Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Dân chủ "Tàu"

Dân chủ "Tàu"

 

Trần Văn Tích

 

Mỗi năm vào tháng mười thành phố Frankfurt lại tổ chức Hội chợ Sách Quốc tế theo một truyền thống lâu đời bắt rễ từ thế kỷ XVI, khi thị trấn bên sông Main này là điểm tụ tập các hội chợ thương mại. Năm nay các nhà xuất bản, các nhà phát hành, giới chuyên viên, giới tác gia cũng như người ưa sách lại sẽ có dịp gặp gỡ nhau từ thứ tư 14 đến chủ nhật 18 tháng mười. Những nhà hoạt động trong lĩnh vực sách báo đến Hội chợ nhằm tạo cơ hội tiếp xúc, kư kết hợp đồng doanh thương, thăm ḍ giá cả hoa hồng, thương thảo về tác quyền, bàn luận về dịch thuật, bắt mạch thị trường thư tịch và có một cái nh́n toàn cảnh về các loại sách của nhiều nhà xuất bản khác nhau. Mỗi năm một quốc gia được chọn làm chủ đề triển lăm, xem như quốc gia khách danh dự. Năm nay khách danh dự là Trung Hoa.

Nhưng Hội chợ chưa khai mạc th́ đă có màn khai hấn mà nguyên do là sự xuất hiện của hai nhân vật đối kháng tại buổi hội thảo tiền triển lăm tổ chức ngày chủ nhật 13 tháng chín vừa qua đặt dưới chủ đề “Trung Hoa và Thế giới - Tiếp thu và Sự thực“. Địa điểm tổ chức hội thảo là Viện Cervantes ở Frankfurt. Hai tác gia chống chế độ là Dai Qing và Bei Ling. Bà Dai Qing là thành phần hoạt động tích cực trong lĩnh vực bảo vệ môi trựng, bà đến từ Hoa Lục. Kể từ biến cố Thiên an môn, các tác phẩm của bà không được phép phát hành. Ông Bei Ling là nhà thơ sống lưu vong ở Mỹ. Cả hai ghi tên tham dự hội thảo, thoạt đầu được chấp thuận nhưng rồi sau lại bị nhóm tổ chức hội thảo hủy bỏ lời mời tham gia. Tuy nhiên ban điều hành Hội chợ cùng với Văn bút Đức lên tiếng phản đối mạnh mẽ nên cả hai người vẫn đến hội trường và được ghi tên phát biểu. Họ đưa ra hai bản tuyên cáo. Khi họ vừa lên tiếng th́ phái đoàn chính thức của Trung Hoa giận dữ rời bỏ pḥng họp.

Nữ tác giả Dai Qing đ̣i hỏi nước Tàu phải có một bộ luật minh bạch về tự do xuất bản và phát hành. Bà châm biếm : “Làm sao có thể bảo là Trung Hoa có tự do khi sự tự do của cá nhân tôi phải chấm dứt ngay lúc tôi muốn góp mặt vào một buổi gặp gỡ ở Frankfurt?“. C̣n nam tác gia Bei Ling th́ hy vọng một ngày nào đó sẽ có thể trở về quê hương trong sự tôn trọng lẫn nhau giữa những người cùng ṇi giống.

