Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Để Giữ Nội Bộ Khỏi Vỡ?

Để Giữ Nội Bộ Khỏi Vỡ?

 

Trần Khải

Những cuộc bố ráp, bắt giam và khởi tố các nhà hoạt động dân chủ mấy tuần qua có thực là chỉ để trị an, để trấn áp các tiếng nói đối lập, hay là để biểu hiện một cuộc đấu tranh nội bộ trong đó phe bảo thủ đă mạnh thế và đang biểu dương lực lượng? Bởi v́, ít nhất là từ cái nh́n ngoại cuộc, người ta không thấy những người bất đồng chính kiến vừa bị bắt có một thế lực đáng ngại nào cho Hà Nội, và như thế có phải việc bắt bớ là một cách biểu diễn quyền lực hay là bắt các nhà dân chủ chỉ là để hù dọa nhau trong nội bộ? Chúng ta không biết chính xác nội t́nh trong Đảng CSVN, nhưng có thể tin rằng cuộc tranh quyền đang bắt đầu  mở màn, và mọi diễn biến có lẽ đều phục vụ cho cuộc tranh quyền này.
Hội nghị lần thứ 10 Ban chấp hành Trung ương khoá X họp tại Hà Nội đă khai mạc  ngày 29/6 và bế mạc ngày 4/7/2009. Hội nghị này hoàn tất và đưa ra một số thông tin để chuẩn bị cho một kỳ đại hội sắp xếp quyền lực toàn quốc sắp tới: đó là "Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng CSVN vào nửa đầu tháng 1 năm 2011."
Nghĩa là, c̣n một năm rưỡi nữa là sẽ tới một đại hội lớn, trong đó ông Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh sẽ rời ngôi, và rất nhiều chức vụ khác phải thay thế.  Không chỉ các chức vụ lớn, mà hầu như tất cả các cấp địa phương cũng đều sẽ sắp xếp lại. Nghĩa là, chuẩn bị cho một cuộc chạy đua khổng lồ vào ghế nhà quan. Chuyện này dễ hiểu: khi vua nhấp nhổm chờ bước xuống  ngai vàng, th́ các quan chung quanh nhấp nhổm xô tới tranh ghế.
Thông tấn TTXVN viết: "Theo chủ trương đă được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua, ngay sau Đại hội lần thứ XI của Đảng kết thúc, sẽ tổ chức bầu cử hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân các cấp và bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuẩn bị bầu cử các cơ quan nhà nước, Hội nghị Trung ương nhất trí tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng vào nửa đầu tháng 1 năm 2011."
Điều chúng ta quan tâm là Hội nghị lần thứ 10 Ban chấp hành Trung ương khoá X vừa qua, trên nguyên tắc là sẽ có nhiều tiếng nói phản biện về bauxite Tây Nguyên và về Biển Đông. Nhưng rồi lại không có ǵ phức tạp.
Trên nguyên tắc, ba lá thư của Tướng Vơ Nguyên Giáp và chữ kư của nhiều ngàn trí thức đ̣i hủy bỏ dự án bauxite Tây Nguyên có thể h́nh dung như là phát súng lệnh để khởi dậy một cuộc phản biện lớn của những người không muốn quá thân cận với Trung Quốc. Vậy mà vẫn không nhúc nhích ǵ được, nghĩa là thế lực thân Trung Quốc rất là mạnh trong Đảng CSVN.
Tới cái mức một lá thư gửi đi hôm 1/7/2009 từ 37 thượng nghị sĩ Mỹ gửi nhà nước CSVN đ̣i trả tự do tức khắc cho linh mục Nguyễn Văn Lư. Con số 37 thượng nghị sĩ Mỹ kư tên quả nhiên là hy hữu. Nếu chúng ta chú ư thời điểm gửi thư -- ngay giữa Hội nghị 10 của Ban chấp hành Trung ương CSVN, nghĩa là khi Hội nghị này mới họp vài ngày và c̣n vài ngày nữa mới bế mạc - th́ có vẻ như Mỹ muốn nhắc nhở Hội nghị 10 là đừng đi quá xa về hướng bảo thủ cứng rắn, và hăy nới mở các quyền căn bản cho dân VN. Chờ tới hơn một tuần sau, ông Lê Dũng, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao CSVN, mới bác bỏ đ̣i hỏi này. Tại sao thư đ̣i thả gửi giữa khi Hội nghị 10 họp, và tại sao ông Lê Dũng chờ bế mạc Hội nghị nhiều ngày mới phản bác?
Hội nghị 10 khai mạc ngày 29/6/2009, nhưng trước đó vài tháng là đă có tranh biện sôi nổi về bauxite Tây Nguyên và Biển Đông. Đặc biệt hứa hẹn sôi nổi là khi Tướng Giáp phất cao lá cờ đi đầu phản biện. Nhưng rồi Hội nghị 10 im bặt. Tại sao? Có phải là v́ hai tuần trước khi Hội nghị 10 khai mạc là màn công an bắt khẩn cấp luật sư Lê Công Định và kỹ sư Trần Huỳnh Duy Thức (bắt ngày 13/6/2009)? Có phải công an muốn làm một vở tuồng "bắt phản động" thật ầm ĩ trước khi Hội nghị 10 khai mạc, nhằm khủng bố tinh thần những cán bộ thuộc phe ủng hộ Tướng Vơ Nguyên Giáp là c̣n nhiều thành phần phức tạp chống đối, và rằng nội bộ CSVN nên bỏ qua chuyện nhỏ Tây Nguyên và Biển Đông để bố ráp cho hết bọn trí thức trẻ ưa dân chủ?
