Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

 

Thoát Hiểm Nhân Quyền

Thoát Hiểm Nhân Quyền

 

Trần Khải


Mọi chuyện có vẻ như rằng, hưởng lợi về t́nh h́nh nhân quyền nhất trong thời gian này hóa ra lại là nhà nước CS Việt Nam.
Như thế không có nghĩa, Việt Nam là nơi nhân quyền được tôn trọng và bảo vệ cẩn trọng, mà chỉ v́ những lư do khó hiểu nào đó, các mũi dùi nhân quyền quốc tế lại chĩa trực diện vào các nơi khác.
Thí dụ, khối ASEAN họp đủ thứ diễn đàn quốc tế mở rộng, nhưng chỉ có Miến Điện bị la mắng về mặt nhân quyền; không nghe ai la mắng ǵ nhà nước CSVN. Rồi tới quả bom ngàn triệu tấn của Giải Nobel Ḥa B́nh 2010 th́ lại rơi ngay Bắc Kinh... Nghĩa là Hà Nội tuyệt vời, giữa muôn trùng phi tiêu rợp trời, vẫn thoát hiểm như thường.
V́ sao thế? Phải chăng, nói theo kiểu mê tín dị đoan của dân ḿnh, th́ các lănh đạo CSVN được “bà độ, ông cứu”? Hay phải chăng, Hà Nội có trang phục tàng h́nh nhân quyền, để khi kính chiếu yêu rọi tới th́ vẫn không thấy ǵ? Nhưng tuyệt vời nhất cho Hà Nội, là khi Giải Nobel Ḥa B́nh được tuyên bố trao cho Lưu Hiểu Ba, một nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc. Bởi v́ sau khi thế giới chấn động v́ ảnh hưởng của một cú đấm thép từ Bắc Âu tung xa ngàn dặm như thế, và rồi nhà nước Bắc Kinh giận dữ gầm thét phản ứng như thế, tất cả mọi chuyện xảy ra tại Việt Nam đều tự nhiên trở thành “chuyện nhỏ” thôi...
Thực sự, chỉ nh́n trong vài năm qua, thế giới sẽ thấy các chuyện đàn áp nhân quyền tại Việt Nam  không ở tầm mức vang dội như tại Miến Điện và Trung Quốc.
Năm 2007, hàng trăm ngàn vị sư xuống đường ở Miến Điện để đ̣i cải cách kinh tế cho dân chúng đỡ khổ. Nguyên cớ lúc đầu v́ giá xăng dầu bị gỡ bao cấp, làm giá xăng dầu tăng 66%, và giá khí hóa lỏng để chạy xe buưt tăng giá gấp 5 lần. Do vậy, chuyên chở tăng giá, năng lượng tăng giá, kéo theo mọi thứ cùng tăng. Các vị sư đă bị đàn áp dữ dội bằng bạo lực quân đội.
Năm 2008, nhiều ngàn dân biểu t́nh ở vùng đất Tây Tạng, lúc đầu nguyên khởi là để kỷ niệm Ngày Tây Tạng Nổi Dậy. Một số nơi bị hôi của, cướp, đốt phá. Quân đội TQ đă đàn áp dữ dội.
Năm 2009, nhiều ngàn dân vùng Tân Cương xuống đường, lúc đầu là biểu t́nh ôn ḥa, nhưng hai ngày sau là hàng trăm dân Hán tộc dùng bạo lực xô xát với dân bản xứ Tân Cương.
Với những mức độ lớn như thế tại Miến Điện và Trung Quốc, quốc tế sẽ thấy rằng các chuyện ở VN đều là chuyện nhỏ, bởi v́ tại VN bất kỳ cuộc tụ họp nào quá 5 người đều bị vây bắt tức khắc.
Thêm nữa, những cuộc tụ họp dân oan vài chục người rồ cũng bị xe công an nửa đêm xúc đưa về các tỉnh. Và những cuộc tuần hành thắp nến của giáo dân Hà Nội để đă được CSVN hóa giải nhẹ nhàng bằng các chiêu thức vận động Vatican, để rồi đẩy Đức Giám Mục Ngô Quang Kiệt vào một góc tu viện. Chưa hết, các bất ổn tại Đồng Chiêm (Hà Nội), Cồn Dầu (Đà Nẵng), Bát Nhă (Lâm Đồng... đều được chuyển sang hồ sơ tranh chấp chủ quyền đất, giải tỏa để làm dự án, nội bộ sân chùa...
