Những người cầm đầu chế độ toàn trị hăy trả lời về hành động
Đấu tố ông Hà Sĩ Phu
Dân chủ-văn minh là như thế?
Đoàn kết để bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước là như vậy?
Âu Dương Thệ
Chỉ c̣n vài ngày nữa những người có quyền lực nhất của chế độ toàn trị sẽ tŕnh làng Hội nghị với một số chuyên viên Việt kiều được họ mời về với chủ đề "V́ một cộng đồng đoàn kết vững mạnh, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng đất nước". Dụng ư của họ là, để cho thiên hạ, nhất là những chuyên viên và trí thức VN ở trong và ngoài nước biết, họ vẫn trung thành với tiêu chí đă đặt ra là “đoàn kết dân tộc”, “bảo vệ độc lập” và thiết lập một xă hội “dân chủ, văn minh”!
Nhưng cùng lúc đó người ta lại thấy, để chuẩn bị cho bữa cỗ “đoàn kết dân tộc” với một số chuyên viên Việt kiều được họ mời th́ một cuộc bố ráp nhằm khủng bố các chuyên viên, trí thức và nhân sĩ ở trong nước lại đang diễn ra rất quỉ quyệt, man rợ và trắng trợn. Mục tiêu rơ ràng của họ là trước khi dọn “bữa cỗ đoàn kết” rất linh đ́nh này th́ phải dẹp những anh “phá đám”.
Trong số những người bị bắt gần đây có rất nhiều người trẻ tuổi. Thậm chí chế độ toàn trị c̣n hành xử ”văn minh” theo lối của họ là bằng cách cưỡng bách những người đang bị bắt phải “nhận tội và xin khoan hồng”! “Tội” của những chuyên viên và trí thức bị bắt là đă dám công khai đ̣i hỏi dân chủ và tố cáo sự nhu nhược của những người cầm đầu chế độ toàn trị đă cúi đầu nhượng bộ đất đai, hải đảo và tài nguyên của VN cho chế độ bá quyền Bắc kinh!
Không những thế, những người có quyền lực của chế độ toàn trị lại c̣n cực ḱ ngang ngược và cao ngạo khi để cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới đây kí Quyết định số 97 cấm các chuyên viên, trí thức và nhân sĩ không được phản biện công khai. Đây là chủ trương bịt miệng các giới này. Để tỏ ḷng tự trọng và phản đối chính sách độc tài và phản động này, Viện Nghiên cứu Phát triển IDS đă tự ư giải tán vào giữa tháng 9. Vừa rồi Nguyễn Tấn Dũng rất tức tối lại ra chỉ thị cần có thái độ với những người chủ trương IDS! Qua đó họ cũng đe dọa các trí thức và văn nghệ sĩ chủ trương và ủng hộ Kiến nghị chống dự án để Bắc kinh khai thác Bauxite ở Tây nguyên đang hoạt động tích cực từ giữa tháng 4 xuyên qua báo điện tử “Bauxite Vietnam”. Một tờ báo điện tử độc lập tố cáo những chính sách sai lầm, tệ trạng tham nhũng và thái độ cao ngạo của nhóm có quyền lực trong chế độ toàn trị. Chỉ mới ra đời có vài tháng nhưng tờ Bauxite Vietnam đă có trên 14 triệu lượt người theo dơi. Nó đang trở thành một cái gai rất khó chịu cho những người cầm quyền độc tài và thần phục Bắc kinh!
Cũng trong tinh thần sĩ phu trước đây và ư thức trách nhiệm của người trí thức hiện đại nên ông Hà Sĩ Phu - một trí thức tên tuổi ở trong và ngoài nước - gần đây đă lên tiếng công khai chống lại những hành động phản dân chủ, phản văn minh này. Lập trường v́ độc lập của đất nước, nhân quyền và tự do dân chủ cho nhân dân và thái độ cương quyết của người trí thức thời đại đă được tỏ rơ trong những bài gần đây nhất của ông như “Trịnh Phương vũ khúc”, “Bức tranh vân cẩu” và nhất là bài “Nhân vụ Bauxite nghĩ về vận nước”. (Xem trong www.dcpt.org). Trong bài “Nhân vụ Bauxite nghĩ về vận nước” Hà Sĩ Phu đă nhắc lại nhận định của ông từ đầu thập niên 90 trong bài “Chia tay ư thức hệ” là “đă theo chủ nghĩa Mác-Lê th́ sự phản bội chỉ c̣n vấn đề thời gian”. Nay những tiên đoán gần hai thập niên trước đây của ông đă trở thành sự thực nhăn tiền ai cũng thấy: Từ vụ Bauxite tới nhượng bộ lănh thổ và hải đảo!
