Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Đằng sau những quyết định bắt và nhận tội của LS. Lê Công Định.

Đằng sau những quyết định bắt và nhận tội của LS. Lê Công Định.

 

Hoàng Giang - ĐDCND

www.ddcnd.org

 

Hành động bắt giữ luật sư Lê Công Định hôm 13 tháng 6 năm 2009 của nhà cầm quyền Hà Nội khẳng định bản chất toàn trị của nhà nước độc tài cộng sản. Khi công khai bày tỏ bất đồng chính kiến, luật sư Lê Công Định, cũng như nhiều nhà đấu tranh dân chủ khác, đều lọt vào tầm ngắm của an ninh. V́ vậy, đối với an ninh Hà nội, điều tuyệt vời nhất là nếu có thể quay ngược kim đồng hồ, trở về lại thời kỳ những năm 1980 để họ có thể thẳng tay đàn áp thô bạo, bắt tất cả các nhà bất đồng chính kiến mà không sợ dư luận lên án, thay v́ cứ phải chờ thời cơ thuận lợi mới ra tay. Hiện nay, trong giai đoạn hội nhập, bắt ai liên quan về chính trị họ cũng phải cân nhắc v́ sợ áp lực quốc tế. Ai bị bắt và phải đưa ra xét xử, tội trạng ǵ v.v… đều phải có ư kiến của Chính Trị Bộ.

Tóm lại, khi đă tham gia đấu tranh trong chế độ toàn trị, th́ bản án dành cho các nhà dân chủ đă treo lơ lững ở trên đầu, vấn đề chỉ c̣n thời gian và điều kiện để bắt.  Trong đó gồm một số yếu tố như:  Liệu an ninh có thể cáo buộc đối tượng tội trạng "h́nh sự" ǵ?, tránh cho chế độ Hà Nội bị áp lực “xấu” về chính trị. Ảnh hưởng của vụ bắt giữ có tầm cở để công an tiến hành và nhà nước trả giá hay không? Vụ án có thể dứt điểm sớm và an ninh có nắm chặt đối tượng không? Trả lời những câu hỏi trên thuận lợi th́ an ninh sẽ ra tay trong hoàn cảnh tốt nhất. Do đó, vụ bắt giữ Luật sư Lê Công Định cho thấy an ninh đă nắm một số yếu tố đuợc đánh giá là thuận lợi để ra tay, đủ khả năng và tự tin dứt điểm vụ án bằng lời thú tội của luật sư Lê Công Định.

Mặt khác, quyết định bắt giữ luật sư Lê Công Định cũng cho thấy Chính Trị Bộ càng lúc càng lo sợ trước t́nh h́nh chính trị tại Việt Nam mỗi lúc một phức tạp. Nổi ám ảnh về những lực lượng dân chủ đối lập đang h́nh thành và có khả năng tập hợp lực lượng để trở thành đối trọng về chính trị là mối lo sợ hàng đầu của các UV trong Chính trị bộ. Ông Nguyễn Minh Triết đă từng hoảng hốt phát biểu “bỏ điều 4 hiến pháp là tự sát”. Trong khi đó, tài liệu tối MẬT lưu hành trong Chính trị bộ do Trương Tấn Sang kư hồi tháng 9 năm 2007 cũng chỉ đạo và xác nhận “quản lư chặt chẽ các đối tượng phản động, cơ hội chính trị, kịp thời xử lư hành vi phạm pháp luật, đủ sức răn đe các phần tử cực đoan, chống đối chế độ xă hội chủ nghĩa, tuyệt đối không để xảy việc thành lập các đảng chính trị đối lập”. (1)

Bản đánh giá về Việt Nam của tổ chức t́nh báo CIA Mỹ trong năm 2009 khi liệt kê về t́nh h́nh chính trị tại Việt Nam, bên cạnh nêu tên đảng CSVN là nhân tố nắm chính quyền, bản này, lần đầu tiên sau năm 2008 cũng đă liệt kê rỏ một số tổ chức “đối lập” tại Việt Nam như là những lực lượng đối trọng về mặt chính trị. Điều này, đă khẳng định sự tồn tại, uy tín và ảnh hưởng của các lực lượng đối kháng mang tính tổ chức mà nhà nước độc tài Hà Nội không thể chấp nhận và đang t́m mọi cách trấn áp, tiêu diệt. (2)

