Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Cuộc Viếng Thăm Châu Á Của Obama Sẽ Mang Lại Sự Thay Đổi Sâu Rộng Và Toàn Diện Chính Sách Ngoại Giao Trong Vùng

CUỘC VIẾNG THĂM CHÂU Á CỦA OBAMA SẼ MANG LẠI

SỰ THAY ĐỔI SÂU RỘNG VÀ T̉AN DIỆN CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO TRONG VÙNG

 

Gần đây, Tổng thống Hoa Kỳ Barak Obama đă viếng thăm 4 nước châu Á; đó là Nhật, Tân gia ba, Nam Hàn và Trung Cộng. Từ đó có người cho rằng chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ dưới thời Obama có một sự thay đổi sâu rộng, toàn diện và có thể nói là một sự đoạn tuyệt với đường lối ngoại giao trước đây của G. Bush, đặc biệt là ở vùng châu Á Thái b́nh Dương.

   Có phải thế không?

   Chúng ta hăy cùng nhau xem xét vấn đề.

   Quan niệm cho rằng có một sự thay đổi toàn diện, đi đến chỗ đoạn tuyệt với đường lối ngoại giao trước đó

   Thật vậy, nếu chúng ta quan sát đường lối ngoại giao của Hoa Kỳ vào thời Tổng thống Georges Bush con, nhất là vào nhiệm kỳ đầu với sự ảnh hưởng của những người như Phó Tổng Thống Dick Cheney, Bộ Trưởng Quốc pḥng Rumsfeld, những người của Trường phái Tân Bảo thủ, th́ chúng ta thấy đường lối ngoại giao của Hoa Kỳ có vẻ hùng hổ, coi thường thế giới, một ḿnh một ngựa. Đường lối ngoại giao này đă đi đến chỗ Hoa Kỳ tấn công A phú Hăn, đổ bộ quân vào Irak; về vùng châu Á, th́ Hoa Kỳ chú trọng nhiều hơn đến vùng Bắc Á và Đông Á hơn là Nam Á.

   Tuy nhiên, từ ngày Obama lên làm tổng thống, chúng ta thấy có sự thay đổi, Hoa Kỳ chú trọng đến vùng Đông Nam Á mà trước kia bị bỏ rơi, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton, Bộ trưởng Quốc pḥng Robert Gates thường viếng thăm vùng Đông Nam Á. Hơn thế nữa, chiến lược ngoại giao của Obama có vẻ ít có tính cách một người một ngựa, coi thường thế giới. Trong chuyến viếng thăm Á châu này, nước đầu tiên là Nhật Bản, ông Obama đă tuyên bố:

   “ Nếu Bắc Hàn không đồng ư th́ chúng ta sẽ đoàn kết phía sau các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc để đáp ứng nhu cầu an ninh của chúng ta và thuyết phục B́nh Nhưỡng phải có động thái tốt đẹp hơn…

   “ Tôi muốn nói rơ Hoa Kỳ là quốc gia của Thái B́nh Dương và do vậy chúng ta sẽ cam kết nhiều hơn vào vùng này. Tương lai của Hoa Kỳ và của châu Á dính liền nhau.” ( Diễn văn đọc tại Nhật ngày 13/11/2009).

   Ngày hôm qua, 16/11, khi đặt chân tới Thượng Hải, trước khi tới Bắc Kinh, ông Obama đă nói thẳng đến vấn đề nhân quyền, điều mà ông G. Bush tránh né trước đây khi viếng thăm Trung Cộng. Ông Obama nói:

   “ Quyền tự do ngôn luận không phải là của riêng của Hoa Kỳ mà là một quyền có tính cách toàn cầu, mọi người, mọi dân tộc đều có quyền được hưởng.” Ông thúc dục Chính phủ Trung Cộng hăy băi bỏ lệnh kiểm duyệt Internet. Ông c̣n nói thêm:

   “ Tôi nghĩ tin tức càng lưu thông dễ dàng th́ xă hội sẽ mạnh hơn v́ các công dân sẽ chờ đợi chính phủ của ḿnh có trách nhiệm hơn; dân chúng sẽ suy nghĩ hay hơn và độc lập hơn.”

   Chính v́ vậy mà bài diễn văn ở Thượng Hải của ông Obama đă bị cắt xén ở nhiều đài và đă không được truyền thanh trên đài Truyền h́nh nhà nước Trung Cộng.

   Không ai chối căi rằng cuộc viếng thăm châu Á của ông Obama muốn nói lên những điều sau đây:

1)   Ông Obama muốn nói lên một lần nữa là chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ không c̣n kiểu một ḿnh một ngựa nữa như thời ông G. Bush.

2)   Hoa kỳ chú ư nhiều hơn đến vùng châu Á Thái b́nh dương, nhất là không bỏ rơi vùng Đông Nam Á trước đây, như ông Lư quang Diệu, cựu Thủ tướng Tân Gia Ba đă nhiều lần lên tiếng cảnh cáo Hoa Kỳ.