Lăng ba vi bộ tuyệt vời như thế, nên thế giới vẫn cho rằng Hà Nội nhẹ tội hơn Bắc Kinh. Bởi v́ những cuộc vây bắt giới bất đồng chính kiến và những người hoạt động công đoàn ngoà́ luồng tại VN đều chỉ là từng đợt vài người. Nghĩa là, VN có nặng tội, th́ cũng cỡ như Cuba thôi, chứ chưa tới mức “đàn áp hoành tráng” như TQ và Miến Điện. Một điểm cũng cần so sánh rằng, chính Ṭa Thánh Vatican cũng đă khéo léo dịu dàng với VN  và Cuba, và lấy sự thỏa hiệp này làm chính sách căn bản, cũng v́ thực tế, có căng thẳng với anh em nhà Castro và ông vua nhà họ Nông th́ sẽ chỉ vô ích thôi.
Cao điểm của vở tuồng hiện nay là Giảỉ Nobel Ḥa B́nh 2010, th́ chỉ có Bắc Kinh lănh búa. Như thế, Việt Nam sẽ đỡ lo lắng nhiều năm, v́ Giảỉ này tới Châu Á, thế nào nhiều năm sau mới quay lại châu lục này.
Điều cần thấy những ngày này: chính nhiều quan chức Mỹ cũng đă khen ngợi nhân quyền VN có cải thiện. Sao lại có chuyện như thế? Nếu ngay tận gốc thủ đô Washington DC, Hà Nội được khen ngợi về nhân quyền th́ kể như khó thông qua các dự luật nhân quyền VN và dự luật trừng phạt các quan chức VN vi phạm nhân quyền (mà dân biểu liên bang Cao Quang Ánh đă tŕnh ra).
Hoặc, có thể thấy, hệt như tuần này chúng ta đă thấy dự luật DREAM Act, một dự luật nhằm ân xá sinh viên học sinh di dân lậu, thông qua Hạ Viện được, nhưng tới Thượng Viện là bị hoăn liền. Nghĩa là tối đa, dự luật nhân quyền VN chỉ qua được Hạ Viện, mà viễn ảnh này chưa chắc đă có thể xảy ra, v́ thực tế Đảng Cộng Ḥa đang nắm quyền kiểm soát Hạ Viện trong khi đảng này chỉ quan tâm về sức bành trướng của Trung Quốc.
Cũng cần ghi nhận rằng, mới hôm Thứ Tư 9 tháng 12 năm 2010 tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đă có cuộc gặp gỡ giữa Phụ tá Ngoại trưởng là ông Michael Posner với một số đại diện các tổ chức nhân quyền và chính trị của cộng đồng Việt Nam. Nội dung bàn về các vấn đề nhân quyền và lao động tại Việt Nam và ông Posner muốn thu nhận những ư kiến để chuẩn bị cho cuộc họp với chính phủ Việt Nam tại Hà Nội vào tuần tới nhằm cải thiện t́nh trạng nhân quyền trong nước và yêu cầu thả những tù nhân chính trị.
Chức vụ Phụ Tá Ngoại Trưởng là chức vụ cao hàng thứ 3 tại Bộ Ngoại Giao Mỹ, chỉ đứng sau Ngoại Trưởng Hillary Clinton và hai vị Thứ Trưởng Ngoạị Giao là James Steinberg và Jacob J. Lew. Chức Phụ Tá Ngoại Trưởng cũng có thể dịch là Trưởng Pḥng của Bộ Ngoại Giao đặc trách về một lĩnh vực chuyên môn.
Bản tin Việt Báo hôm Thứ Sáu ghi rằng:
“Vị đại diện của bác sĩ Nguyễn Xuân Ngăi, Phó Tổng Thư Kư Đảng Dân Chủ Việt Nam đă đặt vấn đề với ông Michael Posner là nhà cầm quyền Việt Nam đă bỏ tù một cách không chính đáng những nhà đấu tranh dân chủ  trong đó có Tổng Thư Kư Đảng Dân Chủ là luật sư Lê Công Định, Chủ tịch Phong trào Tập hợp Thanh niên Dân chủ là Nguyễn Tiến Trung và Điếu Cày Nguyễn Văn Hải vẫn c̣n bị giam mặc dù đă hết hạn án tù.
