Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650 www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de
|
Thất Vọng
-
LS. Trịnh Hội
Blog Mười Sáu hân hạnh giới thiệu bài viết của LS. Trịnh Hội, một người tị nạn Việt Nam, lớn lên và thành đạt với bằng Luật Sư tại Australia, anh đă tự nguyện sang công tác giúp bà con Việt Nam tị nạn cộng sản tại Phillipine, những người bị rớt thanh lọc, vận động các chính giới quốc tế và người Việt Hài Ngoại để cùng chung tay giúp số đồng bào c̣n sót lại đó được đi định cư tại các quốc gia đệ tam. Sau khi thành công, anh qua Mỹ, kế đó về làm việc tại Hà Nội cho một tổ hợp Luật của Anh, đồng thời được một hăng phim trong nước mời đóng vai chính trong bộ phim có tên "14 Ngày Phép". Cũng trong thời gian này những người đày tớ của dân đă đến gặp anh và mời anh nhập vai chính trong một bộ khác như lời anh ví von là ...bộ công an. Với bộ phim này th́ khỏi phải tập v́ nó quá thật và đầy cay đắng lẫn THẤT VỌNG. 16 xin mời các bạn đọc nghe anh kể tiếp...
... Chưa kịp t́m được câu trả lời cho chính ḿnh th́ tôi thấy từ bên ngoài bước vào một…. cô công an tuổi độ trên 40 mặc bộ đồ công an trông rất oai vệ cùng với một thái độ trông cũng rất ư là… chính thức (ư tôi muốn nói ở đây là “official”). Official từ gương mặt cho đến hành động. Cũng có thể v́ tôi từ nhỏ đă bị dị ứng với bộ đồ xanh màu lá cây này của công an nên chỉ cần thoáng nh́n qua màu này là tôi đă thấy oải.
Đă vậy khi cô cất giọng tôi lại nghe được giọng Bắc chính cống sau 75 của cô. Cái giọng mà 10 năm sau tôi vẫn c̣n nhớ rơ mồn một v́ nó rất… khác với giọng Nam của tôi. Hay giọng Bắc 54 của những người Bắc mà tôi đă từng… quen biết!
Nghĩ lại mới thấy ḿnh đúng là thằng kỳ thị. Chưa quen biết ǵ, chưa nói năng ǵ mà tôi đă thấy h́nh như ḿnh không có cảm t́nh ǵ mấy đối với người đàn bà đang ngồi trước mặt ḿnh. Mặc dù người này xem ra cũng có khá nhiều quyền uy và hoàn toàn có thể làm khó ḿnh bất cứ lúc nào.
Và đúng như cảm nhận, câu nói đầu tiên của cô không phải là lời chào hỏi, xă giao thông thường mà cô đi thẳng vào lư do cô cần gặp tôi:
”Hôm nay tôi muốn làm việc với anh về việc anh xin phép đóng phim và làm văn nghệ ở Việt Nam”.
“Dạ vâng”. Tôi chẳng biết phải trả lời thế nào cho phải phép nên chỉ có thể thốt ra hai tiếng cụt ngủn như thế.
“Tôi muốn cho anh biết là bên Cục Điện ảnh đă có công văn thông báo cho nhà sản xuất và chúng tôi biết là anh được phép tham gia vào bộ phim 14 Ngày Phép với điều kiện là anh phải chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam”.
“OK”. Lại một lần nữa tôi chẳng biết phải trả lời thế nào cho đúng thủ tục ngoại trừ tiếng “OK”.
“Tôi muốn nói thẳng với anh là chúng tôi rất hoan nghênh việc các nghệ sĩ từ hải ngoại trở về để phục vụ bà con, nhân dân trong nước nhưng ở đâu cũng có luật lệ và quy định rơ ràng. V́ vậy tôi muốn anh hôm nay viết vào bản cam kết này là anh sẽ không tham gia vào bất cứ hoạt động nào nằm chống phá nhà nước Việt Nam”.