Nhưng thay v́ cám ơn và tôn quí những lời phản biện thành thực và dũng cảm của người trí thức thời đại này th́ những người có quyền lực của chế độ toàn trị lại đang giở tṛ rất hạ cấp, phản dân chủ và văn minh là cho Ban Tuyên giáo Trung ương viết bài nặc danh tố khổ và mạ lị Hà Sĩ Phu, đồng thời để Bộ Công an ra lệnh cho “Tổ dân phố” nơi ông sống ở Đà lạt để khủng bố tinh thần gia đ́nh ông! Hà Sĩ Phu đă kết án rất đúng việc làm mà ông gọi là “đấu tố”, một phương thức vô cùng dă man đă từng được chế độ toàn trị thi hành trong giai đoạn “Cải cách ruộng đất” vào giữa thập kỉ 50 của thế kỉ trước, bắt chước phương pháp đối xử tàn bạo với nhân dân của Mao Trạch Đông!
Thiết tưởng trước khi đăi “cỗ đoàn kết” cho một số chuyên viên Việt kiều th́ những người cầm đầu chế độ toàn trị cần minh bạch với chính ḿnh và nhân dân, nhất là với các chuyên viên, trí thức và nhân sĩ ở ngay trong nước. Nếu tiếp tục bạc đăi và đàn áp các chuyên viên và trí thức ngay ở trong nước th́ bữa “cỗ đoàn kết” với một số Việt kiều chẳng thể đánh lừa được ai! Hăy tự soi gương, xám hối và xin lỗi các chuyên viên, trí thức và học giả ở trong nước. Hăy hủy bỏ ngay Quyết định 97 rất độc tài và phản động ! Hăy trả tự do cho những người tranh đấu dân chủ phi bạo lực đang bị giam giữ. Hăy chấm dứt những phương thức “đấu tố” rất man rợ và phản văn minh với các chuyên viên và trí thức ở trong nước! Hăy đứng thẳng và nói cho bá quyền Bắc kinh phải ngưng ngay việc ḅn rút tài nguyên, xâm phạm lănh thổ và hải đảo của Việt Nam!
Để mọi người có thể theo dơi những âm mưu hiểm độc và phản dân chủ, văn minh của những người cầm đầu chế độ toàn trị và thần phục Bắc kinh đối với chuyên viên và trí thức ở trong nước, chúng tôi đăng lại dưới đây nguyên văn bài “Mấy lời với Nguyễn Anh Duy” của ông Hà Sĩ Phu để trả lời bài “Chuyện ở khu phố” nặc danh với tên Nguyễn Anh Duy.
_______________________________
Lời b́nh của web Bauxite Việt Nam
http://bauxitevn.net/c/17960.html
Một bài viết gửi qua e-mail, kư tên tác giả là Nguyễn Anh Duy, đến hơn 300 địa chỉ, trong đó có cả Bauxite Việt Nam. Không nói đến những lời vu cáo thô bỉ, không nói đến những tiểu xảo hèn hạ như trước hết dành mấy đoạn nói đến nạn thanh niên càn quấy, nạn đĩ điếm lộng hành, rồi sau đó mới dồn hết sức lực để đả kích anh Hà Sĩ Phu, nhờ bài viết này – và bài trả lời của anh Hà Sĩ Phu sau đây – mà người đọc mới biết được anh bị cắt điện thoại suốt hơn 11 năm, mới biết được anh bị đưa ra kiểm điểm 3 lần tại phường và tổ dân phố. Đó là một h́nh thức đấu tố – mà ngày xưa Luật sư Nguyễn Mạnh Tường đă gọi là “đấu trường” (corrida), c̣n người trí thức là “con ḅ mộng”, đám đông là "thứ quần chúng đấu trường, thèm cảm giác mạnh và sôi sục ham muốn thấy quang cảnh lạ lùng khó tả sắp diễn ra!" – những tưởng đă vĩnh viễn mất đi, nay mới thấm thía nghĩ như thế là “lạc quan tếu” đến thế nào. Cứ như thể từ khi Nguyễn Mạnh Tường bị đấu tố cho đến nay, thời gian như ngừng lại, chứ không hề có khoảng cách 50 năm! Trường hợp Hà Sĩ Phu, một lần nữa, là minh chứng cho thấy ở nước ta, mặc cho bao nhiêu lời kêu gọi trí thức đóng góp trí tuệ cho đất nước, phản biện là chuyện nguy hiểm! Đất nước ta rất dân chủ, nhưng vấn đề là chúng ta có một chuẩn mực dân chủ rất khác với thế giới!
