Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Đấu tranh trong chế độ hay đấu tranh trên chế độ

Đấu tranh trong chế độ hay đấu tranh trên chế độ

 

Ngô Nhân Dụng

 

Trong mọi cuộc đấu tranh với các chế độ độc tài áp bức, những người tranh đấu thường chia làm hai khuynh hướng: Hoặc họ đấu tranh trong khuôn khổ chế độ hiện tại để cải thiện dần dần lề lối cai trị; hoặc họ đấu tranh trên nền tảng chế độ đó buộc nó phải đổi từ căn bản. Lằn ranh giữa hai chủ trương đó có khi không rơ rệt, nhưng cũng đủ để phân biệt khiến người ta có thể gắn cho mỗi nhóm một nhăn hiệu khác nhau.

Trong vụ Luật Sư Lê Công Định bị bắt rồi chúng ta thấy ông đă bước qua lằn ranh giữa hai chủ trương này. Từ một người vốn chấp nhận đấu tranh trong giới hạn của hệ thống cai trị hiện hành, ông đă vượt ra bên ngoài để đấu tranh trên chính chế độ đó - nếu những tin tức do giới chức công an Cộng Sản đưa ra là xác thực.

Từ căn bản, các luật sư đang hành nghề ở nước nào cũng hoạt động trong giới hạn của chế độ mà họ đang sống. Công việc của các luật sư ở bất cứ nơi nào cũng là sử dụng hệ thống luật pháp đang có sẵn chứ không phải là thay đổi các thứ luật lệ đó. Thay đổi luật lệ là công việc của các người đấu tranh chính trị, và của các đại biểu Quốc Hội, khi Quốc Hội đó có thực quyền. Các luật sư có thể biện hộ chứng tỏ rằng một hành động nào đó không vi phạm các điều luật đang thi hành trong xă hội; nhưng cũng có thể chứng minh rằng một điều luật nào đó là trái ngược với hiến pháp, tức là đạo luật cao nhất của một quốc gia. Trong cả hai trường hợp, người luật sư vẫn hành động bên trong khuôn khổ của chế độ.

Trước đây ông Lê Công Định đă đóng vai tṛ đó một cách xuất sắc, khi ông đứng ra biện hộ cho hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân ở ṭa phúc thẩm mấy năm trước đây. Hai vị luật sư trẻ này cũng là những người chấp nhận tranh đấu bên trong khuôn khổ của chế độ. Và họ bị kết tội theo điều số 88 trong bộ luật h́nh sự mà ông Lê Công Định sắp bị truy tố vi phạm điều này.

Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân đă bị gán tội “tuyên truyền chống nhà nước Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam,” ghi trong điều 88. Nhưng bộ luật này không định nghĩa thế nào là “chống nhà nước...” cho nên ṭa dưới đă nêu tội của họ là “Hạ thấp vai tṛ lănh đạo của đảng Cộng Sản, bôi nhọ Hồ Chủ Tịch và các vị lănh đạo cao cấp của đảng...” Với hai lư do đó, họ kết tội hai người “chống nhà nước xă hội chủ nghĩa...” theo lời lẽ viết trong đạo luật.

Tại ṭa phúc thẩm năm đó, Lê Công Định đặt vấn đề: Không thể “đồng hóa đảng Cộng Sản Việt Nam với nhà nước Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, nếu không sẽ trái với hiến pháp.” Đây là lần đầu tiên một luật gia ở trong nước Việt Nam đă nêu lên sự kiện này. Nhưng khi dùng các lư luận này Lê Công Định vẫn đứng trong ṿng giới hạn của luật pháp mà chế độ đang sử dụng.

Ṭa án Cộng Sản khi đó buộc tội hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân v́ họ đă “tiếp xúc và trao đổi thông tin về dân chủ và nhân quyền; “ và v́ họ đă “Ủng hộ đa nguyên, đa đảng, kêu gọi thay thế đảng Cộng Sản.”

Ông Lê Công Định đă mỉa mai, “Bàn đến dân chủ và nhân quyền” không thể được coi là “chống nhà nước xă hội chủ nghĩa.” Trừ một trường hợp, ông nói tiếp, “trừ phi nhà nước đó chống lại dân chủ và nhân quyền!”

Ông Lê Công Định nhấn mạnh rằng các bị cáo chỉ làm công việc phê phán và lên án các hành động vi phạm quyền công dân và nhân quyền, những thứ quyền được ghi trong hiến pháp. Các hành động đó “không thể bị xem là ‘chống nhà nước Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.’” Trái lại, ông tố cáo, “chỉ những hành động vi phạm quyền công dân và nhân quyền mới là chống hiến pháp;” và do đó, cũng “chống nhà nước.” Một lần nữa, gậy ông lại đập lưng ông! Trong vai tṛ luật sư biện hộ cho Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân, có thể nói Lê Công Định đă nói lên những sự thật, dùng những lư luận mà chế độ Cộng Sản độc tài không thể căi được. Cuối cùng trong vụ án đó đảng Cộng Sản chỉ c̣n cách áp dụng khí cụ riêng của họ, là áp chế, bất chấp lẽ phải, bất chấp lư luận.

