Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

 

CƠ CẤU, ĐỊNH CHẾ DO CON NGƯỜI LÀM RA

LÀ ĐỂ PHỤC VỤ CON NGƯỜI HAY MỘT CÁI G̀ KHÁC

 

Trong một xă hội loài người, trước tiên chúng ta thấy tất nhiên là có con người, sau đó chúng ta thấy có những cơ cấu, định chế, tổ chức như hiến pháp, luật lệ, truyền thống, đảng phái chính trị, tổ chức dân sự v.v…

Một câu hỏi đến với chúng ta là  những cái đó nhằm để phục vụ con người hay phục vụ một ai khác?

Câu trả lời đơn giản là những cái đó là do con người làm ra như khoa học, cái dao là để phục vụ con người. Tuy nhiên ở đây chúng ta phải cẩn thận, v́ con người đây là con người nào?  - Con người thống trị hay con người bị trị. Một thể chế chính trị, một bản hiến pháp có thể phục vụ con người thống trị, cầm quyền, nhưng không phục vụ dân. Chẳng khác nào như chúng ta dùng con dao, nếu dùng khéo th́ con dao có lợi ích cho ta, nhưng không khéo th́ ta bị đứt tay. Đấy là chưa nói, con dao đó lại bị dùng bởi kẻ thống trị, không có mục đích ǵ hơn là để dọa nạt, xẻo thịt con người bị trị là người dân.

Chúng ta phải cẩn thận, đúng là con người làm ra những đồ vật, những cơ cấu, định chế để phục vụ nó ; nhưng nhiều khi ngược lại, con người lại là nạn nhân, nô lệ của những cái ǵ nó làm ra. Một thí dụ dễ hiểu, đó là con người làm ra tiền bạc để dễ bề trao đổi, để phục vụ con người ; nhưng nhiều khi con người trở thành nô lệ tiền bạc.

Đấy lại chưa kể đến việc khi nói đến con người th́ chúng ta phải đi vào chi tiết là con người nào, đi vào thời gian là con người sống khi nào. Chẳng hạn như con người làm ra những tổ chức, cơ cấu chính trị như chính quyền, đảng phái, mục đích đầu tiên là để phục vụ con người; nhưng sau đó đôi khi những cơ cấu tổ chức này trở thành những nhà tù của con người, nó trở lại hành hạ con người, biến con người thành nạn nhân. Một thí dụ điển h́nh là đảng cộng sản do Lénine làm ra, mà nhà văn Soljennytsine đă mệnh danh là Guồng máy đỏ, trong quyển La Roue Rouge (Bánh Xe Đỏ); bánh xe này sau khi nó được tạo ra đă nghiến chết ngay cả chính kẻ tạo ra nó là Lénine, sau đó tới Staline, rồi đến dân Nga và những dân tộc nào bắt chước mô h́nh tổ chức đảng và nhà nước theo Lénine..

Thật vậy, cái đảng và nhà nước mà Lénine tạo ra, từ lúc đầu vào năm 1919, bà Rosa Luxembourg, bạn thân của Lénine, dù đang bị cầm tù nhưng vẫn theo dơi xít sao t́nh h́nh thế giới bên ngoài, nhất là hành động của Lénine, bạn ḿnh; bà đă viết thư cho Lénine được ghi lại trong quyển nhật kư của ḿnh:

«Cái đảng và nhà nước độc tài mà anh tạo ra, anh bảo rằng nó phục vụ thợ thuyền và nhân dân, nhưng trên thực tế nó chẳng phục vụ ai cả v́ nó đă đi ngược lại những nguyên tắc căn bản của xă hội chủ nghĩa. Đó là tôn trọng tự do và dân chủ.»