“OK!” Tôi cũng chỉ có thể trả lời đến từng ấy.V́ suy cho cùng đối với tôi điều kiện này thật ra cũng không có ǵ quá đáng. Từ trước đến giờ tôi chưa bao giờ cho những điều tôi làm là chống phá Việt Nam. Lần này tôi quyết định về lại Việt Nam cũng không phải là để chống phá nhà nước. Và làm văn nghệ, đóng phim càng không phải là nơi để tôi… chống phá.
Thế là chỉ trong ṿng 5 phút tôi đă thực hiện được yêu cầu của cô công an ngồi trước mặt tôi với gương mặt nay đă có phần dịu lại. Có lẽ v́ cô thấy tôi cũng không có vẻ ǵ… chống phá cho lắm. Tôi lại không tỏ ư phản đối hay chất vấn ngược lại cô. Hoặc có lời nói, hành động ǵ có thể cho là phách lối (v́ xin thú thật có một số người từ hải ngoại về phách lối thật!).
Có lẽ cũng v́ vậy mà sau khi đóng tập hồ sơ lại để sang một bên, cô đă bắt đầu hỏi thăm tôi về những chuyện bên lề như ca sĩ nào đang lên, đi show ở hải ngoại được bao nhiêu tiền mỗi lần, và v́ sao tôi quyết định về lại Việt Nam, v.v… Tôi nghĩ chắc phải gần một tiếng sau cô mới chịu cho tôi về sau khi tôi đă trả lời tất cả những câu hỏi, công cũng như tư, mà cô đưa ra.
Lúc tôi bước ra cổng, trời đă ngả chiều. Đứng đợi taxi, tôi để ư thấy từng hàng, từng lớp công an, già có, trẻ có, sắp hàng nối đuôi nhau dắt xe ra cổng để hối hả về nhà. Để lại sau lưng việc làm, các nguyên tắc, thủ tục và những bộ đồ đồng phục phản cảm, tôi có cảm giác như họ cũng như tất cả mọi người trong xă hội Việt Nam đang cố ḥa nhập vào ḍng người để vươn lên, bươn chải trong cuộc sống. Đằng sau những gương mặt lạnh lùng, ở dưới những bộ đồng phục công an đáng ghét đó là những con người Việt Nam rất b́nh thường với những cảm xúc thật, những nỗi niềm ẩn khuất thật mà có lẽ họ sẽ không thể nào chia sẻ với những người như chúng ta luôn có được sự tự do trong tư tưởng cũng như trong công việc. Chúng ta có thể thành thật với chính ḿnh. Và những người chung quanh ḿnh. Nhưng họ th́ không.
Tôi cảm nhận được điều này sau ngày làm việc đầu tiên với Bộ Công an Việt Nam. Đó là họ cũng là người và không đáng sợ như chúng ta tưởng. Họ cũng không tàn nhẫn, kém văn minh như tôi từng được nghe qua. Hay đă từng phải trải qua 10 năm về trước.
Nhưng đó mới chỉ là ngày đâu thôi mà, có phải không? Đi đêm có ngày gặp ma. Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ. Để rồi xem tôi có c̣n đủ sự nhẫn nại để khỏi…đổ lệ hay không!
Trịnh Hội- Ngọc Lan trong một vài xen quay , phim "14 Ngày Phép" - Chánh Phương Film.
Hôm bước ra khỏi Cục quản lư xuất nhập cảnh nằm trên đường Nguyễn Trăi, t́nh thật mà nói tôi nghĩ thế là xong. Họ chỉ có thể hỏi đến từng ấy và tôi chỉ biết có từng ấy để trả lời. Tôi về Việt Nam làm việc đă được 6 tháng nhưng chưa tham gia vào hội đoàn nào cả, cũng chưa lên tiếng về vấn đề ǵ th́ thiết nghĩ c̣n chuyện ǵ để hỏi?
Vậy mà tôi sai. Chỉ vài ngày sau tôi lại được kêu lên tiếp. Nhưng lần này người nói chuyện trên đầu dây điện thoại phía bên kia không phải là anh công an mà tôi đă gặp nhiều lần trên phim trường mà là một người tự xưng là Vũ đang làm việc với Cục. Cũng với giọng nói khá nhẹ nhàng của người Bắc, anh yêu cầu tôi trở lại Cục để làm việc.
