Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650 www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de
|
Không c̣n sợ các đồng chí !
Cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An nă đại pháo thẳng
vào dinh của nhóm độc tài bảo thủ trong Bộ chính trị
Tại sao nhóm cầm đầu lo sợ và cấm phổ biến bài của Nguyễn Văn An ?
Các văn kiện dự thảo của Đại hội 11 vẫn duy tŕ các „lỗi hệ thống“ vừa sai lầm vừa phản dân chủ và cản trở bước tiến của nhân dân !
Nhóm có quyền lực đang lợi dụng Đảng Cộng sản VN để trở thành bọn vua chúa độc tài và vô trách nhiệm !
Âu Dương Thệ
Ông Nguyễn Văn An nguyên ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội |
„Chính những người cộng sản chân chính, chính liên minh giai cấp công nhân với nông dân và nhân dân lao động, chính đội ngũ trí thức cũng không muốn bảo vệ một Đảng đă thoái hóa biến chất như vậy. Đó mới là nguyên nhân chính, chứ không phải do kẻ thù của chủ nghĩa xă hội phá hoại là chính. Chính những người cộng sản chân chính cũng muốn giải tán Đảng đă biến chất để xây dựng Đảng mới, để sửa lỗi hệ thống, để làm lại từ đầu.“
Ai đă dám đưa ra nhận định rơ ràng và dứt khoát trên đây để bác bỏ toàn bộ quan điểm chính thống từ trước tới nay của nhóm lănh đạo độc tài trong Đảng Cộng sản VN vẫn cho rằng, sự tan ră của Liên xô và các nước Cộng sản Đông Âu trước đây 20 năm là bàn tay của Mĩ và Tây Âu? Lời quả quyết trên đây không phải là của „bọn phản động tay sai của Tư bản…“, nhưng chính là của cựu ủy viên Bộ chính trị và nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An vừa mới trả lời báo Tuần VN ở trong nước ngày 8.12 [1].
Đáng lưu ư nữa là trước đó hai ngày (6.12), để phản đối quyết định sai lầm và ngang ngược vẫn được ghi rơ trong bản dự thảo Cương lĩnh Chính trị 2011 của nhóm cầm đầu độc tài và bảo thủ trong Bộ chính trị là, Đảng Cộng sản là „Đảng cầm quyền“ măi măi, trong một bài viết cựu Trưởng ban Tổ chức trung ương Nguyễn Văn An c̣n nghiêm khắc kết án:
„Nếu Đảng coi ḿnh đương nhiên là lực lượng lănh đạo th́ chẳng khác ǵ nhà vua cha truyền con nối. Từ một nhà vua cá nhân thời quân chủ, nay trở thành một nhà vua tập thể thời cộng ḥa xă hội chủ nghĩa. Như vậy là Đảng chủ chứ không phải dân chủ.“ [2]
Chỉ vài ngày trước Hội nghị Trung ương 14 (vừa khai mạc ngày 13.12) nhóm cầm đầu độc tài bảo thủ đă ra lệnh bóc bài phỏng vấn ngày 8.12 của cựu Chủ tịch Quốc hội. Tại sao họ lại lo sợ đến nỗi phải cấm các đồng chí đọc bài của ngay đồng chí cựu Ủy viên Bộ chính trị ?
Tấn công ai và tại sao cựu Chủ tịch Quốc hội phải đưa ra công luận công khai vào lúc này?
