Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

 

Nhân lời tuyên bố của ông Chu Tất Tiến nghĩ đến việc Cấm Đạo thời Nguyễn

Nhân lời tuyên bố của ông Chu Tất Tiến
nghĩ đến việc Cấm Đạo thời Nguyễn

 

 

Triều Thanh : Xin mời quư thính giả Đài Phật giáo Việt Nam nghe Câu Chuyện Cuối Tuần với ông Vơ Văn Ái “Nhân lời tuyên bố của ông Chu Tất Tiến nghĩ đền việc Cấm Đạo thời Nguyễn”.

 

Thưa ông Vơ Văn Ái, vừa qua ông Chu Tất Tiến tuyên bố qua bài viết “Đ̣n khiêu khích tôn giáo của bọn tay sai Cộng sản” rằng : Phật Giáo Việt Nam được xem là hiền lương nhất, nhưng cũng giết hơn 100,000 người cùng máu đỏ da vàng chỉ v́ tội theo đạo Ca Tô ! Nào ngục tù, xiềng xích, treo cỗ, bắt trèo lên cây nứa đă đập nát, rồi cho voi xé thân người ra làm 4 mảnh. (Trong số hơn 100,000 người Việt bị giết v́ đạo, đă có hơn 100 vị anh hùng tử đă được phong Thánh)”. Ông nghĩ sao về một phát ngôn như thế?

Vơ Văn Ái : Lời tuyên bố này sai, nếu không nói vu khống. Một lời phát ngôn nguy hiểm. Chính v́ vậy mà Viện Hóa Đạo đă có Thư ngỏ chính thức chất vấn và yêu cầu ông Tiến trưng bẳng cớ lịch sử.

 

Triều Thanh : H́nh như ông Chu Tất Tiến có viết lời xin lỗi. Vậy ông ta có xác nhận ông không có bằng chứng ghi trong sách vở hay tư liệu lịch sử?

Vơ Văn Ái : Không. Ông xin lỗi bằng bài viết dài nhằm chứng minh ông là người thực sự Chống Cộng, ông luôn tôn kính và ủng hộ Đại lăo Ḥa thượng Thích Quảng Độ và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, v.v… Ông cũng đưa nhiều trích dẫn các tư liệu lịch sử ba triều Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức, cũng như tư liệu Phật giáo viết về Phật giáo dưới thời Nguyễn.

Sự trích dẫn dài ḍng này làm át đi lời ông xin lỗi.

Một mặt, ông thát lỗi câu viết về “Phật giáo Việt Nam giết hơn 100.000 người Thiên Chú giáo”, là do ông phẫn nộ, bực tức việc Hoàng Anh Tuấn, Bảo Quán… phối hợp với Nguyễn Hữu Ba dùng những lời lẽ tục tĩu tấn công Viện Hóa Đạo, và hai bà Nguyễn Nguyên, Tuệ Kiếm thuộc Lực Lượng Cư Sĩ Chấn Hưng Phật Giáo. Ông nói ông ủng hộ Phật giáo, nhưng câu ông viết lại gán tội cho Phật giáo tàn sát người Thiên Chúa giáo.

Mặt khác, các trích dẫn lịch sử của ông làm cho người đọc tin rằng các vua triều Nguyễn hết ḷng đăi ngộ Phật giáo, nào xây chùa đồ sộ, nào độ tăng, lo cho tăng chúng tu học, ban ruộng đất cho các chùa lớn để cày cấy tăng gia. Xem các triều chính này là Phật giáo để kết tội Phật giáo cấm đạo và giết đạo.

Nói đến triều chính Phật giáo trong lịch sử Việt Nam chỉ đúng ở hai triều Lư và Trần. Nhưng dưới hai triều đại Phật giáo này th́ Phật giáo lại chủ trương ḥa điệu tôn giáo, nẩy sinh tinh thần tương sinh tôn giáo được gọi là Tam giáo đồng nguyên giữa ba luồng tư tưởng Phật, Lăo Khổng. Chính dưới các triều vua Phật giáo Lư Trần, mà Phật giáo đề xuất phát triển Không giáo để đóng vai tṛ quản lư nhà nước. Tinh thần bao dung tôn giáo của đạo Phật chưa một lần nào kỳ thị với các tôn giáo khác trong lịch sử Việt Nam.

