Fax: +493046795841 Email: thongtinberlin@gmail.com Tel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

Phụ nữ Việt Nam và nỗi nhục quốc thể

Vũ Thị Phương Anh

 

Nhục quốc thể là cụm từ để nói về những cô gái Việt lấy chồng nước ngoài, mà ngày xưa người ta gọi một cách khinh miệt là “me”: me Tây, me Mỹ.

Tôi có biết một “me” như thế. Thời tôi c̣n học tiểu học (vào cuối thập niên 1960), lúc ấy VN c̣n phân chia 2 miền Nam, Bắc, thế giới th́ đang chiến tranh lạnh (mặc dù ở VN th́ cái chiến tranh ấy không hề lạnh một chút nào), miền Bắc th́ anh em, đồng chí với Liên Xô, Trung Quốc (ngôn ngữ trước năm 1975 gọi là Nga Xô, Trung Cộng), miền Nam th́ đồng minh với Mỹ. Lúc ấy tôi ở xứ Nghĩa Ḥa, một xứ đạo sống theo kiểu làng xă ở miền Bắc ngày xưa, nơi ai cũng biết rơ về gia cảnh, thân thế của người khác, và khái niệm “riêng tư” (privacy) dường như không tồn tại trong từ điển của người Việt lúc ấy.

Trong xóm nhà tôi lúc ấy có “cô” Kim Chi (chẳng hiểu sao mọi người lại gọi cô Kim Chi là “cô” thế, v́ lớn tuổi hơn cả mẹ tôi, tôi nhớ lúc ấy có lẽ cô cũng ngoài 40 rồi) làm nghề thầy bói. Mọi người bảo thời trước cô là me Tây, nhưng khi ông Tây “chồng” của cô về nước rồi th́ cô chỉ c̣n một thân một ḿnh v́ không con cái, chẳng thấy bà con, anh em thân thuộc nào cả, cũng chẳng lấy chồng. Sau này nghĩ lại, tôi chợt nghĩ biết đâu là cô cũng có bà con, anh em nhưng không ai thèm đi lại với cô, và cũng chẳng ai lấy cô v́ chắc cũng chẳng có mấy đàn ông VN đủ hào phóng để quên đi quá khứ me Tây và nỗi nhục quốc thể của cô.

Cô Kim Chi sống một ḿnh trong căn nhà nhỏ hầu như lúc nào cũng khóa cửa, đôi khi cô đi đâu vắng, cửa khóa trái đến cả tuần lễ. Cô cao lớn, da trắng, ra đường lúc nào cũng ăn mặc đẹp đẽ, áo dài, son phấn, nói năng th́ khoa chân múa tay, thỉnh thoảng lại “xổ” tiếng Tây, và hay cười lớn tiếng. Nói chung là phong cách rất khác lạ so với đa số phụ nữ Việt Nam vốn được dạy dỗ trong ṿng lễ giáo phong kiến.

Khi ấy c̣n bé, tôi thấy “cô” vừa lạ lùng lại vừa … quyến rũ, v́ phong cách của cô tôi thấy hay lắm: tự tin, độc lập, hài ḷng với chính ḿnh, và … điệu (biết làm đẹp). Rất không giống đa số những người phụ nữ khác mà tôi biết: cực khổ, lầm than, xấu xí, mệt mỏi …. Nhưng h́nh như ngoài tôi ra th́ mọi người nh́n cô bằng cặp mắt không thiện cảm ǵ cho lắm. Mặc dù tôi thấy cô là một người hàng xóm rất đàng hoàng, không làm phiền ai, cũng chẳng bao giờ ngồi lê đôi mách nói xấu người khác. V́ vậy, ngay từ hồi ấy, c̣n rất nhỏ tôi đă có đôi chút cảm giác bất b́nh v́ h́nh như mọi người đối xử với cô không công bằng lắm.

Thực ra có thể chính cô cũng chẳng quan tâm đến thái độ của người khác. Sau này nhà tôi dọn đi nơi khác nên không c̣n biết hoặc nhớ ǵ về cô nữa. Cho đến măi sau này, khi VN bắt đầu xuất hiện những vai nữ nắm vị trí lănh đạo và quản lư, tôi mới thỉnh thoảng có cơ hội để nhớ đến cô: cũng dáng đứng thẳng, chân bước sải, nụ cười tự tin, ánh mắt nh́n thẳng ấy. Tôi tự hỏi, phải chăng v́ cô quá khác, đàn ông VN thời ấy không ai chấp nhận, nên cô phải đi t́m sự đồng cảm ở những người đàn ông dị chủng hay chăng?