Vũ c̣n khá trẻ. Chắc phải nhỏ hơn tôi vài tuổi. Ngày đầu gặp mặt, Vũ lại không mặc đồng phục nên trông tôi và cậu ta cứ như là hai người bạn đồng hẹn gặp nhau ở… đồn công an để tán dóc. Mà thật ra nếu như nơi đó không phải là đồn công an mà là ở quán bar nào đó, hay nhà của ai đó th́ những điều tôi bị hỏi và trả lời đều hoàn toàn có thể là những đề tài để tán dóc!
V́ đầu tiên Vũ hỏi tôi về Việt Nam để làm ǵ. Và cũng như lần trước tôi đă thành thật trả lời là tôi được chuyển về Việt Nam để làm việc cho công ty. Sau khi viết ra văn bản hẳn hoi, Vũ lại hỏi tiếp ở hải ngoại tôi làm ǵ, cuộc sống ra sao. T́nh thật có sao tôi cũng trả lời y vậy. Tôi ra trường ở Melbourne năm mấy, lên Sydney làm luật sư được bao lâu, qua Hồng Kông làm việc bao nhiêu lần, với ai, sang Philippines trong trường hợp nào, hoạt động ra sao, rồi đến lúc nào tôi mới sang Mỹ, làm MC, v.v… Nói tóm lại tôi đă phải trả lời rất nhiều về thân thế và sự nghiệp của ḿnh mặc dù chính ḿnh cũng chẳng biết sự nghiệp của ḿnh là ǵ!
Tôi trả lời đến đâu Vũ lại viết xuống đến đấy. Thật ra đầu tiên Vũ bảo chính tay tôi phải viết xuống những điều tôi khai. Nhưng v́ tôi chỉ vừa viết vài câu là Vũ đă không hài ḷng nên cuối cùng tự Vũ đă phải viết lấy. Tôi thấy h́nh như cách tôi viết Vũ không thích ǵ mấy.
Tôi mở đầu biên bản bằng hai chữ ‘Biên Bản’.
Vũ gạch đi bảo tôi đầu tiên phải viết rơ hai hàng: ‘Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam – Độc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc’.
Oh. Có cần thiết lắm không? Biên bản do chính tôi viết cho Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam chứ đâu phải đó là biên bản của Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam viết gửi cho tôi v́ vậy cần ǵ phải ghi hai hàng chử chẳng liên quan ǵ đến tôi?
Vũ không trả lời thẳng cho câu hỏi của tôi mà chỉ bảo tôi cần phải viết y như thế. Một vài hàng sau, Vũ lại phải sửa câu văn của tôi v́ Vũ bảo là tôi không được viết thẳng như vậy. Hoặc những chi tiết mà tôi đưa ra không cần thiết (thí dụ như tôi quyết định sang Hồng Kông làm việc v́ tôi thích và không cần phải xin phép ai khi quyết định sang Philippines!).
Oh. Thế th́ Vũ hỏi tôi để làm ǵ? Bạn hỏi tôi tại sao tôi sang Hồng Kông th́ tôi chỉ có thể trả lời là tôi thích, thế thôi. Đâu c̣n lư do nào khác. Bạn lại hỏi tôi đă phải xin phép ai khi sang Philippines làm việc th́ v́ sự thật tôi đă không xin phép ai, tự ḿnh qua đó lập văn pḥng, nên tôi đă ghi ra y như thế. Sao bây giờ bạn lại gạch bỏ?
Bôi tới, bôi lui cuối cùng Vũ phải tự viết xuống những điều tôi khai. Và sau khoảng 3, 4 giờ làm việc cùng nhau biên bản đă hoàn tất. Vũ bảo tôi kư tên vào. Chắc cũng phải trên dưới 10 trang. Và tuy cách hành văn hoàn toàn không phải là của tôi cuối cùng tôi cũng đă đồng ư kư tên vào v́ suy ra tôi thấy cũng không có ǵ khác biệt mấy với lời tôi khai. Chỉ có điều có rất nhiều điều tôi khai, giải thích tại sao tôi làm việc này, việc nọ hoàn toàn không được ghi nhận trong biên bản.
