Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Đại Họa Giặc Tàu Và Dân Tộc Sinh Tồn

                                       Thư Cho Con

Đại Họa Giặc Tàu Và Dân Tộc Sinh Tồn

Giáo Già

Ngày 9 tháng 12 năm 2009

H,

Các cơ quan truyền thông, trong đó có Website Việt Nam Đi Tới [www.shcd.de], phổ biến ngày 6-12-2009, cho biết theo báo điện tử của bộ đội biên pḥng Cộng sản Việt Nam [27-11-2009] th́ “Khoảng 7 giờ ngày 27-11, tàu cá của anh Lê Đ́nh Hiền (33 tuổi) và anh Ngọc (BKS QN 3213TS trọng tải 3.2 tấn, lắp 2 máy 22CV và 15CV, tài sản trên tàu có 10 triệu đồng Việt Nam, 2 máy định vị, 1 ti vi, 90 lít dầu, 1 bộ đàm, 2 chiếc cào bằng I-nốc, 2 b́nh ắc quy), đang đánh cá tại khu vực sông Bắc Luân đă bất ngờ bị 2 ngư dân người Trung Quốc đi trên 1 bè tre, cập mạn, dùng gậy đánh và khống chế hai anh đẩy xuống biển, cướp tàu chạy về hướng Trung Quốc.”

Cũng theo nguồn tin, từ lời cấp báo của ngư dân Hiền, “Bộ chỉ huy Biên Pḥng Quảng Ninh đă chỉ đạo Đồn Biên Pḥng Trà Cổ điều tra, xác minh làm rơ và thông báo cho công an, biên pḥng Trung Quốc phối hợp điều tra, xử lư.” Nhưng theo báo Tiền Phong ngày 4-12 th́ “Đến nay cơ quan chức năng của Trung Quốc chưa có thông báo trả lời theo yêu cầu của BĐBP Quảng Ninh.”

Được biết, khi xảy ra trận băo số 9 cuối Tháng Chín 2009 vừa qua, một số tàu đánh cá của ngư dân miền Trung Việt Nam chạy tới đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa, mà Việt Nam vẫn xác nhận chủ quyền, đă bị bắn và xua đuổi. Các tàu đánh cá Việt Nam cố vào tránh băo th́ đă bị cướp sạch hết tài sản trên tàu, kể cả máy định vị và hải bàn, c̣n người th́ bị đánh đập dă man.

Trước đó, ngày 21-5-2009, báo Biên Pḥng loan tin “Theo thông tin của BĐBP thành phố Đà Nẵng, vào lúc 10 giờ 30 ngày 19-5-2009, tại toạ độ 17030 N-100050 E, trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa, 2 phương tiện treo cờ nước ngoài mang biển số 44061 và 44831 đă cặp mạn chiếc tàu đánh cá QNg 94374 của ngư dân tỉnh Quảng Ngăi. Một số đối tượng trên 2 phương tiện này đă nhảy sang tàu QNg 94374, dùng dao nhọn đâm thủng một số thúng chai trên tàu và uy hiếp các thuyền viên rồi cướp đi khoảng gần 3 tấn cá.” Bản tin vừa kể nêu “hai phương tiện treo cờ nước ngoài” mà không đám nói đó là hai tàu tuần Ngư Chính 44061 và Ngư Chính 44381 của Hải quân Trung Quốc.

Trong khi đó th́ phía CSVN lại hết sức khiếp nhược trong vụ việc xảy ra ngày 11-112009 khi báo chí CSVN chỉ dám loan tin tàu Hải Quân CSVN lặng lẽ xua đuổi 17 tàu đánh cá Trung Quốc xâm phạm hải phận Việt Nam. Đă vậy, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Hà Nội cũng chỉ dám lên tiếng phản đối Bắc Kinh cho thành lập các đơn vị hành chính “Ủy ban thôn đảo Vĩnh Hưng và Triệu Thuật”, tức các đảo Phú Lâm và Đảo Cây, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, là các hải đảo bị Trung Cộng chiếm đoạt của Việt Nam Cộng Ḥa năm 1974. C̣n nhớ, trước đó không lâu, Website của tỉnh Hải Nam, truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2007, ghi rằng: “Nguồn AP được đăng lại trên The China Post dẫn lại thông tin từ Thông tấn xă Việt Nam: ‘Quốc hội Trung Quốc vừa phê chuẩn một kế hoạch lập ra một khu vực hành chính tượng trưng gọi là Tam Sa để quản lư 3 quần đảo, trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa, theo TTXVN’.”