Nhưnng đấy là chuyện của thời trước năm 1975. Thế rồi … giải phóng. Sau một số năm đóng cửa, từ giữa thập niên 1980 trở đi th́ VN bắt đầu mở cửa và cố gắng hội nhập với khu vực và quốc tế. Lúc ấy, tôi đang ở khoa Ngoại ngữ của trường ĐH Tổng hợp TP HCM, và vào thời điểm ấy, giới học ngoại ngữ như tôi bắt đầu được xem là … có giá (v́ những mọi người muốn tiếp xúc với bên ngoài th́ phải qua bọn tôi). Và thế là trong khoảng gần một thập niên, từ cuối thập niên 80 đến cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, tôi có cơ hội chứng kiến một lô cuộc hôn nhân dị chủng trong những người mà tôi có biết hoặc thậm chí là người quen.

Chỉ có điều, trái với trước đây, những người lấy Tây, lấy Mỹ bị xem rẻ, khinh miệt thế, th́ lúc ấy những người này dường như lại được nh́n với cái nh́n kính trọng. Mà cũng phải thôi, v́ đa số những trường hợp lấy chồng ngoại kiều đầu tiên khi VN vừa mở cửa đều là những người ít nhiều có học thức.

Tôi nhớ nhất là trường hợp cô Duyên Hải, cô giáo trẻ rất xinh xắn, dễ thương, rất xứng đáng là một người phụ nữ Việt Nam, dịu dàng hiền thục, nhưng cũng rất giỏi tiếng Anh và cả tiếng Pháp, đă “hớp hồn” anh chàng thanh niên Bắc Âu khi đến VN lần đầu như thế nào. Anh chàng này đẹp trai cao ráo (có lẽ anh ta phải cao đến gần 2 mét), da trắng có lẽ không kém ǵ nàng Bạch Tuyết, làm việc ở Bộ Ngoại giao Thụy Điển. Và sau lần gặp ấy, anh ta đă theo đuổi cô giáo của bọn tôi một cách âm thầm, c̣n cô giáo của tôi th́ phải giấu không cho ai biết việc này v́ sợ chẳng đi đến đâu, cho đến lúc VN nới rộng chính sách đối với ngoại kiều …. Kể cũng phục sự chung thủy của chàng trai Bắc Âu thật đấy, nhưng cô Hải của tôi th́ quá xứng đáng để lọt vào mắt xanh (đúng là mắt xanh thật các bạn ạ) của anh chàng ấy.

Đám cưới của cô Hải được tổ chức rất “hoành tráng” với bà mẹ chồng từ Thụy Điển bay sang, có làm lễ cưới ở Chùa Vĩnh Nghiêm, cô dâu chú rể áo dài khăn đóng …. Rồi sau đó th́ cô đi định cư ở Thụy Điển, có về VN thăm nhà một vài lần … Hănh diện lắm, mà quả là đáng hănh diện thật. Con gái VN được người ta tôn trọng như thế cơ mà! Nhưng tôi cũng nhớ lần gặp cô ở VN khi cô về thăm nhà lần thứ hai – lúc ấy con cô chừng 3, 4 tuổi – cô có nói là tuy ở bên đó rất đầy đủ về vật chất, chồng cũng rất yêu quư (cô sang đó có đi làm, v́ cô giỏi ngoại ngữ), nhưng cô vẫn thấy rất cô đơn, buồn và nhớ nhà, và không sao chịu nổi cảm giác thèm món ăn Việt, không khí gia đ́nh quây quần của người Việt, và đôi khi buồn đến phát khóc. Cô bảo, về VN lần nào cũng không muốn trở qua Thụy Điển nữa mà chỉ muốn ở lại luôn thôi. Nghe thương lắm.

Tôi c̣n biết một vài trường hợp hôn nhân dị chủng khác – mà lạ, sao toàn là cô gái Việt lấy chồng nước ngoài, chứ tôi chưa được biết trường hợp anh thanh niên Việt lấy cô gái ngoại nào cả – và tất cả đều là những cuộc hôn nhân hạnh phúc. Cả trường hợp nhà văn Lư Lan, vị giáo sư mà hiện nay là chồng của Lư Lan tôi cũng t́nh cờ được biết. Dường như dưới con mắt của phương Tây th́ cô gái Việt (cô dâu Việt, cô vợ Việt) là một thứ quư hiếm, v́ con gái Việt vừa xinh xắn, lại chu đáo vén khéo, biết chiều chồng, lo lắng cho tương lai của gia đ́nh, nuôi dạy con cái thành đạt ….