‘But that’s OK’, tôi đă tự an ủi ḿnh như vậy trước khi ra về. Một điều nhịn, chín điều lành. Nhất là đối với một thằng như ḿnh đang được các anh công an Việt Nam chiếu cố.
Nhưng điều lành đâu không thấy tới, tôi chỉ thấy ngày nào cũng phải gặp những người…không lành. Hôm th́ Vũ với một anh công an trẻ khác cùng điều tra về vấn đề tỵ nạn Philippines. Tôi đă liên lạc với những ai, làm thế nào để tranh đấu cho họ đi định cư. Tôi bảo ở ngoại quốc tôi tự động liên lạc thẳng với các dân biểu, thượng nghị sĩ, từ Úc sang tới Mỹ hoặc Canada. Không cần ai giới thiệu và cũng chẳng cần phải nhờ ai đỡ đầu. Sự thật là thế nhưng có vẻ như họ không tin tôi.
Họ cứ cố gặng hỏi: nhưng anh làm cho tổ chức nào? Ai giới thiệu cho anh đến gặp những người dân biểu? Anh có bằng chứng ǵ để chứng tỏ là anh không làm việc cho bất cứ tổ chức nào?
Trời! Nếu tôi không làm việc cho bất cứ một ai th́ làm sao tôi có bằng chứng để đưa ra? Ḿnh không thể nào có bằng chứng cho một điều chưa từng xảy ra, Vũ hiểu chứ?
Bất cần. Vài hôm sau tôi lại được Vũ gọi lên để tiếp tục điều tra. Và điều tra tiếp. Hôm th́ người này. Lần sau đổi hai người khác. Rồi lại khác nữa, khác nữa. Điều trùng hợp duy nhất là họ toàn là người Bắc. Và họ chỉ biết khư khư cố t́m sao ra cho được cái tổ chức ma nào đó mà tôi đang cộng tác chung.
Tuần này sang tuần khác. Tháng này sang tháng khác. Lần đầu tiên trong đời tôi đă có dịp vật lộn cùng một lúc với hai bộ: bộ phim tôi đang đóng và bộ Công an Việt Nam (hai cái bộ này h́nh như không ăn nhầm ǵ nhau!). Nếu tối tôi bận đi quay th́ ban ngày tôi phải đến tŕnh diện. Nếu cả đoàn phải xuống đến tận Sóc Trăng để quay th́ sau khi quay xong tôi phải ngay lập tức trở về Nguyễn Trăi để tiếp tục công việc điều tra chưa hoàn tất.
Buồn cười là thế. Bởi vậy khi nhận được tin tôi đoạt giải nam diễn viên xuất sắc hồi đầu năm, có thể nói tôi mới là người ngạc nhiên nhiều nhất. V́ trong suốt 2 tháng đi quay, không ngày nào là tôi không lo. Ở phim trường tôi được biến thành một Việt Kiều rất ư là bảnh bao lần đầu tiên về Việt Nam quen thân với biết bao cô gái trẻ đẹp. Nhưng vừa nghe hô tiếng ‘Wrap’ xong của đạo diễn là tôi lại phải trở về với thực tại và các cục mà tôi đang cố… nín thở để bước qua.
Nhưng nín hay không nín th́ tôi cũng không làm được ǵ và họ cũng không tha cho tôi. Ngay sau đêm quay cuối cùng tôi đă được gọi lên để gặp sếp của Vũ. Vũ bảo vậy. Và lần này tôi phải đến tŕnh diện ở ngay cổng của Bộ Công an nằm trên đường Nguyễn Văn Cừ, phía bên kia đường Nguyễn Trăi.
Khác với Vũ và những người
công an khác, người đàn ông này
đă lớn tuổi, mặc đồng phục hẳn
hoi và với khẩu súng lục giắt
bên hông, ông ta trông có vẻ
‘bậm trợn’ hơn. Không cần những
lời chào hỏi xă giao thông
thường, ông ta vào thẳng vấn đề
và cho là tôi chưa thành thật
khai báo.
Ông ta bảo: “Chúng tôi đă biết
tất cả những hoạt động của anh,
kể cả chức vụ của anh trong tổ
chức. V́ vậy tốt nhất là anh cần
khai báo đầy đủ, nếu không sẽ có
vấn đề.”