3)   Hoa Kỳ cũng không quên vấn đề Bắc Hàn và ngay cả vấn đề nhân quyền ở Trung Cộng, ở những nước cộng sản c̣n lại.

Tuy nhiên, từ đó để đưa ra quan điểm là có một sự thay đổi sâu rộng, đi đến toàn diện và nhiều khi đoạn tuyệt với đường lối ngoại giao cũ, th́ cũng không đúng lắm.

   Thậy vậy, nếu chúng ta quan sát đường lối ngoại giao của Hoa Kỳ, ít nhất là từ đầu thế kỷ 20, sau Đệ Nhất Thế Chiến tới nay, th́ chúng ta thấy nó có tính cách liên tục, tiếp nối hơn là gián đoạn, mỗi thời, mỗi chính quyền làm một móc xích ngoại giao trong một móc xích dài, thường được định ra bởi Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, bao gồm nhiều nhà chiến lược và viện nghiên cứu chiến lược nổi tiếng; và được quyết định bởi Thượng Viện, cơ quan có quyền quyết định về ngân sách ngoại giao và phê chuẩn những hiệp ước quốc tế.

   Một vài dữ kiện lịch sử để chúng ta thấy rơ: Vào thời cuối Đệ Nhất Thế Chiến, chính Hoa Kỳ đă giúp Anh, Pháp chiến thắng, đă thành lập ra Hội Quốc Liên, tiền thân của Liên Hiệp Quốc, Tổng Thống Hoa Kỳ lúc đó là ông Widrew Wilson, trong bài diễn văn 14 điểm, đă muốn xây dựng một trật tự thế giới mới, muốn can thiệp mạnh hơn vào chính trường quốc tế, nhưng Thượng Viện và những nhà cố vấn chiến lược ngoại giao lúc đó nhận thấy rằng chưa phải lúc, 2 đế quốc Anh và Pháp c̣n quá mạnh, không cho phép Hoa kỳ làm việc này, nên Thượng Viện Hoa Kỳ đă không phê chuẩn Hiệp Ước thành lập Hội Quôc Liên, Hoa Kỳ không có mặt trong tổ chức này, làm nó yếu hẳn đi; và đây cũng là một trong những nguyên do chính đưa đến Đệ Nhị Thế Chiến.

   Sau Đệ Nhị Thế Chiến, Hoa Kỳ phải đương đầu với đế quốc cộng sản Liên Sô, chính v́ vậy mà có Chính sách Be bờ ( Containment Policy) được soạn thảo bởi Paul Nitzé và G. Kennan, một người Chủ Tịch Hội Đồng An Ninh quốc gia, một người là chuyên gia về vấn đề cộng sản Liên Sô. Chính sách này được gói ghém trong Chỉ thị 68 của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, và gần như được coi là kim chỉ nam của những nhà ngoại giao Hoa Kỳ trong thời gian gần 50 năm Chiến Tranh Lạnh, mặc dầu có nhiều chính quyền, tổng thống và ngoại trưởng khác nhau. Khi Bức Tường Bá linh sụp đổ vào ngày 9/11/1989, ông Paul Nitzé lúc đó đang là Trưởng Phái Đoàn phụ trách về vấn đề tài giảm binh bị ở Genève, đă tuyên bố: “ Chúng ta đă chiến thắng Chiến tranh Lạnh.”

   Nếu chúng ta suy nghĩ và nh́n sâu xa, th́ chúng ta nhận thấy đường lối ngoại giao của Obama không phải là thay đổi toàn diện, đi đến đứt đoạn, mà chính là có tính cách tiếp nối đường lối của G. Bush, ngay cả về đường lối ngoại giao ở châu Á Thái b́nh Dương.

   Ngoài việc chính sách ngoại giao có tính cách cấp bách là can thiệp vào A Phú Hăn và Irak, v́ vấn đề khủng bố và dầu hỏa của G. Bush, v́ chúng ta phải suy nghĩ hơi khác đi những nhà báo, nhất là Tây Âu, chỉ trích sự can thiệp này. Thật vậy, chúng ta thử nh́n khác đi theo giả thuyết, theo đó khủng bố vẫn hoành hành trên thế giới, và Chính quyền Taliban vẫn c̣n ở A Phú Hăn, kiểm soát những ống dẫn dầu từ Trung Á ra biển; và Sadam Hussein vẫn ngự trị tại Irak, một trong những quốc gia sản xuất dầu hỏa và có lượng dự trữ quan trọng trên thế giới, th́ thế giới hiện nay sẽ ra sao. Đây là quyết định mà không phải chỉ có G. Bush mới lấy mà tôi nghĩ ngay cả những tổng khác của Hoa Kỳ vẫn lấy những quyết định này.

   Chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ, từ xưa đến nay vẫn có tính cách liên tục ở chỗ là bảo vệ quyền lợi và địa vị ưu thế của Hoa Kỳ trên thế giới và làm sao để cho sự ưu thế này được tiếp tục.

