Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Cuộc cách mạng trung lưu

Cuộc cách mạng trung lưu


Hoàng Ngọc Nguyên
 

Có thể nói rằng thế giới ngày nay ngày càng toàn cầu hóa, ngày càng trở nên nhỏ lại, cho nên có những trường hợp một biến cố xảy ra ở một nơi nào trên quả địa cầu này cũng trở thành một đề tài thời sự quốc tế mọi người đều theo dơi. Chẳng hạn như những ǵ đang xảy ra trên đất nước Iran. Trước cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 12-6, một sự kiện một vài nhà phân tích quốc tế như ông Fareed Zakaria của Hội đồng Bang giao Quốc tế của Hoa Kỳ đă tiên đoán rằng có thể là một cuộc bầu cử lịch sử, người ta đă ấp ủ hy vọng sẽ có những thay đổi quan trọng trong những đường lối chính sách cho dù có thể chẳng có thay đổi người lănh đạo. Ở một nước mà truyền thống dân chủ chưa có bề dày, một người đương nhiệm như Tổng thống Mahmoud Ahmad-Inejad rất khó mà không tái đắc cử – nhất là ông được sự ủng hộ của thế lực giáo quyền siêu bảo thủ mà người đứng đấu là Giáo chủ Ayatolla Ali Khamenei.

 


Ông Mir Hossein Moussavi, giữa vẫy tay, ứng cử viên đối lập Iran giữa hàng ngàn người ủng hộ
tại Teheran ngày 15/6/2009.BEHROUZ MEHRI/AFP/GETTY IMAGES

 

Tuy nhiên, sự có mặt của những ứng cử viên ôn ḥa và chủ trương cải cách trong cuộc chạy đua cùng sự ủng hộ đông đảo mà những ứng cử viên này giành được từ giới “trung lưu mới” làm cho những nhà phân tích chính trị, những nhà quan sát tin rằng có một khát vọng thay đổi nơi người cử tri mà ai đắc cử cũng sẽ phải tính đến. Thế nhưng sau khi có thể cả trăm ngàn người đă tràn ngập khu trung tâm của thủ đô Tehran hôm thứ Hai để ủng hộ yêu cầu của ứng cử viên đối lập là ông Mir Hossein Moussavi đ̣i phải tổ chức lại cuộc bầu cử v́ có những gian lận trong cuộc bỏ phiếu ba ngày trước đó, người ta có thể cảm nhận ngay rằng Iran dường như lại đang ở vào “đêm trước” của một cuộc cach mạng mới – cách mạng dân chủ đầu tiên ở một nước Hồi giáo.

 

Đêm trước của Cách mạng

Tuy những nhà quan sát trước đây vẫn tin Tổng thống Ahmad-Inejad sẽ tái đắc cử, họ cũng cho rằng có những dấu hiệu đây là một cuộc bầu cử đích thực, không phải tiền chế. Cuộc bầu cử tổng thống tại Iran vào hôm thứ Sáu là một cuộc bầu cử rất hiếm hoi gây được sự chú ư và nức ḷng ở nhiếu thủ đô trên thế giới, không chỉ v́ người ta mong đợi có sự thay đổi lănh đạo ở Tehran để cho đường lối đối ngoại của nước này có thể ḥa hoăn và phải chăng hơn, mà đúng là v́ người ta tin rằng sự thay đổi đó có thể xảy ra với ḷng mong muốn thay đổi của người dân Iran và khả năng dân chủ ở nước này. Ahmad-Inejad chẳng những không thể độc diễn, là chuyện chỉ có thể có ở những nước độc tài cai trị, ông c̣n phải đứng trước ba đối thủ, trong đó có hai ngựi khá nặng kư, khiến cho khả năng ông phải đi vào ṿng hai là rất lớn. Người đáng nể nhất là ông Mir Hossein Mousavi, thủ tướng đầu tiên của Iran sau cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979 lật đổ Tổng thống thân Mỹ Pahlevi. Moussavi, năm nay 68 tuổi, làm thủ tướng vào thời chưa có tổng thống, và ông nắm quyền cho đến năm 1989. Ông là người chủ trương cải cách chính trị để cho có được một chế độ ôn ḥa, một nước Hồi giáo “với một nụ cười”, với một bộ mặt nhân bản. Ông Moussavi là một họa sĩ, kiến trúc sư, cựu chủ bút của tờ báo chính thức của đảng Cộng ḥa Hồi giáo và là chính khách kỳ cựu của Iran. Ông c̣n có một bà vợ học giả, trí thức, nghệ sĩ, cựu viện trưởng đại học, nguyên là cố vấn chính trị cho cựu Tổng thống Iran Mohhamad Khatami và là người dấn thân vào cuộc vận động giải phóng phụ nữ ở một nước mà ư thức nâng cao vai tṛ của trí thức và phụ nữ đang lên cao.