Mới đây, một công ty quảng cáo tại Việt Nam lại vẽ bản đồ Việt Nam không có Hoàng Sa và Trường Sa trên đó. Tác giả Q. Ngọc có bài viết trên Bauxite Việt Nam đă nói rằng “Quan sát trên một số tuyến xe buưt có màn h́nh LCD từ đường 3/2 ra chợ Bến Thành, rồi từ Bến Thành về Chợ Lớn vào sáng 13 Tháng Mười Một, chúng tôi ghi nhận đoạn video h́nh hiệu của công ty Chicilon Media với động tác camera lướt dọc theo bản đồ Việt Nam từ Bắc xuống Nam, đúng là phần biển Đông rộng mở “trống huơ, trống hoác’.”

Được biết, Công ty Chicilon thành lập năm 2001, tên tiếng Việt là Thông Thiên Hy Long, chuyên quảng cáo bằng màn h́nh LCD và Poster Frame do 3 người Tàu và 2 người Mỹ gốc Việt có mặt trong hội đồng quản trị. Theo trang web của Chicilon, Chủ tịch hội đồng quản trị là Guo Zhi Feng, từng làm trong ngành thuế Trung Quốc 8 năm, được điều đến Bộ Tài Chính, đảm nhiệm chức vụ trợ lư bộ trưởng, và sau đó làm phó tổng giám đốc quản lư các công ty do Bộ Tài Chính đầu tư.

Song song với vài chuyện tưởng như là nhỏ đó, tin nhận được từ Hà Nội cho biết: “Bộ Công Thương Việt Nam vừa ban hành một quyết định số 5454/QĐ-BCT ngày 30-11-2009 cho thấy chủ trương khai thác tài nguyên bauxite Tây Nguyên không thay đổi, bất chấp các lời cảnh báo từ các cựu tướng lănh cộng sản, các nhà khoa học, giới trí thức và dư luận cả trong lẫn ngoài nước”. Đây là quyết định thành lập cái gọi là “Ban Chỉ đạo thực hiện các dự án bôxit Tây Nguyên” được kư tên bởi Bộ Trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng căn cứ vào ư kiến chỉ đạo của thủ tướng chính phủ. Nó gồm có 22 thành viên, đứng đầu là Lê Dương Quang, thứ trưởng Bộ Công Thương làm trưởng ban.

Từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn, các biến chuyển dồn dập càng lúc càng cho thấy rơ thêm đám người lănh đạo Đảng và Nhà nước Cộng ḥa Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam chỉ c̣n là những tên Thái thú, những gia nô của giặc Tàu; khiến cùng lúc với sự chống đối giặc Tàu của đồng bào ở trong nước, người Quốc gia Việt Nam hải ngoại cũng ngày một tích cực hơn trong việc vạch trần các thủ đoạn gian ác của giặc Tàu và của đám Thái thú đang cầm quyền cai trị Việt Nam bằng độc đảng độc tài.

Để góp phần trong cuộc đấu tranh này, Đại Gia Đ́nh Nguyễn Ngọc Huy đă cho ấn hành tác phẩm “Từ Bauxite Đến Uranium ố Tiến Tŕnh Đô Hộ Việt Nam Của Trung Cộng”, được bảo trợ bởi các tổ chức ghi ngay trên b́a trong của sách gồm:

Sách được Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm, Tiến sĩ Giáo dục, Cựu Thứ Trưởng Bộ Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên Việt Nam Cộng Ḥa, giới thiệu như sau:

“Từ Bauxite đến Uranium; Tiến Tŕnh Đô Hộ Việt Nam của Trung Cộng” là một công tŕnh biên soạn công phu, dồi dào dữ liệu, phân tích sâu xa, dưới nhăn quan của nhà chính trị, học giả, khoa học, của ba tác giả không xa lạ ǵ với giới trí thức và độc giả Việt Nam ở hải ngoại, cũng như ở trong nước: Tiến sĩ Mai Thanh Truyết, Tiến sĩ Phan Văn Song, và Giáo Sư Trần Minh Xuân mà biệt hiệu Giáo Già nổi tiếng đă từng làm nhiều người ngưỡng mộ. Tác phẩm đồ sộ với 584 trang sách, qui tụ 36 bài viết, cộng thêm 16 bài khác ở phần Phụ Lục, phơi bày tất cả quá tŕnh phát triển của Trung Cộng trong hai thập niên qua, cùng cái mộng bành trướng bá quyền truyền thống của Hán tộc, và tiến tŕnh xâm chiếm đô hộ Việt Nam của Tàu cộng xem như hậu quả tất nhiên của hai sự việc nêu trên.

Nh́n vào t́nh trạng của nước Tàu hồi cuối thập niên 1970, khi Đặng Tiểu B́nh xua 200,000 quân sang dạy cho Cộng Sản Việt Nam một bài học, cả thế giới đều thấy Trung Quốc chẳng có ǵ đáng kể về phương diện quân sự cũng như kinh tế. Dù là có diện tích to lớn, dù là có dân số đông đảo, dù đă có mấy ngàn năm văn hiến, đối với các cường quốc Mỹ, Nga, Nhật, và một số quốc gia Âu Châu lúc này, Tàu c̣n rất nghèo nàn, chậm tiến. Tàu không dạy nổi Việt Cộng đàn em một bài học ǵ cho đáng giá bởi quân đội Trung Cộng hồi này không khá ǵ hơn quân Cộng Sản Bắc Việt vốn c̣n đang được sự viện trợ tốt đẹp của Nga Sô. Nhưng sang thập niên 1980 khi chánh sách “mèo trắng mèo đen ǵ cũng được miễn bắt được chuột” của Đặng Tiểu B́nh được sử dụng để phát triển kinh tế cùng lúc với sự sụp đổ của khối cộng sản Liên Sô, Tàu bắt đầu giàu có mạnh mẽ lên, trong khi Việt Nam Cộng Sản nghèo xơ nghèo xác, chới với v́ mất điểm tựa Nga Sô, đành phải cúi đầu năn nỉ cho được trở về thần phục Trung Quốc để sống c̣n. Thế là coi như đưa cổ vào tṛng và chuyện ǵ phải đến nhất định sẽ đến. Cuối thế kỷ 20 sang đầu thế kỷ 21, hai hiệp ước bất b́nh đẳng về lănh thổ và Vịnh Bắc Việt được kư kết giữa Cộng Hoà Nhân Dân Trung Quốc và Cộng Hoà Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Trong tạp chí Cộng Sản số 2 tháng 1 năm 2000, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao CSVN là Vũ Khoan viết: “Ngày 30-12-1999, ngay bên thềm của năm mới, tại Hà Nội đă diễn ra một sự kiện quan trọng được dư luận cả nước và thế giới quan tâm: đó là Hiệp ước trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc được kư kết.” Theo Vũ Khoan th́ nhân dịp Đỗ Mười thăm Trung Quốc năm 1997 và Lê Khả Phiêu thăm Trung Quốc năm 1999, “lănh đạo cao nhất của hai Đảng, hai nước đă thỏa thuận tích cực thúc đẩy đàm phán để kư Hiệp ước về biên giới trên đất liền trước năm 2000.”

Một năm sau cũng trên tạp chí Cộng Sản, số 2 tháng 1 năm 2001, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Công Phụng của CSVN cũng nói là nhân chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Trần Đức Lương, ngày 25-12-2000, nước ta và Trung Quốc đă kư Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ. Cả Vũ Khoan lẫn Lê Công Phụng đều kết luận là các hiệp ước nói trên có tầm quan trọng lớn lao, rất có lợi cho Việt Nam và cho mối bang giao Việt Trung theo đúng tinh thần “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” mà các nhà lănh đạo Cộng Sản của hai nước đă đề ra. Một bản thông cáo chung cũng đă được Bộ Ngoại giao Trung Quốc phổ biến nhân chuyến viếng thăm Trung Quốc của Trần Đức Lương. Bản thông cáo mở đầu bằng câu “CHNDTQ (Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc) và CHXHVN (Cộng Ḥa Xă Hội Việt Nam) là hai nước xă hội láng giềng đă có truyền thống bang giao hữu nghị lâu dài. Trong năm thập niên qua, kể từ ngày liên hệ ngoại giao giữa hai nước được thiết lập, mối bang giao Hoa Việt luôn luôn thắt chặt và phát triển.” Bản thông cáo chung c̣n cho biết lănh đạo của hai nước sẽ tiếp tục phát triển liên hệ hợp tác hữu nghị trên căn bản của các nguyên tắc độc lập, đầy b́nh đẳng (full equality), tin nhau, và không can thiệp vào nội bộ của nhau.

Từ đó, dưới 16 chữ vàng (“láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng đến tương lai”) và bốn tốt (“láng giềng tốt, đối tác tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt”), một bên là Trung Quốc từ từ leo thang xâm chiếm và một bên là Cộng Sản Việt Nam yên lặng cúi đầu chấp nhận. Với những lời hoa mỹ, với những khẩu hiệu tốt đẹp, một phần không nhỏ đất đai dọc theo biên giới, phần lớn Vịnh Bắc Việt, cả Biển Đông và cả Cao Nguyên Trung Phần, cùng bao nhiêu những khu công nhân Trung Quốc khác trên toàn cơi Việt Nam đă nghiểm nhiên về tay Trung Cộng. Hàng hoá Trung Quốc tràn ngập Việt Nam, ô nhiễm Trung Quốc đầy trên sông nước Việt Nam, thể chế toàn trị Trung Quốc trở thành thể chế khuôn mẫu của Việt Nam, và mệnh lệnh Trung Quốc từ cao xuống thấp được truyền sang để Công Sản Việt Nam thi hành. Chương tŕnh đô hộ và Hán hoá Việt Nam tuần tự diễn tiến.

Sự việc tóm tắt là như vậy nhưng muốn biết rơ, với đầy đủ chi tiết và dữ liệu, với những con số thống kê khoa học, với những phân tích sâu xa để nắm vững vấn đề th́ xin hăy đọc cả công tŕnh biên soạn của ba tác giả. Bài “Trung Quốc: Chủ Nghĩa Dân Tộc Cực Đoan hay Chủ Nghĩa Bành Trướng” của Tiến sĩ Mai Thanh Truyết cùng với bài “Tham Vọng Bá Quyền của Trung Cộng” của Tiến sĩ Phan Văn Song, bài “Trung Quốc: Đông Châu Liệt Quốc?” và bài “Âm Mưu Tiến Chiếm Việt Nam của Trung Cộng” của Mai Thanh Truyết chẳng hạn cung cấp nhiều con số thống kê về sự phát triển kinh tế và quân sự Trung Quốc, với những phân tích sâu xa về tham vọng bành trướng bá quyền của Cộng Sản Tàu. Bài “Thái Thú Khiếp Nhược” hay “Giọt Máu Ngư Dân và Nổi Sợ Thái Thú” của Giáo sư Trần Minh Xuận chẳng hạn cho thấy sự cúi đầu vâng lệnh Trung Quốc của những kẻ cầm quyền Cộng sản Việt Nam hiện nay mà Giáo sư Xuân mệnh danh là Thái Thú. Vấn đề Bauxite và tất cả những hậu quả tai hại của nó về đủ mọi mặt được Tiến sĩ khoa học gia Mai Thanh Truyết diễn giải thật rơ ràng đầy đủ trong những bài “Việc Khai Thác Quặng Bauxite ở Việt Nam lợi hay hại?”, “Lạm Dụng Môi Trường: Một Bước Đưa Đến Bất Ổn Chính Trị”, “Những Điều Không Tử Tế”, và “Vén Lên Màn Bí Mật tại Việt Nam: Quặng Bauxite hay quặng phóng xạ?”. Về ô nhiễm, về chất độc trong các thực phẩm và các sản phẩm khác của Trung Cộng th́ không ai có thẩm quyền hơn Tiến sĩ Mai Thanh Truyết qua những bài “Hoá Chất và Dược Phẩm Trung Cộng”, “Sự Chuyển Dịch Ô Nhiểm từ Trung Cộng vào Việt Nam”. Về chánh sách cộng sản toàn trị, độc tài, đàn áp, bóp nghẹt tự do, tước đoạt nhân quyền, dùng xă hội đen, mafia để cai trị, Giáo sư Trần Minh Xuân có nhiều bài rất đáng chú ư như “Bài Học Thiên An Môn và Hồi Kư Triệu Tử Dương”, “Ba Luật sư họ Lê với vụ kiện Thái Thú”, và “Thái Thú Mafia”... Một số vấn đề quan trọng khác liên hệ tới mối bang giao Việt Trung và tất cả những hậu quả tai hại của mối bang giao lệ thuộc này cũng được ba tác giả khai thác đầy đủ.

Dù cố gắng đến đâu người viết Lời Giới Thiệu này cũng không nói hết được giá trị lớn lao của công tŕnh biên soạn của ba học giả, chính trị gia, tác giả. Xin bạn đọc hăy để th́ giờ đọc kỹ tác phẩm để nhận thấy sự ra đời đúng lúc cũng như sự đáp ứng đúng nhu cầu tri thức của người dân Việt yêu nước ở các nơi của công tŕnh biên soạn độc đáo này”.

Sách sẽ được ra mắt tại Trung Tâm VIVO, số 2260 Quimby Rd, San Jose, Ca 95122; lúc 02.00 giờ chiều Ngày Th? Bảy 19/12/2009, cùng lúc với 2 tác phẩm “Mùa Xuân Đen”“Chụp Mũ” của nhà văn quân đội Hải Triều đến từ Canada. Nếu “Mùa Xuân Đen” là một tập truyện viết từ những sự thật, cảnh thật, người thật, nạn nhân thật mà văn được pha một chút uất hận, một chút đắng cay, một chút chịu đựng, một chút bất cần, một chút khôi hài... trong cảnh cả nước cùng đường khi những người cộng sản lộ nguyên h́nh là những tên Thái thú phi dân tộc và phi nhân tính ngồi trên ghế thống trị; th́ “Chụp Mũ” là tác phẩm viết thẳng sự thật bằng những tài liệu thật, bằng chứng thật mà những kẻ chuyên chụp mũ phải đối mặt với nạn nhân ngoài ánh sáng trong ngày tác giả tŕnh làng sách.

Điểm đặc biệt đáng lưu ư là các sách được ra mắt ngay trong buổi Hội Luận về Đại Họa Giặc Tàu và Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn trước hiểm họa Thực Dân mới với các diễn giả gồm Tiến sĩ Lê Minh Nguyên, nguyên Trưởng ban Điều hợp Mạng Lưới Nhân Quyền, phó Chủ tịch Đảng Tân Đại Việt, đến từ Long Beach; Tiến sĩ Mai Thanh Truyết, phó Chủ tịch Đại Việt Quốc Dân Đảng, đến từ Orange County; và Giáo sư Trần Minh Xuân, thành viên của Đại Gia Đ́nh Nguyễn Ngọc Huy đến từ Newark.

Tất cả đều góp phần không nhỏ trong cố gắng vạch trần tội ác của Giặc Tàu và đám Thái Thú gốc Việt; cùng t́m ra phương cách đấu tranh truy diệt bọn Thái Thú đang cầm quyền tại Việt Nam, giải phóng quê hương khỏi Đại Họa Giặc Tàu đă và đang khiến đất nước điêu linh từ hơn nửa thế kỷ qua.

 

Hẹn con thư sau,

Giáo Già


<< trở về đầu trang >>
free counters