What? Hoạt động? Tổ chức? Chức vụ? Có thiệt không đây?
“Xin lỗi anh, anh có thể cho em biết là anh đang nói về vấn đề ǵ không ạ”, tôi vẫn đang muốn t́m hiểu xem ư ông ta là ǵ.
“Tôi nói là chúng tôi đă biết hết tất cả những hoạt động của anh và người của các anh đă gửi cho chúng tôi tất cả những bằng chứng kể cả chức vụ quan trọng của anh trong tổ chức”. Ông ta tuyên bố rất chắc chắn.
“Xin lỗi anh, từ lúc bắt đầu làm việc với mấy anh cho đến bây giờ em đă cho mấy anh biết là em chưa bao giờ làm việc cho bất kỳ một tổ chức nào và cũng không có chức vụ ǵ ngoại trừ tổ chức thiện nguyện VOICE mà em và các bạn lập ra để giúp người tỵ nạn”. Tôi vẫn đang cố gắng nhịn để từ tốn giải thích như nhiều lần trước đó.
Nhưng ông ta th́ không. Vừa hùng hổ chụp mũ, vừa nhạo báng tôi, ông ta lên giọng:
“Đă là Ủy viên Trung ương của
Đảng Việt Tân rồi th́ cần ǵ
phải chối?”
What?!!! Việt Tân? Ủy viên Trung
ương? Đầu tôi cứ như bị quay
ṿng nhưng ngoài mặt tôi vẫn
đang cố dùng lư trí để giải
thích:
“Xin lỗi anh, anh quy kết em như vậy nhưng anh có bằng chứng ǵ không?”
Dùng tay phất phất tỏ ư câu tôi hỏi là tầm phào, ông ta phớt lờ và trả lời như ra lệnh:
“Bằng chứng th́ chúng tôi đă có đầy đủ. Bây giờ chúng tôi cần anh thành thật khai báo để xem chúng tôi sẽ phải giải quyết trường hợp của anh như thế nào. Thế thôi. Anh không hợp tác th́ sẽ gặp rất nhiều khó khăn”.
“Là những khó khăn ǵ, anh có thể cho tôi biết được không”, h́nh như đến lúc ấy tôi đă thật sự tức giận từ lúc nào mà chính tôi cũng chẳng biết.
“Anh đừng thách chúng tôi”, ông ta gằn giọng.
“Tôi không dám thách ai nhưng tôi cũng không thể nào tin được là tôi bị các anh vu khống như thế. Ngay trước mặt tôi mà không cần bất cứ bằng chứng nào. Một lần nữa, tôi có thể khẳng định là tôi chưa bao giờ tham gia vào đảng Việt Tân và tôi cũng chẳng biết ủy viên trung ương là cái quái ǵ th́ thử hỏi làm sao mà tôi không tức”, vừa nói tôi có cảm giác như giọng nói của ḿnh vừa bị nghẹn lại.
Nhưng đối với ông ta h́nh như thái độ của tôi chẳng có nghĩa lư ǵ. Ông vẫn tiếp tục vu cáo, lần này lên giọng trịch thượng hơn:
“Anh đừng căi chầy căi chối nữa. Anh học cao, hiểu rộng, phải biết lúc nào là cần hợp tác. Đừng quá cứng đầu để rồi mang hậu quả về sau…”
Lời qua, tiếng lại, tôi đă lớn tiếng sẵng giọng hồi nào chẳng hay. Đưa tay chỉ vào khẩu súng đang nằm trên lưng của ông ta, tôi nh́n thẳng vào mặt ông nói rơ:
“Anh đang có súng trên tay. Anh có thể lên đạn để lên màng tang tôi ngay bây giờ để hỏi xem tôi có phải là đảng viên của đảng Việt Tân hay không. Ngay cả khi anh bảo là anh sẽ bắn nếu tôi chối, tôi cũng sẽ nói tôi không phải là đảng viên của đảng Việt Tân”.
