Dân chủ kiểu Trung Quốc: Một nghịch lư
Frank Ching
Tqvn2004 chuyển ngữ
New Straits Times (Malaysia)
Một nghiên cứu thú vị về sự phát triển dân chủ tại Đông Á được công bố cuối năm ngoái đáng được phân tích kỹ hơn, nhất là vào lúc khủng hoảng này, khi mà các quốc gia CNXH có phong cách riêng (như Trung Quốc và Việt Nam) đang phát triển tương đối tốt sau khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, và chính phủ các nước TBCN đang mua lại các nhà băng và doanh nghiệp tư nhân khác.
Nghiên cứu này – một dự án quy mô lớn trong đó các đội nghiên cứu tiến hành thăm ḍ tại 5 nền dân chủ mới (Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines, Thái Lan và Mông Cổ), một nền dân chủ đă vững (Nhật Bản) và hai nhà nước không có dân chủ (Trung Quốc và Hong Kong) – đă được công bố bởi Nhà xuất bản Columbia University Press dưới dạng một cuốn sách có tên là “Các nước Đông Á nh́n nhận Dân Chủ như thế nào?”.
Trong khi nghiên cứu tập trung vào 5 nền dân chủ mới, dữ liệu về Trung Quốc có lẽ là cái đáng quan tâm nhất.
Thăm ḍ cho thấy người Trung Quốc ủng hộ chính quyền của họ hơn những người sống ở bất kỳ quốc gia nào khác [mà người ta thăm ḍ].
Trả lời câu hỏi “Bạn đồng ư hay không đồng ư: Dạng thức chính quyền hiện thời là tốt nhất cho chúng tôi?”, 94,4% người tham gia ở Trung Quốc trả lời “đồng ư”.
Mỉa mai thay, chỉ có 24,3% số người được hỏi ở Nhật Bản, vốn là nền dân chủ lâu đời nhất trong khu vực, đồng ư rằng dạng thức chính quyền hiện tại là tốt nhất cho họ - con số thấp nhất trong tất cả các quốc gia người ta tiến hành thăm ḍ.
Và những người ở các nền dân chủ mới nghĩ ǵ về hệ thống chính quyền của họ? Đáng ngạc nhiên là, sự ủng hộ dành cho dân chủ trải dài từ thấp: 36% ở Hàn Quốc, tới cao: 69,8% ở Mông Cổ.
Điều cũng rất bất ngờ là một phần đáng kể người Trung Quốc - 81,7% - đă trả lời “Có” khi được hỏi họ có thỏa măn với hệ thống dân chủ đang hoạt động ở quốc gia ḿnh không.
Tất nhiên là cách hiểu của họ về dân chủ có thể khác biệt với cách hiểu của người ở các quốc gia khác.
Chính quyền Trung Quốc tuyên bố rằng nó đang thực thi một dạng thức dân chủ mà không cần tới tổng tuyển cử quốc gia, và đó là nền dân chủ “có đặc tính Trung Quốc”. Rơ ràng là người Trung Quốc chấp nhận cách giải thích này.
Như thế có nghĩa là, trong lúc nhà tổ chức thăm ḍ mô tả Trung Quốc như một nhà nước không dân chủ, th́ người Trung Quốc lại có cảm giác rằng chính quyền của họ - một chính quyền đang chỉ đạo một nền kinh tế bùng nổ, đang thúc đẩy một cách nhanh chóng chất lượng cuộc sống, và đáp ứng những lời phàn nàn từ người dân – là một chính quyền dân chủ.
Và, bất chấp rằng chính quyền có thể không dân chủ thực sự theo tiêu chuẩn Phương Tây, đa số người dân dường như thỏa măn, bất chấp những chỉ trích về nhân quyền.
Tất nhiên, thăm ḍ này không tính tới suy nghĩ của các dân tộc thiểu số như dân Tây Tạng hay Uighur. Và nó cũng không phản ánh được t́nh cảm của các luật sư nhân quyền và công dân, những người đă kư kêu gọi cải cách chính trị.
Dường như không ai nghi ngờ tính trung thực của các câu trả lời thăm ḍ.
“Chúng tôi thực sự nghĩ rằng những người Trung Quốc tham gia thăm ḍ đă nói sự thật với những nhân viên thăm ḍ của chúng tôi, những nhân viên này là các giáo viên trung học đă nghỉ hưu”, ông Andrew Nathan, tổng biên tập, nói. “Họ không phải là người nước ngoài, họ không phải là cơ quan thuộc chính phủ, và chúng tôi giữ kín danh tính của những người được hỏi”.
Nếu cân nhắc thực tế rằng nền kinh tế Trung Quốc đang bùng nổ trong khi kinh tế Nhật Bản đang tŕ trệ trong nhiều năm, tự nhiên có thể kết luận rằng những người được hỏi đă đánh giá chính phủ của họ theo kết quả kinh tế.
Sẽ rất lư thú nếu có những thăm ḍ tương tự được thực hiện để nghiên cứu thái độ của người Mỹ và người Châu Âu đối với chính quyền của ḿnh, và để thấy cảm nhận của họ bị ảnh hưởng bởi kết quả kinh tế - thay v́ dạng thức thể chế chính trị - như thế nào?
Một trong những biên tập, ông Chu Yun-han từ Đài Loan, đă nói rằng dân Đông Á chú trọng hơn tới kết quả hoạt động kinh tế, so với bất kỳ dân tại khu vực nào khác trên thế giới, có thể bởi v́ họ được tận mắt chứng kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế rất nhanh và do đó đánh giá chính phủ theo một tiêu chuẩn tương đối cao hơn.
Một giả thuyết mang tính nền tảng cho nhiều chỉ trích của phương Tây dành cho Bắc Kinh, đó là nếu người Trung Quốc được tự do lựa chọn, họ sẽ chọn dân chủ. Nghiên cứu này, tuy nhiên, làm người ta nghi ngờ giả thuyết nói trên. Hơn nữa, nếu tất cả công dân t́nh nguyện ủng hộ một nhà nước độc tài toàn trị, phải chăng riêng điều đó đă mang tới cho nhà nước đó mầu sắc dân chủ?
Tại sao phải đấu tranh cho dân chủ khi chính quyền độc tài có thể hoàn thành sứ mạng một cách hiệu quả hơn?
Tuy nhiên, một điểm yếu trong bộ áo giáo của chính quyền Trung Quốc là việc nó thường xuyên nhào nặn thông tin – đó là nỗ lực của nó để ngăn cản những thông tin nhạy cảm tới người dân.
Nếu chính quyền chỉ có thể duy tŕ sự ủng hộ của công chúng bằng cách giữ cho người dân ngu dốt, th́ chính quyền đó không thể được coi là thực sự hưởng ủng hộ rộng răi của công chúng. Chỉ sau khi chính quyền Trung Quốc giải tán hệ thống kiểm duyệt và tuyên truyền của ḿnh, chúng ta mới có thể biết nó có thực sự được người dân ủng hộ hay không.