Ngày hôm nay chúng ta biết rơ lịch sử cuối đời của Lénine. Đó là ông đă hối hận khi làm ra  đảng cộng sản và đă để cho đảng này lọt vào tay Staline. Trước khi chết, ông đă định truất phế Staline khỏi chức Bí thư đảng ; nhưng quá muộn. Staline đă dùng những người trong đảng bao vây ông, đối xử tệ bạc với chính vợ ông, người đă tố cáo Staline giết chồng ḿnh.

Staline cũng vậy, cuối đời cũng bị những người trong đảng như Béria, Khrouschev đầu độc chết. Những ngày cuối đời Staline có tâm sự với Khrouschev là quá cô độc, không c̣n tin người nào v́ thấy chỗ nào, người nào chung quanh cũng là kẻ thù.

Mạnh Tử có nói câu: «Dân vi quí, xă tắc thứ chi, quân vi khinh.» Dân, tức con người, là quí trọng đầu tiên, thể chế, cơ cấu xă hội là thứ nh́, rồi thứ ba mới tới quan quyền. Nhưng trên thực tế th́ chúng ta thấy ǵ : Dân đây tức con người chẳng được ưu tiên, mà bị quan quyền, thể chế chính trị, đảng đàn áp bóc lột ; không cần quan quyền lớn, như ở Việt Nam hiện nay, chỉ cần một anh công an hay một anh đảng viên cấp xă cũng đă làm khổ dân biết bao nhiêu.

Nói như vậy cũng không có nghĩa là tất cả những cơ cấu do con người định ra đều là có hại, không phục vụ con người.

Không hoàn toàn như vậy. Không ai chối căi rằng những thể chế chính trị dân chủ, những hiến pháp, luật lệ, tổ chức xă hội, chính trị, cái mà Mạnh tử cho là «Xă tắc»,  mà những nước tây phương lập ra từ thế kỷ thứ 18, bắt đầu bằng cuộc Cách mạng Hoa kỳ 1776 và cuộc Cách mạng Pháp 1789, đă  giúp con người rất nhiều. Con người đây không phải chỉ là một thiểu số người cai trị, mà phải nói là đại đa số người bị trị.

Ở đây tôi không thể đi sâu vào phân tách bản Hiến pháp Hoa kỳ. Tuy nhiên những nhà b́nh luận, chuyên môn về hiến pháp quốc tế đă công nhận rằng trong bản hiến pháp này có khoảng 50 trường hợp quân bằng quyền lực (Balance de pouvoir). Một cách giản tiện cụ thể, đó là quân bằng giữa hành pháp và tư pháp, quân bằng giữa tư pháp và lập pháp. Như chúng ta đă thấy, tổng thống quyết định đường lối ngoại giao nhưng ngân sách ngoại giao phải do Thượng Viện chấp thuận. Nếu Thượng Viện không bằng ḷng về đường lối ngoại giao của Tổng thống, không phê chuẩn ngân sách ngoại giao th́ Tổng thống cũng đành bó tay.

Có nhiều những quân bằng quyền hành như vậy là v́ những nhà soạn thảo ra Hiến pháp Hoa Kỳ, tiêu biểu là ông Alexander Hamilton, đi từ một quan niệm tâm lư, triết học và chính trị học, cho rằng bản chất của con người là tham lam, thích quyền, thích tiền và dễ đi đến chỗ lạm dụng quyền hành và tiền bạc khi họ có quyền; v́ vậy một trong mục đích chính của hiến pháp đó là làm sao hạn chế và quân bằng quyền hành của những người có quyền.

Đây là một quan niệm rất tây phương, cho rằng con người là nửa thần thánh, nửa quỉ sứ, làm thế nào để có những cơ chế, luật lệ ngăn cấm phần quỉ sứ của con người và khuyến khích, nâng cao phần thần thánh. Khác với đông phương cho rằng con người sinh ra là tốt, qua quan niệm «Nhân chi sơ, tính bổn thiện ». Ở đây tôi cũng không thể đi sâu vào việc bàn căi chữ thiện; nhưng chúng ta cứ hiểu chữ thiện ở đây là tốt như phần đông người ta hiểu. Chỉ nói đến mặt thiện của con người, mà không nói đến mặt ác, không có những cơ chế, luật lệ để cấm đoán, nhất là đối với những người cầm quyền như vua chúa, th́ đi đến chỗ : Nếu hên mà gặp ông vua, người cầm quyền, tốt th́ dân được hưởng; nếu không hên, gặp ông vua, người cầm quyền, ác th́ dân, đây cũng là con người, nói chung phải chịu khổ.

