Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Dân chủ hóa hay nội chiến, sự thực khả thi hay tiên đoán mơ hồ?

Dân chủ hóa hay nội chiến, sự thực khả thi hay tiên đoán mơ hồ?


Phạm Thiên Thơ 

 

Đất nước hiện tại đang trong sự cai trị độc quyền của Đảng Cộng sản, mặc dù được tiếng là thống nhất, nhưng chỉ phần nào về mặt lănh thổ địa lư, trong thực tế th́ bị nhiều vấn đề chia cách, từ tâm thức người dân, cho đến cuộc sống chênh lệch giàu nghèo, an sinh xă hội không có cho giới nghèo khó, nếp sống thành thị và thôn quê như hai thái cực đầy dẫy những hố sâu ngăn cách giàu có, nghèo hèn, trí thức và quê mùa. Đây là nói về mặt nội t́nh đất nước, c̣n mặt ngoài th́ đang bị nước láng giềng Trung Hoa khống chế, đe dọa lấn chiếm nhiều mặt.

Đối với t́nh h́nh Việt Nam hiện tại, sở dĩ Đảng Cộng sản không thể nào thực thi được việc dân chủ hóa là bởi 3 nguyên do chính yếu sau đây:

 

1. Ḷng người tan hoang chia rẽ

Mang tiếng là thống nhất, nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam đă gây ra cuộc chiến tranh tương tàn, lại không muốn hàn gắn vết thương của dân tộc sau hơn 3 thập niên hậu chiến.

Ḥa b́nh, thịnh vượng không thể xây dựng bằng bạo lực, súng đạn và chiến tranh. Cộng sản Việt Nam thống nhất đất nước chỉ ở bề mặt h́nh thức, c̣n thực chất nhân tâm băng hoại, ly tán hơn cả thời kỳ 1954 trước chiến tranh. Bằng chứng là Đảng Cộng sản Việt Nam ngày hôm nay nh́n đâu cũng vẫn c̣n thấy “các thế lực thù địch!”, th́ làm sao dám trao trả chủ quyền lại cho người dân để mọi người thực sự có được quyền tự do, b́nh đẳng trong việc thực thi dân chủ? Trao trả chủ quyền cho toàn dân như Nguyễn Minh Triết đă nói đến việc băi bỏ điều 4 Hiến pháp có nghĩa là đảng cộng sản sẽ “tự sát!” Như vậy là cộng sản chỉ v́ quyền lợi phe nhóm, đảng phái ḿnh, chớ nào nghĩ đến quyền lợi chung của dân tộc?

Đa đảng chính là sự hàn gắn những tan hoang chia rẽ, hàn gắn lại vết thương của dân tộc sau bao nhiêu tàn phá của chiến tranh.

 

2. Cơ chế chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam thiết lập không xây dựng trên nền tảng dân chủ

Việt Nam sẽ không bao giờ dân chủ hóa được khi chưa có đa đảng, chưa có tự do bầu cử, chưa có một Quốc hội của dân, do dân và v́ dân đúng nghĩa, ban hành Hiến pháp mới (Quốc hội lập hiến) để có được một thể chế chính trị xây dựng từ nền tảng tự do dân chủ thực sự.

Hai nhận định chính yếu trên là những yếu tố nội tại kềm hăm chiều hướng phát triển của dân tộc. Thêm nhận định thứ 3 dưới đây là yếu tố ngoại tại có thêm tác động cản trở tiến tŕnh phát triển, dân chủ hóa đất nước.

 

3. Yếu tố ngoại tại: Bắc Kinh kềm chế

“Diễn biến ḥa b́nh” hay “sức mạnh của nhân dân” đều là những điều cộng sản Việt Nam không muốn thấy xảy ra. V́ sự sống c̣n, Đảng Cộng sản Việt Nam phải dựa thế và đi theo mô h́nh cai trị độc tài, độc đảng như Bắc Kinh, vô h́nh chung đă coi Tàu như “kim chỉ nam”, chịu làm học tṛ yếu thế, thần phục và rơi vào quỹ đạo kềm tỏa của Bắc Kinh. Mọi việc do đó giẫm chân tại chỗ, tiến tŕnh dân chủ hóa Việt Nam coi như bế tắc, chỉ có lợi cho dă tâm bành trướng của Đại Hán, mà bằng chứng cụ thể là vấn đề biên giới, Biển Đông, bauxite, uranium… rồi việc văn hóa phẩm và hàng hóa Tàu tràn ngập thị trường Việt Nam.