Không riêng ǵ Luật sư Lê Công Định mà hầu hết bất cứ ai bày tỏ bất đồng chính kiến đều bị cáo buộc vi phạm điều “88”, tức tuyên truyền chống nhà nước hoặc có hành vi hoạt động nhằm “lật đổ chế độ”, tức phạm điều luật. “79”. Cũng giống như lệnh thiết quân luật của các chế độ quân phiệt hay độc tài nhằm triệt hạ khẩn các đối lực có thể nguy hại đến sự tồn vong của chế độ. Ông Tổng Bí thư đảng CS Ba Lan, tướng Wojciech Jaruzelski, tỏ ư hối tiếc, cho biết “sẽ có nhiều người phỉ nhổ lên tên của tôi”. Ông từng bị truy tố về tội đă ra lệnh thiết quân lực đàn áp đối lập. V́ án lệnh trên đă mở của nhà tù Ba Lan, tạo điều kiện cho an ninh trấn áp đối lập, huỷ diệt biết bao các chiến sĩ dân chủ Ba Lan. Việt Nam hiện nay cũng vậy, thay án lệnh “thiết quân lực” bằng điều “88” c̣n thâm độc và tinh vi hơn Ba Lan thời cộng sản.  Nếu có khác biệt giữa lệnh “thiết quân luật” và điều “88”,  là một bên chỉ có tính giai đoạn,  tạm thời, c̣n một bên th́ hiệu lực lâu dài. Nếu lịch sử đă xác nhận tính vi hiến của lệnh thiết quân lực tại Ba Lan th́ lịch sử cũng sẽ đặt điều “88” như một điều khoản mang tính “phản động”, làm công cụ cho chế độ độc tài, nhằm huỷ diệt và trấn áp các tiếng nói đối lập chân chính.

Thực ra, CSVN vu cáo luật sư Lê Công Định vi phạm điều “88”, hoặc có ư đồ “lật đổ chế độ” chỉ là những đ̣n ảo. Mục tiêu chính là triệt hạ các tổ chức đối lập mới nhen nhúm h́nh thành ngay từ trong trứng nước, không thể để ra đời, hoạt động, tạo ảnh hưởng nhất định đối với dư luận trong và ngoài nước rồi th́ đảng CSVN khó trấn áp sau này.  An ninh biết rỏ hiện nay tại Việt Nam, ai là những đối tượng đang tham gia các đảng phái đối lập? Có những người công khai xác nhận đảng tịch của họ nhưng an ninh vẫn để yên. Có những người đang hoạt động ngầm nhưng an ninh cũng không lạ lùng ǵ? Hoặc là v́ sợ “bứt dây động rừng” hoặc là v́ xây dựng “chuyên án” chưa kết thúc nên an ninh chưa có thái độ. V́ vậy, sự kiện một luật sư Lê Công Định có tham gia đảng phái chính trị “đối lập” lại đảng CSVN th́ cũng giống như các đối tượng khác. Hơn nữa, họ cũng hiểu rỏ đảng tân lập “Đảng Lao Động Việt Nam” do anh chuẩn bị thành h́nh cũng chỉ là đảng ngoại vi, ṿng ngoài của đảng Dân Chủ Việt Nam. Về thực chất, tầm ảnh hưởng và uy tín c̣n mới, phải mất thời gian thử thách th́ mới xây dựng được quan hệ. Do vậy, không vội ǵ phải ra tay bắt để trả giá rất đắc về chính trị, bị dư luận quốc tế lên án CSVN đang đàn áp đối lập.

Hiện nay, vụ án nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà giáo Vũ Hùng, sinh viên Ngô Quỳnh, chị Phạm Thanh Nghiên c̣n chưa giải quyết, dù đă kéo dài quá 9 tháng rồi nhưng vẫn chưa có chỉ đạo từ TW  xét xử thế nào? Những cáo buộc Việt Nam vi phạm nhân quyền trong cuộc điều trần trước Liên Hiệp Quốc ở Thụy Sĩ vừa qua chưa phai nhạt đối với dư luận quốc tế, đề nghị đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia vi phạm “tự do tôn giáo” đang đợi chính quyền Mỹ cứu xét, dự luật về Nhân Quyền đang c̣n chờ biểu quyết tại Thượng Viện. Trong bối cảnh đó, bắt giữ “khẩn” luật sư Lê Công Định không phải là quyết định cần thiết và có lợi cho Việt Nam, trừ trường hợp an ninh rất tự tin về cách giải quyết của vụ án luật sư Lê Công Định.

Bên cạnh đó, rút kinh nghiệm của những năm 2005 khi an ninh bấm bụng nh́n các tổ chức đảng phái h́nh thành và hoạt động nhưng chưa dám đàn áp v́ lợi ích miếng mồi WTO và hội nghị APEC quá to. Phải đợi sau khi xong hội nghị APEC và Việt Nam vào WTO mới đàn áp th́ đă trể,  một số hoạt động và ảnh hưởng của các đảng phái, tổ chức đă có chổ đứng trong nhân dân, trong quan hệ quốc tế. Bài học đó, Hà nội quyết không thể để xảy ra một lần nữa, v́ vậy bất cứ hoạt động chống đối nào mang tầm vóc có tổ chức, có ư đồ h́nh thành tập thể “đối lập” th́ đều phải triệt ngay trong trứng nước. Do vậy, quyết định bắt giữ “khẩn” luật sư Lê Công Định và đưa anh ra nhận tội đều nằm trong khả năng kiểm soát và xây dựng phương án của an ninh. Nói cách khác, với nhiều năm theo sát đối tượng và nắm rỏ những sinh hoạt, đường đi nước bước của luật sư Lê Công Định, an ninh chỉ chờ cơ hội để ra tay, và khi ra tay th́ họ đă có phương án dứt điểm, chứ không để bị động như những vụ án chính trị của Luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Bắc Truyển, linh mục Nguyễn Văn Lư, bác sĩ Lê Nguyên Sang, kư giả Huỳnh Nguyên Đạo v.v…

Những ai từng bị bắt và đối đầu với chế độ trong bối cảnh đấu tranh cho dân chủ đều không lạ lùng ǵ thủ đoạn hỏi cung của an ninh. Những bài bản có khác tùy theo vụ án và đối tượng bị bắt. Nhưng bản chất vẫn không thay đổi, nếu khuất phục được đối tượng th́ coi như an ninh đă thành công, vụ án đă xoay chiều. V́ vậy, sau khi h́nh ảnh luật sư Lê Công Định thú nhận đă có hành vi vi phạm điều “88” và xin nhà nước khoan hồng được phổ biến trên các mạng thông tin, an ninh đă “thắng to và thắng đậm” và từng bước tránh không c̣n đề cập vụ án của anh nữa. Ngay cả một số bài viết gián tiếp nói về những nhân sự liên hệ với Ls. Lê Công Định sau khi tung lên trên trang nhất báo công an mạng cũng đă bị lấy xuống và chuyển sang báo khác, ít nặng kư hơn. Sau khi Ls. Lê Công Định xác nhận vi phạm điều “88”, bộ công an đă chủ động gặp giới chức ngoại giao Mỹ để đặt thẳng vấn đề, đại ư “Mỹ không nên xen vào việc nội bộ của Việt Nam v́ chính đương sự cũng đă nhận tội rồi th́ phải chờ luật phát Việt Nam xét xử”.

Dĩ nhiên, không ai tin luật sư Lê Công Định có thể nhận tội dễ dàng chỉ sau hơn 3 ngày ở tù. Một người đă từng tham gia bày tỏ chính kiến công khai, từng nhận làm luật sư cải cho các nhà dân chủ và dám chấp nhận bước vào cuộc đối đầu với chế độ ở một tầm vóc nâng cấp th́ phải có niềm tin mănh liệt vào chính nghĩa và lư tất thắng của tương lai dân tộc. Không thể một sớm một chiều bị an ninh khuất phục như trẻ con vậy. Ở cương vị là người lănh đạo của một đảng đối lập, tư cách là luật sư từng cải cho Ls. Lê Thị Công Nhân, từng chứng kiến biết bao thái độ dũng cảm của những chiến sĩ dân chủ trước toà án cũng như phản ứng và dư luận đối với những vụ việc đầu hàng. Ls Lê Công Định thừa hiểu hậu quả dư luận thế nào sau khi anh đọc lời thú tội hôm 18 tháng 6 năm 2009 trước ống kính truyền h́nh của Bộ Công An. Hiện nay, đến ngay cả những người bị bắt cùng vụ với anh như Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long, an ninh cũng không đưa ra được bằng chứng như thư thú tội, h́nh ảnh v.v.. xác nhận họ đă nhận tội. Do đó, lời thú tội vi phạm điều “88” và xin nhà nước “xem xét và hưởng lượng khoan hồng” của Ls. Lê Công Định, tự bản thân đă mâu thuẩn và có vấn đề.

Vấn đề này chỉ có an ninh và chính luật sư Lê Công Định hiểu rỏ. Nhưng cho dù che đậy thế nào th́ vụ việc cũng đă ṛ rỉ, v́ bằng vào những thông tin t́nh báo và tiết lộ từ nội bộ của an ninh, nếu chúng tôi đă biết thủ đoạn của an ninh trong vụ án Ls. Lê Công Định th́ dư luận trong và ngoài nước cũng sẽ biết trong một thời gian gần.


<< trở về đầu trang >>
 free counters