Trong cuộc phỏng vấn nói trên ông An đă cho biết, thời gian qua ông đă nói chuyện một số lần với Bộ chính trị và đă tiếp xúc với nhiều nhân vật cao cấp trong Đảng và Chính phủ để góp ư vào việc chuẩn bị Đại hội 11 sắp được tổ chức vào đầu tháng 1.2011. Nhưng có lẽ cảm thấy tiếng nói của ông cũng sẽ rơi trong sa mạc giống như t́nh cảnh của nhiều cán bộ cao cấp và chuyên viên hàng đầu trong cuộc „Hội thảo khoa học“ vào 7.10 [3], cho nên ông An đă chọn thời điểm thích hợp chỉ ít ngày trước Hội nghị trung ương 14 –được coi là Hội nghị cuối cùng quyết định về nhân sự và đường lối của chế độ trong Đại hội 11- để tŕnh bày thẳng trước công luận và muốn dùng dư luận trong Đảng và ngoài xă hội để gây áp lực lên Bộ chính trị và Trung ương đảng. Chính v́ thế chỉ trong ṿng hai ngày liên tiếp người từng đứng thứ tư trong thứ bậc lănh đạo của chế độ này đă phát đi hai bài rất quan trọng để nói rơ hướng đi và đối tượng tấn công mà thông điệp của ông muốn nhắm tới:
„Tôi mong muốn Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương, mong muốn Đại hội XI chọn khuynh hướng thứ hai, khuynh hướng SỬA LỖI HỆ THỐNG, khuynh hướng đổi mới tư duy toàn diện và triệt để, cả kinh tế và chính trị th́ chúng ta mới khắc phục được lỗi hệ thống,“
Sở dĩ phải chọn cách làm như vậy là v́ ông An chia sẻ mối lo ngại và bất b́nh với các đảng viên cán bộ cấp tiến về việc các chủ trương cực ḱ lỗi thời lạc hậu và các đường lối sai lầm vẫn tiếp tục được đề cao và duy tŕ trong ba văn kiện dự thảo chính của Đại hội 11 là „ Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xă hội „, „Chiến lược phát triển kinh tế - xă hội 2011 - 2020 “ và „ Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng“. [4] (Dưới đây gọi chung là ba Văn kiện). Trong hai bài phát biểu này cựu Chủ tịch Quốc hội đă nhấn mạnh, nếu cứ tiếp tục nhắm mắt làm liều như vậy th́ sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội để VN tiến lên dân chủ và phát triển. Theo ông An, đây là hai mặt liên đới mật thiết để canh tân đất nước.
Tuy không c̣n giữ chức vụ ǵ chính thức trong Đảng, nhưng người từng đứng thứ tư trong hệ thống quyền lực của chế độ vẫn có uy tín trong nhiều giới, nhất là các đảng viên cán bộ cấp tiến. Từ khi cựu Thủ tướng Vơ Văn Kiệt mất nên hiện nay nhiều quan sát viên chính trị đánh giá những phát biểu của ông An là thước đo về uy quyền đang xuống dốc của nhóm cầm đầu đối với quảng đại đảng viên như thế nào. Sỡ dĩ như vậy v́ Nguyễn Văn An là người từng nhiều năm ngồi trong Bộ chính trị (Khóa 8-9, từ 1996-2006), cơ quan quyền lực cao nhất của chế độ, đồng thời là cựu Chủ tịch Quốc hội (2001-2006), tức là hiểu rơ cách vận hành của toàn bộ guồng máy dưới chế độ toàn trị như thế nào. Đặc biêt hơn nữa, trong tư cách là cựu Trưởng ban Tổ chức trung ương, một cơ quan rất có quyền lực của Đảng Cộng sản và giữ trọng trách đào luyện và tuyển chọn cán bộ cấp cao của chế độ toàn trị thời gian trước đây (từ cuối thập niên 80 là Phó Trưởng ban Tổ chức trung ương và đứng đầu Ban này trong Khóa 8), cho nên ông An c̣n biết rất rơ cả t́nh h́nh nhân sự hiện nay ở cấp cao nhất và cả cá tính từng người đang có quyền lực của của chế độ như thế nào, v́ chính ông đă từng nắm rơ lí lịch và hiểu năng lực của họ. Cho nên Nguyễn Văn An đă nói ǵ, nói thế nào và đối tượng nhắm vào thành phần nào là những điều cần phải theo dơi để tiên liệu về tương lai của chế độ này.
Ông Nguyễn Văn An đă liệt kê những ǵ được coi „lỗi hệ thống“ ?