Ông Michael Posner nhắc tới chuyện Việt Nam vào tháng 5 năm 2010 đă chấp nhận các nguyên tắc luật pháp của Hội Luật Sư Hoa Kỳ và Hoa Kỳ hi vọng là sẽ có những thay đổi lớn lao về t́nh trạng trao đổi thương mại và luật lao động vào năm 2011.
Bác sĩ Nguyễn Xuân Ngăi đă gởi lời cám ơn đến ông Phụ tá Ngoại trưởng Hoa Kỳ về những nỗ lực của ông và nhờ ông yêu cầu chính phủ Việt Nam phải trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị ngay tức khắc và vô điều kiện.
Ông Posner nói rằng chính phủ Hoa Kỳ sẽ tiếp tục áp lực với Hà Nội về vấn đề cải thiện nhân quyền và yêu cầu trả tự do tất cả các tù nhân chính trị trong cuộc họp sắp tới vào hai ngày 13, 14 tháng 12, 2010.”(hết trích)
Như thế, Mỹ-Việt sẽ nói ǵ về nhân quyền trong 2 ngày 13 và 14 tháng 12-2010?
Có thể là phía Mỹ sẽ nói, “quư vị hên lắm, may mà Lưu Hiểu Ba được giải Nobel, chứ nếu Giảỉ này trao cho một người Việt nào th́ kể như quư vị rách việc. Thêm nữa, quư vị phải cảm ơn Hoa Kỳ v́ Bộ Ngoại Giao Mỹ luôn luôn khéo léo bênh vực quư vị...”
Cũng có thể là phía CSVN sẽ tự nh́n nhận rằng đúng là đă có bắt nhiều người bất đồng chính kiến (không chối nổi chuyện này, cả thế giới đều biết), nhưng cũng đúng là có đưa ra ṭa xử theo “đúng luật pháp của VN” (bảo đảm có bản án sẵn, chỗ này sẽ được Hà Nội im lặng, muốn hiểu sao cũng  được), đúng là VN cũng vây bắt những người viết blog (Hà Nội sẽ đắc ư nói rằng, quư vị cũng bắt người sáng lập WikiLeaks đấy thôi, cũng v́ thiếu 2 bao cao su, c̣n chúng tôi con cháu Bác Hồ th́ lại thừa 2 bao cao su), và đúng là chúng tôi có bao vây kinh tế các gia đ́nh của những người viết blogs, và vân vân, và vân vân.
Tuy nhiên, Hà Nội sẽ nói thêm, rằng thế giới Tây Phương (Mỹ-Châu Âu) phải biết rằng đừng có v́ một vài người bất đồng chính kiến mà đẩy chúng tôi sang hàng ngũ phên dậu cho Bắc Triều, kiểu như anh Chí Phèo Bắc Hàn... 
Có một số chi tiết cho thấy rằng Mỹ muốn kết thân với Việt Nam bất kể mọi đàn áp nhân quyền. Bởi v́ thực tế trong ngoại giao, Mỹ đă kết thân với rất nhiều nước vi phạm nhân quyền. Thí dụ, bất kể Israel bị hầu hết thế giới chỉ trích việc bao vây nhiều thị trấn Palestine, Mỹ vẫn xem Israel là “môi hở, răng lạnh” của Mỹ, bởi v́ Israel là thành tŕ để ngăn các nước Ả Rập đầy bất trắc. Và bất kể mọi nghị quyết kết án và trừng phạt Israel, Mỹ vẫn ngang nhiên phủ quyết hoặc bất tuân hành như thường.
Thí dụ nữa, bất kể Saudi Arabia nhiều năm nằm trên danh sách CPC để trừng phạt v́ lư do đàn áp tôn giáo, Mỹ vẫn xem Saudi là bạn chí thân “phên dậu” để mở căn cứ ở Saudi thời Cuộc Chiến Vùng Vịnh lần đầu, nhằm đóng quân giúp Saudi (bây giờ đă rút quân xong, ra khỏi là năm 2003), từng đưa Hạm Đội Thứ 5 tới bảo vệ tuyến hàng hải ở Vịnh Ba Tư để giúp bạn Saudi.