Cho nên những trích dẫn trong bài xin lỗi của ông Chu Tất Tiến làm cho việc ông ta kết án “Phật giáo Việt Nam giết hơn 100.000 người Thiên Chúa giáo” chỉ sai một nửa. Theo ông cho biết th́ ông viết câu này trong lúc ông “phẫn nộ”, “bực tức” trước bọn chửi thuê viết mướn thuộc nhóm ly khai Phật giáo có danh xưng “Về Nguồn” đánh phá GHPGVNTN. Thế nhưng, vô h́nh trung ông lại xem các vua Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức thuộc triều đại Phật giáo, do vậy mới có chuyện Phật giáo Việt Nam cấm và giết đạo Thiên chúa. Đây là điều sai lầm nghiêm trọng trên phạm vi lịch sử.

Những lời sai trái khi trà dư tửu hậu, tàn cuộc rượu người ta có thể quên. Nhưng một người như ông Chu Tất Tiến như chính ông đă tiết lộ là ông “viết văn từ 40 năm qua”, hiện nay viết cho nhiều báo, làm cho nhiều đài phát thanh, truyền h́nh, th́ lời ông phát ngôn lan rộng trong chiều hướng gây ngộ nhận nếu không là kỳ thị tôn giáo. Bằng cớ là đă có một vài người chủ Trang nhà hay Trang mạng vỗ tay, bênh vực lời phát ngôn của ông Chu Tất Tiến. Đại loại có một bà chủ trương Trang Nhà ở Hoa Kỳ viết rằng :

“Các vua Minh Mạng, Thiệu Trị vv… đều là các người theo đạo Phật, đều đă làm những công nghiệp như xây dựng chùa, chấn hưng Phật giáo vv….nhưng đồng thời cũng sát hại các tín đồ Thiên Chúa Giáo. Như vậy th́ điều anh Chu Tất Tiến nói th́ không có ǵ là sai, nhưng cách tŕnh bày không khéo nên đă gây hiểu lầm”.

Một ông chủ Trang Mạng khác ở Hoa Kỳ cũng viết : “Făi minh xác mấy ông vua Minh Mạng, Thiệu trị, Tự Dức là Công Giáo hay Fật Giáo ! Nếu mấy ông vua nớ mà là Fật Giáo th́ [ông Chu Tất Tiến] đâu có noái oan ??”. (Chúng tôi chép y nguyên câu viết sai chính tả, sai cách viết chữ Việt của ông chủ Trang mạng này)

Nguy hiểm ở chỗ đa số những ai thiếu thông tin, không có phương tiện hay th́ giờ nghiên cứu, đọc sách, sẽ dễ tin vào những người có học, có đọc sách như ông Chu Tất Tiến. Trong thư xin lỗi, ông Chu Tất Tiến xác định vị thế nhà văn, nhà báo, nhà làm công tác truyền thông. Hơn nữa ông c̣n tự xác định ông là Người Khôn.

 

Triều Thanh : Xác định như thế nào và trong nghĩa nào?

Vơ Văn Ái : Ông Chu Tất Tiến viết : “Kẻ khôn nói một ngàn câu th́ cũng có một câu ngu” để giải thích câu viết sai lầm về Phật giáo Việt Nam giết hơn 100.000 người Thiên Chúa giáo. Kẻ khôn đây xưa gọi là người quân tử, nay là người trí thức, tức là người trông xa thấy rộng, hiểu biết mọi vấn đề. Bài viết “Đ̣n khiêu khích tôn giáo của bọn tay sai Cộng sản” tung lên mạng hôm 3.12 cho thấy ông Tiến thông kim bác cổ từ lịch sử đạo Thiên Chúa, Hồi giáo, Phật giáo. Duy khi viết về Phật giáo Việt Nam ông mắc sai lầm nghiêm trọng.

