Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650 www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de
|
ÁP LỰC QUỐC TẾ ĐỀU ĐANG ĐỔ XUỐNG
ĐẠI HỘI XI CỦA CỘNG ĐẢNG VIỆT NAM
Lư Đại Nguyên
|
Hoa Kỳ lên án những vi phạm quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam |
Nội trong tuần này, Hạ viện Hoa kỳ bỏ phiếu về Dự Luật đưa Việt nam vào danh sách Các Nước Cần Quan Tâm Đặc Biệt về Tự Do Tôn Giáo – CPC, do dân biểu Ed Royce đệ tŕnh từ gần 2 năm trước, đến hôm qua, ngày 13/12/10, Hạviện Hoa kỳ mới thông báo sẽ mang Nghị Quyết HR 20 đó, ra toàn viện để biểu quyết. Dân biểu Royce gọi: “Đây là một sự chiến thắng của những người bị đàn áp tôn giáo”. Ông nhấn mạnh:“Quan trọng hơn, nghị quyết này đặt vào hồ sơ Hạ viện Hoa kỳ, coi rằng, sự ngược đăi về tôn giáo ở Việt nam không thế chấp nhận được. Nếu Việt nam muốn có mối quan hệ bền vững với Hoa kỳ, th́ Hà nội phải tôn trọng các quyền tự do căn bản của dân chúng, trong đó bao gồm quyền tự do tôn giáo”.
Trong khi đó, Hoa kỳ và Quốc tế cùng lên án những vi phạm quyền tự do ngôn luận và nhân quyền ở Việt nam. Phát biểu tại một diễn đàn được tổ chức tại Hà nội trước ngày Quốc Tế Nhân Quyền 10/12/2010, đại sứ Mỹ tại Việt nam, Michael Michalak cho rằng: “Năm 2010 là năm mà không gian dành cho tranh luận công khai đă bị thu hẹp toàn diện tại Việt nam”. “Từ việc ngăn chận truy cập mạng xă hội Facebook, các vụ tấn công những trang mạng chỉ trích chính quyền, cho đến những quy định kiểm soát chặt chẽ hơn các quán cà phê internet và các trang blog, năm nay quyền tự do internet đă có một bước thụt lùi đáng kể ở Việt nam” Ông tố cáo: “Đă có hơn 24 người bị bắt giữ, và hơn 14 người xem là vi phạm pháp luật chỉ v́ đă bày tỏ một cách ôn ḥa chính kiến của họ”. Tại hội nghị nhóm Tư Vấn Các Nhà Tài Trợ Cho Việt nam hôm thứ Ba ngày 07/12/10, đại sứ Thụy Sĩ, Jean-Hubert Lebet cũng cho rằng: “không nên trừng phạt những người bày tỏ chính kiến một cách ôn ḥa”. Ông tỏ ư: “lấy làm tiếc về các vụ bắt giữ những nhà bất đồng chính kiến gần đây ở Việt nam”. Cùng ngày hôm đó, Viện Nhân Quyền thuộc hội Luật Sư Quốc Tế đă lên án Việt nam tiếp tục bắt giữ và kết án tù các nhà hoạt động nhân quyền và các luật sư theo Bộ Luật H́nh Sự.
Sau phiên họp của nhóm các nước cấp viện cho Việt nam, đă đưa ra nhận định về t́nh h́nh kinh tế ảm đạm của Việt nam, và v́ món nợ khổng lồ không thể trả của Tập Đoàn Tàu Thủy Vinashin, dẫn tới làm suy yếu hệ thống ngân hàng Việt nam và ảnh hưởng đến khả năng vay nợ của cả nước. Tiếp đến, đại sứ các nước thành viên của Liên Âu- EU đă tham dự ṿng Đối Thoại về Nhân Quyền giữa EU với Hà nội. Theo đại sứ Anhquốc tại Hà nội, tiến sĩ Antony Stokes cho BBC biết: “Trong đối thoại về Nhân Quyền giữa EU và Việt nam, tôi cho rằng, chúng tôi đă trực diện. Chúng tôi đă nói chuyện một cách công khai và thẳng thắn”. Liên quan tới vấn đề Nhân Quyền và Phát Triển Kinh Tế, đại diện của EU nhắc đến, quyền được bàn luận công khai các chính sách của chính phủ. Theo đó: “Làm sao tạo ra môi trường để người dân có thể b́nh luận, chỉ trích chính sách của chính phủ, báo chí có quyền đưa tin công khai. Người viết Blog không sợ bị bắt, khi đưa ra nhận định không có lợi cho chính phủ”. “ Chúng tôi kêu gọi chính phủ Việt nam bảo vệ quyền công khai tranh luận của người dân”. Ngày 13/12/2010, tại Hà nội, các nhà ngoại giao Việt nam và Hoa kỳ đă tiến hành cuộc đối thoại thường niên về Nhân Quyền. Đại diện phía Mỹ là trợ lư ngoại trưởng phụ trách vấn đề Dân Chủ, Nhân Quyền và Lao Động, Ông Michael Posner. Đại diện phía Việt nam là thứ trưởng ngoại giao Phạm B́nh Minh. Tuy nội dung chưa được tiết lộ, nhưng những tháng vừa qua, Hoa kỳ đă nhiều lần chỉ trích Việt nam vi phạm nhân quyền, trong bối cảnh Washington và Hà nội t́m cách tăng cường quan hệ ngoại giao và quân sự. Nhất là mùa hè vừa qua, Hoa kỳ đă ủng hộ cách tiếp cận của Việt nam, nhằm giải quyết tranh chấp về chủ quyền tại Biển Đông với Trung quốc, bằng giải pháp đa phương hoá. Chống lại với giải pháp ‘song phương’ bắt nạt của Trung cộng.