Nhưng Lê Công Định vẫn lên tiếng trong ṿng kẽm gai mà chế độ cho phép, đóng vai tranh đấu từ bên trong một cách xuất sắc. Những lời nói của ông được giới thanh niên ở trong nước và bên ngoài nghe và hưởng ứng. Khi đọc bản tin cho biết Luật Sư Lê Công Định đă chấp nhận những lời tố cáo của công an nói rằng ông đă tiếp xúc và hoạt động chung với những tổ chức tranh đấu dân chủ ở bên ngoài đang vận động lật đổ chế độ Cộng Sản ở Việt Nam, nhiều người có thể nghi ngờ. V́ trong vai tṛ tranh đấu trong ḷng chế độ, ông đă đạt những kết quả đáng kể. Và ông vẫn được an toàn, tiếp tục cuộc sống của một người thuộc giới trung lưu khá giả trong cái xă hội Việt Nam rất trọng kim tiền hiện nay. Ông lại được xă hội chung quanh công nhận khả năng cống hiến của ḿnh trong việc đ̣i hỏi cải thiện xă hội. Trong một bài đăng trên báo Tuổi Trẻ vào Tháng Hai năm 2006, ông Nguyễn Văn Tiến Hùng đă giới thiệu Lê Công Định như một luật sư có hiểu biết sâu xa về luật pháp, đă du học ở Mỹ, ở Pháp và có tham vọng cải thiện hệ thống phát luật Việt Nam. Ông muốn hệ thống tư pháp không chỉ dựa trên các đạo luật thành văn theo lối dân luật Napoleon mà c̣n phải sử dụng các án lệ theo truyền thống Anglo-Saxon. Và “Anh truy đến cùng nguyên nhân tại sao luật chưa ra đời đă trở nên lạc hậu.” Những tham vọng đó có thể được thực hiện ngay trong ḷng chế độ, một cách bền bỉ có thể đem lại ích lợi chung cho xă hội chung quanh.

Nhưng nếu những lời tố cáo và xác nhận trên đúng sự thật, th́ ông Lê Công Định đă chấp nhận thay đổi vai tṛ và tính chất cuộc tranh đấu của ḿnh. Không c̣n đứng bên trong chế độ mà lên tiếng đ̣i cải thiện dần dần nữa. Bắt đầu vận động thay đổi chế độ đó từ căn bản. Nếu những điều công an trưng ra là sự thật, và nếu quả thật ông Lê Công Định không thể chối căi được đă xác nhận ḿnh làm những việc đó, th́ cả hai việc ông làm, là dự tính thành lập một đảng chính trị mới, và soạn thảo dự án hiến pháp mới, đều nhắm thay đổi chế độ Cộng Sản hiện nay bằng một chế độ tự do dân chủ hơn. Đó là đấu tranh trên chế độ.

Nếu một người ở tuổi ngoài 40, đă có vợ, có con, có trách nhiệm với gia đ́nh, mà chấp nhận bước qua cầu, sang bên kia “sông Rubicon” đi vào một con đường nhiều rủi ro và nguy hiểm, th́ điều đó có ư nghĩa như thế nào?

Có thể người đó đă nhận thấy phương pháp đấu tranh trong ḷng chế độ hoàn toàn vô ích. Phải thay đổi toàn diện, thay đổi tận gốc rễ.

Chúng ta không biết sự thật ra sao, có những thao thức, biến chuyển như thế nào trong ḷng người luật sư trẻ đó. Nhưng chúng ta có thể biết một điều là tâm lư của người dân xă hội Việt Nam đang trải qua một giai đoạn sôi động, không c̣n dè dặt như trước nữa. Đặc biệt là trong giới thanh niên, trong giới kinh doanh và các nhà trí thức.

Một người bạn trẻ của tôi, ngoài 40 tuổi, mỗi năm đi về Việt Nam ba bốn lần v́ công việc làm ăn, mới từ trong nước ra tuần trước, đă cho tôi biết cảm giác như vậy. Xưa nay anh không để ư tới chính trị, và mỗi lần về nước cũng không nghe những người quen biết và làm việc với anh bàn chuyện chính trị. Nhưng lần vừa rồi th́ khác. Trong không khí có những dấu hiệu bất thường. Người ta bàn chuyện chính trị, phê phán chính quyền một cách công khai và sôi nổi, khác hẳn những năm trước. Vụ Bô Xít. Vụ Biển Đông. Chính sách kinh tế bất lực và tham ô. Từ PMU 18 đến Huỳnh Ngọc Sỹ. Từ Nông Đức Mạnh đến Nguyễn Tấn Dũng sang Tầu. Đặc biệt, những nhà kinh doanh từ miền Bắc vào Nam, trước đây vẫn lảng tránh hoặc có thái độ bênh vực chế độ một cách nhẹ nhàng, theo lối “không vạch áo cho người xem lưng.” Họ đă thay đổi. Chính họ gợi ra những sự kiện, những đề tài để công kích chế độ, h́nh như để chứng tỏ họ không nằm trong nhóm chỉ huy con tầu đang thủng đáy sắp ch́m, là đảng Cộng Sản Việt Nam.

Một người bạn của Lê Công Định đă bị bắt tháng trước là Trần Huỳnh Duy Thức, một doanh nhân thành đạt trong ngành truyền thông. Ông cũng bị buộc tội hợp tác với Lê Công Định chống nhà nước Cộng Sản Việt Nam, mà theo nhiều người quan sát ở trong nước th́ Trần Huỳnh Duy Thức là một người vẫn đứng đằng sau Lê Công Định trong thời gian qua. Họ cũng tham dự trong một khuynh hướng của chính các đảng viên Cộng Sản muốn thay đổi đảng của họ bằng cách vận động từ bên ngoài đảng. Khi Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản quyết định bắt và truy tố hai người, mục tiêu sau cùng họ muốn là trừ khử khuynh hướng “nổi loạn” ngay trong nội bộ. Họ có tiêu diệt được mầm mống nổi loạn này hay không, chúng ta chờ rồi sẽ thấy.

Cho nên hành động của cá nhân các ông Lê Công Định và Trần Huỳnh Duy Thức không quan trọng bằng một hiện tượng xă hội lớn hơn, trong đó hai người này có mặt. Đó là một phong trào đang dâng lên muốn thay đổi toàn diện chế độ chính trị ở Việt Nam. Một nhà kinh doanh thành công trong hệ thống kinh tế của chế độ, và một luật sư thành công trong khi hoạt động trong ṿng luật lệ của chế độ đó, cả hai đă phải bước qua ranh giới giữa hai phương pháp đấu tranh. Họ không c̣n đứng bên trong đ̣i thay đổi từ từ, mà chấp nhận đứng ra ngoài để tấn công ngay trên những nền tảng của chế độ đă nuôi dưỡng sự thành công của họ.

Đây không c̣n là những hành động cá nhân nữa. Cả xă hội Việt Nam đang thay đổi. Nhiều người khác, giới sinh viên, giới trí thức, cả những người trung lưu đang được quyền hưởng thụ, họ đang băn khoăn không biết nên tiếp tục đứng bên trong hay phải bước ra ngoài ṿng cương tỏa. Nỗi băn khoăn này sẽ đưa tới những lựa chọn và hành động trong thời gian sắp tới. Chúng ta đă biết trường hợp một đảng viên Cộng Sản là nhạc sĩ Tô Hải. Ông cùng các đảng viên khác đă thấy những ư muốn thay đổi đảng của ḿnh từ bên trong là vô ích, là tuyệt vọng. Tô Hải can đảm viết cuốn hồi kư tự lên án ḿnh, nhưng cũng là lên án cả chế độ đă nuôi dưỡng ông. Tại sao?

Có một lư do thúc đẩy những người c̣n lương tâm phải bước qua làn ranh giới, là ḷng kinh tởm mạnh hơn đức kiên nhẫn chịu đựng. Mọi người trong xă hội đang phải “bịt mũi” chấp nhận sống dưới cái chế độ thối nát đó, mỗi người có thể tự biện hộ với những lư do lớn hay nhỏ về sự chịu đựng này. Nhưng sẽ đến lúc một số người không thể bịt mũi măi được nữa, và họ càng ngày càng đông. Cảnh thối tha ở chung quanh đă hiển nhiên và trâng tráo tới mức người ta chỉ c̣n thái độ khinh bỉ và kinh tởm. Đó là lúc những người tranh đấu bên trong chế độ cũng phải đổi chiến lược. Từ nay phải t́m cách thay đổi chế độ đó từ gốc rễ.

Chú thích: Rubicon là ḍng sông mà Julius Cesar đă bước qua, khi quyết định đem quân trở từ xứ Gaule về La Mă dẹp yên những rối loạn trong Thượng Viện, thay v́ tiếp tục chờ ở bên ngoài (năm 49 trước Công Nguyên). Khi đă qua sông, không quay lại được nữa.


<< trở về đầu trang >>
 free counters