Tôi chưa được đọc một ngàn câu hay ngàn bài của ông Tiến, nhưng gần đây tôi không chỉ thấy một, mà thấy ông sai lầm liên tiếp tới hai lần. Tôi dùng từ sai lầm để tránh dùng chữ “ngu” của ông Tiến. Lần vừa qua như ta đă biết. C̣n trước đó không lâu ông viết một bài khá dài ca tụng hai ngài Minh Tâm và Như Điển khi ông sang Âu châu tham dự cuộc tổ chức của hai ông này.

Ông Chu Tất Tiến không ngừng xác định ông luôn tôn kính và ủng hộ Đại lăo Ḥa thượng Thích Quảng Độ và GHPGVNTN. Nhưng thật mâu thuẫn khi ông cũng ủng hộ hết ḿnh những người công kích, phá hoại công tŕnh bảo vệ Phật giáo Việt Nam, nhân quyền và dân chủ của Đại lạo Ḥa thượng Thích Quảng Độ và GHPGVNTN.

Kể hết th́ dài ḍng, tôi chỉ xin đơn cử bốn Lá Thư của ngài Minh Tâm viết “Về Ngày Hiệp Kỵ lịch đại tổ sư – tức Ngày Về Nguồn lần thứ 4” tổ chức tại Đức tháng 9 vừa qua. Qua bốn lá thư này, ngài Minh Tâm không ngần ngại xem các Giáo chỉ, Thông bạch của Đức cố Tăng Thống Thích Huyền Quang và Đại Lăo Ḥa thượng Thích Quảng Độ là “ma giáo”. Chẳng những không khâm tuân giáo lệnh của GHPGVNTN mà hai ngài Minh Tâm, Như Điển đă ly khai GHPGVNTN từ ngày 7.1,2007 (thời chưa có Giáo chỉ số 9 của Đức cố Tăng Thống Thích Huyền Quang), khi các vị này cho thành lập một tổ chức Phật giáo ly khai GHPGVNTN tuy vẫn tiếm danh GHPGVNTN.

Làm sao ông Chu Tất Tiến lại có thể vửa ủng hộ Đại Lăo Ḥa thượng Thích Quảng Độ, vừa tham gia hậu thuẫn, viết bài ca tụng những kẻ chống phá Ḥa thượng và GHPGVNTN ?

 

Triều Thanh : Ta có nên xem việc ông Chu Tất Tiến phẫn nộ trước những tên viết thuê chửi mướn công kích Viện Hóa Đạo, GHPGVNTN, là một thiện chí chăng?

Vơ Văn Ái : Thiện chí là một chuyện, nhưng chẳng v́ vậy mà kết án bừa băi Phật giáo Việt Nam. Tôi chưa bao giờ để ư tới bọn viết thuê chửi mướn. Đă có hằng ngh́n bài báo của Cộng sản trong nước chửi rủa thô tục, vu khống, mạ lỵ Đức cố Tăng thống Thích Huyền Quang, Đại lăo Ḥa thượng Thích Quảng Độ, và bản thân tôi. Sau hàng ngh́n bài báo Cộng sản trong nước, đến lượt bọn tay sai hải ngoại có tên Giao Điểm, rồi nay tới phiên nhóm Về Nguồn và Thân hữu Già Lam qua một lô tên nặc danh nối dài nền “văn hóa chửi” ra hải ngoại. Từ tháng 3 năm 2008 đến tháng 12 năm nay, 2010, bọn này đưa 2974 lượt những bài viết mạ lỵ, vu khống chúng tôi tung lên mạng Internet mỗi ngày.

 

Triều Thanh : Như vậy ông không đồng ư với bức thư xin lỗi của ông Chu Tất Tiến, phải không?

Vơ Văn Ái : Tôi quyền ǵ mà đồng ư hay không đồng ư. Xin lỗi và xin lỗi bằng cách nào là chuyện của ông Tiến. Tôi chỉ nêu ra những điều bất cập của ông Chu Tất Tiến.

 

Triều Thanh : Xin ông cho biết những điều bất cập nào của ông Chu Tất Tiến?