Bauxite Việt Nam
Mấy lời với Nguyễn Anh Duy
Hà Sĩ Phu
Anh xưng tên là Nguyễn Anh Duy, sinh viên Đại học Đà Lạt về ngành Công nghệ Sinh học, trọ tại nhà bác T. ở khu phố 2 (phường 2) Đà Lạt. Anh viết bài “Chuyện ở khu phố”, tập trung mô tả về tôi, tức Hà Sĩ Phu.
Theo anh, những thông tin anh được biết là do ông chủ nhà T., trong Ban điều hành khu phố cho biết (ông T. ở khu phố 2, c̣n tôi ở khu phố 3 nhé!).
1/ Vậy anh nói lại với ông T. chủ nhà của anh rằng: Ông ấy tên là ǵ, công tác cùng viện với tôi hồi nào mà đưa thông tin về tôi hoàn toàn là thông tin láo?
Ví dụ:
- “...sau sự kiện Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, th́ bác Tụ rất dao động, từ đó nảy sinh tư tưởng phủ nhận chủ nghĩa Marx”. Thực tế, tôi viết bài “Dắt tay nhau đi dưới tấm biển chỉ đường của Trí tuệ” một năm rưỡi trước khi khối Cộng sản sụp đổ, khi ấy báo chí vẫn ca ngợi các nước Liên xô, Đông Đức, Rumani đang xây dựng chủ nghĩa Xă hội rất thành công và đang chuyển sang giai đoạn Cộng sản ! Tôi nh́n thấy sự tan ră ấy đúng lúc nó đang thịnh vượng. Trái lại, hiện nay nhiều người tiên đoán Cộng sản ở VN sẽ tan ră trong 1-2 năm tới, th́ từ năm 2000 tôi đă tiên đoán nó sẽ biến dạng và tồn tại dài dài vài chục năm nữa. Tôi không hề là kẻ giao động, xu thời.
- Việc tôi đă nhận tội trong cuộc đấu tố năm 2003, anh bảo tôi “đă bày tỏ nhận thức của ḿnh về những sai lầm” và “hứa với nhân dân khu phố sẽ không để vấp phải những sai lầm đó nữa”. Láo khoét! Trong buổi đó tôi đă nói về việc Công an thu máy vi tính của tôi rằng “Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan, quan thời nào chẳng có con dấu hẳn hoi”. V́ thế kết luận của hội nghị là “ ông Tụ không hề nhận khuyết điểm và c̣n ngoan cố, nên không thể giải chế, mà phải tiếp tục có biện pháp mạnh hơn! Nhưng sau đó 3 ngày họ lại mời tôi đi họp th́ tôi dứt khoát không họp hành ǵ nữa, kết quả là phải trả tự do cho tôi.
- Ông T. của anh nói “Được giải chế, bác Tụ không những được tự do đi lại mà c̣n được chính quyền cho lắp lại điện thọai, nối mạng internet để liên hệ bạn bè” cũng láo khoét . Việc cắt điện thoại của tôi kéo dài trên 11 năm, từ 1997 đến 2008, tức là sau khi giải chế năm 2003 vẫn c̣n kéo dài 5 năm nữa. Có người thừa điện thoại, nhường cho tôi một chiếc, công an c̣n bắt phải thu lại.
- Việc “được giúp hợp thức hóa chủ quyền miếng đất mà bác đang ở (v́ trước đây, khi bác c̣n công tác tại Phân Viện sinh học đă được nhà nước bố trí cho ở, sau đó do bác không có nhà chuyển đi, ở lâu ở ĺ thành ra của bác), cũng láo khoét . Trước sau tôi vẫn là cán bộ Viện Khoa học Việt nam, căn pḥng 30 mét vuông tôi ở từ 1984 cho tới nay đă có bao giờ, và có ai dám yêu cầu tôi chuyển đi mà tôi phải “ở ĺ” ? Việc bán các ngôi nhà đang cho thuê là chủ trương chung, giao pḥng Quản lư nhà Đà Lạt phải thực hiện, làm ǵ có chuyện “ở lâu ở ĺ thành ra của bác” ?.