   Từ đó, Hoa Kỳ phải t́m cách làm yếu hay hơn nữa tiêu diệt tất cả những cái ǵ hay quốc gia nào thách thức sự ưu thế này. Vào sau Đệ Nhất Thế Chiến là Âu Châu qua 2 đế quốc Anh Pháp; sau Đệ Nhị Thế Chiến là đế quốc Liên Sô. Ngày hôm nay là Trung Cộng.

   Đối với Trung Cộng, hay nói một cách rộng răi hơn là chiến lược ngoại giao của Hoa Kỳ, từ thời G. Bush tới Obama, vẫn có tính cách liên tục. Đó là, ư thức rất rơ sự thách thức tương lai đối với Hoa Kỳ không c̣n là châu Âu châu và Liên sô, mà là Trung cộng, v́ vậy Hoa Kỳ t́m cách bao vây Trung Cộng. Ở thời G. Bush, đó là t́m cách kư kết những hiệp ước quân sự ở 2 vùng Bắc Á và Đông Á, qua các quốc gia Ấn Độ, Pakistan, Nam Hàn, Đài Loan và Nhật Bản; nay cần cho móc xích ṿng vây được khép lại, th́ Hoa Kỳ cần phải có những hiệp ước quân sự đối với những nước Đông Nam Á.

   Ở điểm này, tôi muốn nói đến Việt Nam và Bắc Hàn. Trước đây, Hoa Kỳ và ngay cả Trung Cộng đă dùng Bắc Hàn như một “ con chó “, tôi xin lỗi về cách dùng danh từ hơi khiếm nhă, nhưng như thế mới nói lên hết ư nghĩa. Trung Cộng dùng Bắc Hàn như con chó để chứng tỏ ḿnh là một cường quốc để dọa nạt những nước chung quanh. Hoa Kỳ đồng t́nh với Trung Cộng là dùng Bắc Hàn cũng như con chó để dọa nạt những quốc gia Bắc Á và Đông Á, để những quốc gia này thân thiện hơn với Hoa Kỳ, kư những hiệp ước quân sự và mua vơ khí của Hoa Kỳ.

   Đối với Việt Nam, nhiều người quá vội lạc quan cho rằng để bao vây Trung Cộng, th́ Hoa Kỳ sẽ t́m cách tách rời Việt Nam khỏi quỹ đạo của Trung Cộng, thân thiện nhiều hơn với Việt Nam. Chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ không quá ngây thơ như vậy. Chính quyền Hoa Kỳ hiểu hơn ai hết “ Cộng sản Việt Nam chỉ là phường ăn cháo, đái bát “, câu của Đặng tiểu B́nh, Hoa kỳ không có một tư ǵ là tin tưởng ở cộng sản Việt Nam, mặc dầu bề ngoài vẫn có những bang giao; nhưng bên trong Hoa Kỳ cũng muốn dùng cộng sản Việt Nam như “ con chó Bắc Hàn” đi đến mức độ đó là cộng sản Việt Nam càng đi gần với Trung Cộng, Hoa Kỳ càng mừng, v́ như thế th́ Hoa Kỳ dễ dàng kư những hiệp ước quân sự, thân thiện với 9 nước Đông Nam Á c̣n lại, và những nước này Hoa Kỳ dễ tin hơn.

   Trở về đường lối ngoại giao của Hoa Kỳ đối với vùng châu Á Thái B́nh Dương, nó không có sự đứt đoạn, mà chính là có sự nối tiếp; đó là đặt quyền lợi tối hậu và tiếp tục duy tŕ sự ưu thế của Hoa Kỳ trên trường quốc tế, nó có tính cách không một ḿnh một ngựa như thời G. Bush; v́ chính ngày hôm nay, kinh tế Hoa Kỳ cũng đang gặp khó khăn, cuộc khủng hỏang kinh tế thế giới là do chính Hoa Kỳ làm ra, Hoa Kỳ phải chấp nhận Hội nghị thượng đỉnh 20 quốc gia, đó là Hoa Kỳ muốn thế giới chia sẻ khó khăn, gánh nặng kinh tế với Hoa Kỳ. Nhưng từ đó đi đến kết luận là ưu thế của Hoa Kỳ sẽ chấm dứt trong ngắn hạn, điều này không đúng; hay bảo rằng ưu thế của Hoa Kỳ sẽ kéo dài măi, điều này cũng sai.

Ưu thế này có thể c̣n kéo dài ít nhất là 20 hay 30 năm nữa, nếu không muốn nói là hàng nửa thế kỷ. Tuy nhiên nó c̣n tùy thuộc vào những thách thức mà các cường quốc trên thế giới có thể tác động đến ưu thế này. (1)

 

Paris ngày 18/11/2009

Chu chi Nam

(1)            Xin xem them những bài viết về Hoa Kỳ, trên: http://perso.orange.fr/chuchinam/


<< trở về đầu trang >>
free counters