 


TT Iran tái đắc cử, ông Mahmoud Ahmadinejad, mừng chiến thắng tại Teheran ngày 14/6/2009.
BEHROUZ MEHRI/AFP/Getty Images

 

Ahmad-Inejad c̣n có một điều bất lợi khác. Cũng như Nga và Venezuela, Iran, một nước lâu nay vẫn sống hùng sống mạnh nhờ kinh tế dầu hỏa, nay đang thấm đ̣n suy thoái. Với sự sụt giảm mạnh mẽ trong lợi tức dầu hỏa, thu nhập của người dân Iran đă bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong hơn năm nay, người ta đang bồn chồn v́ chính quyền Tehran chẳng đưa ra được một giải pháp nào để hồi sinh kinh tế cả. Nạn thất nghiệp đă lên đến tỷ lệ 17%, có nghĩa là cứ sáu người th́ có một người không có công ăn việc làm. Suy thoái ở Iran đi liền với lạm phát, giá cả đă tăng tới 15% trong sáu tháng đầu năm nay. Ngân sách của chính phủ 80% là lợi tức từ dầu lửa. Từ hơn một năm nay, nguồn thu cạn dần, trong khi Ahmad-Inejad đang tuôn tiền ra như nước để kích cầu và kiếm phiếu. Ông chi tiêu rất nhiếu trong khu vực nông thôn nhưng kết quả phản hồi trên nền kinh tế lại giới hạn.

Vấn đề là nền kinh tế và xă hội Iran đang thay đổi mạnh. Và cái “hạ tầng” này đang đ̣i hỏi cái thượng tầng chính trị phải chuyển biến theo. Trong những năm 50, 60, đến 80% dân chúng sống trong khu vực nông nghiệp bị bóc lột, khai thác. Đến những năm 80, 90, khu vực nông thôn Iran thu nhỏ lại dần, cuộc vận động kỹ nghệ hóa và đô thị hóa đă làm thay đồi cơ cấu nhân khẩu của nước này. Đầu những năm 90, chỉ c̣n 50% sống ở nông thôn. Hiện nay, khu vực nông thôn càng thu hẹp, chỉ c̣n 20%, đến 80% dân chúng sống ở thành thị. Hiện nay, đến 75% người dân Iran dưới 30 tuổi, người dân ngày nay trẻ hơn, có học hơn, đời sống vật chất khá hơn, đô thị hơn, và có tầm nh́n ra bên ngoài nhiều hơn. Giai cấp trung lưu đô thị đă lớn mạnh. Trong khi đó, Ahmad-Inejad và những người lănh đạo giáo quyền đă không hiểu hết ư nghĩa những biến chuyển đó về kinh tế và xă hội. Họ được sự ủng hộ của nông dân là giới được trợ cấp mạnh mẽ, nhưng về tinh thần và chủ thuyết chính trị họ lại không đủ sức thuyết phục tư tưởng canh tân của giai cấp trung lưu mới, là giai cấp năng động và có tính cách quyết định trong công cuộc phát triển kinh tế theo hướng hiện đại hóa và toàn cầu hóa hiện nay.

Đó là bối cảnh của sự lựa chọn Hossein Moussavi là ứng cử viên đại diện cho ước mong thay đổi của người dân Iran.