Ngồi đây ghi lại những ǵ đă xảy ra trong khoảng thời gian ấy, tôi vẫn c̣n nhớ rất rơ những cảm giác mà ḿnh trải qua trong từng phút, từng giây: buồn có, chán có, lo có…Nhưng cảm giác mạnh nhất, đậm nhất vẫn là sự tức giận. Tức giận v́ bị vu khống. Tức giận v́ họ đă có thể nói láo một cách trắng trợn mà hoàn toàn không thèm đếm xỉa ǵ đến sự thật, đến sự chân thành trong từng câu trả lời của tôi.
Tôi nh́n thẳng, trừng trừng vào mắt ông ta, nghiến chặt răng cố đừng để rơi nước mắt thế vậy mà tôi đă thất bại. Hôm trước trên phim trường, cả ngày lẫn đêm tôi đă cố rất nhiều nhưng không thể nào khóc được cho một cảnh quay khi tôi phải nói lời tạm biệt với người yêu. Thế vậy mà hôm nay chỉ sau vài ba giờ với một người công an không ra ǵ, tôi đă để ḿnh rơi nước mắt.
Thành thật mà nói những ǵ xảy ra sau đó tôi không c̣n nhớ rơ. H́nh như ngay lập tức ông ta bỏ ra ngoài và Vũ trở lại báo cho tôi biết là tôi có thể về để hôm khác lên làm việc tiếp.
Ngồi vào taxi quay đầu nh́n lại thấy Vũ vừa bước trở vào cổng chính của Bộ Công an, tôi có cảm giác như ḿnh vừa mới từ địa ngục trở về. Và thất vọng. Thất vọng với hiện tại của đất nước Việt Nam. Thất vọng với những người Việt Nam tôi vừa gặp đă không c̣n là người. Nhưng bao trùm lên tất cả là một sự thất vọng rất lớn đối với chính bản thân ḿnh.
Cho đến hôm nay tôi cũng không hiểu tại sao?
Trịnh Hội đang tŕnh bày t́nh trạng phức tạp của đồng bào tị nạn tại Phillipinesvới một số luật sư thiện nguyện từ khắp nơi, đa số đến từ Nam California, Hoa Kỳ.
Sau khi để rơi nước mắt trước mặt người công an không ra ǵ đó tôi thật sự đă thất vọng ở chính tôi v́ tôi không ngờ là ḿnh có thể yếu đuối, dễ để lộ cảm xúc đến vậy. Đành rằng ở nhà ai cũng biết tôi là một thằng cực kỳ mít ướt (lúc nhỏ chỉ cần thấy mẹ cầm roi mây lên là tôi đă khóc la oai oải rằng mẹ đánh đau quá!). Nhưng dù ǵ đi chăng nữa th́ tôi cũng đă ngoài 30, hơn cái tuổi tam thập nhi lập của các cụ ngày trước rất nhiều, thế th́ cần ǵ phải mủi ḷng đến vậy. Nó vừa không đáng. Lại vừa hơi cải lương lai căng kiểu quân tử Tàu “đây súng đă lên đạn rồi anh cứ bắn tôi đi để tôi có dịp chứng tỏ ḷng thành của tôi đối với anh!”. Thế lỡ nó nổi khùng bắn một cái đùng th́ sao?
Người chịu lỗ đầu tiên sẽ là ḿnh. Bởi vậy tôi thấy thất vọng ở chính tôi cũng phải!
Nhưng mà thôi. Ngày mai tôi đă có chương tŕnh bay về lại Mỹ để làm show “Dancing with the Stars” lần thứ nhất với trung tâm Thúy Nga và làm MC cho một trung tâm khác. Để từ từ tôi sẽ bàn bạc với gia đ́nh xem ḿnh nên đi hay ở.
Nhưng lại một lần nữa tôi dự tính sai (không biết sao từ ngày về Việt Nam đến giờ tôi tính cái ǵ cũng trật lất!). V́ sau khi check-in hành lư xong, đến khu vực làm giấy tờ xuất cảnh, tôi đă bị giữ lại và chỉ sau khoảng chừng 30 phút chạy đi chạy lại, anh nhân viên hải quan bảo là tôi… không được xuất cảnh.
“V́ lư do ǵ thưa anh”, tôi hỏi.