Nói tóm lại, «Xă tắc» hay thể chế chính trị, hiến pháp, luật lệ, tổ chức xă hội, chính trị mà con người lập ra, nó cũng như khoa học. Nếu nó đuợc người tốt xử dụng, nhất là những người cầm quyền, th́ nó tốt với đa số con người. Nếu nó bị người xấu tức là những con người vô đạo đức, chỉ nghĩ đến thành công, bất chấp mọi thủ đoạn, như con người cộng sản, bắt đầu bằng Lénine, được tiếp nối bởi Staline, Mao trạnh Đông và Hồ chí Minh, th́ là một đại họa. Lịch sử nhân loại đă có nhiều trang sử đau thương và đẫm máu; nhưng chưa có trang sử nào đau thương và đẫm máu như trang sử cộng sản vào thế kỷ 20 vừa qua, với cả 100 triệu người chết, cũng chính là v́ vậy. Người ta có câu: «Khoa học mà không có đạo đức chỉ là sự hủy hoại của tâm hồn» (La science sans concience n’est que la ruine de l’âme ).

Không ai chối rằng Hiến pháp năm 1936 do Staline soạn thảo ra, về mặt lư thuyết, h́nh thức th́ là một trong những hiến pháp dân chủ nhất; nhưng trên mặt nội dung và thực tế, th́ đă được Staline và đảng cộng sản dùng để tuyên truyền, lừa gạt dân và che mắt thế giới. Về thể chế chính trị cũng vậy, nếu xét trên mặt luật hiến pháp, th́ những chế độ cộng sản về h́nh thức là theo chế độ đại nghị, có một quốc hội, có chủ tịch nước và thủ tướng ; nhưng trên thực tế là do đảng cộng sản điều hành, chế độ độc đảng, độc tài. Ngày xưa độc tài quân chủ phong kiến là chỉ ở chung quanh vua, nay độc tài đảng là đi xuống cả thôn xóm, chỉ cần là một người đại diện đảng ở một xă nhỏ cũng đă có quyền sinh sát trong tay.

Điều này chúng ta khỏi cần phải chứng minh v́ thực tế cộng sản từ Liên Sô qua Trung cộng và Việt Nam đă chứng tỏ điều này. Chính v́ vậy mà đương kim Tổng thống Nga Medevev và đương kim Thủ tướng Đức bà Angela Merkel đă nói chế độ cộng sản là một guồng máy tạo ra sự dối trá, lừa bịp, giết người, không những đối với dân tộc họ, mà cả đối với những dân tộc khác.

Guồng máy này đă làm ra những thể chế, cơ cấu chính trị, những «Xă tắc», trên lư thuyết, h́nh thức th́ rất là phục vụ con người; nhưng trên thực tế th́ hoàn toàn trái lại. V́ vậy chúng ta không thể nói một cách quá tổng quát là những «Xă tắc»  là do con người làm ra, là để phục vụ con người. Chúng ta phải xem từng hoàn cảnh, thể chế và chúng ta cũng phải xem rơ con người nào, chứ không thể nói con người một cách quá tổng quát. Có thể xă tắc đó phục vụ con người thống trị, nhưng không phục vụ con người bị trị.(1)

 

Paris ngày 18/12/2010

Chu chi Nam

 

(1)            Xin đọc thêm những bài về cộng sản, trên http://perso.orange.fr/chuchinam/


<<trở về đầu trang>>
free counters