 

Những lựa chọn đầy bất trắc

Phía của Moussavi đă lên tiếng tố cáo bầu cử gian lận ngay sau khi người ta công bố chiến thằng “vang dội” của Ahmad-Inejad. Ứng cử viên chủ trương cải cách khác, ông Mehdi Karroubi cũng nói rằng “chúng tôi không công nhận ông Ahmad-Inejad làm tổng thống trong nhiệm kỳ tới”. Tờ tuần báo Time nêu ra năm điểm mà người thường trú của họ tại Tehran ghi nhận: những ứng cử viên đối lập không giám sát được cuộc bầu cử; cuộc bầu cử đă không được tiến hành suôn sẻ; bất thường lớn nhất là kết quả bầu cử được đưa ra nhanh chóng, rơ ràng thời gian kể từ khi bầu cử chấm dứt đến khi loan báo kết quả quá ít ỏi không đủ cho người ta kiểm phiếu, chứng thực và thông báo; thứ tư, kết quả bất thường v́ ở đâu ông Ahmad-Inejad cũng được số phiếu áp đảo, ngay cả ở những nơi người ta biết chắc sẽ không có người bỏ phiếu cho ông ta, và; chẳng ai tin ông có thể được đến 50%, đừng nói 63% số phiếu của người dân ủng hộ. Nói cách khác, ai cũng tin phải có ṿng hai giữa Ahmad-Inejad và Moussavi.

Cuộc bầu cử này chỉ hấp dẫn sau khi nó kết thúc. Giáo chủ Ayatollah Ali Khameini nhanh chóng tuyên bố kết quả cuộc bầu cử đă thể hiện ư muốn của đấng Allah. Ahmad-Inejad th́ cho rằng thắng lợi của ông là một đ̣n giáng nặng nề vào các “thế lực đế quốc phản động” là Hoa Kỳ và Do Thái đang âm mưu can thiệp vào nội bộ nước Iran, và ông vừa xem phản ứng của phía đối lập “như sự thua buồn của người đi xem đá banh và thất vọng v́ đội nhà bị thua”, đồng thời ông đe dọa sẽ có biện pháp mạnh với bất cứ ai, kể cả các ứng cử viên đối lập, tỏ ra nghi ngờ kết quả bầu cử. Chỉ trong hai ngày thứ Bảy và Chủ nhật sau bầu cử, có đến hơn trăm người đă bị bắt. Hôm Chủ nhật, ông cũng tổ chức mít-tinh cho hàng ngàn người ở thủ đô đến chào mừng thắng lợi của ông. H́nh như chỉ mới có Hugo Chavez, tổng thống của Venezuela, gởi email đến chúc mừng ông được tái cử.

Trong thời đại ngày nay dân chủ liệt kháng và độc tài mù quáng lẫn lộn khắp nơi trên thế giới, ở đâu có thể có đến hàng trăm ngàn người hầu như chẳng ai kêu gọi mà xuống đường biểu t́nh chống chính phủ tràn ngập tất cả các đường phố? Người ta nói trong cuộc biểu t́nh vào ngày thứ Hai mà ông Moussavi đă bất ngờ xuất hiện được mặc dù đang bị theo dơi chặt chẽ nhất cử nhất động, có đến “vài trăm ngàn người tham dự”. Với khối người đông đảo như biền cả này, ư định của nhà chức trách lúc ban đầu là đàn áp cuối cùng đă phải bị dẹp bỏ. Có tin là bảy người thiệt mạng vào tối thứ Hai. Hôm thứ Ba, phe của Ahmad-Inejad phản công, họ chiếm quăng trường chính và mít-tinh ủng hộ đương kim tổng thống. Để tránh sự đụng độ có thể dẫn đến đổ máu, ông Moussavi đă lên tiếng khuyên dân chúng ủng hộ ông tránh xa khu vực đó. Tuy nhiên, lực lượng quần chúng chống bầu cử gian lận cũng tổ chức biểu t́nh đồng thời ở một nơi ngoại ô.