- Lại đến việc nóng hổi vừa rồi, nói tôi “tái phạm sự cam kết” cũng là nói bậy. Sau những lần phải “làm việc” với công an, bao giờ tôi cũng khẳng định 2 điều. Một là : các anh không thể bắt người trí thức phải nghĩ , phải sống giống như mọi người khác trong khu phố, hai là tuy những bài viết hệ thống tôi đă viết rồi, nhưng tôi vẫn viết tiếp những điều cần thiết, song ngoài cây bút viết tôi không làm ǵ hơn. Vậy tôi có cam kết điều ǵ mà nói tôi vi phạm cam kết?
- Tối 23 tháng 10 vừa rồi, vợ tôi được
khu phố trưởng báo đi họp. Vợ tôi đi họp, khóa cửa ngoài. Sau đó một lúc lại
thấy có người gọi cửa, tôi nói “Nhà tôi vừa đi họp rồi” và người ấy bỏ đi
không nói ǵ nữa. Hôm sau tôi mới biết cuộc họp đó là để “kiểm điểm” tôi đă
làm ảnh hưởng đến thành tích “văn hóa” của khu phố (Ôi mỉa mai thay hai chữ
Văn hóa). Nếu chính thức mời tôi đi họp để kiểm điểm, tôi sẽ thẳng thắn cự
tuyệt như đă cự tuyệt năm 2003. Vậy sao lại nói tôi “sợ dân mà trốn”
? Tôi công khai lên án h́nh thức coi khinh nhân dân, chỉ sử dụng dân như
công cụ, khi cần th́ mượn tay dân để đàn áp. Gọi cuộc đấu tố là cuộc “đối
thoại” được ư? Tôi thách người cầm quyền dám đưa những bài viết của tôi lên
báo chính thống, chỉ cần những bài gấn đây đăng trên mạng
bauxitevietnam
thôi, để nhân dân kết luận xem Hà Sĩ Phu là người tiên tiến trong dân hay
lạc hậu trong dân? Đời viết lư luận của tôi đă trải qua 3 cuộc “hội
thảo triết học tại phường và tổ dân phố” Đủ thú vị lắm rồi. Biết
điều thế cũng là quá đủ. Về việc này, có dịp tôi sẽ nói kỹ hơn.
2/ Bây giờ có vài lời nói với chính anh Nguyễn Anh Duy (như tác giả xưng tên).
Không cần biết tên anh là thật hay giả, nhưng anh xưng là sinh viên khoa Công nghệ Sinh học nên tôi nói với anh mấy lời :
- Trong bài của anh có sự pha trộn mà tôi lấy làm tiếc. Một mặt , trong cách xưng hô anh có khiêm tốn, chỉ nói lại thông tin từ một bán bộ. Điều ấy tôi ghi nhận. Nhưng những chữ “ngựa quen đường cũ”, “ngưu tầm ngưu, mă tầm mă “ đối với tôi th́ đấy là lời hỗn láo của bọn “chó nghiệp vụ” thôi anh ạ! Thử hỏi “Đường cũ” của tôi đă quen là đường nào vậy? Đường lo nước mất, đường lo đạo đức suy đồi, đường lo kẻ sĩ ươn hèn, đường dám khinh bỉ những quan to vô trách nhiệm với dân, đường dám phản biện những tín điều đă làm khổ dân khổ nước ư? Đường ấy là đường mà những Nguyễn Trăi, những Nguyễn Trường Tộ, những Nguyễn đ́nh Chiểu, những Nguyễn Mạnh Tường, những Trần Độ đă đi trước, tôi gắng theo gót mà thôi.
Ai là ngưu, ai là mă, thiết nghĩ chỉ cần thành tâm nghe tiếng nói thật của người lương thiện th́ khỏi cần tranh luận.