Chúng ta thử ngẫm xem. Sở dĩ nhà Lư và nhà Trần – 2 triều đại vẫn được xem là huy hoàng nhất trong lịch sử dựng nước của dân tộc – tạo cho Đại Việt trở nên cường quốc, uy thế lừng lẫy trong suốt nhiều thế kỷ là nhờ phần lớn vào triết lư chính trị thấm đẫm tinh thần Phật giáo đầy khai phóng (phá chấp, dung hợp được cả Phật, Lăo, Khổng), tách rời đường hướng trị quốc ra khỏi hệ tư tưởng Khổng giáo độc tôn chỉ có lợi cho việc cai trị của nhà Hán muốn bành trướng, đồng hóa tất cả dân tộc Bách Việt. Chính nhờ tinh thần Phật giáo góp phần khai phóng mà Đại Việt thoát ly được quỹ đạo Hán hóa của Trung Hoa. Phật giáo là một hệ tư tưởng rất mới mẻ vào thời đó. Người mang đầy tâm huyết, dũng cảm, dám đứng lên dùng sức mạnh tinh thần đẩy lùi bóng đêm đen tối ảnh hưởng của lịch sử cả ngàn năm bị Hán hóa là Thiền sư Vạn Hạnh, quân sư cho triều Lư, khởi công đầu đặt nền móng, mở ra được sinh lộ mới cho dân tộc.

Cái mới trên là thời đại Lư, Trần. C̣n ngày nay, chúng ta sẽ t́m được cái mới nào? Có phải lư tưởng Tự do, Dân chủ, Nhân quyền được phản ảnh đầy đủ nơi bản Tuyên ngôn và Công ước Quốc tế về Nhân quyền của LHQ, là sản phẩm trí tụê chung của cả nhân loại? Nếu đúng thế, th́ con đường thuận hảo thế giới đă sẵn chọn, có lư do ǵ mà người Việt Nam chúng ta từ chối, không lấy làm sách lược dựng nước trong thời đại mới này?

Tách rời quỹ đạo kềm chế của Bắc Kinh là điều trước tiên đ̣i hỏi những người yêu nước phải làm. Thời kỳ Bắc thuộc cả ngàn năm, nếu không có Ngô Quyền bày trận tại Bạch Đằng Giang tiêu diệt quân Nam Hán th́ đất nước dân tộc không thể có thời kỳ tự chủ, mặc dù sau đó xảy ra cuộc nội chiến, mà cao điểm nhất là thời Đinh Bộ Lĩnh với 12 sứ quân. Nhưng thà tập trung vào nội trị, thống nhất nhân tâm (nhân ḥa), mở ra con đường xây dựng phát triển đất nước (cho các triều đại Lê, Lư, Trần… về sau) vẫn c̣n hơn sống trong cảnh bắc thuộc, nô lệ, lầm than, tiếp tục bị Hán hóa để dần đi đến mất nước!

Đảng Cộng sản Việt Nam trong thực tế cũng đầy dẫy phe cánh tranh giành quyền lực, quyền lợi, dù nội chiến chỉ mới lan tới xă hội như các vụ án Tổng cục 2, Năm Châu, Sáu Sứ, Năm Cam, PMU18 v.v…, chứ chưa lan ra chiến trường (điều này không có nghĩa là không thể xảy ra trong tương lai!) Chế độ tràn ngập những tham quan kết bè, hống hách, nhũng lạm khắp nơi. Các căn bệnh bất trị này hẳn có khả năng dẫn đến nội chiến c̣n thảm khốc cho Việt Nam nhiều lần hơn những lo ngại về một chế độ dân chủ đa đảng, có tam quyền phân lập, có hiến định chế tài mọi đảng phái, cá nhân đi ngược lại quyền lợi của quốc gia dân tộc.

Giải pháp nào để đưa dân tộc sớm thoát khỏi ṿng đen tối? Có phải cứ giữ măi chế độ khuyết tật cộng sản hiện tại để luôn bị Bắc Kinh kềm chế, Hán hóa, sang đoạt dần chủ quyền đất nước một cách từ từ, để rồi… mất nước? Hay phải can đảm viết lại trang sử mới trên con đường dân chủ phát triển, khi cả dân tộc cùng đồng ḷng (hay ít ra cũng đa số như hiện nay) đ̣i đảng cộng sản trao trả chủ quyền lại cho toàn dân? Giải quyết được 3 vấn nạn kể trên th́ trở ngại cũng đă san bằng đi nhiều, mở được lối đi thênh thang nhiều hứa hẹn cho Việt Nam tốt đẹp hơn, hội nhập vào trào lưu văn minh tiến bộ cùng thế giới tự do dân chủ. Khi ấy, c̣n có chỗ nào cho nội chiến nảy nở mà lo ngại? Hơn nữa, những lo ngại về nội chiến chỉ là “điểm” pḥng xa, dự đoán. Nội chiến không thể lũng đoạn tiến tŕnh dân chủ phát triển “toàn diện” được, mà ngược lại, chắc chắn sẽ bị xóa sổ theo thời gian.

Tài liệu tham khảo:
http://maithanhtruyet.blogspot.com/2009_11_01_archive.html
http://danchimviet.com/articles/1698/1/Xin-Bn-ch-lm-ln-vi-nh-d/Page1.html
Bắc Kinh tài trợ cho Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia HCM
Phạm Thiên Thơ
 


<< trở về đầu trang >>
free counters