Ngay trong phần đầu của cuộc phỏng vấn cựu Chủ tịch Quốc hội đă cho biết, đề tài về dự thảo Cương lĩnh Chính trị đang là vấn đề tranh căi lớn nhất trong đảng hiện nay. V́ Cương lĩnh Chính trị là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam hành động của Đảng Cộng sảnVN trong các thập niên tới. Đặc biệt hiện nay Đảng Cộng sản đang là đảng cầm quyền nên hướng đi và các quyết định của đảng này ảnh hưởng trực tiếp tới gần 90 triệu nhân vân VN và tương lai của đất nước. Theo Nguyễn Văn An trước thềm của Đại hội 11 hiện có hai hướng đối kháng nhau về Cương lĩnh Chính trị 2011 (dự thảo): Những người ủng hộ Cương lĩnh Chính trị 2011 (trong bài phỏng vấn ông An gọi là Cương lĩnh Chính trị 2010, thực ra trong các văn kiện chính thức ghi là Cương lĩnh Chính trị 2011 –trong bài này người viết sẽ dùng cụm từ Cương lĩnh Chính trị 2011) và những người phản đối Cương lĩnh Chính trị này đ̣i phải ban hành một Cương lĩnh Chính trị khác phù hợp với thời đại –giống như nhiều cán bộ cao cấp và chuyên viên hàng đầu cũng đă nêu ra trong „Hội thảo khoa học“ ngày 7.10. Cựu Chủ tịch Quốc hội chống lại Cương lĩnh Chính trị 2011, v́ theo ông, nó „vẫn giữ khung cơ bản của Cương lĩnh 91“. Trong cuộc phỏng vấn Nguyễn Văn An xác nhận dứt khoát đứng vào hàng ngũ những người chống lại khuynh hướng trên. Ông nhấn mạnh, nếu vẫn dừng lại ở Cương lĩnh 91 tức là tiếp tục để đất nước rơi vào „lỗi hệ thống“:
„Cương lĩnh 2010 phải vượt qua cái khung cơ bản của Cương lĩnh 91 như dự thảo, để xây dựng một Cương lĩnh 2010 mới đáp ứng yêu cầu của Cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới, giai đoạn đổi mới toàn diện, triệt để, cả kinh tế và chính trị, tức là hoàn thiện ở mức độ cao hơn, mức độ SỬA LỖI HỆ THỐNG.“
Ông cũng đă giải thích rơ cụm từ „lỗi hệ thống“, đó là „lỗi từ gốc đến ngọn, từ lư thuyết đến mô h́nh và đă được cuộc sống kiểm nghiệm là chưa phù hợp với thời đại ngày nay.“
Cựu Chủ tịch Quốc hội xác nhận, chế độ hiện nay dù đă được thành h́nh trên 60 năm nhưng nhân dân vẫn chưa được hưởng dân chủ trong nhiều lănh vực từ chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục…. Theo ông An, đó là „lỗi hệ thống“ trầm trọng nhất. Ông đă chỉ dẫn sai lầm là, trước đây vấn đề dân chủ chưa được hoàn thành trong giai đoan „Cách mạng dân tộc dân chủ“, nhưng từ sau 1975 đă vội vàng nhẩy sang ngay giai đoạn „Chủ nghĩa xă hội“. Chính v́ chưa có dân chủ cho nên vẫn theo ông, kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục… của VN trong các thập niên vừa qua không phát triển lên được! Ông kết luận „dân chủ và phát triển là hai anh em song sinh“.
Điểm phê b́nh nghiêm khắc thứ hai được ông An nêu rơ trong bài phỏng vấn liên quan tới quan niệm về quyền sở hữu. Ông kịch liệt phản đối chủ trương của nhóm lănh đạo hiện nay vẫn duy tŕ chế độ công hữu và chống lại quyền tư hữu của công dân. Tư duy sai lầm nguy hiểm này vẫn tồn tại trong Cương lĩnh Chính trị 2011 và các Văn kiện dự thảo khác của Đại hội 11. Cựu ủy viên Bộ chính trị Nguyễn Văn An cho rằng, vào thời điểm này –sau hơn 25 năm đổi mới- mà vẫn coi đất đai, tài nguyên là công hữu độc quyền của nhà nước th́ những người cầm đầu chế độ đă không thấy rơ đâu là động lực của phát triển „kỳ diệu như thế nào“.