Không chỉ lo cho gia đ́nh riêng, mà tôi tin chắc rằng những cô gái này thế nào cũng quan tâm đến cha mẹ, anh chị em, các cháu của ḿnh c̣n ở VN, và không thể không có những giúp đỡ về tinh thần và vật chất. Những trường hợp này không thấy ai khen – mà các cô gái ấy chắc cũng chẳng cần khen, v́ hạnh phúc gia đ́nh và cuộc đời là của chính họ, chẳng cần ai quan tâm có ư kiến ǵ “sất”, nhưng rơ ràng là những cô gái ấy cũng có đóng góp cho xă hội rất nhiều đấy chứ, phải không?

Rồi th́ sau đó mở cửa nhiều hơn, và phong trào các cô gái quê lấy chồng ngoại (chủ yếu là lấy Đài Loan, rồi Hàn Quốc, và sau này là cả Trung Quốc) bắt đầu nở rộ. Các cô này th́ hơi khác một chút, v́ ít học nên cũng chỉ lấy được người đàn ông ngoại quốc loàng xoàng mà thôi. Và cũng v́ ít học, nên các cô phải qua môi giới, mà môi giới ở VN th́ … người đàng hoàng chắc cũng nhiều nhưng bậy bạ, lừa đảo th́ có lẽ cũng không ít. Rồi một vài bi kịch xảy ra, và cả những cái chết … Bi thảm lắm! Nhưng h́nh như ngay cả những bi kịch ấy cũng không làm giảm đi làn sóng các cô gái quê lấy chồng ngoại quốc, mà theo các cô là cơ hội duy nhất để đổi đời.

Và thế là dư luận lại ầm lên, mặc dù bây giờ người ta không c̣n gọi các cô ấy là “me” (me Đài, me Hàn, me Trung) theo kiểu khinh miệt như ngày xưa nữa. Vụ ầm ĩ gần đây nhất là cuộc tranh luận trên báo SGTT với bài kết thúc có mấy từ “nhục quốc thể” mà tôi đưa lên tựa entry của tôi đây. Thực ra, khi đọc bài phản hồi của cô gái lấy chồng ngoại quốc ấy tôi đă muốn viết một cái ǵ đó, nhưng đợi măi vẫn không viết được. V́ không rơ khi tôi viết ra những điều tôi nghĩ th́ … có bị ai lên án ǵ không?

Tôi chỉ nghĩ, phải chăng cũng giống như cô Kim Chi, hay cô Duyên Hải cô giáo của tôi, họ là những cô gái VN dũng cảm, thậm chí hơi liều lĩnh, dám chấp nhận những rủi ro, dám đặt cược cuộc đời ḿnh, để mong đem lại một sự cải thiện, hoặc cho chính ḿnh, hoặc cho cả những người thân c̣n lại ở VN nữa. Và với mong ước đó, họ dấn thân vào một cuộc phiêu lưu nơi đất khách quê người, thân gái dặm trường, dù ḷng không bao giờ nguôi ḷng nhớ quê hương …

Nếu họ thành công trong ước mơ của ḿnh, chắc chắn đa số những cô gái ấy không chỉ biết hưởng một ḿnh, mà luôn nhớ đến gia đ́nh, cha mẹ anh chị em c̣n lận đận ở quê xưa. Nếu họ thất bại, bị ruồng bỏ, bị đánh đập, thậm chí bị bức tử …, th́ chỉ có một ḿnh họ chịu, sau bao ngày đêm cô đơn trên đất khách, nước mắt nuốt ngược vào trong …

Thế th́ tại sao, tại sao, tại sao, họ lại là nỗi nhục quốc thể nhỉ? Tôi thật t́nh không hiểu.

Tôi nghĩ, nếu có một nỗi nhục quốc thể, th́ nỗi nhục đó là của tất cả chúng ta, đă không làm ǵ để các cô gái xinh đẹp giỏi giang nhất của ḿnh không t́m được cơ hội trên quê hương, tổ quốc ḿnh, để đến nỗi các cô phải bươn chải đi t́m cơ hội đổi đời và hạnh phúc ở một nơi nào khác, xa quê hương … Dù phải đánh đổi tất cả, có khi là cả mạng sống nữa!

Tôi không hiểu. Có ai giải thích được cho tôi với hay không?

 

Vũ Thị Phương Anh

Nguồn: BlogAnhvu


<<trở về đầu trang>>
free counters