“Điều này tôi không được biết anh ạ”, anh ta thành thật trả lời.
“Thế ai là người đưa ra quyết định vậy anh?” tôi hỏi tiếp.
“Cái này chắc ngày mai anh phải lên Cục hỏi chứ ở đây chúng tôi không biết”.
Th́ ra là vậy. Lại phải bước qua mấy cái cục xúi quẩy của các anh công an nhà ta. Rơ là họ vẫn chưa muốn tha cho ḿnh. Nhưng thế th́ tại sao hôm qua họ lại không báo thẳng với ḿnh để khỏi phải mất công ra phi trường làm thủ tục?
Từ phi trường Tân Sơn Nhất tôi gọi điện thoại cầm tay hỏi thẳng Vũ như thế.
Đầu tiên Vũ tỏ vẻ ngạc nhiên, bảo tôi đợi từ từ để Vũ hỏi rơ. Nhưng chỉ vài phút sau Vũ đă gọi lại thông báo với tôi là đúng có lệnh như thế từ cấp trên. Thôi th́ tôi cứ việc trở về nhà lúc nào cần họ sẽ gọi.
Uhmm. Cũng lư thú đấy chứ nhỉ? Không một quyết định bằng văn bản. Cũng chẳng cần biết luật nào hay ai đă ra lệnh cấm tôi không được rời khỏi Việt Nam, mặc cho tôi có passport của Úc và thẻ xanh của Mỹ. So what? Right? Công an Việt Nam mà. Muốn làm ǵ chẳng được.
Thế là tôi đành phải quay về nhà và bắt đầu sống một cuộc sống bị quản thúc ngay trên đất nước ḿnh. Người ta th́ bị house arrest. C̣n tôi th́ bị…country arrest! 10 năm trước tự ḿnh phải trả tiền thuê pḥng giam cho 5 ngày trước khi bị trục xuất. Mười năm sau tôi cũng phải tự trả tiền thuê nhà để giữ tôi lại.
Thấy cũng “same same”, phải không bạn?
Không show, lại mất dịp được nhảy với cô giáo vũ sư sexy Thùy Vân. Phim cũng đă đóng xong. Tôi trở lại văn pḥng làm việc ḷng ngổn ngang trăm mối. Bên ngoài thiên hạ đồn rầm là Trịnh Hội đang cặp với con cán bộ gộc ở Hà Nội. Nhưng họ có biết đâu bên trong tôi chỉ cầu mong phải chi đó cũng là chuyện có thật để tôi có dịp…bán thân giúp ḿnh!
Đi không được. Ở cũng không xong. Tôi vào Lănh sự Quán Úc, Mỹ tŕnh bày sự việc nhưng họ cũng chẳng giúp được ǵ. V́ tôi đă bị bắt đâu. Họ cũng đâu có tịch thu ǵ từ tôi đâu mà thưa kiện, có đúng không?
Hơn một lần tôi hỏi Vũ đến khi nào th́ tôi mới được xuất cảnh. Vũ bảo Vũ không biết.
Thế th́ Vũ biết điều ǵ? Tôi cố hỏi cho ra lẽ. Nhưng Vũ chỉ lắc đầu bảo nếu tôi chịu hợp tác thú nhận th́ quá tŕnh điều tra sẽ sớm được hoàn tất. Thành thật mà nói, Vũ là người công an tôi đă phải làm việc chung nhiều nhất và lâu nhất. Gần đến 6 tháng và trải qua hàng chục, hàng trăm giờ thẩm vấn, hỏi cung khác nhau. Tôi nghĩ có nhiều vấn đề trong cuộc sống gia đ́nh của tôi, những mối quan hệ bạn bè mới cũ của tôi, Vũ c̣n biết rơ hơn chính tôi! Vậy mà cho đến hôm nay tôi vẫn không thể xác định được Vũ là người xấu hay là người chỉ biết nhắm mắt hoàn thành nhiệm vụ được giao phó.
Có hôm vừa đến pḥng làm việc là Vũ đă phán ngay: “Tôi là đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam và tôi sẽ phải làm tất cả để bảo vệ nó!”.
Great. Tôi nghĩ thầm trong đầu. But so what? Ăn nhầm ǵ tôi?