Sự ḱ diệu của quyền sở tư hữu này thấy được rất rơ ràng khi so sánh sự khác biệt như trắng với đen, ngày với đêm trong sản suất nông nghiệp của nông dân VN trước và sau Đại hội 6 của Đảng Cộng sản VN. Trước đây v́ nông dân VN bị tước đoạt quyền tư hữu trên ruộng đất và bị cưỡng bách gia nhập các hợp tác xă theo mô h́nh kinh tế tập thể cho nên nạn đói đă bùng nổ ở VN từ sau 1975 tới cuối thập niên 80 của thế kỉ trước. Nhưng từ khi phải trả lại quyền tự do canh tác cho nông dân th́ VN nay đă trở thành nước xuất cảng gạo đứng thứ hai trên thế giới! Trực nghiệm về t́nh h́nh này cũng như trên nhiều lănh vực khác nên ông An đă đi đến nhận định:
„Sở hữu tư nhân thực chất vẫn là vấn đề dân chủ tự do trên lĩnh vực kinh tế, trong mưu cầu hạnh phúc của mỗi người, nó là cội nguồn cảm hứng, là động lực to lớn cho sự phát triển. Kết quả của nó kỳ diệu như thế nào mọi người đă biết.“
Nếu sáng suốt và nghiêm túc th́ nhóm lănh đạo phải trả lại các quyền dân chủ tự do căn bản cho nhân dân từ lâu. Nhưng ông An rất thất vọng là cho tới nay đă không diễn ra như vậy. Tuy sự ḱ diệu của „sở hữu tư nhân… là động lực to lớn cho sự phát triển“ đất nước đă diễn ra trong một số lănh vực, nhưng trong dự thảo Cương lĩnh Chính trị và hai văn kiện khác của Đại hội 11 nhóm cầm đầu độc tài bảo thủ vẫn ngang ngược chủ trương thực hiện mô h́nh „kinh tế nhà nước làm chủ đạo“ và vẫn coi ruộng đất, tài nguyên là công hữu. Trong bài phỏng vấn ông An đă nêu sự thất bại thảm hại hiện nay của tập đoàn Vinashin làm dẫn chứng về chủ trương sai lầm này. Nguyễn Văn An kết án đây là „lỗi của hệ thống“, v́ chủ trương sai lầm cứ giữ mô h́nh này là từ Bộ chính trị. Ông giải thích: Những người có quyền lực vẫn cho rằng, „xă hội xă hội chủ nghĩa phải được xây dựng dựa trên "... chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu". Khi nói đến đây ông An đă thẳng thắn phê b́nh lí thuyết cực đoan của K.Marx: „Mô h́nh này lại xuất phát từ một lư thuyết cực đoan cho rằng: tư hữu về tư liệu sản xuất là nguồn gốc của mọi sự bóc lột.“ Từ đó ông đ̣i những người cầm đầu chế độ „phải dứt khoát từ bỏ lư thuyết và mô h́nh sai trái từ gốc này, v́ hậu quả của nó gây ra như thế nào mọi người đều đă biết. Đó là con đường trở về thời kỳ thiếu thốn và đói khổ.“
Vậy ai phải nhận trách nhiệm này trước đảng và nhân dân? Ông An trả lời rất rơ:
„Từ một lư thuyết cực đoan đi tới một mô h́nh kinh tế không có động lực mà thực tế cuộc sống đă bác bỏ. Chính phủ là người thực thi chủ trương đó của Đảng về mặt nhà nước. Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị có quyền lớn như vậy th́ có phải chịu trách nhiệm ǵ không?“
Một vấn đề then chốt khác được Nguyễn Văn An tŕnh bày rơ trong bai phỏng vấn là vai tṛ của Đảng Cộng sản trong hệ thống chính quyền hiện nay và tương lai của chế độ này. Ông cho rằng, một đảng giữ được quyền hay mất quyền là tùy ở đường lối, uy tín của lănh đạo và sự tín nhiệm của người dân. Để biện luận cho nhận định của ḿnh Nguyễn Văn An đă đưa sự sụp đổ của các Đảng Cộng sản ở cựu Liên xô và các nước Đông Âu trước đây 20 năm.