Tối thứ Hai, có tin giáo chủ Khameini quyết định cho mở cuộc điều tra về những lời cáo buộc bầu cử gian lận. Hôm thứ Ba, ông lại có quyết định tổ chức đếm phiếu lại ở một số nơi mà những người ứng cử viên đối lập nghi có vấn đề. Hiển nhiên, giáo chủ đă không được đấng Allah soi sáng cho nên đă quyết định vội vàng và hố trong việc nh́n nhận kết quả bầu cử. Có thể đây là lúc người dân Iran đang nh́n đến uy quyền hầu như tuyệt đối của ông là yếu tố tích cực hay tiêu cực cho sự phát triển của đất nước Iran. Khameni đă gặp ba ứng cử viên đối lập để hỏi xem họ muốn đếm phiếu lại ở chỗ nào. Nhưng đếm phiếu lại th́ người ta đă có kinh nghiệm ở Florida bên Mỹ. Ông Moussavi vạch ra là số phiếu được in ra là 54 triệu, mà đưa ra sử dụng chỉ có 39 triệu, hàng triệu ngựi đă không có phiếu. Làm sao đếm phiếu lại những người không có phiếu. Ông mạnh dạn cảnh giác rằng những thế lực giáo quyền càng can dự vào chuyện đếm lại này càng thao túng, lũng đoạn kết quả cuộc bầu cử. Cả ba người đều cho rằng cần phải bầu cử lại.

Người ta nói rằng giáo chủ có thể đủ mù quáng để vẫn ôm riết Ahmad-Inejad và những ǵ ông đang làm chỉ là để câu giờ. Bằng vào quyết định sắp tới của giáo chủ, người ta thấy ông ủng hộ Ahmad-Inejad đến mức độ nào, thế lực siêu bảo thủ đang chi phối quyền lực ở Iran mạnh đến đâu, và những ǵ sẽ đến cho cuộc cách mạng dân chủ hiện nay ở Iran. Nếu ông ta vẫn chủ trương đếm phiếu lại, không nhắc đến chuyện mở cuộc điều tra nữa, chúng ta có thể đoán được sau đó nhà cấm quyền hiện nay ở Tehran sẽ hành động như thế nào. Có thể thêm hàng loạt nhân vật chính trị nổi tiếng nữa sẽ bị bắt, biểu t́nh sẽ bị đàn áp ngay từ đầu cùng với những lệnh thiết quân luật…Nhưng điều này không dễ dàng v́ người dân đă có thái độ khá dứt khoát. Hơn nữa, những lănh tụ chính trị như Mousavi hay cựu Tổng thống Khatami hay cựu chủ tịch Quốc Hội Karroubi không phải là những ngựi đối lập với chế độ Cộng ḥa Hồi giáo này mà chính là những người dày công lao gây dựng, củng cố đất nước Iran hiện nay từ cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979. Họ là những người chính trị có tính cách “chính lưu” so với nguồn gốc thấp kém của Ahmad-Inejad. Bất cứ hành động nào của Khameini có tính thiên vị Ahmad-Inejad cũng có thể làm cho đất nước Iran thêm xâu xé, chia rẻ.

Giáo chủ Khameini đang nh́n ra thế giới bên ngoài, từ những nước Hồi giáo A Rập đến những nước phương tây. Người ta có thể không chắc quyết định lịch sử của ông sẽ là thế nào, nhưng người ta có thể chắc chắn rằng không một “định mệnh” nào có thể cưỡng lại được ư muốn thay đổi của ngựi dân khi người dân đă đồng thanh nói lên khát vọng đổi đời đó trong những cuộc biểu t́nh có hàng trăm ngàn người lên tiếng.

Có những khả năng rất lớn sau cuộc cách mạng Hồi giáo đúng 30 năm trước, người dân Iran có thể chứng tỏ họ là một dân tộc anh hùng dám tiến hành thêm một cuộc cách mạng dân chủ sẽ không chỉ tạo nên những thay đổi mạnh liệt ở đất nước của họ mà sẽ c̣n thổi một làn gió mới trên khắp thế giới Ả Râp và hy vọng lây lan qua cả Đông Á – những nơi khát vọng đổi thay cũng mạnh mẽ nhưng chỉ mới ở giai đoạn của những nhà đối kháng đơn lẽ và lạc lỏng v́ một tầng lớp dân chúng “cách mạng” chưa nổi lên được. [HNN].


<< trở về đầu trang >>
 free counters