- Anh là sinh viên đang học Công nghệ sinh học (trong đó có ngành nuôi cấy mô và tế bào) th́ anh đừng quên những Tiến sĩ Nguyễn Văn Uyển (bạn tôi, tốt nghiệp ở Hungary), Nguyễn Xuân Tụ (ở viện Hàn lâm khoa học Tiệp khắc) là những người thày của anh đầu tiên ở nước này. Tiếp sau đó là các Tiến sĩ Lê Diệu Muội, Lê Thị Xuân, Lê Trần B́nh...của Viện Khoa học Việt nam. Anh quên hay chưa biết, th́ tôi nhắc với tư cách của người đi trước trong ngành.
- Anh đang học về khoa học-kỹ thuật mà quan tâm nhiều đến xă hội như vậy kể cũng hiếm có. Nhưng người làm khoa học tự nhiên mà khảo sát xă hội thường rất duy lư và khoa học, không bao giờ một người đang đi học, ở địa phương khác đến ở trọ lại chỉ nghe lời một ông “chủ nhà trọ” mà vội vàng lăng mạ một người về tuổi là lớp cha của ḿnh, về chuyên môn là lớp tiền bối của ḿnh. Tôi có thể có nhiều nhược điểm, nhưng một người có nhược điểm “nhút nhát” như anh viết chắc không phải là người huyênh hoang, liều lĩnh, tự kiêu đâu.
- Tôi và thế hệ trí thức chúng tôi đă nhút nhát, c̣n nhẹ, hèn nhát mới đúng. Nhưng khi viết bài ấy, liệu anh có tự đặt câu hỏi: Tại sao trong lúc những tiếng nói phản biện đă rất mạnh mẽ, những đảng viên lăo thành, cao cấp, có danh vị đă công khai đ̣i bỏ điều 4, đ̣i bỏ cái đuôi “xây dựng chủ nghĩa xă hội”, thậm chí có người từ ngành Công an đă dùng chữ “ngụy quyền” cho bộ máy rất nhiều tật xấu hiện nay..., th́ chưa bị “đấu tố” ǵ mà lại phải “đấu tố” một người rất mực “nhút nhát”? Chẳng lẽ sự “nhút nhát” này c̣n mănh liệt và đáng sợ hơn chăng? Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh vừa cổ vũ sự tiếp nhận thông tin hai chiều, ư kiến hai chiều. Chẳng lẽ ư kiến trái chiều của một kẻ sĩ “nhút nhát” lại nguy hiểm đến mức phải trừng trị, mà khẩn thiết đến mức muối mặt dùng một h́nh thức ngụy trá của Cải cách ruộng đất , đă bị lịch sử lên án, là... Đấu tố?
Thân ái
Đà Lạt 13/11/2009
Hà Sĩ Phu
_____________________________
CHUYỆN Ở KHU PHỐ
Nguyễn Anh Duy
Đă hơn 03 năm nay ở trọ trên đường Nguyễn Thị Nghĩa, P2, Tp. Đà Lạt, để theo học chuyên ngành Công nghệ sinh học của trường Đại học Đà Lạt, tôi đă khá quen với những ǵ diễn ra ở đây và học được khối chuyện trong trường, ng̣ai lớp.
Sở dĩ chuyện khu phố sắp kể sau đây, mà một sinh viên như tôi lại quan tâm, bởi nhẽ: Gia chủ mà tôi ở trọ là gia đ́nh cán bộ về hưu, bác T (chủ nhà) lại được tín nhiệm vào Ban điều hành khu phố, tôi thường tṛ chuyện với bác, nên những lúc rảnh rỗi ngồi tâm sự với bác, vô t́nh tôi cũng được biết khối điều về t́nh h́nh khu phố mà bác phụ trách.
Khu phố 2 là một trong những khu phố trung tâm nên khá nhiều dịch vụ dành cho khách du lịch phát triển, chẳng hạn: nhà hàng, khách sạn, dịch vụ massage, quán café, vũ trường… đều có cả. Những lúc họp khu phố về bác đều tỏ ư lo lắng, ngán ngẩm bởi những phức tạp thường xuyên diễn ra. Mỗi lần như thế, bác lại càu nhàu: “du với chả lịch, thượng vàng hạ cám, cái ǵ cũng t́m đến, có ngày th́ loạn mất!”