Thiệt là dzô dziên!
Lại có hôm Vũ tỏ ư có vẻ như muốn làm bạn với tôi, mời tôi đi uống cà phê Highlands nằm ngay góc đường Lê Lợi và Nguyễn Huệ. Ừ. Đi th́ đi. Nhưng có tâm sự được điều ǵ đâu. Những ǵ tôi muốn nói, tôi đă nói hết. Những ǵ Vũ cố t́nh ép buộc, Vũ cũng đă làm. Chúng ta sẽ không bao giờ là bạn. Và tôi cũng chẳng c̣n mong mỏi ǵ ở những người Việt Nam như các anh.
Hôm làm việc lần cuối với Vũ sau khi được cho biết là quá tŕnh điều tra đă hoàn tất và có lệnh buộc tôi phải rời khỏi Việt Nam càng sớm càng tốt, tôi nói lời tạm biệt với Vũ như sau:
“Hôm trước đă nói chuyện với cấp trên của Vũ. Hôm nay tôi cũng có từng ấy đôi lời. Đó là cuộc sống này c̣n dài và một ngày nào đó chắc chắn chúng ta sẽ gặp lại. Tôi luôn có một niềm tin rất mănh liệt trong đời đó là ai gieo gió, người ấy sẽ gặt băo. Hôm nay tôi mất việc làm, bị đuổi đi nhưng chưa hẳn đó là một mất mát. Hôm nay Vũ và những người công an khác trù dập, vu khống tôi th́ sớm muộn ǵ các bạn cũng sẽ nhận kết quả mà các bạn đă tự tạo”.
Không như cấp trên của Vũ cho là tôi hăm dọa họ, Vũ không nói ǵ chỉ hỏi tôi khi nào th́ về nước. Tôi bảo tôi cũng chưa biết v́ vé lần trước không đi đă bị hủy. Tôi phải mua một vé mới khác one way. Vũ bảo chắc là phải one way thôi v́ tôi sẽ không được “welcome” ở Việt Nam.
Đó là chữ tiếng Anh mà chính Vũ đă dùng.
Thế là một lần nữa tôi buộc phải xa xứ. Cả thảy là ba lần. “Nhất quá tam” như thằng bạn thân tôi bảo trước lúc chia tay. Lần thứ nhất tôi bị buộc phải xa xứ cùng với gia đ́nh. Nhưng cũng nhờ đó tôi đă được nuôi dưỡng, dạy dỗ trong xă hội Úc đầy nhân ái để ư thức được những giá trị căn bản đạo đức nhất trong cuộc sống.
Lần thứ hai tôi lại bị buộc phải xa xứ nhưng cũng nhờ đó mà tôi có duyên gặp được những người bạn tỵ nạn Việt Nam thân thiết ở Philippines. Họ đă cho tôi có dịp sống và hạnh phúc với lư tưởng của ḿnh trong suốt một thập niên đong đầy những kỷ niệm.
Và mười năm sau, vào cuối tháng 8 năm 2008, tôi đă bị buộc phải xa xứ lần thứ ba. Nhưng cũng nhờ đó mà tôi có dịp đi đó đây, từ Bhutan, Đông Âu cho đến tận châu Phi với muôn vàn biến chuyển. Và cũng nhờ đó mà tôi đă t́m được một niềm hạnh phúc riêng tư măi măi cho ḿnh trong một căn nhà mới nay đang tràn ngập tiếng khóc cười của trẻ thơ.
Ai bảo được không phải là mất. Hay ngược lại như trong trường hợp của tôi.
Thế đă nhé. Đêm đă khuya. Tập chuyện “Ngày Nảy, Ngày Nay” đến đây xin ghép lại. Tôi xin thành thật cảm ơn tất cả các bạn đọc đă theo dơi, động viên tôi trong suốt những ngày qua. Tôi viết tập chuyện này trước tiên là cho tôi. Nhưng cũng là cho các bạn để tạm xem như “mua vui cũng được một vài trống canh”.
Trịnh Hội
Trịnh Hội và người vợ mới cưới, cô Mai Thy
nguồn: Blog Mười Sáu