Một điều suy nghĩ nữa: có phải Bắc Kinh mấy tuần qua đă cố ư gây căng thẳng Biển Đông là để hù dọa Hội nghị 10 rằng đừng có quá cấp tiến thân Mỹ, và rằng đừng quậy chuyện bauxite Tây Nguyên và Biển Đông quá lố?
Điều chúng ta chỉ biết chắc rằng, thời gian một năm rưỡi nữa là bước vào "Đại Hội XI của Đảng và đại hội đảng các cấp," nghĩa là sẽ có thời gian một năm rưỡi để vận động, chia phe, nhằm chạy đua vào các chức vụ quan trọng, và thực tế ai cũng biết rằng quyền lực sẽ đẻ ra tiền vô số kể - không cần nghĩ kế tham nhũng, mà tự động tiền từ các nơi cứ phong b́ dâng cúng thôi.
Sau khi Hội nghị 10 kết thúc hôm 4/7/2009, th́ có thể xem ngày này cũng là ngày mở đầu cuộc đua để sẽ tranh ghế kỳ tới, ở tất cả các cấp từ trung ương tới địa phương. Trên cấp cao nhất, các ông Mạnh, Triết, Dũng sẽ xuống… Rồi ai sẽ lên? Chúng ta chưa biết, nhưng tiếng nói của những người thuộc phe thân Tướng Vơ Nguyên Giáp có vẻ như đang ch́m xuống. Cũng nên nhắc rằng, phong trào chống đối bauxite lúc đầu đă gây một số dư luận lạc quan là Đảng CSVN có thể sẽ vỡ đôi để trở thành chế độ lưỡng đảng giữa những người bauxite và chống bauxite, hay ở một chiều khác là người bảo thủ và cấp tiến. Có phải bắt khẩn cấp Lê Công Định là để chận trứơc cơ nguy Đảng CSVN vỡ đôi trong Hội nghị 10? Lạc quan tới mức, một số nhà hoạt động tin rằng chỉ vài năm nữa là có dân chủ đa đảng, và ngôn ngữ này  về sau được công an gán cho luật sư Lê Công Định.
Một dấu hiệu cho thấy phe cứng rắn muốn biểu diễn quyền lực là nhằm tranh ghế trong Đại hội XI: bắt luôn anh Nguyễn Tiến Trung và cựu Trung Tá Trần Anh Kim, hai nhà hoạt động dân chủ. Tại sao lại bắt họ, chỉ ba ngày sau khi Hội nghị 10 bế mạc?
Thực ra, nếu công an muốn áp đặt các tội danh như đă nói th́ phải bắt từ mấy năm trước chứ? Có phải là một số cán bộ an ninh muốn vẽ chuyện để lập công  sớm, chuẩn bị kiếm ghế cho Đại Hội XI vào tháng 1-2011?
Một suy nghĩ nữa: luật sư Lê Công Định du học Mỹ theo diện học bổng Fulbright, và hoàn tất văn bằng Luật ở Đại Học Tulane, một đại học lớn của Hoa Kỳ. C̣n anh Nguyễn Tiến Trung từng là khách quư của Tổng Thống Bush, khi ông Bush mời anh Trung và cô Hoàng Lan (hai người trẻ này là sáng lập viên Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ) tới thăm trang trại của ông ở Texas năm 2006.
Có phải phe biểu diễn quyền lực ở Hà Nội muốn ra dấu hiệu ǵ với Mỹ? Nhận thư của 37 thượng nghị sĩ Mỹ xong, vài ngày sau là bắt Nguyễn Tiến Trung, người từng là khách quư của TT Bush? Có phải tất cả chỉ là màn tranh quyền cho Đại Hội XI hay không? Và bây giờ là lúc lập công, và hù dọa phe đối thủ?
T́nh h́nh này làm chúng ta quan ngại thêm, không chỉ về cách công an hung hăng vây bắt các nhà hoạt động dân chủ (những người mà trước giờ vẫn được bỏ lơ bên lề trái nhiều năm qua) mà c̣n có thể gây căng thẳng vô ích, hại lây cho các sinh hoạt tôn giáo - như ở Thái Hà tại Hà Nội, hay ở Bát Nhă tại Lâm Đồng.
Nếu thực sự có những người đang tranh quyền và muốn dùng các chiến dịch bố ráp để ghi công, th́ đó là một thủ đoạn rất là xưa, và không lợi ích ǵ cho dân tộc. Không chỉ đẩy ra lứa trẻ quan tâm về dân chủ, mà c̣n làm bất măn giới trí thức đang lo ngại về hướng đi của chính phủ Hà Nội.
Thêm nữa, cũng cần phải nhắc rằng, Hải Quân Trung Quốc có thể sẽ t́m một cớ nào đó để tấn công vào một trong các đảo c̣n lại của Việt Nam ngoài Biển Đông. Mọi hành vi nhà nước CSVN trấn áp, gây căng thẳng nội bộ - trên mọi phương diện chính trị, thanh niên, xă hội, luật gia, tôn giáo, vân vân… -- đều sẽ bất lợi trong khi lại rất cần đoàn kết cả nước cho một cuộc chiến ngoài ư muốn có thể sắp xẩy ra.
Nếu muốn kiếm điểm để tranh ghế, thực ra không cần bắt bớ cho nhiều, và không cần kềm kẹp cho dữ. Cứ làm cho dân giàu nước mạnh là đẹp nhất.

 TRẦN KHẢI


<< trở về đầu trang >>
 free counters