Có lần tôi ṭ ṃ hỏi: “Sao công an họ không quyết tâm “quét” cho hết, cứ để như vậy biết đến bao giờ?” Bác thở dài: “Công an th́ công an chứ, nhưng người đâu mà bủa giăng cho hết, với lại chặn chỗ này “nó” lại tḥi ra chỗ khác, kín đáo và hợp pháp hơn, tinh vi hơn th́ làm ǵ được.”
Như sợ tôi không hiểu, bác giải thích: “Ví như thanh niên, học sinh la cà quán xá, tụ tập quậy phá, không lo học hành… chỉ khi chúng nó gây mất trật tự nơi công cộng th́ công an mới dẹp, chứ chúng nó tụ tập đùa giỡn nơi quán xá th́ cớ ǵ mà dẹp? Hay các dịch vụ massage, karaoke hiện nay họat động có giấy phép đàng ḥang, gái mại dâm họat động không hành nghề tại chỗ mà theo khách về khách sạn với danh nghĩa bạn gái của khách th́ công an làm được ǵ? Thành phố du lịch th́ biết bao nhiêu cặp trai gái ra vào khách sạn, làm sao biết được đâu là gái mại dâm?”
Tôi vẫn chưa thỏa măn, nên hỏi bác: “Vậy luật pháp đành bó tay sao bác, không lẽ cứ để cho xă hội rối lên mà những người có trách nhiệm chỉ khoanh tay đứng nh́n?”
“Nh́n thế nào được?”- bác hơi gay gắt. “Nhưng thật sự cũng không dễ dàng dẹp bỏ, luật pháp thường chỉ chạy theo, khi có chuyện xảy ra rồi mới điều chỉnh, rồi chế tài, mà chế tài th́ thiếu nghiêm khắc nên người vi phạm không sợ, cứ tái phạm, tái phạm một cách tinh vi hơn, cứ thế làm cho những người có trách nhiệm giữ ǵn trật tự càng khó làm việc”. Bác tiếp, “công an dù được trang bị đấy, nhưng công an mà không có dân giúp th́ cũng chẳng làm ǵ được,… cũng may khu phố này c̣n có nhiều người tốt, có trách nhiệm…”
Là sinh viên theo học chuyên ngành Công nghệ sinh học, được biết bác T là cán bộ Phân Viện Sinh học Đà Lạt về hưu, nơi tôi trọ lại là khu phố có khá nhiều cán bộ đang và đă từng công tác Phân Viện Sinh học Đà Lạt ở, nên tôi thường hay hỏi thăm bác T về công việc của Phân Viện, ḥng t́m hiểu thêm về nó, tôi rất muốn khi đi thực tập hoặc sau khi tốt nghiệp sẽ được làm việc tại đây nên lân la hỏi ḍ bác. Trong những người được kể, tôi đặc biệt chú ư đến bác Nguyễn Xuân Tụ - một người thuộc diện văn hay chữ tốt, nhưng cũng lắm chuyện khác dị, v́ thế tôi càng ṭ ṃ hơn về con người này. Đầu tiên, tôi đă thử t́m kiếm trên google cái tên “Hà Sỹ Phu” và khá chóang về kết quả t́m kiếm, lần ṃ măi tôi cũng t́m đến được thư viện của bác Nguyễn Xuân Tụ. Tôi đă thực sự bị cuốn hút với văn phong và những ǵ bác Tụ viết, song ḷng tự hỏi tại sao bác lại bị xem là phản động? …tôi thực sự chưa thể phân định được.
Tôi đem thắc mắc này hỏi bác T th́ được biết khá nhiều điều thú vị. Bác T kể, trước đây bác Tu cũng không đến nỗi, nhưng sau sự kiện Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, th́ bác Tụ rất dao động, tư đó nảy sinh tư tưởng phủ nhận chủ nghĩa Marx, nhất là cho rằng chủ nghĩa Marx không c̣n giá trị lịch sử. Bác Tụ từ đó lao vào viết lách theo cách nh́n đó. Ngưu tầm ngưu, mă tầm mă, bác Tụ lân la kết bạn với một số người đồng quan điểm dẫn đến có việc làm vi phạm pháp luật. Do vi phạm pháp luật mà bác Tụ bị xử lư bằng pháp luật, sau khi măn hạn tù, chính quyền đă thực hiện lệnh quản chế tại gia, đến năm 2003, do có thái độ cầu thị nên được xem xét giải chế. Trước khi chính thức được giải chế, tổ dân phố đă họp để lấy ư kiến nhân dân khu phố về quá tŕnh chấp hành lệnh quản chế của bác Tụ và cũng là để bác Tụ có lời tŕnh bày trước bà con. Tại đây, bác đă bày tỏ nhận thức của ḿnh về những sai lầm của bác, hứa với nhân dân khu phố sẽ không để vấp phải những sai lầm đó nữa, bác c̣n xúc động xin bà con cḥm xóm láng giềng đùm bọc, v́ cảnh bác và vợ đă cao tuổi lại sống đơn độc, không con cái, ít bạn bè…nơi đất khách quê người, bác tha thiết muốn được sống trong t́nh thương của cḥm xóm láng giềng. Trước những t́nh cảm “chân thật” mà bác thể hiện, nhân dân khu phố đă đồng ḷng kiến nghị lên Ủy ban nhân dân tỉnh giải chế cho bác.
