Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

 

Con Đường Gian Truân Loại Bỏ Độc Tài

CON ĐƯỜNG GIAN TRUÂN LOẠI BỎ ĐỘC TÀI

 

        Tập đoàn quân phiệt Miến Điện đă cướp quyền và cai trị đất nước này bằng bàn tay sắt gần nửa thế kỷ nay. Trong thời gian đó, bà Aung San Suu Kyi, lănh tụ đối lập, giải Nobel Ḥa B́nh, đă bị tù và quản thúc tại gia 15 năm. Vào tù lúc c̣n trẻ khỏe. Nay bà đă 65 tuổi, vừa được trả tự do sau cuộc bầu cử quốc hội, nhưng không có dấu hiệu bà sẽ thúc thủ, đầu hàng. Việc đầu tiên là bà đă nộp đơn ngày 16-11-2010 lên Tối Cao Pháp Viện Miến Điện xin xét lại việc nhà cầm quyền quân phiệt giải tán đảng National League for Democracy (NLD) của bà và yêu cầu cho đảng này được tái hoạt động trở lại.

        Hơn ai hết, Bà San Suu Kyi hiểu rằng không thể đổi ngược kết qủa cuộc bầu cử quốc hội ngày 7-11-2010, trong đó đảng đối lập chính của bà bị loại khỏi cuộc chơi. Bà đổi chiến thuật chuyển từ thế chống đối quyết liệt sang cử chỉ dương cành ô liu hoà b́nh cho tập đoàn quân phiệt. Bà tuyên bố muốn gặp tướng Than Shwe, lănh đạo tối cao của Hội Đồng Quân Nhân để thảo luận việc đất nước, đồng thời đưa đề nghị nhà cầm quyền chấp thuận tự do ngôn luận và tự do hành động cho các đảng phái chính trị. Đổi lại, bà sẽ dùng uy tín và ảnh hưởng của cá nhân ḿnh để yêu cầu các quốc gia Âu Mỹ hủy bỏ những biện pháp trừng phạt Miến Điện. Chúng ta biết, sau cuộc đàn áp dă man các sư săi và dân chúng biểu t́nh đ̣i tự do dân chủ cách đây mấy năm, Miến Điện bị nhiều quốc gia Âu Mỹ trừng phạt bằng cách đóng băng các tài khoản của Miến Điện tại các ngân hàng của nước họ, hủy bỏ và chấm dứt các dự án viện trợ và đầu tư. Tập đoàn quân phiệt tuy cứng đầu nhưng nay đă thấy thấm, v́ kinh tế lụn bại, dân chúng cơ cực, vật giá leo thang, một chiếc Toyota cũ 10 năm trị giá 30,000 Đô la. Chỉ c̣n đàn anh Trung Quốc bênh đỡ đám độc tài này nhắm mục đích khai thác tài nguyên của Miến Điện. Các quốc gia lân bang trong Khối ASEAN cũng không cộng tác mà c̣n sửa lưng về vấn đề dân chủ và nhân quyền. Lănh tụ đối lập San Suu Kyi đă nh́n thấy chỗ yếu của đối phương nên đă đưa đề nghị trao đổi như trên. Bà thấy chưa thể có một chiến thắng toàn diện và tức th́, nên phải chọn con đường dài hơn, vất vả hơn và có hy vọng thành công hơn.

        Chúng ta thấy con đường đấu tranh loại bỏ độc tài của Miến Điện cũng tương tự con đường mà dân tộc VN phải theo. Tập đoàn quân phiệt Miến Điện cũng giống như tập đoàn cộng sản VN. Cũng độc tài, độc đảng, ăn gian nói dối, tham nhũng, bóc lột và cư xử độc ác với dân. Tất cả mọi hành động đều nhắm bảo vệ ghế ngồi và túi tiền của thiểu số cầm quyền. Dân vùng lên th́ đàn áp dă man. Quốc tế làm áp lực cũng coi như không có. Tuy nhiên, việc tranh đấu của dân trong nước và áp lực quốc tế từ bên ngoài không vô ích, dù không đem lại kết qủa tức th́, nhưng sẽ có ích lợi đường dài. Chúng làm cho các chế độ độc tài mất hậu thuẫn, mất uy tín, mất tính khả tín và mất tự tin ở chính ḿnh. V́ vậy họ phải nhượng bộ từng bước. Độc tài chỉ có thể giữ quyền hành bằng bàn tay sắt. Khi phải nhượng bộ là tự làm suy yếu ḿnh. Đến lúc những khó khăn nội bộ phát sinh, cộng thêm t́nh h́nh quốc tế bất lợi th́ những chế độ độc tài một là sụp đổ như ở Đông Âu, hai là phải t́m cách tự cải thiện để không chết ngay, ráng mua thời giờ để rút lui êm thắm, khi mất ghế vẫn c̣n giữ được cái đầu và túi tiền.

        Hai nhượng bộ rơ nhất của tập đoàn quân phiệt Miến Điện là việc tổ chức bầu cử quốc hội và trả tự do cho lănh tụ đối lập San Suu Kyi. Dĩ nhiên, cuộc bầu cử này cũng không khác kiểu "đảng cử dân bầu" của cộng sản VN, cũng là một tṛ hề cấm các đảng đối lập tham dự, dành 170 ghế cho các đại biểu quân đội, nhưng cũng phải coi đó là một nỗ lực để t́m chút chính danh và rửa mặt với đời. Tṛ hề này c̣n kém tính tiếu lâm hơn việc Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng khuyên Miến Điện phải tổ chức bầu cử công bằng, cho tất cả các đảng phái tham dự, và Chủ Tịch nước Nguyễn Minh Triết yêu cầu chính phủ Miến Điện trả tự do cho bà San Suu Kyi. Hai lănh tụ cộng sản VN thuộc loại cù không cười, đúng như ca dao b́nh dân diễn tả: "Chân ḿnh th́ lấm bết bê. Lại cầm bó đuốc mà rê chân người". Việc phải thả kẻ thù nguy hiểm số một San Suu Kyi ngày 13-11-2010 cũng chứng tỏ quân phiệt Miến đă nhượng bộ nhằm xoa dịu dư luận quốc tế và trấn an sự phẫn nộ của nhân dân trong nước. Uy tín của lănh tụ đối lập này c̣n rất lớn trong quần chúng. Nay cọp đă về rừng, chắc chắn cọp sẽ không chịu nằm yên.

        T́nh h́nh đấu tranh cho tự do dân chủ tại Miến Điện và VN có những điểm tương tự nhưng cũng có những điểm khác nhau. Tương tự ở chiến lược đấu tranh trường kỳ, trên mọi mặt, để làm cho chế độ độc tài phải suy yếu và nhượng bộ dần, rồi từ từ biến đi bằng cách này hay cách khác. Khác nhau v́ hoàn cảnh xă hội và lịch sử. Trước hết cuộc đấu tranh của dân Miến Điện có ưu điểm là có một lănh tụ được đa số nhân dân công nhận và tin tưởng. Bà San Suu Kyi đă tạo được uy thế này v́ bà là lănh tụ một đảng đối lập được nhiều phiếu nhất trong một cuộc bầu cử bị tập đoàn quân phiệt hủy bỏ. Bà cũng chứng tỏ đức tính và tài năng trong những năm dài tranh đấu và tù tội. Ưu điểm thứ hai là dân Miến Điện đoàn kết và dám tranh đấu công khai. Các cuộc xuống đường đẫm máu đă diễn ra nhiều lần qui tụ đủ thành phần dân chúng, đặc biệt với hàng ngũ sư săi dẫn đầu. Ưu điểm thứ ba là quốc tế can thiệp trực tiếp vào t́nh trạng vi phạm nhân quyền tại Miến Điện. Ngay sau các cuộc biểu t́nh, sứ giả của Liên Hiệp Quốc được cử đến nói chuyện với nhà cầm quyền quân phiệt, đ̣i thả những người bị bắt và thảo luận một tiến tŕnh dân chủ hóa. Một số nước Âu Mỹ đă áp dụng những biện pháp trừng phạt. Những ưu điểm này, Việt Nam hoàn toàn thiếu vắng.

        Về phiá VN, tuy chúng ta không có những ưu điểm như Miến Điện, nhưng chúng ta có một khối người Việt sinh sống ở hải ngoại rất lớn với nhiều khả năng trí thức và tài chánh. Khối người Việt này, dù không phải tất cả mọi người, đă tranh đấu và vận động khá hiệu qủa cho việc cộng sản phải nới lỏng bàn tay sắt đối với dân VN, đă yểm trợ những phần tử tranh đấu trong nước, khiến phong trào đấu tranh không bị dập tắt v́ đàn áp, ngược lại càng ngày càng lớn mạnh. Hoàn cảnh lịch sử cũng tạo cơ hội cho người Việt có lư do vững mạnh hơn để huy động toàn dân dẹp chế độ cộng sản. Đó là việc đảng cộng sản VN qúa lệ thuộc Trung quốc, dâng đất dâng biển cho ngoại bang, có thái độ khiếp nhược và đầu hàng trước những đ̣n tấn công và xâm lấn của ngoại bang. Tội bán nước là tội lớn nhất. Không một người Việt Nam nào có thể tha thứ. Hơn nữa, trong bàn cờ chính trị Đông Nam Á hiện nay, Hoa Kỳ đă trở lại vùng này để xác nhận sự hiện diện và bảo vệ quyền lợi của ḿnh, kéo theo Khối ASEAN và các quốc gia khác trong vùng, như Ấn Độ, Úc, Tân Tây Lan. Dĩ nhiên Việt Nam cũng bị lôi kéo theo. Nếu những người cộng sản VN thật t́nh yêu nước và muốn bảo vệ tổ quốc trước họa xâm lăng của Trung Quốc, họ phải nắm lấy cơ hội, dựa vào khối đối trọng với Trung Quốc để bảo vệ lănh thổ và lănh hải. Nếu chưa thể đ̣i được những ǵ đă mất th́ ít ra cũng không bị mất thêm. Muốn chơi với các nước tự do dân chủ và muốn được các nước này hỗ trợ th́ phải tự do dân chủ hóa chế độ. Tự cải tổ, tự biến ḿnh là giải pháp hay nhất. Làm thế c̣n có thể huy động được sức mạnh của toàn dân để bảo vệ đất nước. Nếu không dám dứt khoát với Trung Quốc, không dám dứt khoát với chế độ độc tài, chỉ tính đi dây để thủ lợi th́ sẽ mất hết và sẽ bị nhân dân hỏi tội. Tội đầu tiên là phản quốc.

        Nội t́nh VN đang sôi sục. Sự tranh chấp đang diễn ra quyết liệt trong nội bộ đảng cộng sản trước đại hội đảng XI diễn ra vào năm tới. Giới trí thức và sinh viên đă thức tỉnh. Nhiều tiếng nói phê phán thẳng thắn đă cất cao, đẩy lùi sự sợ hăi. Việc gia tăng đàn áp, bắt bớ cộng với bất công xă hội cố hữu càng tạo thêm nỗi căm phẫn trong quần chúng. Không ai biết thùng thuốc súng sẽ nổ lúc nào. Vấn đề là chúng ta đă sẵn sàng đối phó với t́nh thế mới chưa?

 

Mặc Giao


<<trở về đầu trang>>
free counters