Người lănh đạo phái đoàn Trung Hoa Lục Địa là cựu đại sứ Trung Cộng tại Đức, ông Mei Zhao rong. Ông này bây giờ đă về nước và trở thành cấp lănh đạo văn hoá tư tưởng của Trung Nam Hải. Người đứng đầu ban tổ chức Hội chợ là ông Jürgen Boos. Khi người Tàu rời pḥng hội thảo, ống kính phóng viên truyền h́nh và máy ảnh kư giả săn tin không hướng về họ mà nhất loạt đồng thanh quay về hai nhân vật đối kháng. Thấy hội thảo có thể tan vỡ, Jürgen Boos đành phải chính thức xin lỗi phái đoàn Trung Hoa. Mei Zhao rong trở lại hội trường và lên bục sân khấu dùng Đức ngữ giảng dạy cho cử tọa bài học về dân chủ. Mất cả b́nh tĩnh nên với giọng giận dữ, Mei bảo tuy ông ta rất tôn trọng nước Đức và dân Đức nhưng ông ta cũng phải ghi nhận là một mặt người ta nói về dân chủ nhưng mặt khác, trong thực tế, người ta lại độc đoán! Rồi ông ta thêm là ai tin rằng “cái bà đó“, “cái ông đó“ phát ngôn đại diện cho 1,3 tỷ người Trung Hoa là lầm to. Chưa đủ, Mei phang tuí bụi báo chí truyền thông Đức, cho rằng nó là một “quyền lực không kiểm soát được – và như vậy là nguy hiểm“, chuyên tung những tin tức đầy ác ư nhằm vu khống Trung Hoa, tỷ như cho rằng Trung Hoa là một nước mất tự do.

Sau đệ nhị thế chiến, khi phe đồng minh chiến thắng quốc xă th́ tam cường Mỹ Anh Pháp chủ trương bốn D cho vùng lănh thổ Tây Đức là Demokratisierung, Denazifizierung, Demilitarisierung, Dezentralisierung (dân chủ hoá, giải na-zi, giải giới, chống trung ương tập quyền). Cả thế giới đều thấy chính quyền Đức, dân chúng Đức học bài học dân chủ hoá khá thuộc. Vậy mà bỗng dưng một nhân vật trong giới chính trị gia Trung Hoa cộng sản lại tự cho phép ḿnh đánh giá nước Đức là quốc gia độc tài! Không biết bà Dai Qing và/hoặc ông Bei Ling có thay mặt 1,3 tỷ người Trung Hoa khi phát biểu về tự do ngôn luận, tự do báo chí hay không nhưng chắc chắn ông Mei Zhao rong th́ không hề đại diện cho 1,3 tỷ đồng bào của ông ta. Có chăng ông ấy chỉ đại diện cho một ḿnh ổng.

Ai ở Hoa Lục mà google trên mạng về đề mục “Thiên an môn“ th́ sẽ chỉ thấy h́nh ảnh từng đoàn du khách đang hân hoan vui vẻ. Bộ máy kiểm soát thông tin gạt bỏ chắt lọc hết sạch các dữ kiện liên quan đến vụ thảm sát năm 1989. Kỹ thuật kiểm duyệt Trung Hoa đỏ hữu hiệu đến nỗi được xuất cảng sang các chế độ độc tài khác. Ngay trong Hội chợ Frankfurt cũng có gian hàng sách báo của Đài loan ở đấy có những tác phẩm của các nhà văn không có quyền ấn loát tác phẩm, không được phép phổ biến công tŕnh tại Hoa Lục.

Tất nhiên trong biến cố bất ngờ này, phía Đức cũng có lỗi. Ban tổ chức Hội chợ chẳng những đă hành động tiền hậu bất nhất mà c̣n tỏ ra nhu nhược,

hèn nhát khi khấu đầu trước thái độ xấc xược, trịch thượng của phái đoàn Tàu cộng. Cho nên có thành viên thuộc ban điều hành Hội chợ đă từ chức để phản đối.   

Hội chợ sách Frankfurt c̣n gần một tháng nữa mới khai mạc. Năm nay chọn Trung Hoa cộng sản làm quốc gia khách danh dự, có nhiều phần chắc nó sẽ gặp nhiều biến cố khác. Dân chúng Đức vốn là khách quen của chủ nghĩa cộng sản. Người Đức từng tích cực ủng hộ Đức Đại lai Lạt ma. Giới truyền thông Đức sẵn sàng tung tin, b́nh luận về Tân Cương. Ngoài ra c̣n có phong trào Pháp luân công vốn có thế lực chẳng những ở Đức mà ở cả các quốc gia lân cận nữa.

Chờ xem.  


<< trở về đầu trang >>
free counters