Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Đảng chập chờn, chế độ chập chờn

Đảng chập chờn, chế độ chập chờn

 

Ngô Nhân Dụng

 

Đêm Thứ Ba và sáng Thứ Tư, nhật báo Người Việt loan tin về mạng Facebook bị chặn tại Việt Nam, ngay lập tức có những vị công an văn hóa viết thư chế nhạo tờ báo này loan tin vịt, và báo cho biết rằng Bộ Thông Tin, Văn Hóa trong chính phủ Hà Nội đă xác nhận rằng họ không hề ra lệnh cấm Facebook bao giờ.

Nhưng tới sáng ngày Thứ Sáu, các đài phát thanh quốc tế nói tiếng Việt lại đua nhau loan tin Facebook ở Việt Nam bị chặn, phần lớn các chi tiết trong các bản tin chỉ xác nhận lại những điều đă viết trên Người Việt hôm trước. Vậy th́ Facebook có bị chặn hay không? Có, và không. Một người ở Việt Nam được đài ngoại quốc phỏng vấn đă cho biết nó “chập chờn,” có lúc vào được, có lúc không. Hai chữ “chập chờn” rất gợi h́nh, cũng là câu trả lời của một người từ Hà Nội trả lời nhật báo Người Việt trong số báo in ngày Thứ Tư. Chập chờn, hai tiếng này thường được dùng để tả những bóng ma. Những người yếu bóng vía nghe có thể sợ không dám mó tới Facebook nữa! Chắc nhiều vị độc giả không biết cái tên gọi Facebook này là cái ǵ. Nó là một thứ nhu liệu được thảo ra để những người dùng có thể liên lạc với nhau qua mạng lưới. Mỗi người mở một “account” trong Facebook rồi đem h́nh ảnh, tin tức của ḿnh bày lên, dùng cái cửa đó để liên lạc với bạn bè, bà con. Chữ “account” này có thể gọi là ǵ, xin bàn sau, nhưng có một người trả lời đài phát thanh gọi nó là “tài khoản” giống như trương mục trong ngân hàng th́ chắc chắn không ổn, v́ chẳng có đồng tiền nào trong đó hết! Kư giả này cũng mới mở một “account” trong Facebook gần đây để tiện việc trao đổi tin tức với con, cháu, họ hàng và bè bạn, nhưng rất ít dùng chỉ v́ lười chứ không phải v́ bị ai cấm. Không lẽ con cháu đă biết dùng Facebook mà ông nội, ông ngoại lại chịu thua đóng vai một người lạc hậu hay sao? Có hơn một triệu người ở Việt Nam đang sử dụng Facebook, gần một triệu là những người trên 18 tuổi, cho thấy đồng bào ḿnh cũng không chịu lạc hậu.

Trừ khi “đảng lănh đạo” muốn bà con cứ tiếp tục chập chờn trong lạc hậu, để tiện việc cai trị!