„Hăy thử quan sát và phân tích sự giải tán của một Đảng tại quê hương của Cách mạng tháng Mười th́ rơ. Tại sao một người đứng đầu Đảng và Nhà nước tuyên bố giải tán Đảng là Đảng đó bị giải tán ngay? Một người có làm được việc đó không? Hay người đó chỉ là người thay mặt cho số đông những người trong Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương, trong toàn Đảng, trong cả hệ thống chính trị? Đội ngũ trí thức đâu? Liên minh giai cấp công nhân với nông dân và nhân dân lao động đâu? Hệ thống thông tấn, báo chí đâu? Lực lượng vũ trang hùng hậu đâu mà không bảo vệ Đảng? Tại sao họ quay mặt đi? Hay là họ cũng đồng t́nh? Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, tại sao quần chúng không bảo vệ?“
Từ cách đặt vấn đề rất trực diện và thẳng thắn như thế ông An đă đả phá những lập luận chính thống của phe độc tài bảo thủ giữ vai tṛ cầm trịch trong lănh vực tư tưởng và ư thức hệ của Đảng Cộng sản VN từ thời các ủy viên Bộ chính trị Nguyễn Đức B́nh tới Nguyễn Phú Trọng và cả hiện nay là Tô Huy Rứa vẫn cho rằng, sự sụp đổ của Liên xô và các nước Cộng sản Đông Âu là do bàn tay bên ngoài của Mĩ ,Tây Âu với sự tiếp tay của nhửng phần tử phản đảng ở bên trong. Theo ông, nguyên nhân chính xuất phát từ ngay trong nội bộ chế độ này, đó là các nhóm cầm đầu của các Đảng Cộng sản này „đă thoái hóa biến chất“ và „đă phạm sai lầm có tính cách hệ thống“. Từ đó các Đảng Cộng sản này đă trở thành lực cản của xă hội, „ông vua tập thể“ và „Đảng trị“ và v́ thế „những người Cộng sản chân chính“ „không muốn bảo vệ Đảng của ḿnh nữa“ .
Vấn đề nguyên nhân tan ră của Đảng Cộng sản Liên xô và các Đảng Cộng sản ở Đông Âu đă được Nguyễn Văn An chủ ư nhấn mạnh hai lần trong hai câu hỏi liên tiếp của cuộc phỏng vấn này. Trong lần thứ hai ông c̣n bênh vực và biện minh cho các đảng viên Cộng sản dám đứng lên chống lại bọn cầm đầu độc tài và thái hóa. Khi nhấn mạnh như thế Nguyễn Văn An đă gián tiếp cảnh báo nghiêm khắc ngay nhóm cầm đầu hiện nay của Đảng Cộng sảnVN:
„Quan sát sự tan ră của một số Đảng cộng sản ở Liên Xô (cũ) và Đông Âu, th́ thấy rằng, những người cộng sản phá Đảng không phải chỉ là những người cộng sản phản bội Đảng, những người cộng sản bị kẻ thù mua chuộc, bị diễn biến ḥa b́nh,... Mà phần nhiều lại chính là những người cộng sản chân chính, những người cộng sản không muốn bảo vệ Đảng của ḿnh nữa, v́ thực tế Đảng của ḿnh đă thoái hóa biến chất mất rồi, nhất là v́ Đảng của ḿnh đă phạm sai lầm có tính hệ thống mà không nhận ra được và không khắc phục được. Đảng đă trở thành lực lượng cản trở dân chủ, tự do, cản trợ sự phát triển của xă hội. Đảng đă trở thành ông Vua tập thể, đă trở thành Đảng trị mất rồi.“
Như vậy cựu Chủ tịch Quốc hội đă chọn thời điểm ngay trước Hội nghị Trung ương 14 là Hội nghị cuối cùng và quan trọng nhất trước khi khai mạc Đại hội 11 để phổ biến quan điểm công khai chĩa mũi dùi tấn công trực diện vào những người đang có quyền lực và tác giả chính của ba Văn kiện dự thảo Đại hội 11 là Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Tô Huy Rứa và Nguyễn Tấn Dũng. Nguyễn Văn An không chỉ kết án nghiêm khắc những người này là tiếp tục duy tŕ các chủ trương sai lầm và các giải pháp phản dân chủ đi ngược với chiều hướng phát triển của thời đại và cản trở bước tiến của dân tộc. Không những thế, ông An c̣n cảnh báo đanh thép những phần tử thoái hóa biến chất này về một tương lai đen tối. Dĩ nhiên đối với các phần tử độc tài và đang nuôi tham vọng leo cao hơn, ngồi lâu hơn chỉ c̣n trong vài ngày trước Đại hội 11 là điều không thể chấp nhận được. Những lời tố cáo và kêu gọi dư luận của ông An có thể gây ảnh hưởng bất lợi tới các ư đồ đen tối của họ. Chính v́ thế họ đă ra lệnh cấm lưu hành bài phỏng vấn của cựu Chủ tịch Quốc hội theo đúng Chỉ thị Hướng dẫn số 112 HD/BTGTW ngày 10.9 của Tô Huy Rứa rất độc tài, tha hóa và phản động:
“…Không đăng và phát trên các phương tiện thông tin đại chúng những ư kiến phản bác chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, về con đường đi lên chủ nghĩa xă hội, về học thuyết Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, về vai tṛ lănh đạo của Đảng; những vấn đề cần giữ bí mật về quốc pḥng, an ninh, đối ngoại; những ư kiến đả kích cá nhân hoặc tổ chức đảng, cơ quan nhà nước.”
* * *
Trước đây vài năm cố Thủ tướng Vơ Văn Kiệt đă công khai kết án nghiêm khắc một số „lỗi hệ thống“ của chế độ độc tài toàn trị. Đó là chủ trương „độc quyền yêu nước“ và nguyên tắc tổ chức „tập trung dân chủ“. V́ bệnh „độc quyền yêu nước“ nên nhóm cầm đầu chế độ đă đưa ra những biện pháp vô cùng dă man, độc tài phản động đàn áp tàn bạo nhân dân và những người khác chính kiến suốt trên 60 năm. V́ thực hiện nguyên tắc „tập trung dân chủ“, cái xương sống của hệ thống tổ chức quyền lực của chế độ toàn trị, nên đă tạo ra nạn tiêu giệt quyền dân chủ trong nội bộ đảng, những kẻ có quyền lực đă lợi dụng nguyên tắc này để bịt miệng, đàn áp và thủ tiêu các đảng viên có quan điểm khác! [5]
Nay cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An đă đóng góp thêm trong việc bạch hóa những „lỗi hệ thống“ của chế độ này. Trong các bài gần đây ông An đă công khai phê b́nh và kết án nhận thức cực ḱ sai lầm của nhóm cầm đầu, cho rằng „quyền sở hữu là bóc lột“. Từ trước tới nay vẫn coi tư tưởng này của chủ nghĩa Marx là khoa học và lấy đó làm nền tảng xây dựng kinh tế, xă hội, văn hóa ở VN. Không chỉ dừng lại ở việc kết án các tư duy sai lầm, ông An c̣n đ̣i phải bỏ nguyên tắc này trong Cương lĩnh Chính trị 2011 và đoạn tuyệt ngay chủ trương kinh tế nhà nước làm chủ đạo. V́ theo ông, nó là nguyên nhân làm cho nhân dân đói nghèo, đất nước lạc hậu. Người từng đứng thứ tư trong hệ thống quyền lực của chế độ toàn trị c̣n chỉ „lỗi hệ thống“ khác của chế độ hiện nay là sự nguy hiểm của chế độ đảng trị đang biến một số người có quyền lực thành các vua chúa vô trách nhiệm! Đây chính là sự phản bội đối với ngay các đảng viên và nhân dân, cũng như đối với đồng chí và đồng bào đă hi sinh. V́ từ lời hứa đánh đổ phong kiến vua chúa, nay những người cầm quyền của chế độ lại đang trở thành vua chúa độc tài tàn bạo !
Đối với những người dân chủ th́ những nhận thức của Vơ Văn Kiệt và Nguyễn Văn An không đóng góp ǵ mới. Ngoài ra, do những ràng buộc t́nh cảm và sức ép của bộ máy chuyên chính, nên người ta có thể hiểu được tại sao đảng viên Cộng sản Nguyễn Văn An trong tư duy vẫn c̣n lúng túng trong một số vấn đề. Nhưng nếu đứng trong hoàn cảnh ở trong nước và vị thế quan trọng của người đă từng giữ trong hệ thống quyền lực của chế độ này th́ chúng ta mới có thể đánh giá được đúng và biết trân trọng sự đóng góp to lớn của Vơ Văn Kiệt trước đây và của Nguyễn Văn An hiện nay trong việc bạch hóa những „lỗi hệ thống“ của chế độ độc tài toàn trị.
Những phê b́nh và kết án của cựu Thủ tướng Vơ Văn Kiệt trước đây và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An hiện nay về những nền tảng tư tưởng, nguyên tắc tổ chức và cách vận hành quyền lực của chế độ toàn trị phải được nh́n chung trong phong trào tự phát của các đảng viên cán bộ và chuyên viên hàng đầu từng giữ những vai tṛ quan trọng trong nhiều lănh vực. Cụ thể gần đây nhất là nhiều người này đă dám tổ chức công khai ngay tại Hà nội cuộc „Hội thảo khoa học“ ngày 7.10 và lời kêu gọi khẳng khái mới đây của nguyên Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc thành phố Sài g̣n Lê Hiếu Đằng “cớ ǵ bây giờ ḿnh phải sợ hăi các đồng chí của ḿnh?”
Tất cả những diễn biến quan trọng này cho thấy, tiến tŕnh bạch hóa những „lỗi hệ thống“ không chỉ là nghiệp dư của một vài người từng có quyền lực và các chuyên viên hàng đầu của chế độ. Nhưng nó đang trở thành một phong trào với sự tham gia dấn thân càng ngày càng có nhiều đảng viên các cấp, các ngành. Điều này cho thấy, như Nguyễn Văn An đă phân tích rất đúng và cảnh báo nghiêm khắc nhóm cầm đầu hiện nay:
„Chính những người cộng sản chân chính cũng muốn giải tán Đảng đă biến chất để xây dựng Đảng mới, để sửa lỗi hệ thống, để làm lại từ đầu“
Tiến tŕnh đ̣i hỏi chính đáng này có thể chưa thành công trong lúc này, trước đêm tối của Đại hội 11 sắp tới. Nhưng trong một tương lai không xa nó sẽ trở thành cái dây tḥng lọng treo lơ lửng ngay trước dinh quyền lực cao nhất của chế độ toàn trị để cảnh báo nghiêm khắc những người cầm đầu vẫn ngoan cố không chịu từ bỏ các „lỗi hệ thống“. Đây sẽ là bản án nghiêm minh của chính những đảng viên Cộng sản có tư cách, có tấm ḷng và có dũng khí đang chuẩn bị giành cho những phần tử tham quyền-tiền „đă thoái hóa biến chất“ nên vẫn ngang ngạng không chịu „sửa lỗi hệ thống“ ! ♣
Nguồn: Hiệp Hội Dân Chủ và Phát Triển Việt Nam
Ghi chú: