh” là khu vực Tŕnh Tường – Quảng Ninh. Đây vốn là đất V.N theo các văn bản, bản đồ cũ. T.Q đưa dân sang đây làm ăn, mang hàng hoá sang cho dân họ (và cho luôn dân Việt) rồi “gom” vào công xă Đồng Tâm, huyện Đông Hưng, khu tự trị dân tộc Choang – Quảng Tây, thế là… “nghiễm nhiên biến một vùng lănh thổ Việt Nam dài 6 ki-lô-mét, sâu 1,300 ki-lô-mét” (TL2, tr.9) thành đất Trung Quốc! “Tŕnh Tường không phải là một trường hợp riêng lẻ, c̣n đến 40 điểm khác mà phía Trung Quốc tranh lấn với thủ đoạn tương tự như xă Thanh Loa, huyện Cao Lộc (mốc 25, 26, 27) ở Lạng Sơn, Khẳm Khâu (mốc 17 – 19) ở Cao Bằng, Tả Lùng, Làn Phù Th́n, Minh Tân (mốc 14) ở Hà Tuyên, khu vực xă Năm Chay (mốc 2 – 3) ở Hoàng Liên Sơn với chiều dài hơn 4 ki-lô-mét, sâu hơn 1 ki-lô-mét, diện tích hơn 300 héc-ta” (TL2, tr.9).

2). Lợi dụng việc xây dựng các công tŕnh hữu nghị để đẩy lùi biên giới sâu vào lănh thổ Việt Nam.

Tài liệu tố cáo: Ngay sau chiến tranh Việt-Pháp, vào năm 1955, khi khôi phục đường sắt phía bắc: “lợi dụng ḷng tin của Việt Nam, phía Trung Quốc đă đặt điểm nối ray đường sắt Việt-Trung sâu trong lănh thổ Việt Nam trên 300 mét so với đường biên giới lịch sử, coi điểm nối ray này là điểm mà đường biên giới đi qua” (TL2, tr.10). Sau này nhiều năm, nhiều lần Việt Nam đề nghị “hai bên điều chỉnh” chuyện “ngây thơ” này th́ phía Trung Quốc trả lời “không thể có đường sắt của nước này đặt trên lănh thổ nước khác” (TL2, tr.10). Thế là… hoà cả làng?!

Tài liệu c̣n viết “phía Trung Quốc đă ủi nát mốc biên giới số 18 nằm cách Nam quan 100 mét trên đường quốc lộ để xoá vết tích đường biên giới lịch sử, rồi đặt cột ki-lô-mét 0 đường bộ sâu vào lănh thổ Việt Nam trên 100 mét…” (TL2, tr.10). Sự “mềm” của “đảng ta” dịp này làm nước ta bị “lấn chiếm một khu vực liên hoàn từ đường sắt sang đường bộ thuộc xă Bảo Lân, huyện Văn Lăng, tỉnh Lạng Sơn… dài 3,100 ki-lô-mét và sâu vào đất Việt Nam 0,500 ki-lô-mét” (TL2, tr.10).

Tài liệu c̣n tố cáo thủ đoạn “nắn ḍng chảy” của sông suối, làm cho bờ đất bên Việt Nam cứ bị sói ṃn dần dần khi “bạn giúp ta” xây cống ngầm ở Hoành Bồ (Quảng Ninh), P̣ Hèn (Quang Ninh), đập Ái Cảnh (Cao Bằng), cầu Ba Nậm Cúm (Lai châu) v.v… (TL2, tr.11).

3). Đơn phương xây dựng các công tŕnh ở biên giới lấn sang đất Việt Nam.

“Tại khu vực mốc 53 (xă Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng) trên sông Quy Thuận có thác Bản Giốc, từ lâu là của Việt Nam và chính quyền Bắc Kinh cũng đă công nhận sự thật đó. [người viết nhấn mạnh]. Ngày 29 [hay 20?, v́ tài liệu bị mờ] tháng 2 năm 1976, phía Trung Quốc đă huy động trên 2.000 người, kể cả lực lượng vũ trang lập thành hàng rào bố pḥng dày đặc bao quanh toàn bộ khu vực thác Bản Giốc thuộc lănh thổ Việt Nam, cho công nhân cấp tốc xây dựng một đập kiên cố bằng bê-tông cốt sắt ngang qua nhánh sông biên giới, làm việc đă rồi, xâm phạm lănh thổ Việt Nam trên sông và ở cồn P̣ Thoong và ngang nhiên nhận cồn này là của Trung Quốc” (TL2, tr.11 & 12).

Tại đây, người viết xin phép… dài ḍng một tư ty như thế này:

Trích lời thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Vũ Dũng, ngày 02-01-2009 mới đây, trả lời báo điện tử VietNamNet sau khi Việt Nam-Trung Quốc hoàn tất cơ bản việc cắm mốc đường biên giới dài 1.400 km vào những ngày cuối năm 2008 đă khẳng định: “Không hề có chuyện Việt Nam mất đất, cắt đất cho nước này nước kia như một số mạng hải ngoại đưa tin. Những mạng này hoặc do thiếu thông tin hoặc cố t́nh làm sai lệch thông tin v́ những ư đồ khác nhau nào đó”; rồi giải thích về Bản Giốc như sau: “Thác Bản Giốc gồm 2 phần: phần thác phụ và phần thác chính. Phần thác phụ hoàn toàn thuộc phía Việt Nam, c̣n phần thác chính đổ thẳng xuống sông Quây Sơn là sông chung biên giới. Theo Hiệp ước 1999, đường biên giới sẽ được xác định theo nguyên tắc trung tuyến ḍng chảy chính. Tại ṿng họp này, ta và Trung Quốc đă thoả thuận đường biên giới đi từ mốc 53 cũ, qua cồn P̣ Thoong, đến điểm giữa của mặt thác chính và sau đó ḍng chảy chính trên sông Quây Sơn. Ta và Trung Quốc cũng nhất trí sẽ cùng hợp tác để phát triển tiềm năng du lịch, kinh tế tại khu vực thác Bản Giốc”.9

Làm đến chức… “phó Thượng thư” mà tài liệu của Bộ ḿnh cũng không đọc (hay đọc mà không… hiểu nổi?!), ăn nói càn rỡ; lại nữa, nếu nay mai ổng được “đảng ta” “quy hoạch cán bộ”, “đá lên” làm tổng bí thư hay chủ tịch nước chẳng hạn, th́ với tŕnh độ như vậy, không hiểu ổng sẽ dẫn đàn con của Mẹ Âu Cơ đi đến đâu? (Tất nhiên không hướng đạo nổi nhóm con theo Cha Lạc Long Quân ra biển… vượt biên và đă đến chân trời sáng lạn rồi!).10

Mục này, TL2 c̣n đề cập đến “bạn” c̣n “gây sự” ở khu vực mốc giới 43 và 114 nữa…

4). Từ mượn đất của Việt Nam đến biến thành lănh thổ của Trung Quốc.

Mục này đại ư nói rằng “đảng ta” có ư “thông cảm” “đảng bạn” nên đă “cho Trung Quốc mượn đường đi lại, cho dùng mỏ nước, cho chăn trâu, lấy củi, đặt mồ mả… trên đất Việt Nam” thế là, rồi, “bạn” “dần dần mặc nhiên coi vùng đất mượn này là đất Trung Quốc” (TL2, tr.12). Việc này xẩy ra ở khu vực mốc 94 – 95 (Phia Un) v.v… và như vậy là ngay “từ năm 1956 họ không thừa nhận đường biên giới lịch sử chạy trên đỉnh núi Phia Un mà đ̣i biên giới chạy xa về phía nam con đường, sâu vào đất Việt Nam trên 500 mét” (TL2, tr.13).

5). Xê dịch và xuyên tạc pháp lư các mốc quốc giới để sửa đổi đường biên giới.

Về hành động “hữu nghị” biểu hiện “tính vô sản quốc tế trong sáng, keo sơn” này, TL2 tố cáo: “… Trung Quốc cũng tự ư di chuyển mốc ở một số nơi, hoặc lén lút đập phá, thủ tiêu các mốc không có lợi cho họ như ở khu vực Chi Ma (Lạng Sơn), khu vực mốc 136 ở Cao Bằng… …, họ cũng t́m cách xuyên tạc đường biên giới đă rơ ràng chạy giữa hai mốc như khu vực Kùm Mu – Kim Ngân – Mẫu Sơn (mốc 41, 42, 43) ở Lạng Sơn dài trên trên 9 ki-lô-mét, sâu vào đất Việt Nam 2,500 ki-lô-mét, diện tích gần 1.000 héc-ta, khu vực Nà Pảng – Kéo Tŕnh (mốc 29, 30, 31) ở Cao Bằng, dài 6,450 ki-lô-mét, sâu vào đất Việt Nam 1,300 ki-lô-mét, diện tích gần 200 héc-ta” (TL2, tr.13).

6). Làm đường biên giới lấn sang đất Việt Nam.

… chỉ tính từ tháng 10 năm 1976 đến năm 1977, bằng việc làm đường biên giới họ đă lấn vào đất Việt Nam tại hàng chục điểm, có điểm diện tích rộng trên 32 héc-ta, sâu vào đất Việt Nam trên 1 ki-lô-mét như khu vực giữa mốc 63 – 65 thuộc huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng hay khu vực giữa mốc 1 – 2 Cao Ma Pờ thuộc tỉnh Hà Tuyên dài 4 ki-lô-mét, sâu vào đất Việt Nam 2 ki-lô-mét” (TL2, tr.14).

7). Lợi dụng việc vẽ bản đồ giúp Việt Nam để chuyển dịch biên giới.

Năm 1955 – 1956, Việt Nam đă nhờ Trung Quốc in lại bản đồ nước Việt Nam tỷ lệ 1/100.000. …, họ đă sửa kư hiệu một số đoạn đường biên giới dịch về phía Việt Nam, biến vùng đất của Việt Nam thành đất Trung Quốc. Thí dụ: họ đă sửa kư hiệu ở khu vực thác Bản Giốc (mốc 53) thuộc tỉnh Cao Bằng, nơi họ định chiếm một phần thác Bản Giốc của Việt Nam [người viết nhấn mạnh] và cồn P̣ Thoong” (TL2, tr.14).

Tôi trích đoạn trên từ bản chụp tài liệu chính gốc, tài liệu được chảy theo ḍng “lề đường bên phải” của “đảng ta”, chắc lại một lần nữa làm khó cho ngài phó Vũ Dũng rồi! Kẻ viết tôi xin cảm phiền ngài!

8). Dùng lực lượng vũ trang uy hiếp và đóng chốt để chiếm đất.

Tại khu vực Trà Mần – Suối Lũng (mốc 136 – 137) thuộc huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng, năm 1953 Trung Quốc đă cho một số hộ dân Trung Quốc sang xâm cư ở cùng với dân Việt Nam; sau đó, họ tiếp tục đưa dân sang thêm h́nh thành ba xóm với 16 hộ, 100 nhân khẩu mà họ đặt tên Si Lũng theo tên một làng của Trung Quốc gần đó” (TL2, tr.14). Và, “Tháng 6 năm 1976, họ đă trắng trợn đưa lực lượng vũ trang đến đóng chốt để đàn áp quần chúng đấu tranh và ngăn cản việc tuần tra của Việt Nam vào khu vực này, chiếm hẳn một vùng đất của Việt Nam trên 3,2 ki-lô-mét [vuông], có mỏ than ch́” (TL2, tr.15).

Tương tự, tại mốc 2 – 3 Nậm Chảy – Mường Khương – Hoàng Liên Sơn vào năm 1967 – 1968: “…, [họ] lại tiếp tục tăng số dân lên đến 36 hộ, 152 người, vào vùng này thu thuế, phát phiếu vải cho dân, đặt tên cho xóm dân Mèo này là “Śn Sài Thàng”, tên của một bản Trung Quốc ở bên kia biên giới cách khu vực này 3 ki-lô-mét.” (TL2, tr.15).

9). Đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Hoàng Sa – tiền đồn của Tổ quốc nh́n ra biển Đông thất thủ, 58 chiến sĩ máu đỏ da vàng đă anh dũng hy sinh cho đất Mẹ không một lời được họ nhắc đến, ấy là chưa nói: chắc vào cái ngày Xuân về năm 1974 11 ấy họ c̣n mỉm cười khoái chí, rằng “đảng ta” chiến đấu cho thế giới đại đồng mà, bốn phương vô sản đều là anh em mà, vậy “đảng ta” giữ hay “đảng bạn” chiếm có chi là khác nhau!

Đến đây miệng hến đă mở, và có lẽ là lần mở miệng duy nhất suốt mấy chục năm qua, nhưng không phải là để tưởng nhớ đến hương hồn các liệt sĩ.

Liệu đến bao giờ chúng ta, những con dân Lạc Hồng mới lập được tấm bia tưởng niệm, ghi công Trung tá Hạm trưởng Nguỵ Văn Thà cùng 57 đồng đội của ông đây? Và cả tấm bia tưởng niệm 74 binh sĩ quân đội (nhân dân) Việt Nam hy sinh tại Trường Sa ngày 14/03/1988 do “đảng bạn” xua quân tiến chiếm đảo này.

Bên kia thế giới, 58 + 74 người con đất Việt đă từng nêu gương tuẫn liệt v́ Tổ quốc ắt hẳn đang nắm tay nhau trấn giữ biển Đông cho chúng ta – những người c̣n sống.

Chúng ta phải làm ǵ đây để đền đáp và ghi nhớ công ơn họ?

 

Nguyễn Văn – Hà Nội
14/3/2009


1 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Hanoi-switch-the-green-light-on-for-open-protecting-the-vietnam-sovereignty-of-sea-and-island-mlam-03142009100243.html?searchterm=None

2 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/03/090318_biendong_conference.shtml

3 như trên

4 như trên

5 http://baodoi.net/index.php?view=story&subjectid=1735

6 http://www.hungviet.org/suthat/suthat0309-1.html & http://www.hungviet.org/suthat/suthat0309-2.html

7 http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=2391 và 8 files sau có đuôi: =2394; =2401; =2405; =2411; =2416; =2425; =2429; =2433

8 http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=2390 và 4 files sau có đuôi: =2392; =2395; =2404; =2409

9 Bán nguyệt san Tự do Ngôn luận, số 67, ngày 15.1.2009, tr.1 hoặc http://www.tdngonluan.com/diendan/dd_quyluy.htm

10 “Cóp” từ ư của Phương Nam Đỗ Nam Hải – Việt Nam đất nước tôi, http://www.ykien.net/pndatnuoc.html

11 19/01/1974, ngày Hoàng Sa thất thủ.

Phụ bản: Sơ đồ biên giới Việt Nam và Trung Quốc. Một số điểm Trung Quốc đă lấn chiếm trước ngày 17-2-1979

TL2, tr.16 – Sơ đồ này chụp từ sách in nên hơi bị mờ, khó xem; người viết cũng xin mạnh dạn đưa vào đây để quư bạn đọc nào cần th́ cố xem.

 


<< trở về đầu trang >>