Và gần nhất, vào ngày 20-10-2010, Bộ Ngoại Giao Mỹ loan báo cho Quốc Hội Mỹ ư định bán đợt vũ khí lớn nhất lịch sử Mỹ: đơn Saudi đặt mua vũ khí Mỹ trị giá  60.5 tỉ đôla.
Hóa ra, nhân quyền chỉ là nói bên bàn họp nhân quyền thôi.  C̣n chuyện quốc gia Hồi Giáo Saudi Arabia đàn áp các tôn giáo khác, th́ chỉ là “chuyện nhỏ,” hay có đàn áp nữ quyền th́ đó là chuyện Mỹ không muốn bàn tới, bất kể đó là chuyện cho cưới 4 vợ, hay bắt quư bà che mặt, hay bắt phảỉ có người thân hộ tống khi ra đường phố... Đó là chưa kể chuyện Saudi Arabia cấm ngặt đồng tính luyến ái (nhân danh tôn giáo).
Như thế, Việt Nam thực ra c̣n đỡ hơn Saudi Arabia, nhiều người Mỹ sẽ nghĩ như thế, v́ nữ quyền và đồng tính quyền cũng c̣n có chỗ thương lượng ở VN (bởi v́ đạo của Mác-Lê-Hồ không cấm?).
Trên đà́ VOA, hôm Thứ Năm 9-12-2010, bản tin nhan đề “Đại sứ Mỹ: Các vụ bắt bớ giới bất đồng chính kiến gia tăng tại VN” đă có những lời nhận xét từ ông Đạị Sứ Mỹ, trích như sau:
“Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội nói rằng Việt Nam đang gây khó khăn cho những người bất đồng chính kiến trong việc bày tỏ quan điểm của họ, với sự gia tăng các vụ bắt bớ trong thời gian gần đây.
Đại sứ Michael Michalak hôm thứ Năm nói rằng tính minh bạch trên Internet đă bị “tấn công” liên tiếp tại Việt Nam, với những giới hạn mới được áp đặt đối với các blogger và cà phê internet, cũng như các hành động xâm nhập các trang mạng chỉ trích nhà nước.
Đó là phát biểu của Đại sứ Michalak trước một diễn đàn đánh dấu Ngày Nhân Quyền Quốc Tế hôm thứ Sáu. Ông nói trong năm nay, 24 người đă bị bắt giữ, và 14 người khác bị kết tội tại Việt Nam, chỉ v́ “đă bày tỏ quan điểm của ḿnh một cách ôn ḥa.”
Trong khi nhiệm kỳ Đại sứ của ông sắp sửa kết thúc, trong 3 năm phục vụ tại Việt Nam đại sứ Michael Michalak đă chứng kiến sự kiện Washington và Hà Nội xích lại gần nhau trong các lĩnh vực thương mại và an ninh. Ông cho biết ông cũng thấy có cải thiện trong vấn đề tự do tôn giáo trong thời gian ở Việt Nam...”(hết trích)
Tuyệt vời là ông Đại Sứ. Vừa mới nói một câu chỉ trích Hà Nội, liền vuốt ve ngay câu kế tiếp.
Đại Sứ Michalak nói ông cũng thấy có cải thiện trong vấn đề tự do tôn giáo trong thời gian ở Việt Nam. Ông đă nói như thế, th́ làm sao 2 dự luật của DB Cao Quang Ánh thông qua được? Mà nếu qua được Hạ Viện, th́ cũng không thấy có cơ qua nổi Thượng Viện. Khỏi cần tới ông Đại Sứ Lê Công Phụng du thuyết  DB họ Cao làm chi cho mệt.
Bởi vậy, Tổng Lănh Sự Hoa Kỳ tại Việt Nam là ông Lê Thành Ân có ra Đà Nẵng tắm biển, nhưng không nghĩ tới chuyện thăm Giáo Xứ Cồn Dầu gần đó.
Bây giờ lại thêm chuyện ông Lưu Hiểu Ba lănh giải Nobel 2010. Thế giới sẽ gật gù, rằng đúng thế, VN c̣n nhẹ tội hơn Miến Điện và TQ, và thậm chí cũng c̣n có chỗ đỡ hơn là Saudi Arabia.
Thế giới chỉ thấy rằng TQ đang nổi giận, nhưng lại không thấy rằng VN đang vui mừng v́ đă có đàn anh lănh đạn giùm.

TRẦN KHẢI


<<trở về đầu trang>>
free counters