Tuy Hà nội ra sức vận động quốc tế hóa vấn đề tranh chấp biển Đông, nhưng rồi Việt cộng vẫn phải ngoan ngoăn theo lệnh của Bắc kinh bí mật thực hiện các cuộc đàm phán song phương với Trung cộng về chủ quyền ở Hoàng sa và Trường sa. Báo South China Morning Post xuất bản tại Hồng Kông tiết lộ, trong năm nay, Hà nội và Bắc kinh đă bí mật đàm phán 4 lần về biển Đông. Báo này viết: “Bắc kinh từ chối thảo luận về sự chiếm đóng của họ tại quần đảo Hoàng sa” . Theo ông Vương Hàn Lĩnh, thuộc Học Viện Khoa Học Xă Hội Trung quốc th́: “Các tranh chấp về quần đảo Hoàng sa đă giải quyết xong, v́ nay quần đảo này đang trong sự quản trị của Bắc kinh, và Trung quốc chỉ đối thoại về tranh chấp liên quan tới quần đảo Trường sa với Việt nam và các nước khác. Như vậy, chính quyền Việt nam c̣n trong tay đảng Việt cộng ngày nào, th́ không hy vọng ǵ Việt nam thu hồi được chủ quyền ở Hoàng sa, mà cả thế giới đă chứng kiến là Trung cộng công khai xâm lăng Việt nam, đánh chiếm từ tay Việt Nam Cộng Ḥa vào ngày 19/01/1974. Rơ ràng là sự tiết lộ việc Trung cộng ép buộc Việt cộng phải đàm phán song phương về chủ quyền ở Hoàng sa và Trường sa, rồi bật mí ra, Hoàng sa là của họ, đă làm cho toàn dân, toàn quân, kể cả toàn đảng xúc động và phẫn uất, nhất định tạo một ảnh hưởng đến cuộc sắp xếp nhân sự của Ban Chấp Hành Trung Ương Cộng Đảng đang họp tại Hà nội. Trong khi đó áp lực quốc tế về Nhân Quyền, Tự Do Ngôn Luận, cũng như báo động về nền Kinh Tế rệu rạo và Tài Chánh lạm phát, vật giá gia tăng đến chóng mặt ở Việt nam, vô t́nh, hay cố ư đều xoáy vào quyết định của Đại Hội XI tới.
Trong diễn văn khai mạc hội nghị lần thứ 14 ban chấp hành Trung Ương Đảng, Nông Đức Mạnh, tổng bí thư, tuy không c̣n lớn tiếng đề cập tới chủ nghĩa Mác-Lê-Hồ và thực hiện Xă Hội Chủ Nghĩa như thường thấy. Mà chỉ nhắc tới “Xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xă hội”. Như vậy, thời kỳ quá độ hiện nay đất nước đang sống và làm việc theo Nền Kinh Tế Thị Trường Tự Do Toàn Cầu Hóa. Đúng ra là cả thế giới đă liệng bỏ thứ Xă Hội Chủ Nghiă chết tiệt vào thùng rác lịch sử rồi, ngay tại Việt nam cũng đă và đang ‘tự diễn biến hoà b́nh’ để vượt nó từ Đaị Hội VI, năm 1986 tới nay. Hiện giờ Việt nam đang ra sức vận động quốc tế nh́n nhận ḿnh là Nền Kinh Tế Thị Trường. Nhất là đảng viên Việt cộng đă trở thành Tư Bản Đỏ man rợ, nhờ vào quyền lực tham nhũng, thử hỏi làm sao có thể chui trở lại chiếc túi Xă Hội Chủ Nghĩa lạc hậu, bao cấp được nữa. Dùng từ quá độ lên chủ nghĩa xă hội, Nông Đức Mạnh và bè lũ chỉ muốn Đại Hội XI phải nuốt trôi đi những văn kiện rơm rác, nhai đi, nhai lại của các Đại Hội trước, để chấp nhận một ban lănh đạo mới, được tiền chế bởi Trung Ương khóa X có bàn tay Bắc kinh chen vào như cũ. Đă đến lúc toàn đảng, toàn quân phải loại bỏ bọn tay sai Trung cộng ra khỏi ban lănh đạo đảng, ‘tự diễn biến ḥa b́nh’ thành chính đảng cầm quyền lâm thời trong công cuộc Dân Chủ Hoá chế độ của đất nước. Nếu không, th́ với nhu cầu dân chủ tự do của toàn dân và áp lực của quốc tế đổ xuống, chế độ Việt cộng sẽ bị chung với số phận như Liên xô mà thôi.