Vơ Văn Ái : Tôi vừa trưng dẫn cái bất cập bắt cá hai tay của ông Tiến, vừa ủng hộ Đại lăo Ḥa thượng Thích Quảng Độ, vừa hậu thuẫn kẻ hỗn láo với Ḥa thượng Thích Quảng Độ và phá hoại GHPGVNTN. 

Bất cập kia, là ông Tiến chỉ xin lỗi câu viết ông lỡ viết ra trong khi ông “phẫn nộ”, “bực tức” trước những kẻ mạ lỵ tục tĩu Viện Hóa Đạo, như ông nói. Nhưng ông không xác nhận hay phân tích sự bóp méo lịch sử của ông khi viết về Phật giáo Việt Nam. Mặc dù ông thừa biết khi trích lời của một học giả Pháp, ông Taboulet viết trong sách La Geste française en Indochine về lư do cấm đạo tại Việt Nam. Ông Taboulet nhận xét : 

“Đạo Thiên Chúa đảo lộn một cách rơ rệt tất cả những phong tục, tập quán bản xứ ; nó làm hư hại nền tảng của đạo chính là sự tôn sùng trời đất, đạo thờ Thành Hoàng và đạo thờ cúng tổ tiên ; nó làm rung chuyển và đe dọa làm tan ră nền móng Nhà nước, của gia đ́nh và của xă hội Việt nam. Các nhà lănh đạo đất nước từ thời Lê mạt đă thấy mối đe dọa này và đặc biệt từ thời Minh mạng, đă ngày càng nhận rơ những nguy cơ bên trong cùng với sự đe doạ từ bên ngoài nên đă có nhiều biện pháp pḥng ngừa, trước mắt là ngăn chặn sự truyền bá đạo trong nước. Hiểm họa này, ngay trong cùng thời kỳ đă được nhận thức rơ ở Nhật bản, Trung hoa. Nhiều sắc lệnh cấm đạo được ban hành, song các giáo sĩ không những coi thường không tuân theo mà c̣n xúi dục giáo dân, giáo dục tinh thần tử đạo, “thà chết c̣n hơn khuất phục thế quyền” (!) nên che giấu giáo sĩ, ngang nhiên đối đầu với chính quyền”. 

Với một lời trích như thế, lẽ ra ông Tiến phải xác định ngay sự sai lầm, bóp méo lịch sử khi ông dám viết rằng “Phật giáo Việt Nam giết hơn 100.000 người theo Thiên Chúa giáo”.

 

Triều Thanh : Gần đây có cuộc tranh luận về việc sử dụng danh từ Công giáo, mà ông Tiến thay bằng hai chữ Ca Tô ? Ông nghĩ sao về tranh luận này?

Vơ Văn Ái : Tôi không muốn tranh luận chuyện này. Tôi nghĩ sự cao cả của một tôn giáo là ở tác động vào đời sống tâm linh và chân thiện mỹ cho nhân sinh. Mỗi tôn giáo có toàn quyền sử dụng danh xưng thích ứng cho tôn giáo họ.

Tuy nhiên nh́n vào lịch sử truyền đạo Thiên Chúa vào Việt Nam, ta có thể đánh mốc năm 1650 như thời kỳ truyền bá mạnh mẽ và thâm nhập xă hội nước ta với các hoạt động của Ḍng Tên, ḍng Phan-xi-cô, ḍng Đa Minh và Hội Thừa sai Paris. Danh xưng đạo Thiên Chúa xuất hiện sớm nhất, sau có thêm các danh xưng đạo Gia Tô, đạo Cơ đốc. Cho đến đầu thế kỷ XX chưa ai dùng chữ Công giáo. Như vậy ta có thể nói dưới thời Pháp thuộc vào đầu thế kỷ XX danh xưng Công giáo mới xuất hiện và sử dụng.

 

Triều Thanh : Ông có thể cho thính giả biết đại cương việc cấm đạo Thiên Chúa tại Việt Nam và do nguyên nhân nào, có nguyên nhân Phật giáo không?

Vơ Văn Ái : Hiện trạng cấm đạo Thiên Chúa không riêng ǵ ở Việt Nam, mà đă xẩy ra tương tự tại Trung quốc, Nhật Bản và Triều Tiên, là bốn Nhà nước theo Khổng giáo.

Điều trọng yếu cần hiểu, là bản thân vua quan thời Nguyễn có thể theo đạo Phật trên phương diện cá nhân. Nhưng trên phương diện triều chính, cương lĩnh chính trị, pháp luật nhà nước thời ấy là một nhà nước Khổng giáo, từ bộ máy cai trị cho đến luân lư, đạo đức xă hội. Phản ứng của triều chính lúc bấy giờ từ nội chính cho đến đối ngoại đều quy chiếu theo quy tắc đạo Khổng. Chính sách cấm đạo thời Nguyễn liên quan với cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp, mà những người cầm đầu đạo Thiên Chúa đứng về phe Tây phương xâm lược. Nguyên do thứ hai là sự va chạm văn hóa cổ truyền Việt Nam và vấn đề dân tộc.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng bản thân giáo triều La Mă đă quá cứng nhắc trong vấn đề hội nhập văn hóa ở các quốc gia Châu Á. Cuốn sách “Phép giảng 8 ngày” của Linh mục Alexandre de Rhodes vào thế kỷ XVII là sự kỳ thị hung hăn và vô lối với đạo Phật Việt Nam, khi linh mục này giải thích sai lạc cho tín đồ Thiên Chúa Việt Nam về đạo Phật. Trong sách này Linh mục Alexandre de Rhodes gọi Đức Phật Thích Ca là “thằng mọi đen”.

Đây là một thực tế xuyên suốt nhiều thế kỷ làm cho quần chúng tín hữu đánh mất ḷng bác ái của Thiên Chúa đối với tha nhân là Phật giáo đồ. Kể từ khi đạo Thiên Chúa du nhập Việt Nam, phải đợi ba bốn thế kỷ sau, tới đầu thập niên 60 thế kỷ XX mới có sự canh tân thay đổi vấn đề kỳ thị tôn giáo và văn hóa của đạo Thiên Chúa, khi Công đồng Vatican II lần đầu tiên thừa nhận giáo dân được thờ cúng tổ tiên và các anh hùng dân tộc, không cấm lấy người ngoại đạo nhưng bắt buộc con cái phải theo đạo Thiên Chúa.

Sách Đại Nam Thực lục cho biết việc cấm đạo dưới thời các chúa Nguyễn, đặc biệt Minh Mạng, th́ trước tiên lả vấn đề nghi lễ sau mới là vấn đề xâm lược Pháp.

Ta sẽ hiểu rơ hơn khi quan sát việc cấm đạo dưới thời chúa Trịnh, chúa Nguyễn, tức giai đoạn chưa có vấn đề xâm lược Pháp, th́ việc cấm đạo chủ yếu v́ lư do nghi lễ.

Nói tóm nguyên nhân cuộc cấm đạo Thiên Chúa tại Việt Nam là khác biệt văn hóa và vấn đề chính trị của các triều đ́nh Nho giáo, chẳng dính dáng chi tới đạo Phật.

Tại Trung quốc, khi Thiên Chúa giáo truyền vào đă vấp phải vấn đề Nghi lễ, tức quan niệm thờ cúng tổ tiên và Khổng giáo. Vua Khang Hy nhà Thanh quyết định đàn áp Thiên Chúa giáo từ năm 1717. Phải nhờ họng súng của lục quân Âu Mỹ, Hoàng đế Hoàng Phong mới cho phép Thiên Chúa giáo hoạt động trở lại sau 138 năm cấm đạo. Thiên Chúa giáo Trung quốc gọi đây là “Cuộc đàn áp Trăm năm”.

 

Triều Thanh : Xin cám ơn ông Vơ Văn Ái và xin hẹn quư thính giả ở Câu Chuyện Cuối Tuần vào thứ Sáu tuần tới, cũng vào giờ phát thanh này.


<<trở về đầu trang>>
free counters