Được giải chế, bác Tụ không những được tự do đi lại mà c̣n được chính quyền cho lắp lại điện thọai, nối mạng internet để liên hệ bạn bè; được giúp hợp thức hóa chủ quyền miếng đất mà bác đang ở (v́ trước đây, khi bác c̣n công tác tại Phân Viện sinh học đă được nhà nước bố trí cho ở, sau đó do bác không có nhà chuyển đi, ở lâu ở ĺ thành ra của bác). Bác Tụ c̣n được cho sử dụng phần đất cơi nới, lấn chiếm để làm quán cho thuê…và bác vẫn nhận lương hưu theo chế độ, như bao cán bộ hưu trí khác.
Chính quyền và nhân dân khu phố vẫn tưởng, với những điều kiện đó bác Tụ sẽ chuyên tâm đầu tư vào công việc nghiên cứu, viết lách có ích cho xă hội, hoặc chí ít là sự chia sẻ kiến thức chuyên môn về lĩnh vực sinh học (mà bác là một Tiến sỹ) để lại cho đời, cho thế hệ mai sau. Thế nhưng, chỉ được một thờ gian, bác Tụ lại “ngựa quen đường cũ”. Bác T thở dài ngao ngán: “Chẳng hiểu “chả” nghĩ ǵ mà cứ làm ḥai những chuyện không đâu. Xưa kia c̣n đi làm đă chẳng làm ǵ nên chuyện, nay về hưu rồi, ngồi phán như “bố chó xồm”, cái đầu th́ bé tí mà ṭan nói chuyện cao siêu, coi thiên hạ không ai ra ǵ cả”.
Bác T kể tiếp: lúc trước c̣n làm ở Phân Viện Sinh học, bác Tụ đă tự tách ḿnh ra khỏi tổ chức bằng lối sống hết sức lập dị, làm những việc không giống ai, được cái là có tài viết lách và nhất là khá rành về chữ nho, đối chữ, đối câu, nên mọi người cường điệu gọi đùa là sỹ phu Bắc Hà. Dần dà bác ấy lấy bút danh là Hà Sỹ Phu và gọi riết thành quen. Bác Tụ khẩu khí trong văn phong th́ rất khí khái nhưng lại đặc biệt rất nhát, bác T cùng công tác chung khá lâu nên rất hiểu tính cách này, mỗi khi có sự cọ xát, va chạm nào đó th́ thường lui về thế thủ “dĩ ḥa vi quư”, trong ḷng không ưng nhưng lại không thẳng thắn nói ra, mà chỉ thủ thỉ vào tai người này người kia để họ lên tiếng giúp. Lúc đầu, nhiều người cũng sẵn ḷng giúp, nhưng sau vài lần bị hớ v́ không hiểu rơ thực chất vấn đề, vội tin vào những điều bác Tụ thủ thỉ mà ra tay nghĩa hiệp, đến khi lâm nạn, bị chất vấn không giải thích được th́ bác Tụ cũng chẳng tham gia, không những thế c̣n phủi trách nhiệm, nói rằng bác “đâu có nói thế!”... cứ thế mà người trong Phân viện ngày càng lảng tránh và xa lánh bác.