Nhưng bên trong cái đảng lănh đạo đó, cũng không biết ông nào bà nào ban quyết định chặn không cho đồng bào vô Facebook. Cho nên nó càng chập chờn hơn nữa!Khi một đài ngoại quốc hỏi, th́ ông bộ trưởng Thông Tin quả quyết ông không hề ra lệnh chặn Facebook. Chắc ông ta không ra lệnh thật. Có khi ông cũng chẳng hề biết có ai ra lệnh hay không! Nhưng trên bản tin báo Người Việt, được các đài ngoại quốc xác nhận hai ngày sau, th́ có lệnh cấm bảo những người làm Internet thật. Và lệnh cấm này được ban ra từ guồng máy công an! Báo Người Việt đă in cả h́nh trang công văn, mang số đàng hoàng, gửi cho tám công ty cung cấp dịch vụ Internet như VIETTEL, VDC, cho tới VTC, vân vân, ra lệnh họ ngăn chặn “triệt để” Facebook để “bảo đảm yêu cầu công tác an ninh và đấu tranh với hoạt động tuyên truyền chống phá Đảng và nhà nước ta.” Bản văn đó lại ẩn danh, không đề tên cơ quan ra lệnh. Đó cũng là một hành tung đặc biệt kiểu công an (hành tung, nói theo thời thượng c̣n gọi là “động thái,” một từ nghe mơ hồ hơn, tức là cũng chập chờn hơn)! Có nhà cung cấp dịch vụ Internet ở Việt Nam như FPT nói họ không nhận được lệnh nào của công an cả. Nhưng nhiều công ty khác th́ xác nhận được công an ra lệnh ngăn chặn Facebook. Bàn dân thiên hạ, tức là đám chúng sinh đang dùng Facebook th́ thấy có khi vào được, có khi không. Khi có, khi không, khi ẩn, khi hiện cho nên mới gọi là nó chập chờn. Hai tiếng chập chờn vẫn quen dùng để tả ma gọi quỷ, bây giờ dùng rất tiện để tả cách hành động (nay có khi gọi là động thái) của giới công an ở nước ta, chứng tỏ những loại này có nhiều điểm tương đồng.

Nhưng phải nói, cả chế độ đang cai trị nước Việt Nam nó cũng là một chế độ chập chờn, do một Đảng Chập Chờn lănh đạo. Hăy nói đến cái tên của đảng này, đă thay đổi mấy lần tùy theo cơ hội. Đă có lúc Đảng tuyên bố tự giải tán nhưng vẫn sống như ma trong bóng tối, đợi cơ hội tới lại hiện h́nh lên như làm tṛ phù thủy.

Khi thành lập đảng, Hồ Chí Minh đặt tên là Đảng Cộng Sản Việt Nam nhưng ngay sau đó Stalin bảo phải đổi tên là Đảng Cộng Sản Đông Dương. Hồ Chí Minh bị Stalin nghi có khuynh hướng “quốc gia” chưa thấm mùi “vô sản quốc tế.” Cho nên suốt cuộc đời sau đó Hồ Chí Minh phải luôn luôn t́m cách chứng tỏ ḿnh là “cộng sản đệ tam thứ thiệt” để được Stalin tin dùng nhưng chẳng bao giờ được tin. Khi Hồ theo Mao Trạch Đông sang Mát Cơ Va yết kiến ông trùm đỏ, đă cắt một bức h́nh Stalin trên tờ báo tuyên truyền, xin ông Sít kư tên làm kỷ niệm. Ngày hôm sau, theo lời Krutchev kể trong cuốn hồi kư của ông, mật vụ Nga vô đă pḥng Hồ Chí Minh lục va li lấy lại bức h́nh đó. Đúng là thầy cũng không tin học tṛ! Các lănh tụ cộng sản đều biết không thể nào tin nhau được, v́ họ đều lấy thuật trí trá làm phương châm sống và hành động.

Theo phương châm sống đó, năm 1946 Hồ Chí Minh tuyên bố giải tán Đảng Cộng Sản Đông Dương, để lấy ḷng các ông tướng Tầu Quốc Dân Đảng đang nắm quyền sinh sát ở Hà Nội. Năm 1951 lại tái lập đảng, đổi tên là Lao Động, đưa bản điều lệ cho Mao Trạch Đông phê duyệt. Cho tới sau khi chiếm được miền Nam Việt Nam, cái đảng đó mới xưng tên thật là Đảng Cộng Sản! Một cái tên không thôi đă thấy đảng lănh đạo chập chờn như ma trơi rồi!

Nhưng tính chất chập chờn hiện rơ nhất không phải trong cái tên mà trong hành động. Một đặc điểm của phong cách lănh đạo của đảng Cộng Sản là trốn tránh trách nhiệm. Lúc nào cũng nhân danh “Đảng” mà ra lệnh, nhưng hỏi “Đảng là ai” th́ anh nọ chỉ anh khai, không anh nào nhận. Bởi v́ không ai dám tin nhau, cho nên ngay cả khi đưa ra những chính sách làm khổ cả nước, các anh cũng t́m cách “giấu tên” để ḿnh khỏi chịu trách nhiệm. Bây giờ những người dùng Internet ở Việt Nam có thắc mắc hỏi “Ai ra lệnh các công ty tin học chặn Facebook?” Th́ chắc không thể nào điều tra ra thủ phạm. Hành tung nó cũng chập chờn như bao nhiêu quyết định khác trước đây, như khi hỏi, “Ai bày ra tṛ cải cách ruộng đất? Ai đấu tố các nhà trí thức Nhân Văn, Giai Phẩm?” Hồ Chí Minh là người thôi thúc cải cách ruộng đất, nhưng đổ tội cho Trường Chinh để trừ bỏ một đàn em có khả năng hơn và nhiều tay chân hơn ḿnh! Tố Hữu đă chịu tiếng là người đứng đầu vụ đấu Nhân Văn Giai Phẩm, nhưng nay mới biết Trường Chinh mới là tướng soái chỉ huy! Đồng đổ cho Cốt, Cốt lại đổ cho Đồng, lịch sử đảng Cộng Sản là một cái lịch sử chập chờn như vậy.

Trong hồi kư của Đoàn Duy Thành, một cựu phó thủ tướng và từng được Lê Duẩn tính “tổ chức” cho lên làm tổng bí thư, ông kể một chuyện về cái “Chỉ thị Z30” cho thấy lề thói quyết định việc nước của đảng Cộng Sản. Năm 1983, Đoàn Duy Thành c̣n làm bí thư thành phố Hải Pḥng, nhận được Chỉ thị Z30 “rất mật” ra lệnh “tịch thu nhà từ 2 tầng trở lên, bất kể to nhỏ, trị giá bao nhiêu. Chỉ thị Z30 chỉ được phổ biến bằng miệng. Hải Pḥng “được 2 đồng chí Bộ Chính Trị nhắc nhở rằng Hà Nội làm trước, Hải Pḥng theo Hà Nội mà làm.” Đoàn Duy Thành nhận được lệnh miệng th́ cũng do dự, lên Hà Nội xem người ta tịch thu nhà. Ông viết, “Tôi thấy chẳng khác ǵ cải cách ruộng đất. Cải cách ruộng đất c̣n đấu tố rồi mới tịch thu, nhưng Z30 chỉ đọc lệnh là tịch thu, bốc cả gia đ́nh gia chủ lên xe đi ở chỗ khác. Tôi đi 3 lần được xem 3 nhà.” Ông c̣n kể, “Tôi thấy tận mắt một gia đ́nh bị tịch thu, cả nhà đội khăn tang bị đẩy lên xe, khóc sướt mướt.” Đoàn Duy Thành đă tới tận văn pḥng Trung Ương Đảng và văn pḥng chính phủ “để xin xem chỉ thị Z30. Hóa ra chẳng ai biết cả và tỏ vẻ giữ bí mật, ... sợ sệt, e dè... không bảo làm, cũng không bảo không (làm).” Có như vậy mới là tác phong Đảng Chập Chờn! Tuy vậy, một bữa Đỗ Mười về thăm Hải Pḥng, được đưa đi tham quan, qua một ngôi nhà hai tầng dựng bên đường, bèn hỏi nhà của ai, và nói sơng, “Nếu tôi là bí thư, chủ tịch thành phố, tôi sẽ tịch thu cái nhà này...!” Đó là ngôi nhà của một tài xế lái xe trong Đoàn 12!

Cuối cùng th́ cái Chỉ thị Z30 đó nó chập chờn từ đâu mà sinh ra? Trong cuộc họp Trung Ương Đảng vào Tháng Sáu năm 83, do Phạm Hùng, bộ trưởng Công An điều khiển, Đoàn Duy Thành nói “một mạch 2 giờ liền” than phiền về những tai hại của Chỉ thị Z30. Anh Ba Lê Duẩn và anh Hai Phạm Hùng tỏ vẻ suy nghĩ nhưng không nói ǵ về cái chỉ thị đó cả, chỉ hỏi ư kiến mọi người thôi. Lê Duẩn lại lên lớp giảng một bài về “đạo lư của Đảng ta, nguyện vọng của nhân dân.” Sau đó không c̣n ai nói tới nữa. Cuối cùng, Đoàn Duy Thành vẫn tự hỏi trong cuốn hồi kư viết xong năm 2004, “Không hiểu cái Chỉ thị Z30 ấy ở đâu mà ra?” Ông kể trong nhật báo Nhân Dân một ngày vào Tháng Sáu năm 1983 có đăng 6 bài phê b́nh các địa phương không tịch thu nhà, trong đó có 5 bài phê b́nh Hải Pḥng, một bài phê b́nh Hà Bắc. Hỏi ông Hồng Hà, tổng biên tập báo đó, ông ấy cũng chối không biết ǵ, chỉ thấy “tổ ư kiến bạn đọc” đăng th́ đăng! Những lời tường thuật của Đoàn Duy Thành chỉ cốt để chứng tỏ ông ta là người thực tế và khôn ngoan nhất, hơn hẳn cái anh Đỗ Mười, người đă t́m cách ám hại ông ta để giành lấy chức thủ tướng rồi lên chức tổng bí thư. Nhưng chúng ta nghe chuyện th́ biết cách quyết định việc trị dân của các ông cộng sản này như thế nào. Nói giản dị, nó là chập chờn, cho nên vô trách nhiệm.

Nếu cái Chỉ thị Z30 này được thi hành đầy đủ th́ cả nước bị họa, nhất là ở miền Nam. Đoàn Duy Thành sau đó phê b́nh những quyết định “khi sai sẽ gây ra bao oán thù, nó sẽ tích tụ chồng chất dần lên, thành những hận thù sâu xa đến tận đời con đời cháu...” Năm 1983 miền Bắc nước ta bị nạn đói, tỉnh Thanh Hóa có người chết đói, dân đói kéo ra Hà Nội t́m ăn đầy cả nhà ga và đường phố. Nhưng cái “Đảng lănh đạo” đó ban ra một lệnh làm người dân khóc sướt mướt như thế mà cuối cùng không ai đứng ra chịu trách nhiệm, dù chỉ là thú nhận để trong nội bộ biết với nhau thôi!

Từ 1983 đến nay lề lối quyết định việc cai trị nước Việt Nam của đảng Cộng Sản có vẻ vẫn không thay đổi. Chỉ có một tiến bộ, là năm nay lệnh cấm được viết trên giấy, v́ dân Việt Nam bây giờ không c̣n sợ hăi, không c̣n dại như xưa nữa. Nhưng cung cách lănh đạo chập chờn của Đảng Cộng Sản vẫn c̣n nguyên, v́ tờ giấy ra lệnh vẫn không thấy ai kư tên, không có danh hiệu của cơ quan nào cả!

Bà Debbie Frost, giám đốc thông tin quốc tế của công ty Facebook nói vói nhật báo Người Việt rằng “...thật là đáng xấu hổ nếu người dân ở Việt Nam hoặc bất cứ nước nào không có quyền vào trang Facebook...” Để bớt xấu hổ, ngày hôm nay, trong lúc đang viết bài này, tôi cũng bỏ thời giờ vào trang Facebook của ḿnh, gửi ngay một thông điệp cho hai con và một đứa cháu ở tận Wien, Áo Quốc.

Nhưng vẫn tự hỏi ai là người quyết định ra lệnh ngăn chặn không cho người Việt trong nước được vào Facebook? Lại phải chờ mười năm nữa họa chăng mới có một người viết hồi kư kể lại những chuyện lạ lùng, ở một “cơi” mà người trần mắt thịt không thể nào thấy được. Đó là thế giới của ma của quỷ. Cho nên nó mới chập chờn như vậy.


<< trở về đầu trang >>
free counters