Trở lại vấn đề của bác Tụ, bác T cho biết do nguy cơ khu phố của bác sẽ bị mất danh hiệu “Khu phố văn hóa năm 2009”, lư do chính không phải do các phức tạp tại khu phố, mà chính là sự tái phạm cam kết của bác Tụ. Sau nhiều lần sai phạm, chính quyền nhắc nhở nhưng bác vẫn chứng nào tật nấy. Đă không tiến bộ mà c̣n ngày càng sa đà, cuối cùng buộc khu phố phải họp để kiểm điểm bác. Thế nhưng bác ấy không đến!
Nhiều người tỏ ra thông cảm, cho rằng bác Tụ biết sợ dân, nhưng có người th́ coi đó là thái độ thách thức dân, xem thường dân. Người ta c̣n phân tích: với vị trí là một Tiến sỹ, tuổi bác Tụ cũng không c̣n ít để mà cho rằng phản ứng trên của bác là hời hợt. Thế nhưng nếu đă suy nghĩ thấu đáo th́ tại sao không dám đến dự họp tổ dân phố? Bác T nhận định: sở dĩ bác Tụ không đến là v́ cho rằng cuộc họp này đă được khu phố và chính quyền chủ động sắp xếp nhằm đấu tố với bác Tụ, người dân sẽ có dịp lên án những hành vi sai phạm, thất hứa của bác Tụ, đến đấy nhất định bác Tụ sẽ phải nghe những lời nghịch nhĩ… xem ra cũng có lư. Nhưng xét ở một khía cạnh khác th́ sự xuất hiện của bác Tụ là cần thiết, tại sao bác Tụ không nhân dịp này để thực hiện những điều mà bác vẫn thường nói: tranh luận, đối thọai, nâng cao dân trí…Thiết nghĩ, đă là cuộc họp tổ dân phố th́ thành phần chỉ có thể là những người dân trong tổ và những người được giao trách nhiệm Ban điều hành (Tổ trưởng, tổ phó), một tổ dân phố cao lắm là 20 hộ (nghĩa là có 20 đại diện đến họp), người dân trong tổ dân phố th́ có đủ mọi thành phần… một diễn đàn nhỏ với hơn 20 người tham dự mà bác Tụ không dám đối diện để đối thọai th́ làm sao dám nói đến những việc khác lớn hơn? Nếu bác Tụ xuất hiện, làm xoay chuyển được một cuộc họp với hơn 20 người ở các thành phần xă hội, khiến người ta nghe ra, hiểu được th́ đó mới là một sự trải nghiệm có giá trị, một thực tế có khả năng chứng minh cao, hơn nhiều so với những lư luận mà bác từng nghiên cứu, phân tích. Nhưng bác Tụ không dám đến, c̣n khóa cửa ngồi trong nhà, trong khi tổ dân phố họp chỉ cách nhà bác vài căn, thử đóan xem bác ấy đă nghĩ ǵ trong suốt thời gian diễn ra cuộc họp?
Mới có thơ rằng:
Bác có cả một thư viện sách
Hàng ngh́n trang do chính bác viết ra
Bác viết cả chuyện trên trời, dưới đất
Chuyện cung đ́nh cho đến chuyện hà sa
Những lư luận ngày đêm tâm huyết
Vắt nên thành những con chữ thanh cao
Bao lư luận bác dày công phân tích
Chỉ để nghe thôi, chớ vội tin vào…
Họp dân phố, chỉ hơn vài chục
Người tham gia đủ mọi giai tầng
Diễn đàn ấy bác không xuất hiện
Th́ bác chờ biết đến khi nào?
Vừa rồi t́m trên mạng có bài viết về bác Hà Sỹ Phu mà tôi vô t́nh nhận được, xin phép tác giả được đăng lại đây để bạn đọc tham khảo:
Thơ tặng người quan sát
{Tặng ông dân chủ NQS}
Có phải Sỹ Phu là chỉ VIẾT
C̣n LÀM, là việc của thứ dân?
Nên mỗi bận khua môi, múa mép
Chẳng cân phân giữa Viết và Làm?
Bao kẻ xông pha nơi hiệp chót,
Quyết trận này gắng sức một phen
Ông lại núp danh… “người quan sát”
Thở than làm nhụt chí anh em.
Nếu cảm thấy ḿnh không đủ sức
Hăy nằm im quan- sát nghe ông?
C̣n đă quyết dấn thân v́ nước
Hăy chính danh quân tử xem nào?
Tháng X, 2009
TVK
-------------------------------------
Mục Thời sự Tạp chí Dân chủ & Phát triển điện tử: